Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập sản xuất bộ môn tdhxn mỏ và dầu khí...

Tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất bộ môn tdhxn mỏ và dầu khí

.PDF
39
368
130

Mô tả:

Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Viêt nam nước ta trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa các lĩnh vực sản xuất, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đã đưa vào nước ta những thiết bị, máy móc hiện đại có tính tự động hóa rất cao để nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm.Các hệ thống tự động hoá đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất, nó cho phép con người giải quyết hầu hết mọi vấn đề trong sản suất một cách tiện lợi nhất và nhanh chóng nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay, và công việc sau này trong hai tuần thực tập em đã có vừa qua em đã có dịp tiếp xúc và nghiên cứu dây truyền sơn điện ly tại công ty Ô tô VIỆT NAM – DAEWOO. Dây là công đoạn sơn quan trọng nhất nhằm đảm bảo cho vỏ xe Ô-Tô chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Công đoạn bao gồm ba phần chính: - Xử lý bề mặt xe trước khi sơn - Sơn điện - Sấy xe ở nhiệt độ cao ( 180oC ) Trong đợt thực tập này em đã tìm hiểu và làm quen với một hệ thống sơn hoàn chỉnh giúp em có thêm kiến thức về môn học 1 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT 1 Giới thiệu về Công ty và Công nghệ lắp ráp Ô tô. 1.1 Vị trí địa lý và nhiệm vụ của công ty: 1.1.1 Địa điểm:  Công ty Ô tô Việt Nam – DAEWOO (VIDAMCO) được xây dựng trên một phần đất của Xí nghiệp Liên hợp cơ khí 7983 thuộc thị trấn Văn Điển, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 12 - 13 km vế phía nam. Diện tích khu xây dựng 48.044 km2. 1.1.2 Đặc điểm địa lý và địa hình:  Phía đông: Cách quốc lộ 1B khoảng 5Km theo đường chim bay.  Phía Tây: Giáp quốc lộ 1A.  Phía Nam: Giáp doanh trại quân đội và khu tập thể quân đội.  Phía Bắc: Giáp khu sản xuất còn lại của xí nghiệp liên hợp cơ khí 7983.  Địa điểm của công ty VIDAMCO có rất nhiều thuận lợi.  Vị trí nằm cách thủ đô không xa, nằm sát quốc lộ 1A thuận lợi cho việc giao dịch và giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.  Nằm ở gần ga Văn Điển trên tuyến đường sắt xuyên việt thuận lợi cho việc chuyên chở vật tư, phụ tùng để phục vụ sản xuất cũng như phân phối và tiêu thụ sản phẩm đến các đại lý trong nước. 1.1.3 Đặc điểm khí hậu:  Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,40C.  Nhiệt độ cực đại trung bình của không khí: 27,30C.  Nhiệt độ cực tiểu trung bình của không khí: 20,50C.  Nhiệt độ cực đại tuyệt đối của không khí: 41,60C.  Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối của không khí: 3,10C.  Độ ẩm tương đối trung bình của không khí hàng năm:  Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất của không khí hàng năm: 10%.  Hướng gió chính:  Mùa lạnh: Hướng đông bắc.  Mùa nóng: Hướng Nam - Đông Nam. 2 83%. Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Vận tốc gió trung bình trong năm: 2,4m/s.  Vận tốc gió lớn nhất: 3,9 m/s.  Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.661mm.  Lượng mưa cực đại trong10 phút = 35,2mm, 30 phút = 56,8mm, 60 phút = 93,4 mm  Tổng số giờ nắng trong năm: 1.646 giờ. 1.2 Giới thiệu dây chuyền công nghệ:  Việc sản xuất ôtô được thực hiện trước tiên là lắp ráp tiến dần đến chế tạo. Trong công nghệ lắp ráp được thực hiện từ lắp SKD tiến lên CKD1 đến CKD2 sau đó là IKD.  Với việc nâng cao dần thiết bị, bộ phận được chế tạo trong nước đối với xe tải và xe bus thì không lắp SKD mà thực hiện ở dạng đến CKD2.  Dạng CKD2, các chi tiết được nhập vào dưới dạng sau:  Cụm thành tổng gồm động cơ hộp số, cần chủ động, trục cardan , các cụm điện và điện tử.  Các chi tiết và của xe như vành, bánh, may ơ, phanh, lốp, giảm sóc... sẽ được lắp ráp tại liên doanh.  Các chi tiết và bán thành phẩm khác sản xuất ở Việt Nam sẽ được kết hợp lắp ráp hoàn chỉnh tại công ty.  Việc lắp ráp ôtô du lịch được tiến hành theo 4 công đoạn sau:  Hàn thân xe và vỏ xe.  Sơn.  Lắp hoàn chỉnh.  Kiểm tra và hiệu chỉnh. 1.2.1 Công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe du lịch:  Các bộ phận thân xe, vỏ khung, gầm xe đã được dập định hình sẵn theo từng loại và được chuyển tới khu vực hàn lắp bằng xe nâng hàng. Mỗi dây chuyền lắp ráp cho 1 loại xe sẽ được bố trí một hệ thống hàn lắp thân, vỏ xe riêng.  Việc định vị các bộ phận thân, vỏ xe trước khi hàn được thực hiện bằng các đồ gá hàn chuyên dùng.  Các chi tiết rời của thân xe, vỏ xe, gầm xe sau khi được định vị xong được hàn ráp lại bằng máy hàn điểm di động. Các mối nối giữa thân xe, vỏ xe, gầm xe tuỳ từng trường hợp, sử dụng phương pháp hàn hồ quang dưới lớp khí bảo vệ (Hàn CO2) hoặc hàn hơi Ôxi- 3 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập Axetylen.  Sau khi hàn xong toàn bộ thân, vỏ xe được kiểm tra lần cuối để sửa lại các mối hàn chưa đạt yêu cầu và làm sạch các mối hàn để chuyển sang khu vực tiền xử lý trước khi sơn.  Công nghệ của công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe được tóm tắt ở sơ đồ sau (H.1.1) Khoang động cơ Ráp cụm thân trước Ráp cụm thân sau Ráp cụm sườn xe Hàn điểm lại và kiểm tra Thiết bị gá chính Cửa giảm sóc Nóc Hoàn thiện và kiểm tra phần kim loại Phân xưởng sơn Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ hàn lắp thân, vỏ xe 1.2.2 Công đoạn sơn xe con:  Sau khi hàn lắp xong và hoàn thiện ở phân xưởng thân xe. Thân xe mộc được đưa vào bộ phận làm sạch sơ bộ. Dầu mỡ, vảy hàn, bụi bẩn được tẩy rửa bằng dụng cụ cầm tay, giấy ráp và dung môi sau đó đưa tới phân xưởng sơn bằng xe đẩy trên đường ray.  Trước khi sơn điện ly bằng phương pháp nhúng người ta phải làm sạch bụi bẩn và tạo điều kiện bề mặt cho catốt (Tức thân xe) để cho quá trình sơn điện ly được tốt. Thân xe sau khi được làm sạch sơ bộ sẽ đưa tới bộ phận tiền xử lý.  Bộ phận này là một hệ thống gồm sáu bể. Tại đây thân xe được lần lượt đi qua mỗi bể bằng hệ thống Mô nô ray điều khiển bằng tay. Tại mỗi bể xe được nhúng chìm và được tự động rửa bằng các bơm tuần hoàn.  Đầu tiên thân xe được đưa vào bể chứa dung dịch kiềm nóng (Degreasing Tank, TK101) ở nhiệt độ 600C, dung tích: 48m3. Tại bể này dầu mỡ được tẩy sạch sau đó thân xe được đưa tới bể chứa nước (#1,2 Water Rinse, TK102) để rửa sạch kiềm và thu hồi lại kiềm còn ở thân 4 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập xe.  Để tạo điều kiện thuận lợi cho bề mặt catốt. Xe được đưa tới bể chứa dung dịch tạo điều kiện bề mặt (Surface Conditioning, TK103) có dung tích: 48m3. Sau khi qua bể này xe được đưa tới bể chứa dung dịch phốt phát (Phosphating, TK104) có dung tích 48m3, tại đây thân xe được phốt phát hoá bằng dung dịch kẽm phốt phát ở nhiệt độ 40  450C bằng hệ thống bơm tuần hoàn. Sau khi phốt phát hoá xong, xe được đưa tới bể chứa nước (#3 Water Rinse, TK1O5) để rửa lớp phốt phát không bám được vào thân xe. Bể có dung tích 48m3. Tại đây xe được rửa tự động bằng hệ thống bơm tuần hoàn. Cuối cùng của bộ phận tiền xử lý xe được đưa tới bể chứa nước khử I-on (DI-Water Rince, TK106) để rửa lại lần cuối trước khi đi vào bể sơn điện ly (Electro-Deposition, ED).  Sau khi đã xử lý xong bề mặt, xe được đưa tới bể sơn ED (TK207) có dung tích 48m3. Bể này gồm một hệ thống bản cực dương dùng làm anốt, cực âm catốt là thân xe. Nguồn điện một chiều để thực hiện quá trình sơn điện ly được cung cấp bằng bộ chỉnh lưu cầu 3 pha. Sơn được đưa vào bể dưới dạng đã được pha chế thích hợp và được bơm tuần hoàn, nhờ có sự tuần hoàn này mà sơn không bị lắng cặn. Sơn luôn được giữ ở một nhiệt độ thích hợp 28  350C. Để đạt được nhiệt độ này hệ thống sử dụng bộ làm lạnh để cung cấp nước có nhiệt độ thấp, nhờ bơm vào bộ trao đổi nhiệt mà sơn được làm lạnh. Xe được nhúng chìm và bắt đầu thực hiện quá trình sơn điện ly. Dưới tác dụng của dòng một chiều sơn được bám trên bề mặt xe. Sau khi sơn xong xe được đưa tới bể U.F Rinse (TK208) để rửa phần sơn không bám được vào thân xe trong quá trình sơn và thu hồi lại lớp sơn dư trên thân xe. Bể này có dung tích là 48m3, tiếp theo xe được đưa đến bể nước khử I-on để rửa lần cuối trước khi đi vào lò để sấy.  Để lớp sơn ED có bề dầy khoảng 25 đến 32m bám chắc chắn, xe được đưa vào bộ phận sấy. Bộ phận này là hệ thống lò ED OVEN, lò có hai buồng sấy. Tại đây xe được sấy trong 25 phút ở nhiệt độ 1650C khi ở trong buồng sấy sơ bộ, ở 1850C khi ở trong buồng sấy chính.  Tiếp theo xe được đưa tới bộ phận đánh bóng và làm sạch những phần sơn không đạt yêu cầu, tại đây thân xe được trát keo, phủ PVC ở gầm và phủ lớp cách âm. Sau đó xe được đưa tới buồng sơn lót (Primer Booth), trước khi được đưa vào buồng sơn lót, xe được làm sạch và thổi bụi. Tại đây lớp sơn lót được tạo ra nhờ thiết bị sơn chuyên dụng bằng súng phun cầm tay. Sau thời gian hong khô (khoảng 10 phút), xe được đưa vào lò sấy sơn lót (Primer Oven) gồm 2 buồng sấy, xe được đưa tới đây và sấy ở 1200C khi ở trong buồng sấy sơ bộ ở 1400C khi ở buồng sấy chính trong thời gian 25 phút. 5 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Sau đó xe được đưa tới một bộ phận mài ướt để đánh bóng và loại lớp sơn không đạt yêu cầu của công đoạn sơn lót. Khi mài xong xe được đưa vào lò để sấy khô (Dry Oven) lớp sơn lót đã được đánh bóng bằng phương pháp mài ẩm. Tại lò này, thân xe được sấy ở 1000C trong khoảng thời gian 8 phút 20 giây.  Tiếp theo xe được đưa vào bộ phận làm sạch bụi bẩn trước khi vào buồng sơn phủ lớp ngoài cùng (Top Booth). Tại đây, công nghệ thực hiện tương tự như ở phần sơn lót, chỉ khác nhiệt độ sấy từ 110-130oC . Khi xe ra khỏi lò này trên thân xe được phủ một lớp sơn là 40  50m. Tiếp theo xe được đưa tới bộ phận kiểm tra sơn và sửa sơn, nếu đạt yêu cầu thì cho xe ra và chuyển tiếp vào phân xưởng lắp ráp nội thất và hoàn thiện. Nếu không đạt yêu cầu thì đưa vào buồng sửa chữa.  Sơ đồ công nghệ của công đoạn sơn xe con được trình bày ở hình sau (H.1.2). Thân xe mộc Tiền xử lý bằng nhúng Sơn điện ly bằng nhúng Sơn lót bề mặt bằng phun Lắp nội thất và hoàn thiện Kiểm tra Sơn phủ lớp ngoài (phun) Hình 1..2: Sơ đồ công nghệ sơn xe ôtô con 1.2.3 Công đoạn lắp ráp và hoàn thiện  Phần vỏ thân xe sau khi sơn phủ lớp cuối cùng được chuyển tới bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận bên trong của thân xe, ở đây việc lắp ráp được tiến hành như sau:  Lắp nội thất (Trim):  Lắp các chi tiết bên trong xe như dây điện, trần, kính, …  Lắp ổ trục và tay phanh vào trục giữa, trục vi sai. Lắp buồng lái, bảng điều khiển, lắp cửa, lắp các bộ phận bên trong như bao gồm ghế, đệm lót, lắp các bộ phận trang trí…  Lắp gầm, động cơ (Chassis)  Chuyển thân xe đã lắp hoàn chỉnh các bộ phận nội thất bên trong tới bộ phận ráp thân vào khung chassis. Khung chassis đã được lắp ráp trước, thân xe được đặt lên khung chassis và tiến hành ráp thân xe vào khung chassis, sau đó lắp tiếp bánh xe. Trong giai đoạn này sử dụng các dụng cụ lắp ráp vạn năng và chuyên dùng, các dụng cụ khí nén như súng bắt vít, clê hơi,... 6 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Việc lắp ráp được tiến hành trên dây chuyền và các thiết bị nâng hạ bằng mônoray.  Các bước công nghệ của công đoạn lắp nội thất và hoàn thiện xe con được tóm tắt ở sơ đồ sau (H.1.3): Ráp cụm giảm xóc Ráp cụm chế Thân xe đã sơn Ráp cụm lốp Dây chuyền lắp đặt nội thất Dây chuyền lắp khung gầm Ráp cụm kính Ráp cụm buồng lái Hệ thống bôi trơn Ráp cụm động cơ Bộ làm mát Ráp cụm trục trước Đến bãi chứa để giao hàng Dây chuyền kiểm tra Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ lắp ráp nội thất và hoàn thiện 1.2.4 Công đoạn kiểm tra:  Khi đi ra phân xưởng lắp ráp nội thất và hoàn thiện, việc lắp rắp hoàn thiện một ôtô đã xong. Xe được đưa tới phân xưởng kiểm tra trước khi xuất xưởng đem ra bãi chứa để giao hàng, ở công đoạn này xe được kiểm tra các yêu cầu sau.  Kiểm tra độ chụm của bánh xe.  Kiểm tra độ trượt – phanh - tốc độ (A.B.S).  Kiểm tra đèn phía trước.  Kiểm tra khói.  Kiểm tra độ kín ga điều hoà.  Kiểm tra bán kính quay.  Kiểm tra độ ổn định.  Kiểm tra độ lọt nước 100% 7 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập Phân xưởng lắp ráp thân xe Phân xưởng sơn thân xe Lắp nội thất hoàn thiện và kiểm tra các cấu kiện thân xe Vật liệu sơn Các phụ tùng nội thất và gầm Giao hàng Kho phụ tùng và vật liệu Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ lắp ráp ôtô con 1.2.5 Sản phẩm: Sản phẩm chính của Công ty Ôtô VIDAMCO gồm có:  Xe du lịch (xe con) Matiz; Lanos; Nubira; Leganza, Magus.  Xe bus: BS - 105; BS - 090; BS - 106 1.3 Giới thiệu hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp. 1.3.1 Công suất.  Tổng công suất đặt của các thiết bị điện: 2928KW+6500KVA, trong đó:  Điện động lực: 2778KW+6500KVA.  Điện chiếu sáng: 150KW  Công suất dự kiến phát triển cho tương lai: 442KW. 1.3.2 Nguồn cấp điện:  Nhà máy được cung cấp điện từ trạm biến áp 110/35/6KV Văn Điển điện áp 6KV bằng hai đường cáp ngầm. 1.3.3 Trạm biến thế:  Nhà máy xây dựng một trạm phân phối 6KV(trạm cắt) và hai trạm biến thế phân xưởng.  Trạm phân phối 6KV(trạm cắt 6kV). Sơ đồ điện trạm bao gồm một hệ thống thanh cái có hai phân đoạn, có hai lộ nhận điện từ nguồn đến hai lộ đặt máy biến áp đo 8 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập lường, một lộ phân đoạn và tám lộ ra cung cấp cho hộ dùng điện trong đó có hai hộ dự phòng. Trạm đặt liền kề với trạm biến thế phân xưởng thân xe có diện tích 77.85m2  Trạm biến thế phân xưởng thân xe và hoàn thiện No.01A. Trạm đặt ở tầng một tại khu vực hàng cột AB trục cột 12, phân xưởng lắp ráp ô tô con No.01 kích thước 9mx10.35m=93.15m2. Nếu tính cả trạm phân phối 6KV kích thước tổng 9mx19m=171m2. Trạm lắp ba máy biến thế 1000KVA, 6.35%/0.4KV,11 tủ phân phối 400V và 3 tủ tụ điện bù để cung cấp cho phân xưởng và các phụ tải chiếu sáng bên ngoài, trung tâm bảo dưỡng No.21, nhà kho No.17, trạm khí nén No.06.  Trạm biến thế phân xưởng sơn No.25. Trạm đặt độc lập bên ngoài phân xưởng, bên cạnh trạm cấp nước No.05 và nhà ăn ca No.04. Kích thước 9mx10.35m=93.25m2. Trạm lắp 3 máy biến thế 1000KVA, 6.35%/0.4KV, 11 tủ phân phối 400V và 3 tủ tụ điện bù để cung cấp cho phân xưởng và các phụ tải cấp nước No.05, nhà nồi hơi No.02, trạm xử lý nước No.07, nhà hành chính No.03, nhà ăn ca No.04.  Thiết bị: Máy biến thế sử dụng loại máy biến thế ngâm trong dầu do Việt Nam sản xuất. Thiết bị 6KV chọn loại tủ trọn bộ lắp máy cắt điện không khí và loại cầu dao cầu chì. Tủ phân phối 0.4KV chọn loại tủ trọn bộ lắp máy cắt điện tự động đóng bằng tay (đối với dòng 2000A có bộ phận đóng bằng điện cắt tự động).  Bố trí thiết bị: Máy biến thế đặt ở các buồng riêng biệt có hố thu đầu, có thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức, có cửa mở ra phía ngoài. Ở trạm biến thế phân xưởng sơn trong buồng máy biến thế có bố trí một cầu dao cách ly. Tủ phân phối 400V đặt trong một buồng riêng kề với buồng máy biến thế. Kết cấu của trạm tường được xây gạch, có lỗ thông gió,hố thu 100% dầu. Hệ thống mương cáp được thiết kế chống thấm có lắp đậy, cáp đi trên giá đỡ trong mương. 1.3.4 Điện trong nhà:  Đường dây: Thuộc lưới điện động lực trong nhà được thiết kế loại 3 pha 4 dây, 2 pha 3 dây. Cáp và dây dẫn loại lõi đồng được cách điện bằng nhựa, vỏ nhựa. Cáp đi trên mương cáp.  Chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng trong xưởng sản xuất. Chiếu sáng cục bộ dùng đèn huỳnh quang lắp trên giàn đỡ, chiếu sáng chung dùng đèn Sodium ở độ cao sát vì kèo. Chiếu sáng cho khu pha chế sơn dùng đèn chống nổ. Trong xưởng bố trí các tủ điều 9 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập khiển hệ thống chiếu sáng, tủ kiểu kín chống bụi. Đường dây chiếu sáng dùng dây lõi đồng. Hệ thống chiếu sáng cho nhà hành chính, nhà ăn ca và các công trình phụ khác dùng phối hợp đèn huỳnh quang, đèn sợi tóc, đèn trang trí. Sử dụng máy cắt điện tự động, cầu chì và hãm đèn để điều khiển và bảo vệ đèn. Dây dẫn dùng loại lõi đồng cách điện bằng nhựa đi theo kết cấu xây dựng và chôn trong lớp vữa trát tường. 1.3.5 Lưới điện bên ngoài: Lưới điện động lực: Đường dây cung cấp điện 6KV từ bên ngoài đến trạm phân phối 6KV và từ trạm phân phối 6KV đến trạm biến thế phân xưởng sơn. Dùng dây cáp ngầm chôn trực tiếp trong đất. Từ trạm biến thế phân xưởng sơn đến phân xưởng sơn dây cáp đi trên máng đỡ dây. Từ trạm biến thế đến các hộ dùng điện khác dây cáp chôn trực tiếp trong đất. Lưới điện chiếu sáng bên ngoài: Chiếu sáng bên ngoài dùng đèn thủy ngân cao áp lắp trên các cột và trên tường của phân xưởng. 1.3.6 Chống sét và nối đất: Chống sét và nối đất cho nhà xưởng và nhà hành chính, đài nước, ống khói... thực hiện theo tiêu chuẩn cho công trình cấp 3. Sử dụng phối hợp giữa kim thu sét tạo thành ô lưới. Bố trí hệ thống cọc, dây nối đất xung quanh. Ngoài ra các kết cấu kim loại đường ống nước được nối đất bổ sung1.3.7.  Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện : - Trạm phân phối điện cao thế Hình 1.5  - Hai trạm phân phối điện hạ thế: hình 1.6 và 1.7 2 Công nghệ xử lý trước và sơn điện ly. 2.1 Lịch sử của sơn điện ly.  Những nghiên cứu phát triển của sơn điện ly được hãng Ford Motor bắt đầu từ năm 1957 dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ George Brewer. Mục đích của những nghiên cứu này là để tìm ra 1 phương pháp chống ăn mòn tốt nhất cho các chi tiết, bộ phận của thân xe ô tô.  Các nhà chế tạo ô tô đã nhận thức rõ ràng rằng quá trình rỉ sét xảy ra bên trong sẽ dần dần phá hỏng các cấu kiện của khung xe. Mặc dù lớp sơn thông thường đã có thể thâm nhập vào tận cùng các hốc của khung xe nhưng chúng lại thường bị tẩy bởi hơi của dung môi trong khi sấy sơn. Vì vậy, nhóm của Tiến sĩ Brewer đã cố gắng tạo nên 1 lớp sơn mà dung môi không thể tẩy chúng được trong suốt quá trình. Những công việc này dẫn đến sự phát triển của sơn điện ly. Bể sơn đầu tiên của hãng Ford hoạt động vào 4/7/1961 dùng để sơn La giăng của 10 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập bánh xe. Bể sơn nhúng cho thân xe được lắp đặt vào năm 1963. Cả 2 bể này đều sử dụng kiểu kết tủa dương cực.  Mặc dù thị trường của sơn điện li sau khi ra đời phát triển một cách vững chắc, nhưng cho đến tận năm 1973, sơn điện li kiểu kết tủa âm cực ra đời, thị trường mới thực sự bùng nổ. Vào năm 1965, chỉ có 1/100 xe được sơn lót bằng sơn điện li; đến năm 1970, đã có 10/100 xe và đến nay, hầu hết các xe đều dược sơn lót bằng phương pháp sơn điện li. 2.2 Ưu nhược điểm của sơn điện ly.  Tạo màng bảo vệ để chống rỉ sét tại tất cả các hốc, các vùng bên trong thân xe  Hiệu quả sử dụng sơn cao, lên đến 95%. Giảm thiểu lượng sơn thất thoát, đặc biệt nếu đem so sánh với phương pháp sơn phun.  Việc sử dụng nước trong quá trình sơn đã gần như loại trừ được hệ thống cứu hoả, hệ thống cấp khí nén và gảm được chi phí cho thiết bị, quản lý và vận hành các hệ thống này.  Do độ nhớt của bể sơn thấp (Ngang bằng với nước) cho nên dễ dàng cho việc bơm và xả trong quá trình sơn.  Do lớp sơn mới không hoà tan trong nước nên cho phép rửa và thu hồi được cặn sơn.  Sơn chưa sấy đủ khô để có thể sờ tay được, dễ dàng cho các thao tác bằng tay.  Khác với sơn bằng phương pháp phun, sơn điện ly không bị chảy trong khi sấy.  Khác với sơn phun, sơn điện ly không bị tẩy bởi hơi dung môi trong khi sấy.  Từ khi quá trình là tự động hoá, nhân công lao động trực tiếp giảm rõ rệt.  Lớp kết tủa được sinh ra một cách liên tục từ phần này đến phần kia. 2.3 Công nghệ xử lý trước và sơn điện ly.  Quy trình công nghệ của sơn điện ly được chia thành 3 công đoạn chính bao gồm: Xử lý trước, Sơn điện ly và Sấy. ở đây chỉ giới thiệu sâu về quá trình xử lý trước và sơn điện ly. 2.3.1 Xử lý trước: Để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sơn điện ly, thân xe ô tô phải được trải qua 1 quá trình xử lý trước khi đưa vào sơn. Hệ thống này gồm 6 bể xử lý (H.1.6).  Tẩy dầu mỡ (Degreasing):  Thông số kỹ thuật: - Nhiệt độ làm việc: 50-600C. - Áp lực bơm tuần hoàn: 2 Bar. - Lưu lượng bơm: 120 m3/h 11 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập - Độ kiềm tự do: 12-17(*) - Thể tích dung dịch: 48 m3 - Thời gian nhúng xe: 3 phút  Sơ đồ công nghệ Hình: 2.1 Sơ đồ công nghệ bể tẩy dầu mỡ TK-101 Đầu tiên, thân xe từ phân xưởng hàn chuyển đến được lau kỹ bằng dầu hoả. Mục đích của công việc này là để tẩy sạch các lớp bụi kim loại, vảy hàn hoặc keo còn dính trên thân xe. 12 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập Sau đó xe được đưa vào nhúng chìm trong bể tẩy đầu mỡ (TK-101) chứa dung dịch kiềm nóng ở 50-600C. Dưới tác dụng của dòng dung dịch được tạo ra bởi bơm tuần hoàn (P-101) với : - áp suất 2 Bar, - Lưu lượng 120 m3/h - Công suất đông cơ bơm 15KW Và hoạt chất hoá học của dung dịch kiềm nóng, thân xe được rửa sạch sẽ khỏi các tạp chất bám vào từ các công đoạn sản suất trước như dầu mỡ, bụi bẩn...  Mô tả hoạt động của bể tẩy dầu mỡ: - Dung dịch trong bể TK-101 được làm nóng lên bởi hệ thống trao đổi nhiệt (HE-101) với nguồn nhiệt là hơi nước ở và được giữ ổn định ở 50-60C. - Để ổn định nhiệt cho dung dịch, dùng hệ thống điều tiết lưu lượng hơi nước cấp cho bể qua van tiết lưu (101/TV/01), được điều khiển bằng thermo couple (101/TC/01) gắn liền với bể. Điều khiển nhiệt độ theo nguyên lý chất lỏng trong thermo couple sẽ co giãn và đóng mở van tiết lưu (101/TV/01). - Bơm P-101 làm việc hút dung dịch từ đáy bể và ngăn phụ qua hệ thống lọc 101/BF/01 bơm tới hệ thống vòi phun 101/PN/01 bố trí trong bể để tạo dòng chảy tuần hoàn liên tục. Bơm nước (P-101) là loại bơm có Đ/C rô to lồng sóc nên khi khởi động do công suất lớn nên người ta dùng chế độ khởi động Y/∆ để hạn chế dòng khởi động. Việc khởi động, dừng Đ/C thực hiện qua nút ấn PBL101 và PB101 tại tủ điều khiển. - Để dễ dàng cho việc bảo dưỡng và sửa chữa bể, người ta lắp đặt 1 bể chứa phụ (TK111). Khi bảo dưỡng bể chính thì bơm toàn bộ dung dịch sang bể phụ bằng cách khoá van 101/BU/01 và mở van 101/BU/05. Sau khi sửa chữa bảo dưỡng xong, dùng bơm P-111 bơm trả lại dung dịch về bể chính TK-101. - Các tạp chất cặn bẩn, dầu mỡ tạo ra khi nhúng xe sẽ tác dụng với hoá chất tạo kết tủa và được lọc bởi bộ lọc 101/BF/01. Khi độ chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của bộ lọc (Đo bởi 2 áp kế 101/PG/01 và 101/PG/02) là 0.5 bar thì tháo bảo dưỡng hoặc thay thế bộ lọc.  Mức dung dịch bể ổn định ở thể tích 48m3, được báo và điều chỉnh bằng cảm biến mức 101/LS/01và hệ thống van 101/Sv/01. - Độ kiềm tự do trong bể được kiểm soát hàng ngày bằng thí nghiệm phân tích và được điều chỉnh bằng hoá chất. 13 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí  Sơ đồ động lực và Báo cáo thực tập S¬ ®å ®iÖn ®éng lùc vµ ®iÒu khiÓn cho b¬m DEGREASING PUMP điều khiển ( hình 2.2) NFB1 NFE103M/75A R S101 S MS1M SMC-20P TH1 R101 U101 CT1(50/ 5A) V101 T101 T W101 PM1 MS1D SMC-20P 15KW Z101 X101 A1 (0-50A) Y101 MS1S SMC-20P E E PT100 PY100 PB101 PBL101 PR1100X MS 1M MS1M TR101 MS1D MS 1S MS1S MS 1D TR 100 PL 101 TH1 PR 1100 X PS100 21F-G S0 S1 Ta PR 500X Tb PR 501 Tc E1 E2 E3 PS-1 14 DEGREASING TANK LEVEL SWITCH HIGH LEVEL Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập PT100 PY100 SS104 A/S/M PR501 PR 602 DEGREASING TANK SOL VALVE PL 103 PR602 SOL100 F1 / 2A PR500X PR 1300 X PR1100X PR1300X PR1400 TR1400 B/Z BUZZER PB125 PR 1400 BUZZER STOP PR1400 TR 1400 FLICKER TIMER PATROL LIGHT Hình : 2.2 Khởi động động cơ: ấn nút PBL101 công tắc tơ MS1M, MS1S và rơ le thời gian TR100 có điện, tiếp điểm MS1M đóng lại làm nhiệm vụ duy trì cho động cơ hoạt động, đồng thời đèn báo PL101 sáng. Động cơ đuợc khởi động ở chế độ đấu Y. Sau một thời gian chỉnh định rơ le thời gian TR100 tác động, công tắc tơ MS1S mất điện, công tắc tơ MS1D có điện động cơ được làm việc ở chế độ đấu . Khi quá tải rơ le nhiệt TH1 tác động làm cho rơ le trung gian PR1100X có điện, tiếp điểm thường đóng PR1100X mở ra làm cho công tắc tơ MS1M mất điện động cơ dừng hoạt động, rơle trung gian PR100X có điện làm cho rơle PR1300X có điện . Tiếp điểm thường mở của rơle PR1300X đóng lại làm cho còi báo động kêu và đèn báo sự cố PATROL LIGHT quay và sáng. Để tắt còi ta ấn nút dừng PP125. Kiểm tra mức dung dịch trong bể: 15 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập Người ta lắp một sensor báo mức PS-1. Khi mức nước ở dưới mức quy định thì rơle trung gian PR501 có điện làm cho rơle trung gian PR602 có điện và đèn báo PL131 sáng. Khi PR602 có điện mở cho van điện từ SOL100 cấp thêm nước thường vào bể. Khi mức nước ở bể cao quá mức quy định thì rơle trung gian PR500X có điện làm cho rơle trung gian 1300X có điện làm cho còi và đèn báo sự cố hoạt động như trên.  Rửa nước thường (#1,2 Water Rinse):  Sơ đồ công nghệ Thân xe sau khi qua bể tẩy dầu mỡ được đưa vào nhúng chìm trong bể nước sạch, dưới tác dụng của các vòi phun và dòng nước tuần hoàn, dung dịch kiềm bám trên xe sẽ được rửa sạch. Hình: 2.3 Sơ đồ công nghệ bể rửa TK-102 16 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Thông số kỹ thuật:  Áp lực bơm tuần hoàn: 2 Bar.  Lưu lượng bơm: 78 m3/h  Công suất động cơ bơm 11KW  Độ pH: 6-8  Thể tích nước: 48 m3  Thời gian nhúng xe: 30 s  Mô tả sự hoạt động của bể: Bơm P-102 làm việc hút nước từ đáy bể và ngăn phụ qua hệ thống lọc 102/BF/01 bơm tới hệ thống vòi phun 102/EN/01 bố trí trong bể để tạo dòng chảy tuần hoàn liên tục.  Trên bề mặt bể, bố trí hệ thống vòi phun nước để phun trực tiếp vào xe tăng cường khả năng làm sạch.  Mức nước bể được báo và điều chỉnh bằng cảm biến mức 102/LS/01 và hệ thống van 102/Sv/01.  Khởi động và dừng bơm được thực hiện bởi nút ấn PBL202 và PB102, Đ/C bơm là loại rô to lồng sóc công suất vừa phải nên ta dùng phương pháp khởi động trực tiếp.  Sau 1 thời gian làm việc, nước bể sẽ bị bẩn và được xả đi khi độ pH của nước bể vượt quá 8.  Tạo điều kiện bề mặt (Surface Conditioning):  Sơ đồ công nghệ Từ bể rửa TK-102, thân xe được đưa dến nhúng chìm vào bể chứa dung dịch tạo điều kiện bề mặt TK-103. Tại đây, dưói tác dụng của hoá chất, thân xe sẽ sẵn sàng cho quá trình phốt phát hoá tiếp theo.  Thông số kỹ thuật:  Áp lực bơm tuần hoàn: 2 Bar.  Lưu lượng bơm: 78 m3/h  Công suất động cơ bơm 11KW  Độ pH: 8–9  Độ kiềm tổng: 3 – 4.5  Thể tích dung dịch: 48 m3 17 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Thời gian nhúng xe: 30 s Hình: 2.3 Sơ đồ công nghệ bể rửa TK-102  Mô tả sự hoạt động của bể:  Bơm P-103 làm việc hút dung dịch từ đáy bể và ngăn phụ qua hệ thống lọc 103/BF/01 bơm tới hệ thống vòi phun 103/EN/01 bố trí trong bể để tạo dòng chảy tuần hoàn liên tục.  Trên bề mặt bể, bố trí hệ thống vòi phun nước để phun trực tiếp vào xe tăng cường khả năng làm sạch xe trước khi đưa xuống bể. 18 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Khởi động và dừng bơm được thực hiện bởi nút ấn PBL203 và PB103, Đ/C bơm là loại rô to lồng sóc công suất vừa phải nên ta dùng phương pháp khởi động trực tiếp.  Mức nước bể được báo và điều chỉnh bằng cảm biến mức 103/LS/01 và hệ thống van điện từ 103/SV/01.  Độ kiềm tổng và độ pH của dung dịch được đo và phân tích để điều chỉnh bằng hoá chất.  Phốt phát hoá bề mặt (Phosphating): Sau khi qua bể tạo điều kiện bề mặt, thân xe đưa tới nhúng chìm trong bể chứa dung dịch phốt phát (TK-104). Quá trình này nhằm mục đích tạo lớp nền để sơn điện ly dễ dàng bám chặt trên bề mặt kim loại.  Thông số kỹ thuật:  Công suất động cơ bơm P-104 15KW  Áp lực bơm tuần hoàn P-104: 2 Bar.  Lưu lượng bơm P-104: 120 m3/h  Áp lực bơm P-144: 1 bar  Thể tích dung dịch: 48 m3  Nhiệt độ dung dịch: 40-45C  Nhiệt độ nước nóng: 80-90C  Thời gian nhúng xe: 180 s 19 Bộ môn :TDHXN Mỏ Và Dầu khí Báo cáo thực tập  Sơ đồ công nghệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan