Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Báo cáo thực tập quy trình công nghề phay bao chuyên ngành cơ khí...

Tài liệu Báo cáo thực tập quy trình công nghề phay bao chuyên ngành cơ khí

.DOC
4
240
96

Mô tả:

Báo cáo thực tập Phay Bào Sinh viên : Nguyễn Ngọc Quân Lớp : CTM4 – K50 Giáo viên hướng dẫn :Tập thể thầy cô giáo ban phay bào 1.Lời nói đầu Quá trình sản xuất cơ khí là quá trình biến đổi phôi nguyên liệu thành những chi tiết máy có hình dạng và độ chính xác yêu cầu.Để thực hiện được công việc đó thì trong cơ khí. Phay – Bào là một trong những phương pháp phổ biến để cắt gọt lượng dư của phôi để tạo thành chi tiết với năng suất rất cao. Phay là phương pháp gia công mà chuyển động cắt chính là chuyển động quay tròn của dao (vòng/phút) tạo ra các mặt phẳng, mặt định hình đơn giản đến phức tạp, mặt ren… và các loại dao tương ứng với mỗi cách gia công trên, chuyển động chạy dao là chuyển động chính Bào là phương pháp gia công mà chuyển động cắt chính là chuyển động tịnh tiến của đầu bào có gắn lưỡi dao cắt. Chuyển động chạy dao là chuyển động gián đoạn của bàn máy. Nhờ chuyển động của cơ cấu culit mà đầu bào chuyển động tịnh tiến nên hành trình đi(trong cơ cấu culit) là hành trình sinh lực để cắt còn hành trình về (trong cơ cấu culit) là hành trình không sinh lực mà chỉ chuyển động theo quán tính. 2. Cấu tạo sơ lược của máy bào ngang: (Máy bào ngang Hà Nội, Ba Lan,Liên Xô)  Thân máy : đỡ đầu máy, đỡ xà ngang, bàn gá, cho đầu máy chuyển động tới lui và bàn gá chuyển động ra vào và lên xuống.  Đầu máy: Khối gang dài có thể trượt trên đường trượt của than máy,chuyển động tới lui. Đầu máy có rãnh chữ T hình tròn để lắp giá dao.  Giá dao: có thể cho dao ăn theo chiều thẳng đứng hoặc nghiêng. Giá dao có cơ cấu lật dao khi dao trong hành trình về để tránh trượt trên bề mặt đã gia công của chi tiết.Phía sau là mâm quay để bào xiên. Có cần điều chỉnh chiều sâu cắt gọt.  Bàn gá: để giữ vật gia công và bắt dụng cụ gá, bàn gá lắp trên xà ngang, do sự chuyển động của nó mà dao cắt được.  Cơ cấu culit: dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của đầu bào.  Cơ cấu tiến dao: có thể tiến bằng tay quay hoặc bằng tự động (cóc nhảy) hướng tiến dao ra - vào do người chỉnh, hoặc chỉnh hướng chỉ của cóc.  Cơ cấu biến tốc: để thay đổi ở nhiều tốc độ nhờ thay đổi vị trí tay gạt A và B ở ba vị trí I, II, III. Có 26 tốc độ khác nhau khi tat hay đổi vị trí các cần A và B ở các vị trí khác nhau, tốc độ thấp nhất là 7,7 ?(m/phút), tốc độ cao nhất là 38?(m/phút). 3. Dao bào: Gồm hai phần:  Thân dao: thép C45.  Mũi dao: hợp kim cứng BK8, P18 … Mũi dao được gắn cứng với thân dao nhờ hàn đồng. 1 4. Dụng cụ gá – Cách gá:  Miếng đè, căn hình chữ nhật, hình thang, êtô (có đế quay hoặc không) hàm động và hàm cố định…  Khi gá phôi ta kẹp chặt phôi vào hai đầu của ngàm trên bàn gá còn đối với những chi tiết đặc biệt(VD: Etô mỏ tĩnh) ta phải dùng đồ gá chuyên dùng để kẹp chi tiết.  Khi gá ta cố gắng hạn chế càng nhiều bậc tự do càng tốt, gá vật chắc chắn.  Có nhiều cách gá: gá trực tiếp vật lên bàn gá, gá gián tiếp, gá chuyên dùng cho một hoặc một số loại chi tiết.  Đối với mỗi máy bào ta có những cách gá khác nhau để đảm bảo độ vững chắc của phôi. + Đối với máy bào Hà Nội : Trong tuần thực tập dùng để gia công má kẹp của Etô là chi tiết có dạng hình hộp chữ nhật nên ta dùng cách gá thông thường là gá trực tiếp trên bàn gá.Khi gá chi tiết này có bề dày nhỏ ta phải dùng một tấm kim loại có bề dày thích hợp để lót phần dưới chi tiết khi gia công bào.Khi kẹp phôi ta phải xiết ốc gá kẹp từ từ vừa xiết ốc vừa dùng búa gõ nhẹ lên phôi để ép chặt phôi xuống tấm lót vì khi ép phôi bằng gá kẹp thì phôi sẽ có xu hướng bềnh lên làm sai lệnh khi gia công, điều này rất nguy hiểm nhất là đối với chi tiết cần độ chính xác cao. Chú ý không được xiết chặt ốc chỉnh tấm lật vì khi xiết chặt ốc này trên hành trình về của quá trình bào lưỡi dao sẽ tiếp tục cào lên bề mặt đã gia công làm cho chi tiết có độ nhám cao ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm +Đối với máy bào Balan : trong tuần thực tập chúng em được gia công mặt dưới của mỏ động Êtô, đây là chi tiết không phức tạp nhưng có chiều dài tương đối lớn và hành trình chạy dao dài ta vẫn dùng cách gá trực tiếp trên bàn máy nhưng phải dùng thanh căn nghiêng để cố định phô  Tác dụng của thanh căn nghiêng : thanh căn nghiêng dùng để cố định chi tiết có chiều dài lớn khi dùng lực lớn ép phôi thì phôi có xu hướng bị dìm xuống nên không bị bềnh lên, có tác dụng làm giảm bậc tự do rất tốt nhưng nhược điểm của thanh căn nghiêng độ cứng vững không cao vì vậy cần thật chắc chắn khi gá phôi để giảm tối đa những lỗi kỹ thuật. +Đối với máy bào Liên Xô : Trong tuần thực tập chúng em được gia công mỏ tĩnh Êtô đây là chi tiết có độ phức tạp tương đối cao nên ta phải dùng đồ gá chuyên dùng để 2 kẹp gá phôi, yêu cầu gá phôi phải đạt yêu cầu kĩ thuật, khi cố định được phôi ta phải dùng cò cơ khí để dò độ nghiêng của chi tiết để điều chỉnh nhưng dùng con cò để dò có độ chính xác thấp chỉ là tương đối với sai số khá lớn, sau khi điều chỉnh được độ nghiêng của phôi ta dùng thước Ke để chỉnh lại độ xoay của phôi với độ chính xác tương đối vì chi tiết mới đúc có độ nhám bề mặt rất lớn nên các cách gá trên chỉ là tương đối. Khi đã điều chỉnh được độ nghiêng và độ xoay của phôi lúc đó ta mới xiết chặt để cố định một cách chắc chắn chi tiết để gia công.  Những chú ý khi gá và gia công:  Vì máy móc của xưởng đã quá cũ nên trong quá trình điều chỉnh cần thận trọng, khi điều chỉnh hành trình không được cho xuống dưới 100 và trên 500 nếu không sẽ gây kẹt máy và những trục trặc khi gia công.  Khi gia công ta cần chú ý điều chỉnh tấm lật cho phù hợp với chi tiết gia công đối với máy bào Hà Nội và máy bào Balan dùng gia công mặt phẳng nên ta phải nới lỏng ốc ở tấm lật vì nếu ta không lật thì trên hành trình về của quá trình bào thì lưỡi của dao bào lại cào một đường trên bề mặt gia công làm cho bề mặt gia công có độ nhám cao gây sai số và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, còn đối với máy bào Liên Xô khi gia công bào rãnh trong ta phải xiết chặt ốc điều chỉnh tấm lật vì nếu để tấm lật hoạt động thì trong hành trình về thì dao sẽ bị nảy lên đập vào thành trên của phôi làm gãy dao hoặc mẻ chi tiết (đặc biệt là trong gia cong rãnh hình chữ T).  Khi so dao ta phải so tại so tại điểm trên phôi có chiều cao lớn nhất vì khi so dao tại điểm thấp hơn khi cho dao ăn xuống thì tại những điểm cao hơn của phôi sẽ bị ăn quá sâu làm hỏng dao.  Khi gia công thì thiết bị nào mở sau thì phải tắt trước  Điều chỉnh hành trình dao cho phù hợp: cho lượng thoát dao dài khoảng 10-15mm và lượng thoát phoi khoảng 5-10mm để đảm bảo kỹ thuật nếu cho quá dài có thể làm tăng thời gian gia công. Hành trình di Hành trình v? 1 : Lượng thoát dao 2 : Chiều dài phôi 3 : Luợng thoát phoi 5. Dụng cụ đo khi bào: Thường là thước cặp, thước lá, thước đo chiều sâu, thước đo độ song song, con cò cơ khí, ke... 3 6. Nhận xét sau khi thực tập ở ban Phay – Bào: Sau một tuần thực tập ở ban Phaybào_Trung t©m THCNCK-§HBK- HN tuy thời gian rất ngắn nhưng với sự hướng dẫn rất tận tình và có khoa học của thầy và cô giáo hướng dẫn. Chóng em ®· hiÓu vµ n¾m b¾t ®îc c¬ chÕ vËn hµnh ,thao t¸c lµm viÖc ®Ó tù hoµn thµnh ®îc s¶n phÈm cña m×nh.Em đã học tập cũng như học hỏi và củng cố thêm được rất nhiều kiến thức về lí thuyết, kiến thức về thực hành trong quá trình sản xuất cơ khí.§iÒu ®ã thùc sù rÊt quan träng ®èi víi c¸c sinh viªn kh¸c noi chung vµ em nãi riªng. * Một số nhận thức mà em thu được sau một tuần thực tập : - Tinh thần học hỏi cao và thái độ nghiªm tóc trong quá trình thực hành. - Các quy định trong an toàn lao động cũng như các qui định khi sử dụng máy bào để tránh những nguy hiểm cho người thao tác cũng như an toàn cho máy móc khi làm việc. -Được tiếp xúc với tư duy khi làm việc trong thực tế: khi gia công một chi tiết thì cần phải làm gì và thực hiện nó như thế nào. - Quy trình kĩ thuật thì thực hiện như thế nào, thí dụ như: xác định hình dáng kích thước, nghiên cứu bản vẽ chi tiết, tìm hiểu phôi, phân ra các bước gia công, có kế hoạch rõ ràng cho từng bước, so sánh về mặt kinh tế xác định phương án tốt nhất, vẽ phác sơ đồ gia công… - Nghiên cứu bản vẽ chi tiết và hình dạng, vật liệu… của phôi xem đã đủ điều kiện ban đầu đối với phôi chưa. Từ đó lấy các dụng cụ đo, đồ gá… phù hợp với quá trình gia công phôi trên. - Đã hiểu rõ hơn về cấu tạo máy bào ngang gồm cấu tạo nguyên tắc sử dụng và các chức năng của các bộ phận đó. Cũng đã biết cách sử dụng và vận dụng các chức năng của máy để thực hiện các bước gia công phôi tạo thành chi tiết. -Đưa ra cách gá hợp lý với từng loại phôi cụ thể có nhiều cách gá như là gá trực tiếp phôi chi tiết vào bàn gá, gá gián tiếp, gá với đồ gá chuyên dùng. Đặc biệt, là gá căn nghiêng với 2 thanh thép. - Em đã biết cách điều khiển máy bào ngang một cách tương đối thành thạo để gia công Êtô. *Cuối cùng em xin chân thành cám ơn nhà trườngdặc biệt là các thầy cô giáo hướng dẫn trong ban Phay Bào đã giúp chúng em bước đầu làm quen với thưc tế công việc, bổ sung vào kiến thức học tập tại trường những kinh nghiệm quý báu rất bổ ích cho chúng em sau nay khi ra trường…. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan