Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất tân bình 1...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất tân bình 1

.PDF
41
340
135

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian một tháng thực tập tại Nhà máy Hóa chất Tân Bình 1, chúng em có cơ hội được tiếp xúc, làm quen với cấu tạo thiết bị dây chuyền hệ thống, quy trình vận hành… và áp dụng những kiến thức đã được học trên sách vở vào thực tiễn, được khám phá thật nhiều vấn đề thú vị và bổ ích mà chỉ khi tận mắt chứng kiến, chúng em mới hiểu hết được. Được thực tập tại Nhà máy là điều may mắn cho chúng em. Một tháng tuy không nhiều nhưng đó là khoảng thời gian thực tập rất đáng nhớ và đáng quý cho chúng em - những sinh viên vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Bài học mà chúng em học được không chỉ là kiến thức chuyên môn, những quy trình, thiết bị; mà còn là một tinh thần trách nhiệm cao, niềm hăng say lao động… của những cô chú, anh chị hết lòng với công việc. Những bài học này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc học cũng như trong công việc của chúng em sau này. Để có được kết quả này chính là nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Quý công ty và Quý thầy cô. Nhóm sinh viên thực tập chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Bộ môn Vô cơ và Ban giám đốc, phòng kĩ thuật, các phân xưởng và đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn anh Lân, anh Sơn, anh Biên và anh Thanh là những người đã trực tiếp chỉ dẫn và giúp chúng em hiểu rõ về các thiết bị cũng như những hoạt động liên quan đến việc sản xuất của nhà máy. Mặc dù chúng em cố gắng hết khả năng để hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất nhưng với lượng kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo từ Quý công ty, Quý thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo. Một lần nữa chúng em chân thành cảm ơn Quý công ty và Quý thầy cô. Kính chúc Quý công ty ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tích trong sản xuất. Kính chúc cô chú, anh chị trong Công ty và Thầy Cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống. Nhóm sinh viên thực tập Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc GIẤY XÁC NHẬN Kính gửi: Ban Giám Hiệu Trường ĐH Bách Khoa TpHCM. Ban Chủ Nhiệm Khoa Kỹ Thuật Hóa Học. Tôi tên: ................................................................................................................. Chức vụ: ............................................................................................................... Thuộc Nhà máy Hóa chất Tân Bình 1. Nay xác nhận cho nhóm Sinh viên gồm 5 Sinh viên, lớp HC09VC đã thực tập tại Nhà máy chúng tôi từ ngày 08/07/2013 đến ngày 02/08/2013. STT 1 2 3 4 5 Họ và Tên Ngô Văn Cường Trần Ngọc Kiều Khanh Bạch Văn Quốc Thịnh Lê Văn Hiếu Trần Vạn Tuấn Kiệt MSSV 60900302 60901164 60902600 60900794 60901317 Nhận xét của chúng tôi trong thời gian nhóm sinh viên thực tập tại nhà máy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày ...... tháng ....... năm 2013 Xác nhận của Nhà máy MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN...................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY HÓA CHẤT TÂN BÌNH .........................................................................................................1 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình ...................................... 1 1.2. Cơ cấu tổ chức hành chính và sơ đồ mặt bằng ................................................................ 2 CHƯƠNG 2: SẢN PHẨM ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 3: NỘI QUY – AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ............................................................................................................................. 7 3.1. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.................................................................... 7 3.2. Nguyên tắc chung của phòng thí nghiệm ........................................................................ 7 3.3. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp ............................................................................ 9 PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT – QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ – XỬ LÝ PHẾ PHẨM ................................................................................................. 11 CHƯƠNG 1: NGUYÊN LIỆU ................................................................................... 11 1.1. Nguyên liệu cho sản xuất nhôm hydroxyt ..................................................................... 11 1.2. Các năng lượng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất ................................................................. 13 1.3. Xử lý các sản phẩm không phù hợp, phế phẩm và kểm tra .......................................... 14 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .........................................16 2.1. Phân xưởng sản xuất nhôm hydroxyt: ........................................................................... 16 2.2. Thuyết minh quy trình ................................................................................................... 16 PHẦN 3: CÁC THIẾT BỊ TRONG PHÂN XƯỞNG NHÔM HYDROXIT VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG.......................................................................... 26 CHƯƠNG 1: CÁC THIẾT BỊ TRONG PHÂN XƯỞNG ........................................26 1.1. Cấu tạo và quá trình làm việc của một số thiết bị chính ................................. 26 1.2 Bảng đặc tính kỹ thuật một số thiết bị ............................................................................ 28 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VẬN HÀNH PHÂN XƯỞNG ........................................30 2.1. Quy định chung của nhà máy ........................................................................................ 30 2.2. Quy định riêng từng bộ phận......................................................................................... 30 CHƯƠNG 3: KHẮC PHỤC SỰ CỐ VÀ XỬ LÝ VỆ SINH ....................................33 3.1. Các sự cố và cách khắc phục ......................................................................................... 33 3.2. Cách xử lý vệ sinh ......................................................................................................... 34 PHẦN 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY HÓA CHẤT TÂN BÌNH 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình 1.1.1. Tên và địa chỉ − Tên doanh nghiệp: Nhà Máy Hoá Chất Tân Bình. − Tên giao dịch: Tân Bình Chemical Factory. − Trụ sở giao dịch: 46/6 Phan Huy Ích, P15, Q. Tân Bình, TP.HCM. Điện thoại: 08.38153185 Fax: 08.38153936 Email: [email protected] Hình 1.1.1: Nhà Máy 1.1.2. Lịch sử thành lập và phát triển của nhà máy Hoá Chất Tân Bình Những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa và hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam bắt đầu có những bước tiến mới và Công Ty Hoá Chất Cơ Bản Miền Nam đã ra đời gồm nhiều chi nhánh, nhà máy Hoá Chất Tân Bình là một trong những chi nhánh của công ty. Trước năm 1975 là doanh nghiệp tư nhân do người Hoa làm chủ. Hiện nay nhà máy là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của công ty Hoá Chất Cơ Bản Miền Nam, trực thuộc tổng công ty Hoá Chất Miền Nam, bộ Công Nghiệp. Khi mới được thành lập nhà máy sản xuất: Acid sulfuric, phèn đơn, acid sulfuric kỹ thuật, acid sulfuric tinh khiết, phèn nhôm sulfat (17% Al2O3), phèn nhôm sulfat (15% Al2O3). Ngoài ra còn có sản phẩm khác: thiosulfat natri, phèn thép, can nhựa, … Do để hạn chế tác hại đến môi trường nên các phân xưởng sản xuất trên đã được di dời tới các nhà máy nội bộ xa khu vực dân cư, nên hiện nay nhà máy chỉ sản xuất nhôm hydroxyt. Các sản phẩm của nhà máy giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng hoá chất vô cơ, cơ bản trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các mục tiêu sản xuất chế biến như: Lọc tẩy nước, giấy, dệt, nhuộm, 1 phân bón, thuỷ tinh, gốm, sứ, … Các sản phẩm trên đều được công nhận chứng chỉ quản lý chất lượng. 1.2. Cơ cấu tổ chức hành chính và sơ đồ mặt bằng 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà Máy Hoá Chất Tân Bình Hình 1.1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính nhà máy 1.2.2. Chức năng của các phòng ban Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: − Tổng giám đốc: Là người đứng đầu nhà máy, có quyền chủ động điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo kế hoạch đã thông qua đại hội đoàn viên chức và được công ty xét duyệt. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngắn hạn, dài hạn … được quyền bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, ký kết hợp đồng lao động, quy định mức lương cho cán bộ nhân viên. − Phó tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trong lĩnh vực kinh tế, nghiên cứu thị trường, điều độ kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm về lĩnh vực tổ chức nhân sự, công tác lao động, tiền lương, hỗ trợ cho giám đốc. 2 − Phòng nhân sự hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác kinh tế sản xuất, phân bố và cân đối kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý nhân sự, công tác lao động, tiền lương, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. − Phòng vật tư: Có trách nhiệm cung ứng vật tư cho các phân xưởng để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, đồng thời phân bố và duy trì ổn định nguồn nguyên liệu − Phòng kế toán tài chính: Có chức năng theo dõi công tác nghiệp vụ, công tác kế toán, hạch toán, thực hiện báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn với tổng giám đốc, kết hợp chặt chẽ với phòng tổ chức tiền lương nhằm lên định mức, quản lý chi phí sản xuất và tiền lương cho công ty. − Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm trong công tác kỹ thuật ở các phân xưởng, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo cho công tác sản xuất tốt thì các phòng thí nghiệm, kế toán, bảo vệ, cấp dưỡng cũng đóng góp phần không ít. − Phòng hoá nghiệm: Có trách nhiệm phân tích thành phần các mẫu trước khi đưa vào sử dụng có đảm bảo đúng thành phần hay không và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường. 3 1.2.3. Sơ đồ mặt bằng nhà máy Hình 1.1.3: Sơ đồ mặt bằng nhà máy Hóa chất Tân Bình 4 CHƯƠNG 2: SẢN PHẨM Sản phẩm chính của nhà máy: Nhôm hydroxyt, Al(OH)3 Hình 1.2.1: Sản phẩm Nhôm hydroxyt + Yêu cầu chất lượng sản phẩm: Bảng 1.2.1: Yêu cầu chất lượng sản phẩm Tên Màu sắc [Na2O] Ẩm X.khẩu 10% trắng hơi phớt hồng ≤ 0.2% ≤ 10% P.E 13% trắng, hơi phớt hồng ≤ 0.2% ≤ 13% Dây đen hồng – đen xám > 0.2% > 15% + Thành phần: Al2O3: 99% min SiO2: 0.2% max Fe2O2: 0.01% max Na2O: 0.2% max Độ ẩm: 13% max + Al(OH)3 kỹ thuật : Al2O3:  63.5% Na2O:  0.2% Ẩm:  13% Fe2O3: 0.03 ÷ 0.06% 5 − Tính chất: + Al(OH)3 có màu trắng, hơi hồng dạng bột tinh thể. + Hầu như không tan trong nước, tan được trong acid và kiềm vì là hợp chất lưỡng tính. + Khối lượng riêng là 2.42g/cm2 − Ứng dụng: + Trong nhà máy được dùng làm mầm phân hóa cho sản xuất nhôm hydroxyt. + Làm nguyên liệu chính để sản xuất các loại phèn đơn và phèn kép ở đơn vị nội bộ. + Ngoài ra ở một số nhà máy như nhà máy điện quang, Al(OH)3 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất thủy tinh (chủ yếu cung cấp Al2O3), vật liệu chịu lửa. + Aluminum hydroxide: Được xuất khẩu sang Thái Lan. − Tồn trữ và bảo quản: + Al(OH)3 được cho vào 2 loại bao tùy độ ẩm, mỗi bao có trọng lượng tịnh là 50kg, bảo quản nơi thoáng mát và có mái che. Hình 1.2.2: Kho bảo quản Al(OH)3 6 CHƯƠNG 3: NỘI QUY – AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Các sản phẩm và nguyên liệu dùng trong sản xuất hầu hết đều có tính độc hại và dễ cháy. Do đó vấn đề lao động phòng cháy chữa cháy rất được quan tâm. 3.1. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy − Có các tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy dán ở các nơi làm việc. Ở mỗi phân xưởng và các phòng hành chính đều có trang bị các bình CO2, hướng dẫn phòng cháy chữa cháy. − Toàn thể cán bộ, công nhân viên đều được hướng dẫn để sử dụng thành thạo các phương tiện dập lửa, phương pháp cấp cứu khi có tai nạn xảy ra. − Các dụng cụ phòng cháy chữa cháy phải được kiểm tra thường xuyên. − Đường giao thông trong nhà máy rộng rãi, thuận tiện cho xe ra vào. 3.2. Nguyên tắc chung của phòng thí nghiệm − Đối với các dụng cụ thiết bị điện khi sử dụng đảm bảo xài đúng nguồn (110v, 220v), tắt khi không dùng và cúp cầu dao khi gặp sự cố. − Các hóa chất độc, chất dễ bay hơi phải làm trong tủ hút, khi đun các hóa chất này cũng phải tiến hành trong tủ hút. − Khi sử dụng các hóa chất độc phải sử dụng găng tay và khẩu trang. − Không dùng miệng hút pipet các hóa chất độc, các hóa chất đậm đặc. Hình 1.3.1: Phòng hóa nghiệm của nhà máy − Khi lấy các chất rắn độc phải dùng thìa không sử dụng tay trần. Đối với các chất bột cần tiến hành ở nơi không có gió lùa hoặc những nơi không có quạt để ngăn ngừa sự phân tán của chúng. − Phải tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ thuật thao tác thí nghiệm để tránh mẫu bị sôi trào, văng tung tóe hay phát nhiệt đột ngột. − Mọi hóa chất trong phòng thí nghiệm đều phải được ghi tên và nồng độ rõ ràng để tránh dùng nhầm gây phản ứng hóa học không lường trước. 7 − Các hóa chất dễ cháy (nhất là dung môi hữu cơ) cần để một nơi dễ di chuyển để phòng khi có hỏa hoạn. − Cần nắm vững một số quy tắc để sơ cứu kịp thời trước khi chuyển qua bộ phận y tế. 3.2.1. Đối với nơi làm việc − Bảo đảm về không gian, độ thoáng, độ sạch, tiêu chuẩn cho phép về mùi hôi, khí độc hại, nóng, ẩm, ồn, độ rung, các yếu tố có hại khác. − Nguyên liệu, sản phẩm, dụng cụ phải xếp gọn gàng nơi làm việc, nơi có chất nguy hại, phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc. − Các nguyên liệu, sản phẩm độc hại được bảo quản cẩn thận ở kho chứa và thiết bị chứa. 3.2.2. Đối với máy móc − Thường xuyên kiểm tra thiết bị. Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi khởi động. − Kiểm tra định kỳ các hệ thống dây điện, dây tiếp đất, cầu giao, hệ thống che chắn thiết bị. − Khi máy xảy ra sự cố, phải có thợ bảo trì hay công nhân vận hành sửa chữa. − Phải đặt biển báo “nguy hiểm”, “cấm đóng điện”. − Thao tác vận hành máy, xử lý sự cố phải tuân theo quy tắc vận hành máy, xử lý được quy định và sửa chữa kịp thời ngay khi gặp sự cố. 3.2.3. Đối với người lao động − Phải được trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân (quần, áo, giày, mũ, bao tay khi làm việc, kính bảo hộ khi làm việc với các chất độc hại). − Không dùng xà beng để quay van hay bơm. Phải dùng tay hay dụng cụ chuyên dùng. − Làm việc trên cao phải có dây an toàn. − Không dùng tay để vận chuyển các chất độc hại. 3.2.4. Đối với hóa chất Các hóa chất độc hại như NaOH đựng trong thùng sắt 500kg (nồng độ NaOH 98%). Sản phẩm tạo thành đều được đóng chai hay cho vào bao, được kiểm tra cẩn thận trước khi nhập kho hay phân xưởng. 3.2.5. Đối với các chất độc hại sử dụng trong sản xuất − Biện pháp an toàn làm việc với NaOH: 8 + Khi làm việc với NaOH cần sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân (kính, quần áo bảo hộ, găng tay cao su, ủng cao su). + Phải hết sức chú ý bảo vệ mắt, đặc biệt khi làm việc với dung dịch nóng, đặc hoặc khi đập đục các tảng NaOH rắn. − Biện pháp an toàn làm việc với H2SO4: + Khi pha acid đặc với nước chỉ được phép rót từ từ acid vào nước đồng thời phải khuấy đều. Tuyệt đối không rót nước vào acid sunfuric đặc sẽ làm một phần acid trên bề mặt bắn tung tóe gây nguy hiểm. + Khi làm việc với acid sunfuric nhất là khi pha chế, rót, vận chuyển phải mang ủng cao su, găng tay cao su, mặc quần áo chịu acid. − Biện pháp an toàn làm việc với HCl: + Axít clohiđric đậm đặc tạo thành các sương mù axít. Cả dạng sương mù và dung dịch đều có thể ăn mòn các mô con người, có khả năng gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột. Hình 1.3.2: Chất ăn mòn + Khi làm việc với HCl cần sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân như găng tay cao su, găng tay PVC, kính bảo vệ mắt, quần áo và giày chống chất hóa học được sử dụng để giảm thiểu những tác hại của việc tiếp xúc với loại axít này. 3.3. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp − Nhà máy luôn quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường, cụ thể là vệ sinh công nghiệp, xử lý phế thải, nước thải. Các phế thải, nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường. − Tuy nhiên do đặc thù của ngành sản xuất hóa chất cơ bản và do điều kiện chưa cho phép nên việc sử lý mùi ở phân xưởng bột nhôm chưa đạt đến mức độ triệt để. 9 − Phân xưởng sản xuất nhôm hydroxyt: + Bã thải: Phần dung dịch: 1 – 3g/l Al2O3. Phần rắn: 18 – 22% Al2O3, 40 – 50% Fe2O3, 3% SiO2. Bã thải rắn màu đỏ (hàm lượng sắt khá cao), có tính kiềm. Bã được ép khô rồi đem vận chuyển đổ lại nơi đã khai thác và một phần được làm bột màu trong xây dựng. + Xử lý nước thải: Nước thải từ phân xưởng nhôm hydroxyt được gom vào bể chứa rồi dẫn vào bồn lắng. Sau đó, qua thiết bị lọc nước, nước sau xử lý đủ tiêu chuẩn được thải ra ngoài môi trường. 10 PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT – QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ – XỬ LÝ PHẾ PHẨM CHƯƠNG 1: NGUYÊN LIỆU 1.1. Nguyên liệu cho sản xuất nhôm hydroxyt 1.1.1. Quặng Bauxite Lâm Đồng 47% Al2O3 Bauxite (hay Bôxít) là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu.... Thành phần khoáng vật bao gồm chủ yếu là các khoáng vật của nhôm như gibbsit Al(OH)3, boehmit γ-AlO(OH), và diaspore α-AlO(OH), cùng với các khoáng vật oxit sắt goethit và hematit, các khoáng vật sét kaonilite và đôi khi có mặt cả anata TiO2. Nhôm hydroxyt là thành phần chính của quặng có mặt cùng với sắt, silic... Thành phần hóa học chủ yếu (quy ra oxit) là Al2O3 (40-60%), SiO2 (5-20%), Fe2O3 (20-25%). Từ Bauxite có thể tách ra aluminat (Al2O3), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân. Tên gọi của loại quặng nhôm này được đặt theo tên gọi làng Les Baux-deProvence ở miền nam Pháp, tại đây nó được nhà địa chất học là Pierre Berthier phát hiện ra lần đầu tiên năm 1821. Trữ lượng Bauxite của Việt Nam khoảng 2.4 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở tây nguyên (91.4%). Trong đó Đăk Nông 1.44 tỷ tấn, Lâm Đồng 0.463 tỷ tấn và Gia Lai, Kon Tum 0.285 tỷ tấn. Ngoài ra tại các tỉnh phía Bắc cũng có một số mỏ quặng Bauxite (Cao Bằng, Lạng Sơn) nhưng với trữ lượng không đáng kể. Hình 2.1.1: Khai thác Bauxite − Thành phần chủ yếu: + Al2O3: 47 – 52% 11 + SiO2: 5% + Fe2O3: 18 – 22% − Các thông số khác: + Độ ẩm: 12% + Màu sắc: Nâu đỏ − Kích thước: Dạng hạt to từ 10 cm trở lên. Trước khi đưa vào sản xuất quặng Bauxite được nghiền đến một kích thước nhất định. − Tồn trữ - Bảo quản - Vận chuyển: Quặng Bauxite sau khi khai thác từ quặng Bauxite ở Bảo Lộc, được vận chuyển bằng các xe tải đến đổ đống ở ngoài bãi chứa nhằm tách ẩm tự nhiên. Sau đó được đưa lên phễu định lượng để vận chuyển đến máy nghiền bi. − Khả năng thay thế: Nước ta có một trữ lượng quặng Bauxite rất lớn thuộc hàng đầu thế giới. Hàm lượng Al2O3 trong quặng khá lớn so với các quặng khác, nên không cần thay thế nguyên liệu khác cho quặng Bauxite. 1.1.2. Xút − Xút sử dụng là xút 32% (khoảng 320g/l) với năng suất 500 l/h − Có tác dụng tách Al2O3 ra khỏi quặng Bauxite, tạo thành dung dịch aluminat. − Hiện nay nhà máy mua xút từ nhà máy hoá chất Biên Hòa. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, xút còn được tái sử dụng sau các quá trình cô đặc, phân ly. − Tồn trữ - Bảo quản: Xút đặc được chứa trong bồn 1. Lượng xút này được bổ sung vào lượng xút tái sử dụng để được xút có nồng độ cần thiết đem đi phản ứng. − Khả năng thay thế xút: Có thể dùng KOH để tạo môi trường bazơ, nhưng xút là nguyên liệu dễ điều chế, dễ sản xuất. Mặt khác, dùng xút cho hiệu quả sản xuất khá cao. 1.1.3. Vôi CaCO3 dạng bột − Năng suất nhập liệu: 50 kg/h. − Làm tăng độ hòa tách SiO2 trong quặng Bauxite, cho vào quặng với hàm lượng rất thấp (1 – 2%/ quặng nghiền) trong quá trình nghiền. − Khả năng thay thế: Có thể thay thế bằng các chất khác có khả năng hòa tách quặng Bauxite nhưng do vôi rẻ tiền, thông dụng nên trong sản xuất vẫn dùng vôi CaCO3. − Trong quá trình sản xuất, sự xuất hiện của ion Ca2+ cũng ngăn cản sự khoáng hoá của Al(OH)3. Do đó, làm tăng hiệu suất quá trình sản xuất. 12 1.1.4. Các nguyên liệu phụ khác − Chất trợ lắng: Trước đây nhà máy sử dụng chất trợ lắng là bột mì với năng suất 40 kg/h. Gần đây để tăng hiệu suất quá trình lắng, nhà máy đã sử dụng chất trợ lắng khác là HX600 với năng suất nhập liệu: 2.1Kg + 40Kg xút 32% + 1m3 nước / 1.5h. − Nước (đã qua xử lý): Có nhiệm vụ rửa bã để thu hồi lượng kiềm trước khi thải bã ra ngoài môi trường, để pha loãng huyền phù. Đồng thời còn sử dụng nước để ngưng tụ hơi thứ sinh ra ở khu cô đặc. 1.2. Các năng lượng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất 1.2.1. Điện, than đá và than đốt Là hai nguồn cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của toàn phân xưởng. − Điện: Được sử dụng làm điện công nghiệp, dùng trong việc vận hành hoạt động của máy móc (chẳng hạn như: Quay môtơ của máy bơm, quạt, trục quay cánh khuấy…) đồng thời dùng cho hệ thống chiếu sáng. − Than đá: Được sử dụng để cung cấp cho lò hơi trong việc tạo hơi quá nhiệt để truyền nhiệt cho các bộ phận cần cấp nhiệt trong nhà máy. Than được cung cấp bởi Tập Đoàn Than –Khoáng sản Việt Nam. − Dầu đốt: bên cạnh việc sử dụng than như là nguồn nhiên liệu chính, nhà máy còn sử dụng dầu FO làm nhiên liệu trong các trường hợp than hết hoặc mất điện đột xuất. 1.2.2. Nước và hơi nước Là nguồn giải nhiệt và truyền nhiệt cho các thiết bị trong nhà máy. − Nước: Được cung cấp cho lò hơi để bốc hơi và gia nhiệt thành hơi quá nhiệt. Do những yêu cầu kỹ thuật với hơi nước để không ảnh hưởng đến thiết bị cũng như quá trình vận hành nên việc sử dụng nguồn nước được kiểm soát rất chặt chẽ về chất luợng để tránh có cặn, ảnh hưởng đến việc tạo hơi. − Hơi nước: Được lấy từ lò hơi và có thể thu hồi từ các bộ phận khác. Việc sử dụng nhiệt thu hồi giúp giảm thiểu về mặt năng lượng, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhà máy. 13 − Quy trình sản xuất hơi Nước ngưng Nước thủy cục Hệ thống xử lý nước Thiết bị trao đổi cation Tách khí Bồn chứa nước nồi hơi Nồi hơi Thiết bị sử dụng nồi hơi Hình 2.1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất hơi 1.3. Xử lý các sản phẩm không phù hợp, phế phẩm và kểm tra − Nếu sản phẩm không đạt một trong các yêu cầu chất lượng thì: + Hạ cấp sản phẩm: Khi độ ẩm không đạt có thể chuyển từ 10% XK thành 13%, 13% XK thành 13% PE, 13% PE thành sản phẩm dây đen. + Khi sản phẩm 0.2% < [Na2O] < 0.3%, độ ẩm  15% chuyển sang đơn vị nội bộ để nấu phèn. 14 + Khi sản phẩm có màu sắc không đạt, có nồng độ kiềm > 0,3% hoặc độ ẩm  15% đưa trở lại đầu dây chuyền và dùng làm mầm cho quá trình kết tinh (cho vào bồn trung gian). − Phế phẩm: + Phế phẩm chủ yếu là bã đỏ được thải ra từ phân xưởng sản xuất nhôm hydroxyt. + Bã đỏ sau khi xử lý và đạt tiêu chuẩn được thải ra sân chứa bã. Bã khô được sử dụng làm bột màu trong vật liệu xây dựng. Hiện nay nhà máy đang có xu hướng nghiên cứu để sản xuất vật liệu chịu lửa từ bã đỏ. − Kiểm tra: + Cách khoảng 1 giờ bộ phận sản xuất ở các dây chuyền có nhiệm vụ lấy mẫu của mẫu bán thành phẩm, phế phẩm mang đến phòng thí nghiệm để bộ phận KCS phân tích thành phần xem có đạt chất lượng hay không + Các phương pháp kiểm tra và xử lý phế phẩm: Xác định nồng độ Al2O3: Chuẩn độ phức chất. Xác định nồng độ Na2O: Phương pháp trung hoà. . 15 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 2.1. Phân xưởng sản xuất nhôm hydroxyt: Vôi bột Nguyên liệu Xút NL DD số 1 Nghiền Hạt đạt chuẩn Hạt lớn Rây Gia nhiệt 1 Dung dịch hỗn hợp Ủ khử Silic (M) Gia nhiệt 2 Gia nhiệt DD số 2 Phản ứng (R) Pha loãng (D) HX600 DD số 4 Lắng (T) Bùn đỏ Nước rửa Cô đặc (E) Lọc Nước Rửa bã W1-W6 Làm nguội Gia nhiệt Mầm KT Kết tinh (C) Ép bã DD số 3 Phân li (S) Lọc TP Sản phẩm Hình 2.2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sau 16 Kho chứa bã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan