Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BÁO CÁO THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI HẠT KIỂM LÂM LIÊN HUYỆN RPH BĐ CHI CỤC KIỂM LÂM BẠ...

Tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI HẠT KIỂM LÂM LIÊN HUYỆN RPH BĐ CHI CỤC KIỂM LÂM BẠC LIÊU

.PDF
28
583
73

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI HẠT KIỂM LÂM LIÊN HUYỆN RPH BĐ CHI CỤC KIỂM LÂM BẠC LIÊU
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/309010590 Báo cáo Rèn nghề chuyên ngành Lâm sinh _ Nguyễn Văn Hiểu CTU Chapter · January 2016 CITATIONS READS 0 692 1 author: Nguyen Van Hieu Can Tho University 15 PUBLICATIONS 0 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: I am working on right now View project All content following this page was uploaded by Nguyen Van Hieu on 12 October 2016. The user has requested enhancement of the downloaded file. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ------------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI HẠT KIỂM LÂM LIÊN HUYỆN RPH BĐ CHI CỤC KIỂM LÂM BẠC LIÊU BÁO CÁO RÈN NGHỀ CHUYÊN NGÀNH LÂM SINH Mã ngành: D620205 SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN VĂN HIỂU MSSV: B1311054 Lớp Lâm Sinh Khóa 39 Cần Thơ – 2016 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU MSSV: B1311054 Lớp Lâm sinh khóa 39 – Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ. Thực tập tại: CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH HẬU BẠC LIÊU Thời gian thực hiện: từ ngày 22/05/2016 đến ngày 01/072016 Nhận xét của cơ quan thực tập: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………….... Cần Thơ, ngày…..tháng….. năm..... 2016 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Xác nhận của thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) ii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt Ban lãnh đạo Rừng phòng hộ biển đông Phòng cháy chữa cháy rừng Đồng bằng song Cửu Long Đồng chí Ủy ban nhân dân Hiệp hội sinh thái rừng ngập mặn quốc tế BLĐ RPHBĐ PCCR ĐBSCL Đ/C UBND ISME DANH SÁCH HÌNH Hình 1 2 3-4 5 6 7-8-9 10 11 12 13 14 Tựa hình Mô hình canh tác Tôm rừng tại Bạc Liêu Chặt tỉa thưa rừng đước tại Bạc Liêu Rừng đước – mấm là loại rừng đặc trưng tại khu vực ven biển Bạc Liêu Xói lở bờ biển tại tỉnh Bạc Liêu Quá trình tái sinh đang diễn ra tại khu vực bồi tụ ven biển Mô hình rừng tôm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân Đào nghêu Tìm hang đào bắt cua biển Dùng lưới mành đánh bắt cá kèo non đang vào mùa Vị trí vườn chim trên google earth trong lòng TP. Bạc Liêu. Điện gió bên cánh rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu iii Trang 11 12 13 14 15 16 16 17 17 18 18 LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học Cần Thơ, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân còn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và nhiệt tình hỗ trợ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành cám ơn đến: Quý thầy cô giảng dạy, đặc biệt là quý thầy cô trong Bộ môn Tài nguyên đất đai đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, chia sẽ kinh nghiệm trong thực tế và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Thầy Võ Quang Minh, Thầy Trần Văn Hùng, Thầy Võ Quốc Tuấn đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em phát triển trong suốt quá trình học tập, giúp em có định hướng đúng trong học tập và lựa chọn cơ quan thực tập rèn nghề. Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu đã tạo điều kiện và hỗ trợ em trong quá trình thực tạp rèn nghề. Quý anh chị kiểm lâm Bạc Liêu đã nhiệt tình hỗ trợ và chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức xã hội và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình em thực hiện khóa thực tập rèn nghề của mình. Cám ơn các bạn trong lớp Lâm sinh khóa 39 đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt cám ơn đến hai bạn Nguyễn Thị Thảo Nguyễn và Trương Thị Thu Tư đã cùng tôi tham gia khóa thực tập rèn nghề tại đơn vị thực tập cùng chia sẻ nhau những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ngành Lâm sinh. Cảm ơn gia đình đã quan tâm, chăm sóc, tạo nguồn động lực để con vượt qua những khó khăn và phấn đấu trong học tập, cùng con chia sẽ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, là chỗ dựa vững chắc để con tự tin bước đi trên con đường học tập. Xin chân thành cám ơn ! iv MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU Thực tập rèn nghề là một phần trong chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Lâm sinh của trường Đại học Cần Thơ. Thực tập rèn nghề sẽ cung cấp các kiến thức thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên (SV) cơ hội tiếp xúc với các việc làm cụ thể trong ngành, giúp cho sinh viên củng cố thêm các kiến thức chuyên môn đã học, nâng cao khả năng giao tiếp, quản lý, khả năng làm việc và tiếp cận thực tế sản xuất trong lâm nghiệp. Học phần thực tập nghề nghiệp được tính 2 tín chỉ trong chương trình đào tạo ngành Lâm sinh. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC + Rèn luyện kỹ năng chuyên môn cơ bản liên quan đến chuyên ngành đào tạo. + Tiếp xúc với thực tế để hiểu rõ hơn thực tế sản xuất nông - lâm nghiệp. + Nắm bắt nghiệp vụ công tác trong ngành Kiểm Lâm. + Nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử trong quá trình thực tập. + Khảo sát, Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng ngập mặn tại khu vực mà đơn vị thực tập quản lí. + Biết cách điều tra, phỏng vấn, thu thập, tổng kết số liệu, viết báo cáo và trình bày báo cáo. + Tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. III. THỜI GIAN Thực tập rèn nghề trong học kỳ III cuối khóa có trong Danh mục chương trình đào tạo Đại học từng năm cho từng khoá mà chuyên ngành Lâm sinh đã xây dựng. IV. ĐƠN VỊ THỰC TẬP  Chi cục kiểm lâm Bạc Liêu  Hạt kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ Biển đông  Các trạm kiểm lâm trực thuộc v MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA.................................................................................................................i XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................................... ii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. iii DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. v I. GIỚI THIỆU............................................................................................................... v II. MỤC TIÊU MÔN HỌC.......................................................................................... v III. THỜI GIAN ............................................................................................................ v IV. ĐƠN VỊ THỰC TẬP .............................................................................................. v PHẦN I. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................................................... 1 1. Vị trí: .......................................................................................................................... 1 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Hạt kiểm lâm liên huyện RPH BĐ ....................................... 1 PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC TẬP ...................................................................................... 3 I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM 2015 ................ 3 1. Công tác tuyên truyền: ............................................................................................ 3 2. Công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng: .................................................................. 4 3. Công tác giao khoán rừng, việc thực hiện của các hộ nhận khoán: ........................ 5 4. Công tác phát triển theo dõi và diễn biến rừng ....................................................... 6 5. Công tác thanh tra – pháp chế ................................................................................. 7 6. Công tác PCCR và Kiểm Lâm địa bàn ................................................................... 7 7. Thực hiện một số công việc khác ........................................................................... 8 8. Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém tại đơn vị ................................... 9 II. CÔNG TÁC THỰC ĐỊA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ .......... 10 1. Khảo sát mô hình Tôm - rừng ............................................................................... 10 2. Khảo sát rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu ......................................................... 12 3. Một số việc làm được hướng dẫn thực hiện trong suốt quá trình thực tập rèn nghề ngành Lâm sinh tại đơn vị Hạt Kiểm Lâm .................................................................. 19 4. Một số hình ảnh thu thập trong quá trình thực tập................................................ 19 PHẦN III. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 20 I. Kết luận .................................................................................................................... 20 vi II. Kiến nghị ............................................................................................................... 20 1. Đối với đơn vị thực tập: ........................................................................................ 20 2. Đối với đơn vị đào tạo: ......................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 20 vii PHẦN I. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Vị trí: Hat Kiểm lâm liên huyện rừng phòng hô Biển đông là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Bạc Liêu, được thành lập theo Quyết định 493/QĐ-UB ngày 10 thạng năm 2002 của ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Rừng phòng hộ biển đông do Hạt kiểm lâm quản lý có ranh giới chạy theo phía nam sông Bạc Liêu trở ra biển, phía đông giáp xã Lai Hòa, tỉnh Sóc Trăng, chạy dọc theo ven biển đến thị trấn Gành Hào giáp tỉnh Cà Mau. Có chiều dài 56km; Có tổng diện tích rừng và đất rừng là 4.633,3 ha, chủ yếu là loài mắm lấn biển và rừng đước trồng. Rừng phòng hộ rất giàu tiềm năng và tính đa dạng sinh học, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, hạfcn chế xói lở, bảo vệ đê điều, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển dâng... Bên cạnh đó, rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu là nơi cung cấp các sản phẩm từ rừng, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái, giải quyết công ăn việc làm cho người dân góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; ngoài ra rừng phòng hộ còn có một vị trí chiến lược đối với quốc phòng, an ninh vùng rừng, vùng biển; đặc biệt trong điều kiện hiện nay rừng phòng hộ ven biển càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hạt kiểm lâm là đơn vị trực thuộc Chi cục kiểm lâm Bạc Liêu với chức năng nhiệm vụ làm tham mưu cho Chi cục kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có rừng trên địa bàn tỉnh, thừa hành pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hạt kiểm lâm được đóng trên địa bàn Ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Hạt kiểm lâm liên huyện RPH BĐ Quản lý bảo vệ rừng là công việc rất khó khăn phức tạp, nó đòi hỏi người tham gia phải ý thức được việc bảo vệ rừng, cần có sự chung sức của nhiều người, cần phải có một bộ máy tổ chức hoạt động hoàn chỉnh. Bộ máy đó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương, nó quyết định đến tính hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Hạt Kiểm lâm có tổng số cán bộ công nhân viên là 36 đồng chí. Trong đó: biên chế 23 đồng chí; hợp đồng dài hạn trong chỉ tiêu biên chế 05 đồng chí; hợp đồng ngắn hạn 08 đồng chí. Gồm 08 Trạm Kiểm lâm trực thuộc được bố trí phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm xác định công tác cán bộ là hàng đầu để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của đơn vị. Trong năm qua Hạt Kiểm lâm cùng Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tạo điều kiện cho các đồng chí đi học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tốt trong công tác; Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm cố gắng sắp xếp, luân chuyển cán bộ để phù hợp công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Hạt quản lý. * Bộ máy tổ chức như sau: - BLĐ Hạt gồm: 03 Đ/c ( 01 Đ/c Hạt trưởng và 02 Đ/c Phó Hạt trưởng) - Bộ phận Tổ chức – Hành chính + Bộ phận Pháp chế – Thanh tra (kiêm Tổ kiểm lâm Cơ động) + Bộ phận Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng gồm: 03 Đ/c - Có 08 Trạm Kiểm lâm trực thuộc gồm: 28 Đ/c 1 Cán bộ, công chức người lao động của đơn vị tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình trong công tác, tích cực với nhiệm vụ được phân công, về trình độ cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay. Tuy nhiên, có những mặt còn hạn chế do một số đồng chí chưa được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đề nghị Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tiếp tục liên kết đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên để đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc hiện nay và những năm tiếp theo. CHI CỤC KIỂM LÂM BẠC LIÊU HẠT KIỂM LÂM LIÊN HUYỆN RPP BIỂN ĐÔNG Bộ phận thanh tra pháp chế Trạm kiểm lâm Xiêm Cán Trạm kiểm lâm Nhà Mát Bộ phận kỹ thuật Trạm kiểm lâm Vườn Chim Trạm kiểm lâm 30/4 Trạm kiểm lâm Kinh Tế Bộ phận tổng hợp Trạm kiểm lâm Số 4 Trạm kiểm lâm Gò Cát Trạm kiểm lâm Gành Hào Hình 1: Sơ đồ tổ chức quản lý lãnh đạo của Hạt Kiểm Lâm RPHBĐ Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy công tác quản lý bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm huyện RPHBĐ triển khai từ ban lãnh đạo hạt xuống các bộ phận tham mưu quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Các bộ phận tham mưu trực tiếp triển khai các hoạt động cũng như chính sách tới trạm kiểm lâm các cụm. Sau đó kiểm lâm các cụm phối hợp cùng với chính quyền các cấp thuộc địa bàn mình quản lý và phối hợp với bà con cùng thực hiện. 3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Hạt Kiểm lâm Liên huyện rừng phòng hộ Biển đông (RPHBĐ): 3.1.1. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng 2 trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách. 3.1.2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: a) Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; b) Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn; c) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; d) Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng; đ) Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công. 3.1.3. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: a) Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; b) Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; c) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm; d) Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; đ) Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác; e) Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC TẬP I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM 2015 1. Công tác tuyên truyền: - Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm coi công tác tuyên truyền là trọng tâm, hàng đầu là khâu then chốt bảo vệ rừng tận gốc, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ bảo vệ 3 rừng, làm cho mọi người dân hiểu được tầm quan trọng và giá trị to lớn của rừng đối với đời sống con người. - Công tác tuyên truyền được thực hiện phong phú, đa dạng với nhiều hình thức, ngoài dùng loa phóng thanh tuyên truyền tại chỗ, cán bộ còn tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến các cụm dân cư, phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở, với Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp dân, họp tổ tự quản, lồng ghép các chương trình phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ rừng đến tận khóm, ấp, khu dân cư thông qua đó người dân hiểu và tự giác chấp hành Luật Bảo vệ và phát triển Rừng. Tính đến cuối tháng 11 năm 2015, các Trạm Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền được: 830 lượt. - Trong đó: + Tuyên truyền đến cụm dân cư : 830 lượt, có 4.817 lượt người tham dự. 2. Công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng: Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ chính, Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ xâm hại đến rừng xảy ra. Trong năm, các Trạm kiểm lâm kết hợp với địa phương và các Đồn Biên Phòng ven biển, BQL Vườn Chim, Hạt Đê Điều tổ chức tuần tra quản lý bảo vệ rừng cụ thể như sau:  Tổ chức tuần tra QLBVR : 1.610 đợt + Trong đó - Trạm tự tổ chức tuần tra: 1.331 đợt. - Trạm kết hợp địa phương: 188 đợt. - Trạm kết hợp với Biên phòng : 22 đợt. - Trạm kết hợp BQL Vườn Chim : 60 đợt. - Kết hợp Hạt Đê Điều: 9 đợt.  Phát hiện vi phạm: 274 vụ.  Giáo dục tại chỗ (vào rừng phòng hộ bẻ củi khô, đào bắt sâm đất): 191 vụ.  Xử phạt vi phạm hành chính: 83 vụ. - Phạt tiền: 83 vụ. - Tổng số tiền thu phạt hành chính: 153.900.000 đồng (Một trăm năm mươi ba triệu, chín trăm nghìn đồng). + Đã thực hiện: 71 vụ, số tiền: 81.250.000 đồng (Tám mươi mốt triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng) + Chưa thực hiện: 12 vụ, số tiền: 72.650.000 đồng (Bảy mươi hai triệu, sáu trăm năm mươi nghìn đồng) Trong đó: - UBND xã xử phạt: 03 vụ, số tiền: 1.000.000 đồng. - Các trạm Kiểm lâm xử phạt: 09 vụ, số tiền: 5.750.000 đồng. - Hạt Kiểm lâm xử phạt: 71 vụ, số tiền: 147.150.000 đồng. * Hành vi vi phạm. - Phá rừng trái pháp luật: 19 vụ - Vi phạm các quy định chung của nhà nước về BVR: 09 vụ - Khai thác rừng trái phép: 52 vụ 4 - Vận chuyển lâm sản trái phép: 02 vụ - VP thủ tục hành chính trong mua bán, vận chuyển lâm sản: 01 vụ  Diện tích rừng bị thiệt hại. * Thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. - Thiệt hại về rừng: 8.313 m2. + Rừng trồng: 4.591 m2. + Rừng tự nhiên: 3.722 m2. - Lâm sản (Gỗ): 2,690 m3. - Đước trồng: 466 cây - Mấm tự nhiên: 20 cây. * Thiệt hại do mưa nhiều làm thay đổi môi trường đột ngột, xảy ra hiện tượng yếm khí, xì phèn, lượng lá cây rụng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường dẫn đến rừng bị chết với diện tích: 23.885 m2 (Hòa Bình 4.573 m2; Đông Hải 19.312 m2). * Thiệt hại bị chết do sâu bệnh với diện tích: 11,3ha ( Hòa Bình 10,5 ha; Đông Hải 0,8 ha) rừng trồng trong đê theo Quyết định 05/QĐ-SNN ngày 07/01/2014 của SNN&PTNT về việc phê duyệt phương án thiết kế kỹ thuật - dự toán trồng rừng phía trong đê năm 2014. 3. Công tác giao khoán rừng, việc thực hiện của các hộ nhận khoán: Thực hiện Công văn 441/UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc tiếp tục hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp đối với các hộ nhận khoán đất rừng phòng hộ ven biển. - Trong năm 2015 Chi cục Kiểm lâm đã ký lại hợp đồng giao khoán đối với 77 hộ nhận khoán hết hạn hợp đồng giao khoán từ ngày 15/10/2013 thuộc hai huyện (Hòa Bình: 08 hộ, Đông Hải 69 hộ). - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu đã trình UBND tỉnh xin phép thanh lý Hợp đồng giao khoán cũ và ký lại hợp đồng giao khoán mới với thời hạn 20 năm đối với 48 hộ nhận khoán hết thời gian nhận khoán để các hộ yên tâm sản xuất. + Năm 2014 huyện Đông Hải có 02 hộ nhận khoán hết hạn hợp đồng. + Năm 2015 có 46 hộ hết hạn hợp đồng (Thành Phố Bạc Liêu 05 hộ; Hòa Bình 39 hộ; Đông Hải 02 hộ). - Tổng số hộ hợp đồng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tính đến cuối năm 2015 là 397 tập thể, hộ gia đình(392 hộ gia đình, 05 tổ chức), với tổng diện tích 3.089 ha cụ thể như sau: + Trạm Kiểm lâm Xiêm Cán (5 hộ gia đình và 01 tập thể); + Trạm Kiểm lâm Nhà Mát (65 hộ gia đình); + Trạm Kiểm lâm 30/4 (59 hộ gia đình); + Trạm Kiểm lâm Kinh Tế (104 hộ gia đình và 01 tập thể); + Trạm Kiểm lâm Số 4 (120 hộ gia đình); + Trạm Kiểm lâm Gò Cát (38 hộ gia đình và 03 tập thể). 5 + Riêng với Trạm Kiểm lâm Gành Hào, Trạm Kiểm lâm Xiêm Cán và một phần diện tích của Trạm Kiểm lâm Gò Cát thì đơn vị các Trạm tự quản lý. Việc giao khoán đất lâm nghiệp cho người dân quản lý bảo vệ rừng, kết hợp nuôi trồng thủy sản là phù hợp với chủ trương của Đảng, đúng với quy định của Nhà nước, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo rừng có chủ và bảo vệ rừng tận gốc. Việc giao khoán được thực hiện theo hợp đồng, quy định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên giao và nhận khoán, có hệ thống trạm Kiểm Lâm quản lý trực tiếp và kiểm tra, giám sát, quản lý, bảo vệ rừng và xử lý vi phạm. Nhìn chung, đa số các tổ chức, hộ gia đình nhận khoán đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những quy định trong hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp, từ đó công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất nuôi trồng thủy sản kết hợp ngày càng được thực hiện tốt hơn. 4. Công tác phát triển theo dõi và diễn biến rừng 4.1. Công tác phát triển rừng Thực hiện Quyết định số: 1183/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một phần phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích khi thi công các hạng mục khi thi công các hạng mục thuộc dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Thực hiện Quyết định 578/QĐ-SNN, ngày 02/02/2015 của Giám đốc Sở NN&PTNT về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật trồng rừng phòng hộ ven Biển Đông tỉnh Bạc Liêu năm 2015. - Trong năm 2015 Hạt Kiểm lâm kết hợp cùng phòng Kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng, các trạm Kiểm lâm trực thuộc trồng mới, trồng dặm diện tích 64,45 ha rừng Đước trên diện tích nhận khoán của 102 tổ chức, hộ gia đình thuộc địa bàn hai huyện Hòa Bình và Đông Hải. - Thực hiện công tác trồng rừng phía trong đê biển Đông năm 2015 với tổng diện là: 6,2 ha bằng loài cây đước trên địa bàn xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình. 4.2. Công tác theo dõi diễn biến rừng - Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được cập nhật thường xuyên trên địa bàn các Trạm kiểm lâm quản lý, đặc biệt là diện tích rừng trồng hiện có và rừng phòng hộ xung yếu cấm tác động, Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm trực thuộc cập nhật theo dõi tình hình công tác diễn biến tài nguyên rừng, để đề xuất Ban lãnh đạo Chi cục Kiêm lâm có kế hoạch xây dựng phương án trồng mới và trồng bổ sung trên diện tích rừng bị thiết hại do vi phạm hành chính gây ra. - Trong năm 2015 qua theo dõi diện tích rừng và đất rừng bị thiệt hại là: 145.198 m2 + Thiệt hại về rừng do vi phạm hành chính: 8.313 m2 + Thiệt hại do mưa nhiều làm thay đổi môi trường đột ngột, xảy ra hiện tượng yếm khí, xì phèn, lượng lá cây rụng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường dẫn đến rừng bị chết với diện tích: 23.885 m2. + Thiệt hại bị chết do sâu bệnh với diện tích: 11,3ha rừng trồng trong đê theo Quyết định 05/QĐ-SNN ngày 07/01/2014 của SNN&PTNT về việc phê duyệt phương án thiết kế kỹ thuật - dự toán trồng rừng phía trong đê năm 2014, - Trong năm 2015 Hạt Kiểm lâm đã ký chuyển đến Chi cục Kiểm lâm 17 bộ hồ sơ xin chuyển quyền nhận khoán đất lâm nghiệp (Hòa Bình 12 bộ; Đông Hải 5 bộ) 6 - Ký duyệt hồ sơ xin nạo vét cải tạo kênh cũ 157 hồ sơ. Trong đó: + Trạm Kiểm lâm Nhà Mát: 23 hồ sơ + Trạm kiểm lâm Kinh Tế: 54 hồ sơ + Trạm Kiểm lâm Số 4: 41 hồ sơ + Trạm Kiểm lâm Gò Cát: 21 hồ sơ 5. Công tác thanh tra – pháp chế 5.1. Công tác in ấn, cấp phát, quản lý sử dụng Ấn chỉ pháp chế: Thực hiện chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm và Phòng Thanh tra-pháp chế, ngay sau khi Nghị định: 157/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Hạt kiểm lâm đã chủ động in ấn các biểu mẫu theo quy định tại Nghị định: 81/2013/NĐ-CP để cấp, phát cho các Trạm kiểm lâm. Việc cấp phát, quản lý sử dụng ấn chỉ được kiểm tra chặt chẽ, tất cả phải có sổ theo dõi, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. 5.2. Công tác xử lý vi phạm hành chính: Trong năm 2015 (tính đến hết ngày 30 tháng 11) đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính, và chuyển cơ chức năng xử phạt là: 83 vụ với số tiền 153.900.000đ. (có danh sách chi tiết kèm theo ), tăng ……% số vụ so với cùng kỳ năm 2014 (tăng 47 vụ); trong đó cơ quan Kiểm lâm xử lý 80 vụ với số tiền: 152.900.000đ (đã thực hiện xong: 69 vụ với số tiền: 80.400.000đ, chưa thực hiện 11 vụ, số tiền: 72.500.000đ); chính quyền địa phương các xã xử lý: 03 vụ với số tiền: 1.000.000đ (đã thực hiện được 02 vụ, số tiền 850.000 đồng, chưa thực hiện 01 vụ, số tiền 150.000 đồng). Ngoài ra, còn nhắc nhở, giáo dục tại chỗ : 191 vụ. 5.3. Công tác giải quyết đơn thư – khiếu nại tố cáo Trong năm 2014 Hạt kiểm lâm nhận được 01 đơn yêu cầu của người dân, cụ thể là đơn yêu cầu của ông Đào Văn Lập, sinh năm 1944 cư ngụ ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, trong đơn có xác nhận của UBND xã Long Điền Đông chuyển đến Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm xem xét giải quyết và giấy ủy quyền của 06 hộ dân nhận hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp cho ông Đào Văn Lập đứng ra đại diện yêu cầu ông: Châu Văn Đống, cùng ngụ địa chỉ trên phải trả lại đường kênh mà ông Đống đang sử dụng là của nhà nước để tập thể lấy nước. Đến năm 2015 Hạt kiểm lâm đã phối hợp với phòng Thanh tra – Pháp chế Chi cục Kiểm lâm và chính quyền địa phương điều tra, xác minh làm rõ, giải quyết xong theo quy định. 6. Công tác PCCR và Kiểm Lâm địa bàn 6.1. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Trong năm 2015 Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm trực thuộc Hạt Kiểm lâm, Tổ kiểm lâm cơ động và Bộ phận kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng, chủ động kết hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, nhằm nhắc nhỡ người dân có ý thức trong phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là ở những nơi có khả năng cháy cao như các khu rừng Phi lao, khu rừng có nhiều thực bì, cây dây leo… từ đó công tác cháy rừng được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm cũng thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo Trạm Kiểm lâm Vườn Chim kiểm tra, đôn đốc, giám sát chủ rừng (Ban quản lý Vườn Chim) thực hiện đúng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong năm qua không có vụ cháy rừng nào xảy ra. 7 6.2. Công tác Kiểm lâm địa bàn: Hạt Kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ biển đông quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn 02 huyện và 01 thành phố gồm: 10 xã, phường, thị trấn ven biển có rừng; để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm đã có quyết định phân công Kiểm lâm phụ trách địa bàn ở cả 10 xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hạt quản lý với 08 kiểm lâm địa bàn; Hạt Kiểm lâm đã tổ chức quán triệt kịp thời chủ trương này đến tất cả cán bộ công chức Kiểm lâm, đặc biệt là làm rõ vai trò, trách nhiệm của công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn xã. Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm trực tiếp làm việc với UBND các xã, thị trấn có rừng để xác định các nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn. Nêu rõ mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn xã trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; Tuy nhiên, do đặc thù của địa phương Kiểm lâm phụ trách địa bàn đồng thời là Trạm trưởng hoặc Phó Trạm trưởng các Trạm Kiểm lâm, có trụ sở riêng biệt, không ở tại trụ sở xã, phường, thị trấn. Nhìn chung cán bộ công chức kiểm lâm khi được phân công phụ trách địa bàn xã đã có nhiều cố gắng, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cán bộ công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã đã có nhiều biện pháp tích cực để tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn ngày càng được nâng lên góp phần đáng kể vào công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng trên địa bàn mang tính ổn định lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Đó là, do đặc thù riêng Kiểm lâm địa bàn là Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng kiêm nhiệm nhiều công việc, vừa làm nhiệm vụ tại Trạm Kiểm lâm vừa phụ trách địa bàn xã, trách nhiệm càng nặng nề hơn. Tuy đã được tập huấn về nghiệp vụ nhưng kết quả chưa như mong muốn; một số Kiểm lâm địa bàn trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực còn hạn chế, nhận thức về công việc, xã hội còn thấp, xử lý công việc còn lúng túng; việc xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng chưa thực hiện tốt, chưa tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xây dựng được quy ước bảo vệ rừng, do vậy chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng ; ở một số xã chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến Kiểm lâm địa bàn, sự phối hợp chỉ đạo của xã với các ngành liên quan phối hợp với Kiểm lâm địa bàn chưa thực sự chặt chẽ và thống nhất. 7. Thực hiện một số công việc khác Tham gia với đoàn công tác của tỉnh kiểm tra công tác phối hợp giữa ba lực lượng Công an - Quân sự - Kiểm lâm theo Quy định tại Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ. Tham gia với đoàn công tác Cục phong trào, Cục Kiểm lâm, Cục dân quân tự vệ kiểm tra công tác phối hợp giữa ba lực lượng Công an- Quân sự - Kiểm lâm theo Quy định tại Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ. Kết hợp với Chi đoàn Công an tỉnh Bạc Liêu, Đoàn trường Đại học Bạc Liêu, Đồn Biên phòng Cái Cùng, huyên đoàn Hòa Bình trồng rừng trên địa bàn xã Long Điền Đông – Đông Hải. Trồng rừng phía trong đê theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trên địa bàn huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Tham gia cùng các cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp đất rừng trên địa bàn quản lý. 8 Tham gia công tác xã hội như: dự Lễ khai giảng năm học mới và tặng Tập, Viết cho các trường: Trường Tiểu học Long Điền Đông A2, Trường tiểu học Long Điền Đông, Trường tiểu học Vĩnh Thịnh C, Trường THCS Vĩnh Thịnh... 8. Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém tại đơn vị 8.1. Những khó khăn, vướng mắc: Cơ sở làm việc của Hạt kiểm lâm, các Trạm kiểm lâm bị xuống cấp nghiêm trọng không được sửa chữa, thậm chí có Trạm kiểm lâm phải ở nhờ; điều kiện môi trường làm việc tối thiểu không đảm bảo, mùa mưa dột chảy, mùa khô thì oi bức, nắng nóng; trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác còn thiếu thốn; kinh phí thấp chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; cơ sở vật chất, đời sống tinh thần, vật chất của cán bô ̣ công chức ở các Trạm kiểm lâm và Hạt kiểm lâm còn nghèo nàn, rất nhiều khó khăn, gian khổ. Vị thế pháp lý của Kiểm lâm trong xã hội còn ha ̣n chế , chưa xác lập quyền hạn pháp lý đủ mạnh của cơ quan thừa hành pháp luật về rừng để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. - Rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu tuy không lớn, nhưng địa bàn trải dài trên 56 km, tập trung chủ yếu vùng ven biển, khu vực hiện đang chịu sức tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, thuỷ triều gây xói lở và xâm thực bờ biển. Chịu sức ép do nhu cầu sử dụng đất đai và gỗ củi, các dự án phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là nhu cầu sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, một nguồn lợi lớn về thu nhập, nên rất hấp dẫn người dân, đã và đang đe doạ đến rừng phòng hộ ven biển; - Áp lực xã hội lên công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng lớn, việc nuôi trồng thủy sản kết hợp QLBVR của một số người dân không hiệu quả, mất mùa, rừng đã bắt đầu có trữ lượng rất thuận lợi cho việc sử dụng phục vụ cho làm nhà, cất chòi, bắc cầu,… thậm chí có trường hợp vuông thất lén lút chặt bán lấy tiền giải quyết nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như mua gạo,… các hành vi vi phạm trong lĩnh vực QLBVR ngày càng tinh vi như khắc vỏ cây rồi chát bùn xình vào, chặt ngầm trang đước dưới gốc để cây chết dần, chặt chang, tỉa cành nhánh…, tất cả những vấn đề trên đều gây rất nhiều khó khăn cho công tác QLBVR. - Nhiều hộ dân cư bất hợp pháp trong lâm phần lại không có việc làm ăn ổn định, một số đơn vị, tập thể, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng nhưng không trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà giao khoán hoặc cho người khác thuê mướn, sau này cấm thuê mướn họ biến tướng sang hình thức hùn vốn canh tác sản xuất gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tâm lý của những người thuê mướn làm sao khai thác, tận thu tối đa năng suất, hiệu quả tiềm năng của đất và rừng trong thời gian ngắn, mà họ không chú trọng đến đầu tư và quản lý bảo vệ rừng. - Những năm gần đây nguồn con giống tự nhiên bị cạn kiệt, nguồn nước ô nhiễm, năng suất chất lượng giảm, thậm chí có chỗ mất trắng, việc người nuôi trồng thuỷ sản liên tục thất bại, gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nên họ không mặn mà chú trọng đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Hơn nữa trong những năm gần đây việc không trả tiền khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ nhận khoán đất Lâm nghiệp có diện tích rừng phòng hộ xung yếu cũng đã làm cho họ thiếu trách nhiệm với rừng tại những khu vực này. - Một số hộ nhận khoán đất lâm nghiệp thuộc địa bàn Trạm Kiểm lâm Số 4, Gò Cát sau khi nhận bồi thường tái định cư không thực hiện việc cắt ranh phân tuyến, vì vậy khi một số hộ khi thực hiện việc nạo vét cải tạo kênh cũ trong khu vực rừng phòng hộ kết hợp sản xuất đã lén lút thực hiện nạo vét cải tạo khu vực này, gây khó khăn cho công tác quản lý. 9 - Trước đây, đất đai còn nhiều, những phần đất biền, đất trống ven kênh, ven đê người dân không chú trọng, bỏ hoang; nay quỹ đất đai ngày càng hạn hẹp, dân số tăng, chia tách hộ gia đình, người dân tận dụng mọi diện tích đất còn trống để canh tác sản xuất, nuôi trồng thủy sản dẫn đến tình trạng đào ao, hồ nuôi tôm trong rừng ven các hành lang đê, lang kênh; - Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở một số ngành và một số địa phương chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phân cấp cụ thể giữa các ngành, huyện, thành phố và cơ sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng theo quyết định số:07/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012. - Trình độ dân trí trên địa bàn còn thấp, một số người dân sống trong khu vực ven biển có rừng chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người, hoặc tuy có nhận thức nhưng do đời sống khó khăn, không có nghề nghiệp, vào rừng trực tiếp lấy sản phẩm từ rừng để làm kế sinh nhai, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng . - Việc trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng khu vực rừng phòng hộ Biển đông từng bước được cải thiện, cụ thể là Đê biển đông đã tạo thuận lợi cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng, thuận tiện cho bà con nhân dân vùng rừng trong việc đi lại, làm ăn, trao đổi hàng hóa...; tuy nhiên, bên cạnh đó việc Đê đông được hình thành cũng đã tạo ra những áp lực, khó khăn như việc cất nhà, chòi, hàng quán buôn bán ven hành lang đê, đào ao, hồ, đắp đường ra vào, việc quản lý và xử lý các vụ việc xâm phạm hành lang đê chưa hiệu quả...gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. 8.2. Những hạn chế, yếu kém - Công tác tham mưu của Hạt kiểm lâm, các Trạm kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn cho lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, các cấp chính quyền ở địa phương huyện, xã có những lúc còn chưa kịp thời; chưa có những giải pháp mang tính chiến lược dài hạn mà chỉ tham mưu mang tính chất vụ việc; - Một số vụ việc chưa thực sự được phát hiện ngăn chặn kịp thời, vẫn còn tình trạng chặt phá rừng, nhất là chặt chang, rễ mà chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả; công tác xử phạt vi phạm hành chính còn yếu trong việc thiết lập hồ sơ ban đầu; - Một số cán bộ trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực còn hạn chế, nhận thức về ngành nghề, về xã hội còn thấp; xử lý công việc còn lúng túng ; - Cán bộ của Hạt kiểm lâm và các Trạm kiểm lâm đa số còn gặp khó khăn trong cuộc sống, thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn, nhà ở còn tạm bợ, thiếu tính ổn định từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. II. CÔNG TÁC THỰC ĐỊA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ 1. Khảo sát mô hình Tôm - rừng Đối với mô hình này tùy điều kiện tự nhiên của từng vùng khác nhau mà bà con nông dân lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp để góp phần tăng hiệu quả kinh tế, các kiểu nuôi thường được bà con áp dụng là: Tôm – Cua – Cá - Rừng, Tôm – Cua – Rừng….). Năm 2015, diện tích được nông dân canh tác theo mô hình này là 2.354 ha, tập trung ở các huyện: Đông Hải (1.573 ha), Hòa Bình (781 ha). Trong vài năm gần đây, ngành nông nghiệp đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình này vì đây là hình thức nuôi theo hướng sinh thái, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, 10 được nuôi trên diê ̣n tích rừ ng ngâ ̣p mă ̣n (khoả ng 20% mương bao) và tâ ̣n du ̣ng đươ ̣c 1 phầ n nguồ n giố ng từ tự nhiên và tạo ra sản phẩm sạch. Mô hình này đa số nằm trong vùng đất lung trũng và trong rừng phòng hộ. Hình 1: Mô hình canh tác Tôm rừng tại Bạc Liêu (Ảnh: Nguyễn Văn Hiểu) Thông thường các hộ canh tác theo mô hình này thả tôm với mật độ từ 1 – 2 con/m2 mă ̣t nước, cua: 500 – 700 con/ha. Áp dụng quy trình nuôi QCCT-KH, lấy nước ra, vào theo thủy triều, điều kiện không lấy theo thủy triều được thì dùng máy bơm. Thời gian bắt đầu thu tỉa sau khi thả là khoảng 2,5 tháng, bổ sung giống tôm định kỳ từ 30 – 45 ngày/lần. Trong năm 2015, hiệu quả từ mô hình này rất khả quan: năng suất chung các loài thủy sản thu hoạch là 400-500 kg/ha/năm; số hộ có lãi mô hình này 95% trung bình mỗi hộ lãi từ 30 – 40 triệu đồng. Điển hình như hộ ông Trần Văn Chiến cư ngụ ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình được giao khoán 8,7 ha đất rừng, ông Chiến được phép đào mương, bao bờ xung quanh để nuôi các loài thủy sản với diện tích từ 30 - 40%, 60 – 70% diện tích còn lại ông có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển cây rừng, đảm bảo mật độ 10.000 cây/ha, Ông Chiến, người canh tác theo mô hình này cho biết, năm 2015 gia đình ông thu nhập bình quân từ hơn 100 - 120 triệu đồng (tôm, cua, cá các loại). 11 Sau khi trừ các khoản chi phí (thả giống, cải tạo, sên vét, bơm nước) còn lãi gần 60 triệu đồng trong năm 2015 vừa qua. Hình 2: Chặt tỉa thưa rừng đước tại Bạc Liêu Ảnh: Viên Ngọc Nam Ngoài ra, Sau hơn 10 năm giữ rừng, các hộ nhận khoán còn được hưởng một phần lâm sản được khai thác nhằm phục vụ mục đích nuôi dưỡng, chuyển hóa rừng giống góp phần ổn định phát triển kinh tế nông hộ, duy trì mối quan hệ phối hợp giữa người dân và các cơ quan như năng hữu quan tham gia công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng; Đặc biệt giúp cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt. 2. Khảo sát rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu 2.1. Đánh giá thành phần loài thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu Với mong muốn nhận diện thực vật rừng ngập mặn và một số loài tham gia rừng ngập mặn đặc trưng, cũng như hiện trạng phân bố loài trên các kiểu dạng lập địa khác nhau bằng hình ảnh thực tế. Trong quá trình thực tập tại chi cục Kiểm Lâm Bạc Liêu, Hạt kiểm Lâm liên huyện RPH BĐ và các trạm kiểm lâm trực thuộc được sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của các anh/chị Kiểm lâm trên địa bàn khảo sát nhằm hệ thống lại kiến thức có được trong suốt quá trình tham gia học tập tại trường Đại học Cần Thơ. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan