Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập sinh thái tam đảo...

Tài liệu Báo cáo thực tập sinh thái tam đảo

.DOC
21
46
79

Mô tả:

báo cáo thực tập sinh thái Tam Đảo Phần I : Giới thiệu chung 1 . Thời gian và địa điểm thực tập thiên nhiên  Thời gian : từ ngày 23/6/2011 đến 30/6/2011, thực tập 6 ngày bắt đầu từ sáng ngày 23/6/2011 đến ngày 29/6/2011.  Địa điểm : Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 86km. 2. Mục tiêu:  Nhằm củng cố và mở rộng kiến thức đã học một cách hệ thống qua việc tìm hiểu thực tế hết sức phong phú và đa dạng của thiên nhiên nước ta, đồng thời phải biết khái quát hoá những kiến thức riêng lẻ đã học trong năm học và liên hệ chúng với điều kiện cụ thể của môi trường.  Chuẩn bị kiến thức cho năm học tiếp theo.  Trang bị kiến thức về phương pháp nghiên cứu sinh học tại thực địa, bước đầu tạo những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sinh học.  Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong nhanh nhẹn, dẻo dai, tinh thần hợp tác và kỷ luật trong công việc.  Tăng tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh, ý thức bảo vệ môi trường đồng thời tăng hứng thú và đam mê nghiên cứu khoa học. 3 . Điều nhiên tự nhiên , sinh vật và sinh cảnh Tam Đảo : Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt trồng lên nhau. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km.Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. Nhiều loại rau quả ôn đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh, nhất là cho Hà Nội. Càng lên cao, các loài cây thuộc họ lá kim càng nhiều. Loài cá cóc, là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 36.883 ha nằm trọn trong dãy núi này. Tam Đảo là dãy núi bao gồm nhiều vườn, rừng quốc gia, khu bảo tồn quốc gia , là nơi có khí hậu được đánh giá là bậc nhất ở miền bắc.Thời tiết được chia làm 4 mùa trong một ngày, buổi sáng là mùa xuân trong lành mát mẻ, mùa hè hơi nắng vào buổi trưa, buổi chiều là mùa thu lặng lẽ, buổi tối là mùa đông lạnh . Vườn Quốc Gia Tam Đảo được thành lập ngày 6/3/1996 với tổng diện tích 53,398 ha. Hệ động thực vật rừng phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật), nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Vườn Quốc gia Tam Đảo là tài sản rất quý giá của Việt Nam. 3.1. Điều kiện tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự tồn tại và tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật ở vùng đó. Vì vậy, trước khi nghiên cứu ở bất kỳ địa phương nào cũng cần phải tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là những điều kiện có tính quyết định đến khả năng sinh thái của từng loài sinh vật. Trong các nhân tố đó thì quan trọng nhất là vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn,rừng, các lớp phủ thực vật và các tác động của con người. Những hiểu biết về điều kiện tự nhiên giúp ta chọn được các địa điểm nghiên cứu, các tuyến khảo sát thích hợp, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo thu được những kết quả phong phú và xác thực nhất. a/Vị trí địa lý: Vị trí địa lý là nhân tố có ảnh hưởng đến chế độ khí hậu và tất cả các điều kiện sinh thái của vùng. Có hai phương pháp để xác định vị trí địa lý: - Kết hợp địa bàn và bản đồ địa hình (gồm các dụng cụ: địa bàn loại tốt, bản đồ địa hình tỷ lệ không nhỏ hơn 1/200.000, thước đo centimet): phương pháp này dễ áp dụng nhưng bị hạn chế vì điều kiện tầm nhìn trên hiện trường, sai số lớn và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người xác định. - Sử dụng máy xác định tọa độ địa lý GPS (gồm các trang thiết bị: máy thu GPS, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 được xây dựng theo hệ chiếu UTM): rất hữu ích trong khảo sát sinh học để xác định và lưu giữ toạ độ của địa điểm thu mẫu trên thực địa, hơn nữa thiết bị này còn có thể ghi và lưu giữ lộ trình khảo sát. Vườn quốc gia Tam Đảo nằm cách Hà Nội khoảng 80km về phía Tây Bắc và cách phía Bắc Vĩnh Yên khoảng 20km. Tam Đảo là cánh cung núi kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, nằm trải trong miền toạ độ từ 21°21ph đến 21°42ph vĩ độ Bắc và từ 105°23ph đến 105°44ph kinh độ Đông. Tam Đảo nằm trong địa phận thuộc 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Tuyên Quang; phía Bắc giới hạn bởi quốc lộ 13A, còn phía Nam giới hạn bởi ranh giới của các huyện Tam Đảo và huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Phổ Yên và huyện Đại Từ (thuộc tỉnh Thái Nguyên). b/Địa hình: Tam Đảo là một khối núi trẻ (có đỉnh nhọn, sườn rất dốc, và độ chia cắt sâu). Phía Tây bị ngăn cách bởi một đứt gãy sâu cùng phương. Địa hình bị xâm thực và chia cắt rất mạnh. Điều này đã tạo nên một địa mạo khá đặc biệt cho Tam Đảo, đó là núi thấp nhưng rất dốc (độ dốc trung bình từ 26-35°). Dãy Tam Đảo kéo dài gần 80km, gồm 20 đỉnh núi được nối liền với nhau bởi các đường sống dông. Các đỉnh núi có độ cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất là đỉnh North (1592m), trong đó có ba ngọn núi thấp hơn cao trên 1300m là Thiên Thị (1375m), Phù Nghĩa (1300m), Thạch Bàn (1388m) . Lớp phủ phong hoá ở đây có độ dày trung bình từ 2-4m. c/Khí hậu: Khí hậu Tam Đảo là khí hậu ẩm gió mùa vùng cao. Với toạ độ địa lý như trên, Tam Đảo nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng do nằm tương đối cao so với mực nước biển nên ở đây khí hậu lại có sự đồng quy với khí hậu á nhiệt đới. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự xâm nhập của nhiều loài thực vật á nhiệt đới. Lượng mưa trung bình khác nhau giữa hai sườn, ở sườn Đông (sườn hứng gió)lớn hơn ở sườn Tây (sườn khuất gió). Mưa chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 5 đến đầu tháng 9) và mùa thu (từ tháng 9 đến đầu tháng 12), trái ngược hẳn với mùa đông và mùa xuân ít mưa ( vào mùa đông, lượng mưa chủ yếu là do mưa phùn và sương mù gây ra). Lượng mưa trung bình năm ở Tam Đảo khoảng 2630.3mm, nên nhìn chung độ ẩm trung bình ở đây tương đối cao (khoảng 87%). Tam Đảo thường xuyên có sương mù, đặc biệt vào các tháng có thời tiết se lạnh. Nhiệt độ ở đây biến đổi theo độ cao, ở vùng đỉnh, nhiệt độ trung bình là 18°C, còn ở vùng thấp nhiệt độ trung bình khoảng từ 22.9-23.7°C. d/ Đất đai: Tam Đảo là khối núi sót, được cấu tạo bởi hệ tầng phun trào axit kết tinh xen kẽ nhau có tuổi Tam Điệp. Ở độ cao từ 700-900m, nó được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến, còn bắt đầu từ độ cao 900m trở lên, nó lại cấu tạo bởi những khối đá granit xuyên lên trong thời kỳ Tân kiến tạo địa chất. Đất ở Tam Đảo chủ yếu thuộc loại feralit đỏ vàng thường thấy ở độ cao từ 100-400m, feralit mùn vàng ở độ cao trên 700m và đất feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp. Nhìn chung đất ở đây thường chua và nghèo dinh dưỡng. e/Thuỷ văn: Tam Đảo có mạng lưới sông suối dạng chân rết nằm dọc hai bên sườn núivới hai hệ thống song chính là sông Phó Đáy nằm ở phía Tây và sông Công nằm ở phía Đông. Suối có cấu trúc hẹp long, nhiều ghềnh thác, độ dốc rất lớn và khả năng điều tiết nước kém. Chế độ thuỷ văn ở Tam Đảo được chia thành hai mùa lũ (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lũ tập trung nhanh và rất nhanh) và mùa cạn (kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). f/ sinh cảnh: Sinh cảnh là vùng của môi trường sống đặc trưng bởi một số các điều kiện xác định và do các quần xã đặc trưng chiếm cứ. Các sinh cảnh trên Trái đất có thể phân thành hai nhóm lớn (tuỳ thuộc vào sự có mặt thường xuyên hay không của nước), đó là các sinh cảnh trên cạn và các thuỷ vực. Ở Tam Đảo độ cao chia thành hai đai: 700m trở xuống và từ 700m đến 1300m, cùng với đó là sự giảm về nhiệt độ khi lên cao. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng cũng gặp một số loài á nhiết đới. Vì vậy, ở Tam Đảo, thảm thực vật nhiệt đới gió mùa là thành phần phản ánh bản chất của hệ thực vật, còn các loài cây á nhiệt đới chỉ khẳng định tính di cư chứ không phải là bản chất của hệ thực vật. 3.2. Sự đa dạng của hệ sinh vật: a/Hệ thực vật: Hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau từ trảm cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đất, núi đá. Theo GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội) thì Vườn Quốc Gia Tam Đảo có khoảng 2000 loài thực vật. Đến nay tổng hợp số liệu điều tra của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia); Đại học khoa học tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội); Đại học Lâm nghiệp; Viện điều tra quy hoạch rừng và một số cơ quan, tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, trong đó: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis), giẻ gai (Castanopsis)… - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magroliaceae), họ Sau sau (Hamamelidocene) … Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), Pơmu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriiforlicy), kim giao (Nageia fleuryi)… Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae)… - Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ Thích (Aceraceae)… Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở lên. - Rừng tre nứa: Ở rừng Quốc gia Tam Đảo có khoảng 884ha và thường phân bố ở độ cao 800m, có các loài tiêu biểu là: vầu, sặt gai ở độ cao 500m, cây giang ở độ cao 800m và nứa ở dưới 500m. - Rừng phục hồi sau khai thác: Trước khi thành lập vườn Quốc gia Tam Đảo thì ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế nên đã bị các lâm trường khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được phục hồi với các loài cây: Dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea Cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulate) … - Rừng trồng ở Tam Đảo có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu của thời kỳ này là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm Fordii). Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loại cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo. - Trảng cây bụi: Loại cây này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sang, điển hình là Thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)… - Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m và mọc thành từng bụi như :Lách (Saccharum spontaneum), cỏ chit (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata)… Trảng cỏ thấp gồm các loài cỏ thấp dưới 2m mọc thành thảm cỏ dày hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrical), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis)… b/Hệ động vật: - Tổng hợp các kết quả điều tra đã thống kê được 840 loài động vật: Lớp Số bộ Số họ Số giống Số loài Thú 8 25 48 64 Chim 16 50 140 239 Bò sát 3 14 46 75 Lưỡng cư 3 7 11 28 Côn trùng 8 48 271 434 Tổng số 38 144 516 840 - Những loài đặc hữu có ở vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài: Rắn sãi Angen (Amphiesma angeli); rắn dáo Thái Dương (Boiga multitempolaris); cá cóc bụng hoa (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng. - Trong số các loài động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe doạ. - Vườn Quốc gia Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta. 4 . Đối tượng nghiên cứu : - Động vật có xương sống ở cạn(chim và thú). Cá , lưỡng cư, bò sát. Côn trùng ở cạn . Thực vật bậc cao . Thực vật bậc thấp (các loại nấm) . Phần II : Báo cáo thực tập thiên nhiên theo ngày thực tập Tam Đảo 1)bài 1: Quan sát động vật có xương sống ở cạn Thời gian: ngày 24.06.2011 Nội dung thực tập: Quan sát động vật có xương sống ở cạn Giảng viên hướng dẫn: thầy Thành Thầy Thạch Mai Hoàng Điều kiện thời tiết: mưa rào kéo dài cả ngày và đêm  Điều kiện thời tiết không thuận lợi cho quá trình quan sát chim, thú trên thực địa,do đó sinh viên tập trung học lý thuyết. 1.1.mở đầu về động vật có xương sống ở cạn (chim, thú,bò sát) 1. .Đối tượng nghiên cứu: Chim, thú là các bậc tiến hóa cao nhất trong giới động vật. Chúng có tầm quan trọng trong sinh giới nói chung và tính đa dạng sinh học nói riêng. Chúng cũng đóng vai trò lớn đối với hệ sinh thái và cân bằng tự nhiên. 2. Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu chim, thú bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó có nghiên cứu khu hệ, tình trạng phân bố, trữ lượng, sinh thái, sinh học…Cụ thể: -Nghiên cứu về số lượng, trữ lượng có thể nghiên cứu ở một loài, một số loài hoặc tất cả các loài trong khu vực nhất định. -Nghiên cứu về sinh thái, sinh học là bước nghiên cứu sâu hơn, đó là việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa chúng và môi trường như hoạt động kiếm ăn, xây tổ… -Nghiên cứu khu hệ gồm có: +Nghiên cứu về thành phần loài + Sự phân bố của chúng trong phạm vi một vùng, một khu vực nghiên cứu nhất định (liên quan đến độ cao, sinh cảnh) =>Nghiên cứu về nguồn gốc và mối quan hệ của khu hệ chim, thú ở khu vực đó với các khu vực lân cận.Từ đó, xác định hướng phát tán các nhóm trên diện rộng, xác định trung tâm phát sinh một nhóm hoặc nhiều nhóm (trung tâm phát sinh là nơi mà động vật nghiên cứu có những đặc điểm giống với các nơi khác nhất).  Địa điểm nghiên cứu: Trên đoạn đường đi núi Rùng Rình. Địa hình: đường rừng núi.  Mục đích: o Khảo sát các loài chim, thú có trong khu vực nghiên cứu . o Chủ yếu nghiên cứu khu hệ tức là nghiên cứu về thành phần loài sự phân bố của chúng trong một phạm vi vùng nhất định. 3. Các phương pháp nghiên cứu: 3.1/Phương pháp chung nghiên cứu khu hệ chim, thú: Để tiến hành nghiên cứu khu hệ chim, thú trước hết phải tìm hiểu điều kiện tự nhiên của từng loại sinh cảnh, tập tính động vật để xác định đặc điểm nghiên cứu và quan sát. Để xác định thành phần loài, sử dụng nhiều phương pháp: a. Thu thập tất cả các tài liệu có liên quan đó nghiên cứu về khu vực này hoặc khu vực lân cận, từ đó việc nghiên cứu sẽ thuận tiện hơn. b. Quan sát, định loại các mẫu đó thu thập ở bảo tàng. c. Điều tra thực địa: gồm có các phương pháp: -Phỏng vấn: hỏi thợ săn, và những người dân địa phương có kinh nghiệm đi rừng bởi họ thuộc đường đi và nắm rõ về các loài chim, thú trong khu vực gần nơi họ sống. -Thiết lập các tuyến điều tra: cần thiết lập tuyến điều tra chỉ sau khi ta đó khảo sát kĩ càng thực địa. Tuyến điều tra phải đảm bảo đi qua tất cả các vùng nhỏ trong khu vực nghiên cứu, đi qua tất cả các dạng sinh cảnh đặc trưng trong khu vực -Xác định loài chim, thú bằng đối chiếu hình vẽ. 3.2/Phương pháp nghiên cứu số lượng một loài, một vài loài hay tất cả các loài. a/Đối với nghiên cứu chim -Phương pháp đếm số lượng theo tuyến: Phương pháp này áp dụng trong sinh cảnh không quá rộng hoặc quá thưa mục đích là để người điều tra có đủ tầm quan sát (thường là 50m về mỗi phía: bên trái và bên phải, có nghĩa là chiều rộng tuyến điều tra là 100m) và chiều dài thường khoảng 4-5 km, và vận tốc đi của người điều tra thường từ 1-1,5km/h. -Lưu ý đối với phương pháp này để đảm bảo tính chính xác và khách quan cần: +Chỉ đếm những cá thể quan sát trước mắt và ngang hai bên +Không đếm những cá thể từ phía sau bay lên phía trước +Chỉ đếm những cá thể trong phạm vi nghiên cứu +Để tính được mật độ hay số lượng (tổng số cá thể/ đơn vị diện tích) cần điều tra lập lại nhiều lần qua nhiều sinh cảnh khác nhau. o Đếm số lượng theo điểm: Phương pháp này áp dụng đối với khu vực có tầm quan sát hạn chế. Với phương pháp này, người điều tra sẽ đứng ở điểm quan sát tốt, nhỡn xung quanh bỏn kớnh từ 50-100m. Thường áp dụng đối với các loài chim trong rừng. o Đếm số lượng theo đàn: Thường áp dụng cho những loài chim nước. b/Đối với nghiên cứu thú: Việc thiết lập tuyến điều tra không chỉ đảm bảo là đi qua các sinh cảnh đặc trưng mà cũn phải đảm bảo đi qua các điểm đặc biệt, đó là nới thú xuất hiện nhiều, ví dụ: dọc sông, suối, gần các vũng nước, các bói liếm (bói liếm là khu vực có hàm lượng muối khoáng cao hơn những nơi khác, các thú ăn cỏ do thiếu muối khoáng sẽ tự tìm đến đây để bổ sung khoáng, do đó kéo theo thú ăn thịt cũng đến. Ngoài các bói liếm tự nhiên cũn cú thể tạo ra các bói liếm nhân tạo để dẫn dụ thú tới bằng cách rắc muối hay đốt cỏ tranh) c/Các phương pháp riêng 1.Phương pháp nghiên cứu chim -Chọn thời điểm nghiên cứu: Thời gian thích hợp là vào buổi sáng sớm, lúc chim mới ngủ dậy, thường chúng sẽ đói và đi kiếm ăn hoặc lúc trời tối khi chim kiếm ăn trở về, đó là các thời điểm hoạt động mạnh nhất của chim. -Phương pháp quan sát: Do mắt chim rất tinh, cảnh giác cao, khi cú dấu hiệu nghi ngờ chúng liền vụt bay mất. Vì vậy khi đi quan sát phải nhẹ nhàng, bình tĩnh, tránh để lộ ra là mình đang quan sát nó. Người quan sát cũng cần phát hiện đối tượng từ xa, nhanh chóng nhận dạng về kích thước, hình dáng, màu sắc để phân loại chúng vào các bộ, họ, loài nào dựa trên các tài liệu chuyên môn. Ngoài ra cũng cần phải nhận biết chúng qua tiếng hót, cách bay nhảy… Trong nghiên cứu này, ta chỉ áp dụng phương pháp này là chủ yếu. Ta cần phải nhận biết nhanh một số đặc điểm quan trọng để phân loại như: chim có mào lông hay không có mào lông, các vệt trên cơ thể chúng có màu gì, đuôi dài hay ngắn, hình dạng cánh ra sao… -Ngoài ra còn một vài phương pháp khác như: +Ghi âm tiếng hót của chim    Sử dụng máy thu âm có định hướng để chỉ ghi âm theo hướng có chim hót. Đồng thời phải có phần mềm chuyên dụng phân tích âm thanh để xác định loài. Phương pháp này hiện đại nhưng lại có hạn chế là không thể áp dụng cho tất cả các loài chim bởi vì nhiều loài chim không biết hót. d. Phương pháp giăng lưới bắt chim: Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những nghiên cứu sâu hơn như nghiên cứu sinh thái, sinh học. 2.Phương pháp nghiên cứu thú -Đối với nghiên cứu về thú khó có thể quan sát được chúng trực tiếp từ thiên nhiên vì phần lớn chúng sinh hoạt vào ban đêm và tránh xa những nơi con người thường lui tới. =>Do đó cần phải nhận biết chúng qua dấu vết: dấu chân, sừng, lông, phân…chúng để lại trên đường đi. Đối với các dấu chân để lại lờ mờ trên đất, ta có thể quan sát và đối chiếu ngay với các hình vẽ dấu chân đặc trưng của từng loài thú. Còn với dấu chân in sâu, rõ ràng trên đất, ta có thể đổ thạch cao để lấy mẫu dấu chân rõ ràng cho các nghiên cứu tiếp theo. *)một số yêu cầu khi đi quan sát thú vào ban đêm: -trang bị: đèn đội đầu, đèn pin xách tay, đèn chiếu sáng chuyên dụng, đồ cá nhân (bản đồ, la bàn, nước uống, thức ăn, túi đựng các loại mẫu…) -nhân sự: phải chia thành nhiều nhóm nhỏ nhưng ít nhất nhóm phải có 2 người (tốt nhất nhóm nên có 2 người) -địa điểm: mỗi loài khác nhau thì có sinh cảnh sống khác nhau nên nếu không phải người địa phương dẫn đường thì phải khảo sát trước vào ban ngày để xác định hiện trạng trước.Chọn tuyến đường khảo sát phải đủ dài (khoảng 1 km),không rậm rạp quá để có thể phát huy khả năng quét đèn và sự phản xạ ánh sang của mắt con vật. -xác định con vật khi khảo sát ban đêm: là sự phân tích sự phản xạ ánh sáng của mắt con vật khi bị chiếu sang, mỗi loài động vật có màu sắc mắt và cách phản xạ mắt khác nhau. 3.Phỏng vấn là một phương pháp hữu hiệu trong nghiên cứu thú, mục đích thu thập thông tin cho đợt khảo sát. a) một số vấn đề hay gặp khi hỏi phỏng vấn: -cần điều tra thông tin địa lý,chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép cần thiết tránh thất bại do không có giấy phép. -người được phỏng vấn phải nắm được thông tin về tập tính của con vật như loại thức ăn, hình thái, phân bố,tập tính sinh sản, nơi ở… -người hỏi phải hiểu rõ vấn đề và có đầy đủ kiến thức về con vật. -một số trường hợp thất bại do hỏi những câu hỏi không có ý nghĩa. -nên có quà để gây cảm tình ban đầu. -nên dành ít thời gian ban đầu để gây cảm tình trước khi hỏi. -trước tiên phải tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương nơi khảo sát. -khi phỏng vấn tránh hỏi những câu hỏi thiếu tế nhị,nên hỏi vòng vèo rồi mới vào vấn đề chính,phải nhớ câu hỏi mà mình đã đặt ra,không hỏi những câu hỏi trực tiếp về con vật,khi cảm thấy căng thẳng thì nên chuyển đề tài, không dùng sổ tay ghi chép trước mặt người được phỏng vấn,nên kín đáo dùng máy ghi âm,cần tìm hiểu rõ tên tuổi nghề nghiệp của người được phỏng vấn,không hỏi người say hay người tâm thần không minh mẫn,nếu có ảnh cần thông tin thì lúc cuối cùng mới đưa ra, có điều kiện nên cắt ảnh đi và kiểm tra lại lần thứ 2. -cách hỏi: có 2 cách là đóng vai người đã biết về đối tượng hoặc đóng vai người không biết gì về đối tượng. -trong phỏng vấn phải hiểu biết âm thanh con vật, đôi khi phải biết mô phỏng tiếng kêu. -trang phục khi phỏng vấn không nên lạ quá. -vị trí phỏng vấn: phải chọn vị trí tốt để phỏng vấn có thể thoát hiểm khi cần. => một cuộc phỏng vấn có tranh cãi là một cuộc phỏng vấn tốt.Tất cả thông tin thu được chỉ mang tính tham khảo. -phải cám ơn người trả lời sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. -trong một số trường hợp phải tùy cơ ứng biến. b. Dụng cụ mang theo khi đi khảo sát: -túi ngủ -các loại dây (căng võng, dây phơi…) -mũ vải ( đôi khi có thể lau mặt) -radio phục vụ nghe thời tiết. -ống nhòm, ống nhồm ban đêm(tia hồng ngoại) -máy ảnh: 2 loại máy ảnh là máy ảnh nhỏ để phục vụ cho phỏng vấn hoặc chụp hình ảnh không cần độ phân giải cao, máy ảnh to để chụp những hình ảnh cần độ chính xác cao. -nước (đủ để về lán), nên mang lượng nước gấp đôi lượng cần thiết để phòng trừ chữa vết thương khi cần,nên mang chai nhôm đi để đựng nước khi nóng. -dao để phục vụ thái thịt, chặt cây… -máy đếm thời gian (tính thời gian nghiên cứu). -bộ đồ mổ (kéo,dao mổ) -đồng hồ báo thức, tốt nhất nên dùng đồng hồ pin. -đệm hơi (có thể có hoặc không có) -dép để rửa chân trước khi ngủ. -lều -dụng cụ bắt bò sát như dụng cụ bắt rắn… -miếng dán lót tránh cọ sát giầy -quần áo (không nên mỏng quá, nên là áo dài tay tránh côn trùng đốt, quần nên nhiều túi để chứa nhiều đồ nhỏ). -áo chống rét, tùy loại áo có thể chịu được nhiệt độ thấp khác nhâu,thong thường là khoảng 10-15 độ. -tất chống vắt,nên mang 2 đôi để thay đổi. -túi chuyên dụng để đựng mẫu,thường là màu trắng đẻ khi soi đèn nhìn được màu để bắt màu.. Phải kiểm tra kĩ túi trước khi mang đi xem có rách không. -võng (có thể liền màu hoặc không liền màu ) nên nằm lều vì không ảnh hưởng sức khỏe, không mất dụng cụ. -sổ tay ( không nên viết sổ tay bằng bút mực vì nhòe khio trời mưa, nên dùng bút chì vì có khả năng chống thấm).Khi ghi chép nên hết sức chi tiết để phục vụ khi viết báo cáo được dễ dàng. -la bàn có gương để xác định tọa độ, soi gương khi cần. -dụng cụ chống độc rắn phụ thuộc rắn to hay nhỏ,dụng cụ hút nọc rắn. -tấm bạt dải chống thấm. -mũ lưới chống côn trùng (ong…) -các loại thuốc thông dụng và đặc dụng như thuốc đau răng,thuốc tiêu chảy… -đèn soi đêm: có 2 loại đèn là: đèn LED( soi đường đi,không phản ánh màu sắc thật của vật, màu đèn Hallogen dùng soi con vật có tác dụng phản ánh đúng màu sắc thật của con vật. -máy ghi âm. -micro chuyên dụng có chức năng tách tiếng ồn, micro định hướng. -Máy định GPS -kim chỉ phục vụ khi cần thiết. -balo nhỏ để di chuyển khi nghiên cứu. -áo mưa tấm to ,dày để bảo vệ dụng cụ và cơ thể. 2)bài 2: Động vật có xương sống ở nước ngày 25/06/2011 Nội dung thực tập: động vật có xương sống ở nước. Giảng viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Thành Nam Thầy Thạch Mai Hoàng I/ Mục đích: Thực tập đi suối nhằm nhận dạng các đối tượng nghiên cứu là cá, lưỡng cư, bò sát; nghiên cứu chung về khu hệ (thành phần loài, nguồn gốc, phân bố…) và các đặc điểm sinh thái của môi trường sống có liên quan. đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái lên sự phân bố và thành phần của các loài… II/ Dụng cụ và phương pháp thu mẫu: a. Dụng cụ: - Lồng - Vợt cá - Hoá chất lưu giữ mẫu là foocmalin (8 ~ 10%) hoặc cồn - Etyket để ghi nhãn mẫu, bút chì… b. Phương pháp thu mẫu - Đặt lồng ở những nơi nước tĩnh -Thả lưới, vợt cá. -mẫu sau khi thu được cần qua xử lý: thông thường mẫu thu được có thể xử lý bằng cồn hoặc bằng axit foocmic. -mẫu sau khi qua xử lý sẽ được chụp ảnh để lưu lại. Khi chụp ảnh phải lưu ý để mặt kính song song mặt mẫu vật, ảnh của vật phải nằm chính giữa không lệch, cần chú ý chọn khoảng cách sao cho mẫu vật không bị thiếu hình cũng không thừa quá nhiều. III/ Kết quả thu được 1.Kết quả: không thu được mẫu vật do trời mưa to kèm gió mạnh, nước sối chảy siết. 2.Bài tập thực hành Bài 1: Công thức tính: K= 2C/ (A+B) Trong đó: C: Số loài trùng nhau giữa A và B A: Số loài chỉ có ở A B: Số loài chỉ có ở B K lớn thì số loài trùng nhau lớn Sử dụng công thức trên để tính hệ số K giữa cá thể nước ngọt ở khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà với 3 khu bảo tồn nước ngọt khác KBTTN KBTTN Bến En KBTTN Phù Mát KBTTN Vũ Quang C 19 17 23 A 49 34 32 B 59 61 56 K 0.35 0.36 0.52 Nguyên nhân là do sự gần nhau về vị trí địa lý dẫn đến có sự tương đồng cao về điều kiện khí hậu dẫn đến sự tương đồng cao về thành phần loài. Kết quả là dẫn đến cớ sự tương đồng cao giữa Vũ Quang và Bà Nà, tương đồng cao giữa Bến En và Phù Mát Từ bảng kết quả tính hệ số K ta thấy: Khu hệ cá nước ngọt Bà Nà là gần gũi nhất về thành phần loài với khu vực Vũ Quang. Thanh Hóa và Nghệ An cũng khá gần nhau về địa lý nên chỉ số gần gũi về thành phần loài là gần như pháp nhau này giữachỉ Bến và Pù so với vực Vũ Phương sửEn dụng choMát các khu vựckhu nghiên cứuQuang. đã được nghiên cứu kỹ về thành phần loài. Các khu vực khi tiến hành nghiên cứu với các nỗ lực cố gắng như nhau, khu vực nghiên cứu là như nhau ở tất cả các khu hệ về tuyến điều tra và phương pháp tiến hành nghiên cứu. Cần phải cẩn thận xem xét các trường hợp thay đổi tên loài. Bài 2: đặt 5 bẫy theo chiều dài suối đánh thứ tự từ dưới ngược lên trên.Đếm số cá to và số cá bé trong mỗi bẫy, nhận xét tương quan số lượng giữa 2 loài, nhận xét xu thế biến động của các bẫy. -bài toán được thực hiện bởi 4 nhóm nhỏ, trong đó nhóm 4 thu kết quả là: Bẫy 1 Bẫy 2 Bẫy 3 Bẫy 4 Bẫy 5 Cá nhỏ 31 30 25 17 14 Cá lớn 16 13 10 7 5 3)bài 3: động vật không xương sống trên cạn Thời gian: ngày 26/06/2011 Nội dung thực tập: quan sát và định loại động vật không xương sống ở cạn(côn trùng ) Giảng viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Văn Quảng Thầy Huy 3.1. Mục đích: - Xem xét tính đa dạng phong phú của động vật không xương sống nói chung và côn trùng nói riêng, đặc biệt là nhóm côn trùng trên cạn, trong các sinh cảnh khác nhau. - Học cách thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật ngoài tự nhiên. - Nhận dạng được một số họ phổ biến của côn trùng trong khu vực nghiên cứu. - Thấy được vai trò của con người trong việc bảo vệ tính đa dạng của sinh vật nói chung và của côn trùng nói riêng 3.2. Phương pháp điều tra và thu thập mẫu vật 3.2.1. Dụng cụ bắt côn trùng: - Vợt côn trùng: là dụng cụ chủ yếu để thu các côn trùng hoạt động bay, nhảy, sống chủ yếu trên mặt đất. Vợt có cấu tạo 2 phần: + Phần khung kim loại (bằng sắt hoặc bằng nhôm) uốn thành hình tròn (miệng vợt) đường kính 30 - 40 cm. Vợt được nối với cán bằng kim loại hoặc bằng tre, trúc, có độ dài cán khác nhau tuỳ đối tượng cần thu bắt, thông thường từ 60 - 100 cm. + Phần vải: có thể làm bằng vải tuyn hay vải màn thường may thành túi hình thang, đáy lớn có kích thước sao cho bằng miệng vợt và được luồn bởi khung kim loại, đáy nhỏ dài từ 15 - 20 cm, chiều cao thường bằng 1,5 lần đường kính miệng vợt. - Lọ độc: được dùng để giết côn trùng là lọ thuỷ tinh có kích thước 5 × 10 cm, miệng rộng, có nút kín bằng gỗ hay bằng bần. Bên trong lọ độc có thể cho bông ho giấy lọc cắt vụn. Lọ được bỏ trong một túi vải co quai đeo để tiện cho việc đi thực địa. Hoá chất được dùng cho lọ độc thông thường là ethyl axetat hay chloroform. - Túi bướm: Đối với các loài thuộc bộ cánh vảy, mẫu thu thập thường được bảo quản tạm thời trong các túi bướm để không làm gãy và mât màu của cánh bướm. Túi bướm được làm bằng giấy mềm hay giấy bóng kính, cũng có thể làm bằng giấy báo. - Panh để gắp côn trùng - Bơm, kim tiêm dùng trong trường hợp các loài côn trùng có kích thước cơ thể lớn. - Sổ nhật ký thực tập, bút chì 3.2.2. Phương pháp thu thập mẫu -sử dụng vớt để bắt các loài côn trùng bay nhảy như bướm(Lepidoptera); cào cào, châu chấu(Orthoptera), chuồn chuồn(Odonata)…Sauk hi vợt được thì cần có động tác khóa vợt để ngăn không cho côn trùng bay ra khỏi vợt. - một số loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng(Coleoptera) thường sống bám vào thân, cành lá cây, khi thu thập có thể dùng vợt hứng phía dưới hoặc dùng gậy đập mạnh vào cành cây có con vật đậu cho nó rơi xuống vợt. -lưu ý khi bắt côn trùng trong vợt: +các loài bướm trước khi bắt chúng ra khỏi vợt cần bóp nhẹ phần ngực thì con vật sẽ nằm bất động, cầm phần thân con vật cho vào túi bướm. + Một số loài côn trùng khác có thể dùng tay bắt cho vào lọ độc: cào cào, dế, châu chấu, chuồn chuồn… + Các loài có khả năng đốt, cắn, tiết chất độc thì phải dùng panh để bắt. 3.3. Kết quả thu được 3.3.1.bộ cánh cứng(Coleoptera): 2 đôi cánh, đôi cánh trước dày và cứng phủ lên trên cánh sau,phần miệng phụ kiểu nghiền,có 2 bộ phụ là bộ phụ Polyphaga và bộ phụ Adephaga. -một số mẫu thu được thuộc các họ: + Lucanidae:râu gấp khúc,có chùy râu hình lược,đại diện là bọ ngà(Lucanus elaphus) +bọ thầy tu +bọ cánh cam +bọ xén tóc +bọ ăn lá +Cicidenidae +Terebrionidae +Elateridae: đại diện là con bọ bổ củi. +Carabidae(bọ ăn thịt) +Curiculionidae 3.3.2.bộ cánh giống: cánh khi đậu xếp thành hình mái nhà, đôi cánh trước không hóa sừng,phần phụ miệng kiểu chích hút. -mẫu vật thu được thuộc các họ: +Cicanidae: đại diện là con ve sầu kêu +Seconidae: đại diện là ve sầu không kêu 3.3.3.bộ cánh màng: cánh hoàn toàn dạng màng, gân cánh đơn giản, phần miệng phụ kiểu liếm. -các mẫu thu được thuộc các họ: +Atidae; đại diện là ong mật +Foocmicidae: có phần phụ miệng kiểu nghiền. +Xyclopidae: đại diện là ong bắp cày +ong vò vẽ 3.3.4. bộ cánh nửa(Hemiptera): 2 đôi cánh, đôi cánh trước có nửa gốc dày, cứng, nửa ngọn mỏng; cánh sau rộng,mỏng,gấp dưới đôi cánh trước; phần phụ miệng kiểu chích hút, biến thái không hoàn toàn. -Coreidae: -Họ ăn động vật -Lepticolidae: có tuyến hôi -họ bọ xít 5 cạnh -Tymgidae: đai diện là bọ xít ăn thịt. 3.3.5.bộ chuồn chuồn(Odonata): cánh trong suốt,giai đoạn ấu trùng sống trong nước. -các mẫu thu được thuộc các họ: +Lipenidae: đại diện là chuồn chuồn ớt. +Lectidae: đại diện là chuồn chuồn kim. +Gonphidae 3.3.6.bộ cánh thẳng(Orthoptera): chân sau biến đổi thành chân nhảy, phần phụ miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn, giai đoạn ấu trùng có thể sống trong đất. -Các mẫu thu được thuộc các họ: +Acrynidae: đại diện là cào cào. +Tecterigidae +Tectigonidae: đai diện là muồm muỗm. 3.3.7.bộ cánh da( Dermaptera): phần sau cơ thể biến đổi thành kìm, cánh rất ngắn. -các mẫu thu được thuộc các họ: +Demeptidae(họ đuôi kìm) 3.3.8.bộ hai cánh(Diptera):chỉ có 1 đôi cánh, phần phụ miệng kiểu dẫn( ở ruồi) hoặc cắt hút. -Các mẫu thu được thuộc các họ: +Califonidae(họ nhặng xanh) 3.3.9.bộ bọ que(Phasmoptera): cơ thể gioongs cành cây khô hoặc cành lá để ngụy trang, phần phụ miệng kiểu nghiền và biến thái không hoàn toàn. -Các mẫu thu được thuộc các họ: +Bacillidae: gồm các loài bọ que không cánh, thân dài và mảnh, đốt bụng thứ nhất ngắn hơn đốt ngực sau. +Bacteriidae: bọ que không cánh, đốt bụng thứ nhất dài hơn đốt bụng sau. 3.3.10.bộ bọ ngựa(Mantoptera):đôi chân trước biến đổi thành chân bắt mồi. 3.3.11.bộ cánh vảy(Lepidoptera): côn trùng 2 đôi cánh,trên cánh có phủ vảy(phấn) với màu sắc khác nhau, phần phụ miệng kiểu vòi hút, biến thái hoàn toàn. -các mẫu thu được thuộc các họ: +Papilonidae(họ bướm phượng) +Dananidae +Lymphanidae(họ bướm đất) +Amatocidae(họ bướm rừng) +Pienidae(họ bướm cải) +Lycaenidae(họ bướm cỏ) 4.bài 4: động vật không xương sống ở nước. Thời gian: ngày 27/06/2011 Nội dung thực tập: nhận diện một số loài động vật không xương sống sống dưới nước. Giảng viên hướng dẫn: thầy Trần Anh Đức. Mục tiêu bài học : - Nắm được tổng quan về môi trường nước và các thủy vực nước ngọt trong thiên nhiên - Các kĩ thuật và phương pháp nghiên cứu thủy sinh vật - Nhận dạng một số nhóm động vật không xương sống ở nước ngọt thường gặp. I/ Môi trường nước và các thuỷ vực trong tự nhiên Thuỷ quyển chiếm 75% diện tích trái đất. Trong đó, nước mặn chiếm 95% (khoảng 360 triệu km2); nước ngọt chiếm 2 - 5%, còn lại là nước lợ. Thuỷ quyển chia thành nước mặn và ngọt dựa vào nồng độ muối: + trên 15 ‰ là nước mặn + dưới 5 ‰ là nước ngọt + từ 5 - 15 ‰ là nước lợ Dựa vào tốc độ dòng chảy, người ta phân loại các thuỷ vực nước ngọt trong tự nhiên thành ba dạng chính: * Thuỷ vực nước đứng: là các hồ, ao tự nhiên, ruộng cấy lúa, nền đáy của ao * Thuỷ vực nước vừa đứng vừa chảy: là hồ nhân tạo ở vùng núi hoặc ruộng bậc thang. Hồ nhân tạo ở vùng núi hình thành do đắp dập để tưới tiêu, làm thuỷ điện… * Thuỷ vực nước chảy: như sông, suối…. II/Kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu thuỷ sinh vật. Đây là phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cơ bản nhất, bảo đảm cung cấp vật mẫu, dẫn liệu, số liệu khởi đầu về thuỷ sinh vật ở ngoài thiên nhiên, là cơ sở của các nghiên cứu về mọi mặt tiếp sau. Có thể chia làm hai loại: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Công tác chuẩn bị: Trước khi đi thực địa, càn nghiên cứu kĩ bản đồ để xac định các điểm thu mẫu. Bước này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mụ đíh nghiên cứu, dịa hình từng thủy vực cụ thể..) Các máy móc, thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu như máy định vị, máy đo đạc các thông số vật lí hóa học của thủy vực... Các thiết bị thu mẫu: vợt, lưới vớt, màng lọc.., các dụng cụ chứ mẫu, các hóa chất bảo quản mẫu. Công tác ngoài thực địa: Đòi hỏi cần quan sát kĩ và trên diện rộng ở khu vực thu mẫu. Cần lưu ý các yếu tố nền đáy đá, cá khu vực xung quanh, các cây thủy sinh, độ trong của nước, tốc độ dòng chảy, độ sâu của nền đáy, vị trí của mẫu.v.v.. các yếu tố này rất quan trọng trong công tác định loại sinh vật - Thu thập các số liệu về điều kiện thuỷ lý hoá học của thuỷ vực nghiên cứu: * Đo nhiệt độ sử dụng nhiệt kế * Đo tốc độ dòng chảy, đo độ đục * Đo pH, OD,BOD (nhu cầu oxi hoà tan trong nước), COD.. Công tác này rất quan trọng để tìm hiểu mối tương quan giữa thành phần động vật không xương sống và các yếu tố lý hoá - Khi thu mẫu, cần giữ cho mẫu còn nguyên vẹn, số lượng mẫu thích hợp khoảng 3 – 5 mẫu bao gồm cả con đực và cái, non và trưởng thành. Để thu thập vật mẫu sinh vật nổi, có thể dùng nhiều phương pháp và thiết bị: lưới vớt, bình lắng, bơm hút, màng lọc…Phương pháp phổ biến là dùng lưới vớt, được sử dụng cho cả mục đích định lượng và định tính, cho cả nghiên cứu ở biển và nước ngọt. Điểm quan trọng của lưới vớt là kích thước và loại vải lưới được dùng. Mỗi loại vải lưới có lỗ mắt lưới với kích thước nhất định, được dùng để thu thập một loại sinh vật nổi nhất định tuỳ theo kích thước cơ thể chung của chúng. Đối với các lưới định lượng, kích thước miệng lưới phải được tính toan sẵn để có thể suy ra lượng nước đã chảy qua lưới trong thời gian vớt. Để thu thập vật mẫu sinh vật đáy, người ta thường dùng các loại: vợt cào, lưới vét đáy và loại giàu định lượng. Vợt cào và lưới vét đáy có nhiều kiểu khác nhau, thường dùng để thu thập vật mãu định tính ở ven bờ hay ở đáy thuỷ vực. Vật mẫu được rửa qua rây lọc để lựa chọn vật mẫu cần thiết. Để định lượng sinh vật đáy, thường dùng các loại gau đáy định lượng. Các loại gàu đáy định lượng đều hoạt động theo một nguyên tắc chung là: ngoạm lấy một khối chất đáy chứa một thể tích nhất định của nền đáy. Số lượng sinh vật đáy có trong khối chất đáy đó sẽ là cơ sở để tính toán số lượng sinh vật đáy có trong thuỷ vực. Sau khi thu mẫu phải định hình ngay để tránh các convaatj ăn thịt nhau hoặc hoạt động trong không gian chật hẹp sẽ làm gẫy rụng một số bộ phận, gây khó khăn trong việc định loại. Dựa vào các đặc điểm hình thái theo các khóa định loại để phân loại mẫu. , hồ là bùn, chất hữu cơ, chỗ sâu nhất là tâm hồ. Thuỷ vực nước đứng có tốc độ dòng chảy chậm, có sự xáo trộn nguồn nước theo các hướng khác nhau ( chủ yếu theo hướng trên xuống). III/Kết quả thực nghiệm -các mẫu thu được chủ yếu là các động vật đáy +ấu trùng chuồn chuồn: thuộc bộ chuồn chuồn(Odonata),là bọn ăn thịt( ăn động vật nhỏ,ấu trùng côn trùng của bộ khác,giun ít tơ…) +ấu trùng bộ cánh nửa(Hemiptera): cánh nửa hô hấp bằng khí trời qua hệ thống ống thở ở phía sau cơ thể, sống chủ yếu ở các thủy vực nước chảy chậm. +ấu trùng của bộ phù du(Ephemeroptera): thiếu trùng bộ phù du sống ở nước, bám vào phía dưới các hòn đá hoặc những nơi có rêu, thường sống ở các thủy vực nước sạch,giàu oxy +sán sống tự do trong nước,2 đầu cơ thể là 2 giác bám giúp di chuyển. +giun 5.bài 5: thực vật bậc cao Thời gian: ngày 28/06/2011 Giảng viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Kim Thanh I/ Mục đích, yêu cầu - Quan sát, nhận biết mối liên hệ giữa thực vật và các điều kiện môi trường sống - Nắm chắc đặc điểm và nhận diện được các ngành thực vật bậc cao. - Nhận thức được sự phân bố của các thảm thực vật trong sự liên quan với các điều kiện môi trường, giải thích sự phân bố cụ thể của các thảm thực vật quan sát được trên các tuyến khảo sát và suy đoán về diễn thế có thể xảy ra trên cơ sở quan sát thực tế. II/ Các yêu cầu khi lấy mẫu thực vật: -Để đảm bảo tính khoa học phải thoả mãn những yêu cầu sau: + Kích thước: mẫu thực vật phải để vừa trong khổ giấy A4 + Đầy đủ các dấu hiệu có thể phân loại được: - Lá: phải thể hiện được hình dạng lá, cách sắp xếp trên cành, 1 cái để ngửa, 1 cái để úp - Cơ quan sinh dưỡng, một phần thân. - Cơ quan sinh sản: hoa, quả.. - Một số họ đặc biệt sử dụng các dấu hiệu riêng + Phải luôn luôn có nhãn, ghi đầy đủ thông tin: người thu mẫu, ngày tháng,số hiệu đánh dấu,tên mẫu và một số dấu hiệu dễ mất như màu sắc hoa… - Yêu cầu đối với mẫu vật là nhất định phải có chứa cơ quan sinh sản thì mới có ý nghĩa cho phân loại và nhận dạng. - Mẫu thu hái xong cần chụp lại ngay, sau đó đem cố định mẫu ép sơ bằng giấy báo khổ A3 trong khung kẹp cho mẫu được giữ phẳng. III/ Vật dụng đi rừng: - Máy định vị GPS giúp xác định vị trí, xác định độ cao, vị trí lấy mẫu, giúp không bị lạc đường - Bản đồ địa hình là tài liệu cơ bản khi đi thực địa. Nên sử dụng bản đồ và máy định vị có cùng một hệ quy chiếu. - Dao: dùng để đánh dấu đường đi, chặt cây lấy đường đi, dùng mũi nhọn bẩy rễ cây để lấy mẫu, hay để tự vệ. - Máy ảnh -sổ ghi chép và bút chì để ghi các thông tin về mẫu vật đặc biệt là các đặc điểm dễ mất đi như màu sắc hoa, quả… IV/ Kết quả thu được: 1.Ngành thông đất: - cơ quan sinh sản là bông lá bào tử - có hai họ: thông đất : lá hình kim và quyển bá: lá hình vảy 2.Họ cúc: - Tiến hóa nhất của thực vật hai lá mầm: hoa mãu 4 hoặc 5, có hai vòng bao hoa. Vòng ngoài là hoa bất thụ, vòng trong là hoa hữu thụ để sinh sản. - hoa có đầy đủ các thành phần nhưng trong quá trình tiến hóa, dài biến thành lông để giúp phát tán nòi giống. - hoa lưỡng tính 3.Họ mua: - lá mọc đối, có gân chính gồm 3 – 5 gân xuất phát từ cuống. - quả bầu dưới. ( các bộ phận của hoa ở phía trên) 4.Họ cói: - thân cỏ, có 3 cạnh 5.Họ thầu dầu: - lá nguyên đơn, hoặc kép lông chim - quả có 3 mảnh vỏ 6.Họ dương xỉ: 7.Họ cà phê: - Lá mọc đối, có lá kèm - Quả bầu dưới - Cánh hoa 8.Họ nho: -Thân leo, tua mọc đối với lá 9.Họ hoa hồng: -Đại diện: cây mâm xôi. 10.Họ trinh nữ - lá kép lông chim, chẵn 2 lần - một số loài thân có thân gai. 11.Nhóm thực vật 1 lá mầm - Lá gồm có phần bẹ lá và phiến lá. Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thành thân giả. Giữa bẹ lá và phiến lá có thìa lìa. 12.Họ gừng: - cây thìa lìa: 13.Họ khoai lang: hoa tràng 5 nhị, lá xẻ 5 thùy hình chân vịt và vặn xoắn quanh thân. -đại diện : cây bìm bịp 14. Họ Combrescacae: quả màu tím. 15. Họ hoa mõm chó: đại diện là cây nhã hoa. 6.Bài 6: thực vật bậc thấp (nấm và tảo) Thời gian: ngày 29/06/2011 Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thùy Liên I/ Mục đích, yêu cầu: - Củng cố những kiến thức về nấm và tảo đã học. - Nắm được phương pháp điều tra, xử lý mẫu và nghiên cứu nấm, tảo ngoài thiên nhiên. - Cung cấp những thông tin, kiến thức về phân bố, sinh thái và vai trò của chọn lọc tự nhiên lên sự đa dạng của nấm và tảo. - Nhận dạng được một số tảo, nấm, thấy được mối liên quan giữa sinh vật và môi trường, trên cơ sở đó, phán đoán nơi sống của nhóm sinh vật này trong môi trường tự nhiên. II/ Mở đầu về nấm và tảo 1. Giới nấm - Ngành nấm nhày: sống hoại sinh trên tàn tích thực vật hoặc trên rác thải, cây mục; có hệ sợi phát triển tạo thành lớp màu vàng trên bề mặt, nhiều bào tử nang. -Ngành nấm noãn: có hệ sợi phát triển, chưa hình thành vách ngăn ngang, hình thành bào tử nang nội sinh (các bào tử hình thành trong nang); thường bám trên các vỏ cây gỗ. - Liên ngành nấm thật: + Ngành nấm túi: hệ sợi phát triển mạnh, hình thành vách ngăn ngang; hệ sợi đơn hạch, quả thể luôn ngửa lên trời. + Ngành nấm đảm: quả thể to, úp xuống; hệ sợi song hạch, phát triển mạnh, hình thành vách ngăn ngang; gồm hai nhóm: - Nấm pha gỗ: nấm lim, nấm Linh chi… - Nấm chất thịt: nấm rơm, nấm mỡ… 2. Giới tảo: -Có 11 ngành trong đó có 4 ngành chính là + Tảo đỏ + Tảo nâu + Tảo silic + Tảo lục có hai nhóm sắc tố: xanh lục và vàng Trong đó, tảo đỏ và tảo nâu sống ở môi trường nước mặn (biển) còn tảo silic và tảo lục sống trong môi trường nước ngọt. III/ Dụng cụ thu mẫu: -Gồm: + Giấy báo (gói mẫu) + Dao nhỏ (lấy mẫu) + Sổ ghi chép và bút chì. + Lọ nhỏ đựng tảo IV/ Cách thu mẫu nấm: có hai cách chính + Nấm pha gỗ: bền, giữ được lâu, đem sấy khô. + Nấm chất thịt: hàm lượng nước nhiều nên không sấy khô mà ngâm trong foocmaldehit 5 - 7 %. * Nơi thu mẫu: nấm chỉ mọc ở những nơi có độ ẩm cao và có nhiều tàn tích thực vật nên muốn thu được mẫu nấm,phải chọn tuyến đi thực địa theo hai tuyến chính là rừng nhiệt đới thường xanh và khu vực nhà dân, trên các hàng rào gỗ mục. IV/Phương pháp thu mẫu: 1.Thu mẫu nấm - cần chú ý quan sat, thu mẫu bằng dao hoạc bằng dụng cụ khác, tuyệt dối không dùng tay.khi quan sát thấy ccs hiện tượng lạ cần ghi một cấh ngắn gọn vào sổ tay - gói mẫu theo kích thước phù hợp với kích thước của nấm và chất liệu của nấm. - sau khi thu mẫu cần xử lí ngay (phơi, sấy, ngâm trong dung dịch bảo quản) không được để lâu vì có thể làm hỏng mẫu 2. đối với tảo: - với mẫu tảo phù du lớn, có thể thu mẫu bằng tay mà không cần dụng cụ khác. - đối với mẫu tảo hiển vi: phải dùng vợt có dây kéo để thu mẫu - đối với mẫu trên đá và thân cây ẩm: dùng dao nhọn tách lấy phần tảo đưa vào hộp petri V/ phân loại mẫu thu được: 1. Mẫu 1: đặc điểm:  Sống kí sinh trên thân cây gỗ  Bào tầng dạng lỗ  thuộc bộ nấm lỗ ( Aphyllophorales)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng