Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Báo cáo thực tập-tảo khuê

.PDF
21
1165
117

Mô tả:

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TỰ NHIÊN: Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi một số loại thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu như : Vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia, trùng chỉ. Nghề nuôi giáp xác, cá biển và nhuyễn thể đang ngày càng phát triển mạnh, vì thế, nhu cầu con giống đang ngày gia tăng và cần được giải quyết. Trong sản xuất giống, thức ăn và kỹ thuật cho ăn khi ương ấu trùng là vấn đề rất quan trọng. Ngày nay, mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia.. . vẫn được xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Việc nuôi và sử dụng các sinh vật làm thức ăn này đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi tên toàn thế giới. Đối với tảo, hai loài Isochrisys galbana và Pyramimonas grossii đầu tiên được Bruce báo cáo là đã phân lập và nuôi đơn chúng dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dùng cho nuôi ấu trùng trai, hầu. Tiếp theo đó, là kết quả nuôi thành công tảo khuê cho nhiều loài động vật không xương sống khác nhau của Allen và Nelson, 1910. Đến năm 1941, khi Matsue tìm ra phương pháp phân lập và nuôi cấy tảo thuần loài Skeletonema costatum thì loài tảo này đã được Hudinaga dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm Penaeus japonicus và đã nâng tỉ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn Megalope lên 30%, thay vì 1% so với các kết quả trước đây (Liao, 1983). Phương pháp nuôi tảo khuê cho ấu trùng tôm của Hudinaga được gọi là “phương pháp 1 nuôi cùng bể” và sau đó phương pháp này được Loosanoff áp dụng trong ương nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ. Từ những năm 1940, người ta rất quan tâm đến nuôi sinh khối tảo, không phải chỉ dùng cho nghề nuôi thủy sản mà còn vì nhiều mục đích khác, như: cải tạo đất, lọc nước thải, nguồn thực phẩm cho con người hay thức ăn tươi sống. Beijerinck đã nghiên cứu nuôi tảo Chlorella vulgaris lần đầu tiên trong ống nghiệm và đĩa petri. Nhiều nghiên cứu tiếp theo được tiến hành và cho đến năm 1948-1950, một công trình đầu tiên chuyển phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ra qui mô sản xuất lớn đã được thực hiện bởi nhà khoa học Litter, của Cambridge (Soeder, 1986). Tuy nhiên, về sau nuôi đại trà tảo Chlorella phát triển chủ yếu là ở Đông Nam Châu Á, đặc biệt là ở Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Richmon, 1986). Ví dụ: Ở Đài Loan, nuôi sản xuất tảo được hình thành vào năm 1964, đến năm 1977, đã có 30 trại sản xuất với công suất 200 tấn/tháng, sản xuất khoảng 1.000 tấn/năm. Các loài tảo khác như Dunadiella, Scenedesmus, Spirulina... cũng được nghiên cứu và phổ biến ra qui mô sản xuất. Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản lượng hàng năm của tảo Spirulina trên thế giới là 850 tấn, trong đó, Mexicô đóng góp 300 tấn, Đài Loan: 300 tấn, Hoa Kỳ: 90 tấn, Thái Lan 60 tấn, Nhật Bản :40 tấn và Israel: 30 tấn (Richmon, 1986). Để phục vụ cho mục đích nuôi thủy sản, nhiều loài tảo khác cũng được nghiên cứu nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc ở qui mô sản xuất. Wendy và Kevan, 1991, đã tổng kết: ở Hoa kỳ, các loài Thalasiossira pseudomonas, Skeletonema, Chaaaetoceros calcitrans, Chaetoceros mulleri, Nannochloropsis ocula, Cchlorella minutissima... được nuôi để làm thức ăn cho luân trùng, ấu trùng hai mảnh vỏ, ấu trùng tôm và cá theo phương pháp từng đợt hoặc bán liên tục trong những bể composite 2.000-25.000 lít. Ở Washington, năng suất tảo loài Thalasiossira pseudomonas có thể đạt 720 kg khô/24.000 tấn/8 tháng ; còn ở Hawaii, năng suất loài Nanochlopsis đạt khoảng 2,2 triệu lít/năm. 2 Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu nuôi tảo từ những năm 1940. Nhưng mãi đến 1980, chỉ có hai loài Phaeodactylum triconutum và Tetraselmis subcordiformis là đối tượng nuôi dùng trong ương ấu trùng tôm. Về sau, có nhiều loài đã được phân lập để nuôi cấy. Song, những loài nuôi chính bao gồm Isochrisys galbana, Pavlova viridi, Chaetoceros muelleri, Phaeodactylum triconutum, Tetraselmis dùng cho ấu trùng tôm Penaeus chinensis và Argopecten. Chúng được nuôi bằng phương pháp thu từng đợt. Năng suất nuôi của Isochrisys galbana có thể đạt 4,8 x 1015 tế bào/năm. Ở Đài Loan, các đối tượng nuôi chính là Nannochloropsis oculata, Tetraselmis, Chlorella sp., dùng cho ương nuôi ấu trùng họ tôm he (Penaeus), loài Isochrysis galbana trong ương nghêu... Riêng loài Skeletonema costatum, sản lượng nuôi có thể đạt tới 9.000 tấn/năm. Nuôi tảo ở Nhật cũng rất quan trọng với nhiều đối tượng nuôi và bằng phương pháp thu từng đợt hoặc bán liên tục: Chaetoceros sp., Penaeus japonicus và Metapenaues ensis, Isochrysis sp. và Pavlova lutheri dùng cho hai mảnh vỏ, Tetraselmis sp., Nanochloropsis oculata, Chlammydomonas sp. cho luâu trùng Brachionus plicatilis. Nuôi tảo khuê cũng rất phổ biến ở Thái Lan, nhất là loài Skeletonema costatum và Chaetoceros calcitrans dùng cho ấu trùng tôm. Bể nuôi thường là bể fiberglass có thể tích 1.000 lít hay bể ximăng 4.000 lít. Ước đoán năng suất đạt được khoảng 3 x 1012 tb/tháng. 3 II. KHÁI QUÁT VỀ TẢO KHUÊ: ¾ Đơn bào hay tập đoàn hình cầu, tế bào được bao vỏ silic dạng hộp petri ¾ Chỉ có tế bào giao tử đực của bộ Centrales có roi ¾ Chloroplast màu vàng nâu( chlorophyll a và c2 + fucoxanthin) ¾ Chất dự trữ: chrysolaminaran và lipid ¾ Tế bào có các cơ quan tương tự eukaryote: nhân, ty thể, thể golgi, mạng lưới nội chất, ribosome và không bào 4 ¾ Sinh sản  Sự phân chia tế bào 5  Sự hình thành bào tử phục hồi: 6 ¾ Gồm 2 bộ: pennales và centrales ¾ Có khoảng 250 giống với 100000 loài, sống cả nước mặn lẫn nước ngọt, trên bờ đá, bề mặt hay trong đất . Chiếm ưu thế trong thành phần phiêu sinh và bám đáy. ¾ Một số loài làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản và tích lũy vỏ silic dưới đáy. Một số có khả năng tiết chất độc hoặc có gai dài làm nghẽn mang cá, khi nở hoa cạnh tranh O2, gây ô nhiễm môi trường. 7 8 III. NUÔI TRỒNG TẢO KHUÊ: III.1. Các giống nuôi trồng chủ yếu: GIỐNG ĐỐI TƯỢNGCHO ĂN Skeletonema PL, BL, BP Thalassiosira PL, BL, BP Phaeodactylum PL, BL, BP, ML, BS Chaetoceros PL, BL, BP, BS Cyclindrotheca PL Bellerochea BP Actinocysclus BP Nitzchia BS Cyclotella. BS BL: Ấu trùng nhuyễn thể BP: Hậu ấu trùng nhuyễn thể BS: Artemia ML: Ấu trùng tôm nước ngọt PL: Ấu trùng tôm biển 9 III.2.Nuôi sinh khối tảo Chaetoceros sp và Skeletonema costatum : Tảo khuê là một trong những loài tảo phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm sú. Tảo có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể nuôi trong điều kiện nhân tạo, trong các trại sản xuất giống. Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu người ta đã tìm ra được hai loại tảo Silic (Baciliariophyta) để nuôi sinh khối và làm thức ăn cho ấu trùng tôm: Chaetoceros sp và Skeletonema costatum. III.2.1. Đặc điểm: • Dạng chuỗi, kích thước tế bào 4-6 μm, Chaetoceros sp: 10-20 tb/chuỗi, Skeletonema costatum : 20-50 tb/chuỗi • Bề mặt tế bào hình chữ nhật hoặc vuông. • Gốc tế bào có các gai hoặc lông-> kết hợp tạo chuỗi. y Là tảo phù du sống ở thủy vực nước lợ, mặn nồng độ muối 0-50 0/00 . • Rộng nhiệt, thích hợp ở 25-300 oC. • Chiếu sáng trên 12 h, sau 20-24 h đạt mật độ 500.000-600.000 tb/ml. • Phát triển tốt làm cho nước có màu vàng xanh đến nâu. • Phát triển qua 4 pha: ¾ Pha chậm: Đôi khi kéo dài do sự thích hợp với môi trường dinh dưỡng mới của tảo kém và tế bào có thể chết. 10 ¾ Pha tăng trưởng: Đặc trưng bởi sự phân chia tế bào liên tục theo công thức: với X: số tb tham gia sinh sản n: số lần sinh sản (X ≥ 1, n ≥ 1) ¾ Pha dừng: Đặc trưng bởi sự cân bằng giữa sự sinh tăng trưởng của tế bào mới với tế bào kém bi chết đi. ¾ Pha chết: Đây là kết quả của sự triệt tiêu hết chất dinh dưỡng đến mức không duy trì sự phát triển hoặc cũng có thể chết do chất thải trong quá trình sinh sống. III.2.2. Kĩ thuật nuôi cấy: III.2.2.1 Trang thiết bị: Vợt thu, vợt lọc Lưới thu Dây thu Ø 21 hoặc 27 Dây khí , đá bọt Bể gây giữ giống ( bình thủy tinh hoặc tam giác ). Bể sinh khối ( từ 1-3 m3/bể) 11 Hóa chất các loại. III.2.2.2. Môi trường nuôi cấy • Dùng môi trường Walne để cấy giữ và nuôi sinh khối tảo khuê • Các dung dịch theo thứ tự: 9 Dung dịch 1( tăng trưởng): KNO3 (hoặc NaNO3) 116 gr(100gr) EDTA 45 gr H3BO3 33,6 gr NaH2PO4.2H2O 20 gr FeCL3 1,3 gr MnCL2.4H2O 0,36 gr 9 Dung dịch 2 ( khoáng vi lượng) 2,1 gr ZnCL2 1 ml CoCL2.6H2O 2 gr hòa tan trong 100 ml nước ngọt 9 Dung dịch 3 ( vitamin) B1 200 mg B12 100 mg Hòa tan trong 100 ml nước ngọt 12 9 Dung dịch 4 ( dung dịch tăng thêm) 100 gr KNO3 Hòa tan trong 1 lít nước ngọt 9 Dung dịch 5 ( môi trường silicat) Na2SiO3.5H2O 20 gr ( hoặc 67 ml) Hòa tan trong 1 lít nước ngọt. • Các môi trường trên khi dùng trong nuôi cấy thì dùng mỗi loại dung dịch (1,3,4,5) theo tỷ lệ 1/1000 (1ml dung dịch mỗi loại cho 1 lít nước). Khi dùng để nuôi sinh khối thì bón các dung dịch trên theo tỷ lệ 1/10.000. III.2.2.3. Nguồn nước: Nguồn nước nuôi giữ và nuôi sinh khối tảo cần phải được xử lý. III.2.2.4. Kĩ thuật thu giống, thuần giống, giữ giống: ‰ Kĩ thuật thu giống: Giống được vớt ở những vùng ven bờ biển vào lúc triều cao, dùng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 15-18μm, vớt theo hình số 8. Để có loài cần nuôi ta phải thu mẫu nhiều lần. Dưới kính hiển vi ta kiểm tra được tảo Chaetoceros sp và Skeletonema có dạng chuỗi. ‰ Kĩ thuật thuần giống: Tảo vớt tự nhiên thường lẫn nhiều tạp mùn bả hữu cơ và động vật phù du. Do vậy ta phải phân lập tảo bằng lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn lượt qua nhiều lần và cuối cùng chỉ giữ lại phần nước có tảo trong đó. 13 Có thể thực hiện việc thuần giống tảo theo 2 phương pháp sau: - Dùng ưu thế môi trường để thuần giống một cách tương đối. Nghĩa là trong điều kiện môi trường dinh dưỡng đưa vào phù hợp với sinh học phát triển của 2 giống tảo này sẽ giúp cho chúng ưu tiên phát triển hơn. Nên trải qua một thời gian 2 giống tảo này sẽ chiếm ưu thế để phát triển quần thể, chúng sẽ trở nên thuần chủng. - Dùng phương pháp phân lập để tách 2 giống tảo này ra để nuôi riêng với môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau nhiều lần phần lập chúng sẽ trở nên thuần chủng. - Khi tảo giống đã thuần chủng thì được nuôi giữ và đưa ra nuôi sinh khối. ‰ Kĩ thuật giữ giống: Để chủ động cung cấp tảo cho sản xuất, chúng ta cần phải có phương pháp lưu giữ tảo. Việc lưu giữ tảo được thực hiện trong phòng nuôi cấy tảo hoặc ở khu phân bố riêng cho vùng nuôi tảo hoặc trong trại sản xuất tôm giống Giống được giữ trong bình thủy tinh hay bình tam giác và được nuôi trong môi trường Walne ở nồng độ muối từ 25-30 ‰ . Thời gian nuôi tùy thuộc vào mật độ tảo đưa ra ban đầu và sự tăng trưởng của tảo nuôi. Thông thường thời gian nuôi giữ tảo từ 16-24h. Cách lưu giữ này có thể đảm bảo chất lượng tảo giống trước khi đưa vào nuôi sinh khối. ‰ Kĩ thuật nuôi sinh khối: Trong các trại sản xuất tôm giống, người ta thường bắt đầu nuôi sinh khối tảo khi ấu trùng Nauplius (N) ở giai đoạn N3 hoặc N4. Việc nuôi sinh khối được tiến hành theo các bước sau: 14 - Vệ sinh kỹ bể nuôi bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước biển đã xử lý - Bơm nước biển đã xử lý vào bể. - Cấp khí (24h/24h) - Cấp tảo giống (giống đang lưu giữ) đang ở pha tăng trưởng với mất độ 50.000 - 70.000tb/ml. - Cấp các muôi dinh dưỡng (bón phân) theo thứ tự các dung dịch đã pha sẵn (chú ý dung dịch 5 thường hay kết tủa với nước mặn vì vậy đối với dung dịch này ta cần phải pha thêm nước ngọt). Vào những ngày nắng nhẹ trời râm có thể tăng dung dịch 5 lên gấp nhiều lần. - Khi tảo trong bể nuôi sinh khối đạt đến mật độ khoảng 500.000 600.000tb/ml hoặc bằng mắt thường ta thấy tảo có màu nâu đậm là có thể tiến hành thu sinh khối. * Cách thu: Dùng dây nhựa Ø 21 hoặc lớn hơn tùy theo dòng chảy, một đầu được buộc bằng túi lưới thu (kích thước mắt lưới 15 - 20μm ) đầu kia cho vào bể hút nhẹ, nước tảo sẽ chảy liên tục trong khoảng thời gian 15-30 phút, các tế bào tảo được giữ lại, sau đó tháo túi ra và chuyển sinh khối tảo này vào xô, cứ thế lại tiếp tục thu cho đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 1/4-1/5 thì có thể kết thúc. IV. Vai trò của tảo khuê trong nuôi trồng thủy sản: IV.1. Làm thức ăn: Đến nay, có khoảng trên 40 loài tảo đã được phân lập, nuôi cấy và sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng các loài thủy sản. Tùy thuộc vào chất lượng và tính có sẵn của các loài tảo mà việc sử dụng chúng cho các đối tượng thủy sản cũng khác nhau giữa các nơi trên thế giới.Về phương thức sử dụng tảo, chúng thường được cho ăn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sinh vật trung gian khác, ở dạng tươi sống hay chế biến, thuần chủng hay hỗn hợp nhiều loài. Mặc dù người ta thường áp dụng phương pháp 15 cho đối tượng nuôi thủy sản ăn chỉ một loài tảo nào đó, nhưng Liao (1983) cho rằng: không có loài tảo đơn độc nào lại tốt nhất về mọi phương diện cho việc nuôi và sử dụng chúng làm thức ăn cho ấu trùng tôm he. Tầm quan trọng của tảo chính là từ giá trị dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, người ta chú ý đến giá trị dinh dưỡng của tảo không chỉ riêng thành phần protein mà còn là thành phần acid béo, yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được đối với ấu trùng của các loài hải sản. Trong nhiều trường hợp, tảo được báo cáo không phải là thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của các loài sinh vật biển, nhưng thực tế, chúng có thể là nhân tố thúc đẩy sinh trưởng của đối tượng nuôi hoặc có tác dụng như một vi khuẩn lọc nước (Fujimura và Okamoto, 1972; Barnabe, 1976; Cohen, Finkel và Sussman, 1976; Maddox và Sandifer, 1977; Malecha, 1983 -trích dẫn của Pauv và Persoone, 1991). Trong lớp tảo khuê, loài Skeletonema costatum từ khi được phân lập lần đầu tiên bởi Masue (1941) đã được dùng rộng rãi và là thức ăn rất quan trọng của ấu trùng tôm biển. Hudinaga đã đạt được thành công đầu tiên trong việc sử dụng tảo này làm thức ăn cho ấu trùng tôm, tỉ lệ sống ở giai đoạn Mysis đạt 30% cao hơn rất nhiều so với các kết quả trước đây, chỉ đạt 1% (Liao, 1983). Từ kết quả đó, nhiều loài tảo khuên khác như: Chaetoceros sp., Thlasiosira, Isochrysis,... cũng được nghiên cứu làm nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm. Tùy theo từng loài tảo và đạc điểm của chúng mà mỗi loài đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đối với ấu trùng tôm. Trong quá trình phát triển của lĩnh vực sản xuất tôm giống, người ta đã chế biến ra nhiều loại thức ăn nhân tạo để thay thế một phần hoặc toàn bộ tảo khuê. Tuy nhiên, đến nay tảo khuê vẫn được xem là thức ăn tươi sống rất quan trọng của ấu trùng tôm. Le way và ctv. (1993) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguồn thức ăn tươi sống và nhân tạo đến sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, hoạt động của enzym tiêu hóa và thành phần của protein trong cơ thể của tôm he Nhật Bản, kết quả cho thấy: ấu trùng Zoea sử dụng tảo Chaetoceros gracilis và thức ăn nhân tạo có sức tăng trưởng tương đương 16 nhau, nhưng đến giai đoạn Mysis, nếu cho ăn thức ăn nhân tạo thì sẽ dẫn đến trọng lượng khô và hàm lượng protein trong cơ thể của PL1 thấp hơn so với ấu trùng cho ăn hỗn hợp Chaetoceros và Artemia. Trong thí ngiệm so sánh về sự ảnh hưởng của 9 loại thức ăn nhân tạo dùng thay cho tảo khuê (Chaetoceros) làm thức ăn cho ấu trùng tôm, Utama và ctv. (1992) nhận thấy: sự giảm mật độ tảo từ 50.000 xuống còn 5.000 tế bào/ml do việc thay thế tảo bằng thức ăn nhân tạo vẫn cho kết quả tốt, tỉ lệ sống của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức vẫn không khác nhau, nhưng mật đột tảo không thể thấp hơn 5.000 tế bào/ml. Hơn nữa, Chu (1991) cũng nhận thấy: ấu trùng tôm Metapenaeus ensis và Penaeus chinese cho ăn thức ăn nhân tạo bị chậm lớn và tỉ lệ sống luôn thấp hơn so với tôm cho ăn Chaetoceros garcilis và Artemia. Thêm vào đó, Cao và ctv. (1990) khi so sánh về ảnh hưởng của các loại tảo khác nhau làm thức ăn cho ấu trùng tôm Penaeus orietalis phát hiện rằng: ấu trùng Zoea không thể sử dụng trực tiếp chỉ một loài tảo Tetraselmis seucica hoặc Dunaliella salina được dùng đơn lẻ cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Ấu trùng Zoea chỉ được cho ăn tảp Phaeaeodactylum tricornutum không thể phát triển đến giai đoạn Zoea 3. Hai dòng của loài tảo Chaetoceros muelleri là thức ăn tốt cho ấu trùng Zoea và khi dùng phối hợp chúng với Skeletonema costatum hoặc Dunaliella salina sẽ làm tăng tỉ lệ sống của ấu trùng. Kết quả thí nghiệm của Chu (1989) cho thấy: chỉ dùng một loài tảo Chaetoceros gracilis có thể cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho ấu trùng tôm Metapenaeus ensis từ giai đoạn Zoea đến PL6 với tỉ lệ sống đạt 35-63%. Việc bổ sung Artemia không làm cải thiện được tỉ lệ sống của ấu trùng tôm. Khi đánh giá về ảnh hưởng của 3 loại tảo: Bidulphia sinensis, thalaassiosira rotula và Skeletonema costatum đối với sự phát triển và tỉ lệ sống của 7 nhóm giáp xác mười chân: Pagurus berhardus, Cancer padurus, Hyas coarctatus, Hyas araneus, Carcinus maenas, Liocarcinus holsatus và Necora puber, Harm thấy rằng: sự phát triển của ấu trùng dường như tùy thuộc vào kích cỡ của tảo. Âúu trùng của chúng lột xác tốt khi cho ăn tảo Bidulphia sinensis, loài lớn nhất trong các loài tảo thí nghiệm, 17 và chúng lột xác ít khi cho ăn Skeletonema costatum, tảo có cỡ nhỏ nhất. Trong sản xuất giống cua biển, Portunus trituberculatus, Jo và ctv. (1993) thí nghiệm dùng các loài tảo Nanochloropsis oculata và Chaetoceros sp. làm thức ăn cho ấu trùng cua, thấy rằng: tảo Chaetoceros cho kết quả tốt nhất. Thí nghiệm ương ấu trùng cua Scylla serrata của Zainodin (1991) cũng cho biết: ấu trùng cua có cho ăn bổ sung tảo Skeletonema và Isochrysis ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả tốt hơn so với không cho ăn thêm tảo. Bên cạnh đó, tảo khuê còn đóng vai trò qua trọng trong nuôi nhuyễn thể. Okauchi (1990) thí nghiệm tìm hiểu về vai trò của tảo đối với spat của trai (Pintctada fucata) và ông nêu lên: sức tăng trưởng của spat cho ăn đơn độc chỉ có tảo Isochrysis aff. galbana thấp hơn so với spat cho ăn kết hợp Isochrysis galbana và Chaetoceros garcilis. Laing và ctv. (1990) nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của tảo khô loài Nannochloris sp. and Tetraselmis seucica so với lô đối chứng gồm hỗn hợp tảo Chaetoceros calcitral và T-ISO dùng làm thức ăn cho ấu trùng nghêu Manila (Tapes philipinarum), ông thấy rằng: ấu trùng nghêu cho ăn tảo khô có sức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với cho ăn dạng tươi sống, nhưng thấp hơn so với lô đối chứng. Trong thí nghiệm so sánh về ảnh hưởng của việc sử dụng tảo đơn lẻ và hổn hợp đến sức tăng trưởng của spat loài Placopecten magellanicus, Gillis và ctv. nhận thấy: hổn hợp thức ăn gồm 3 loài tảo Isochrysis galbana, Chaetoceros muelleri và Isochrysis aff. galbana cho sức tăng trưởng của spat cao hơn có ý nghĩa so với hỗn hợp 2 loài. Zhang và ctv. đã ương ấu trùng mussel Mytilus edulis với các loại thức ăn khác nhau, bao gồm: Phaeaeodactylum tricornutum, Chaetoceros mulleris, Platymonas subcordiformis, Nannochloris oculatas, Dicrateria zhanjiangensis, men bia, bột đậu nành, kết quả là: tảo Phaeaeodactylum có thể sử dụng cho ấu trùng ở các giai đoạn đầu, sức tăng trưởng của ấu trùng tương đương với các thức ăn khác nhưng tỉ lệ sống thì cao hơn. Ấu trùng có thể sử dụng Chaetoceros ở giai đoạn nhỏ, loài tảo Platymonas chỉ thích hợp cho ấu trùng lớn. N. oculata cho ăn không hiệu quả và bột đậu nành làm chậm quá trình sinh trưởng. 18 IV.2. Gây màu nước: Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm - cá nói riêng, màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường… Nói cách khác, nuôi thủy sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi và giữ màu nước ổn định, bền vững. Vậy màu là gì? Nuôi nước bằng cách nào? Vai trò cụ thể của màu nước ra sao? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến màu nước. Thực chất, màu nước trong ao - hồ nuôi thủy sản được hình thành chủ yếu do các hệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton), phiêu sinh động vật (Zooplankton), các loài tảo, ấu trùng các loài giáp xác… Đối với ngành thủy sản, màu nước được xem là lý tưởng để nuôi tôm - cá tốt nhất đó là màu xanh lá chuối non và màu vàng vỏ đậu xanh. Trong đó, màu xanh lá chuối non thể hiện sự hiện diện mật độ cao của loài tảo lục (Chlorella), màu vàng vỏ đậu xanh, thể hiện sự hiện diện mật độ cao của tảo khuê (Chaetoceros), tảo Silic (Skeletonema). Sự hiện diện 3 loài tảo này trong các ao - hồ nuôi thủy sản, thể hiện môi trường rất nhiều thức ăn tự nhiên, phong phú về chủng loại thức ăn tự nhiên, cân bằng các yếu tố môi trường và các phương trình sinh hóa - sinh lý, ít các loài tảo độc - rong độc, giàu dưỡng chất. Màu nước được hình thành thông qua biện pháp bón phân, hay còn gọi là khâu gây màu nước. Sự hiện diện của loài phiêu sinh thực vật Phytoplankton là rất quan trọng, đây là hệ thống vi tảo (Microalgae system), là chất chỉ thị môi trường ao nuôi nhạy cảm, nhanh và chính xác nhất. Ngoài yếu tố tích cực đầu tiên là nguồn thức ăn tự nhiên, màu nước còn tăng cường oxy cho ao nuôi thông qua quá trình quang hợp, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Tảo sử dụng ánh sáng mặt trời, lấy khí Carbonic (CO2) trong nước để tổng hợp và thải ra ngoài môi trường khí oxy (O2) trong ao nuôi, dẫn đến ao có màu nước tốt, giàu oxy. Oxy trong ao cao nhất vào thời điểm 2-3 giờ chiều. Tuy nhiên, nếu màu nước xanh quá đậm, sẽ gây nên hiện tượng thiếu oxy cho ao vào ban đêm, đặc biệt từ 24 giờ cho đến 6, 7 giờ sáng hôm sau. Do vào ban đêm, tảo thực hiện quá trình hô hấp, lấy oxy trong nước để tổng hợp và thải trực 19 tiếp ra môi trường khí CO2. Sự hiện diện của tảo tốt trong ao, còn hạn chế tối đa sự hình thành các loài tảo, rong, rêu độc hại, hạn chế ánh sáng mặt trời tiếp xúc tầng đáy ao, nên quá trình phân hủy hữu cơ trong ao diễn ra chậm hơn, khi độc sinh ra ít, ít nguy hiểm hơn, giảm khả năng gây hại cho tôm - cá nuôi. Quá trình phân hủy hữu cơ sinh ra do có các nguyên liệu dư thừa trong ao như thức ăn dư thừa, phân, xác cá - tôm, xác tảo chết lắng tụ, hóa chất dư tồn như vôi, thuốc, sự rửa trôi do mưa làm bờ ao sạt lở kéo xuống đáy ao, do nguồn nước giàu chất phù sa, chất lơ lửng… Sản phẩm sau cùng của quá trình phân hủy hữu cơ, là sinh ra nhiều loại khí rất độc hại đối với tôm - cá nuôi như khí Amoniac (NH3), Hydrosulfua (H2S), Nitric (NO2)… Quá trình phân hủy hữu cơ xảy ra mạnh hay yếu lệ thuộc vào sự tác động của cường độ ánh sáng mặt trời và việc quản lý thức ăn, cũng như các bước chăm sóc, quản lý tôm - cá nuôi. Nếu lưu giữ, duy trì được màu nước tốt theo đúng yêu cầu, sẽ hình thành màn che phiêu sinh, ngăn cản ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng nước, tiếp xúc với đáy ao nuôi. Phân hủy hữu cơ sẽ khó hoặc chậm xảy ra, hoặc xảy ra với cường độ nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến tôm - cá nuôi. Tảo lúc này giữ vai trò như nhà máy lọc sinh học tự nhiên khổng lồ, trực tiếp hấp thu tất cả những sản phẩm thừa, sản phẩm sau cùng của phân hủy hữu cơ, khí độc hại…. chuyển hóa chúng sang dạng ít độc hại hoặc phân giải, phân hủy chúng thành những vật chất khác đơn giản và vô hại đối với vật nuôi thủy sản. Có rất nhiều yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng đến màu nước. Trước tiên là chất dinh dưỡng trong ao, nếu cân bằng màu nước sẽ được duy trì, sự thay đổi theo hướng nhiều hơn hoặc ít hơn về chất dinh dưỡng và các muối kim loại trong ao đều gây nên những bất lợi cụ thể như nước quá trong do thiếu dưỡng chất, tảo không thể phát triển, gia tăng số lượng, không ngăn được ánh sáng mặt trời. Hoặc quá nhiều, tảo phát triển nhanh, quá mức , vượt tầm kiểm soát, mau tàn, lắng xuống đáy, tham gia phân hủy hữu cơ, mất vai trò lọc. Sự thay đổi đột ngột các thông số môi trường, hạn chế rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và bền vững của tảo trong ao nuôi. Thời tiết tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của tảo trong ao nuôi, những ngày trời u ám, nhiệt độ thấp, mưa bão… khả năng quang hợp của tảo rất hạn chế, nên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan