Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập-phân khúc việc làm giữa khu vực kinh tế chính thức và khu vực k...

Tài liệu Báo cáo thực tập-phân khúc việc làm giữa khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế phi chính thức

.PDF
124
249
102

Mô tả:

PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... CHƯƠNG I PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC 37 38 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... 1.1 LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC VÀ NGHÈO ĐÓI Ở CHÂU MỸ LATIN. TRƯỜNG HỢP CỦA ARGENTINA, BRAZIL, CHILE VÀ PERU Roxana Maurizio Giới thiệu1 Châu Mỹ Latin vẫn là châu lục của sự bất bình đẳng và nghèo đói. Khía cạnh nổi bật của tình trạng này là thị trường lao động không ổn định cùng với một hệ thống an sinh xã hội rất hạn chế. Mức độ bảo hiểm thất nghiệp ít ỏi buộc những người mất việc trong khu vực chính thức phải nhanh chóng tìm những việc làm bấp bênh hoặc lao động tự do vì họ không có đủ thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp. Trong bối cảnh thiếu vắng một hệ thống an sinh xã hội mở rộng, cần xác định mối liên hệ giữa tình trạng lao động và mức độ đói nghèo của các hộ gia đình. Trên thực tế, tình trạng hội nhập lao động kém - tính theo số lượng giờ làm việc và chất lượng công việc - đã tạo nên hiện tượng “người lao động nghèo” khá phổ biến ở các nước Mỹ Latin và cho thấy rằng có việc làm không có phải là bảo đảm không rơi vào nghèo khổ. 1 Phiên bản trước của báo cáo này đã được trình bày tại Hội nghị về khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức, ngày 06- 7 tháng Năm 2010, Hà Nội. Tôi muốn cảm ơn Luis Beccaria, Aureo de Paula và các đại biểu tham dự hội nghị này đã cho ý kiến đóng góp và cũng cảm ơn Ana Laura Fernández và Paula Monsalvo đã hợp tác nhiệt tình. 39 40 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Trong một khu vực với tỉ lệ lao động bấp bênh, mức độ phi chính thức và tỉ lệ nghèo đói cao, cần phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng này. Bài viết này nhằm mục đích phân tích so sánh hai khía cạnh liên quan tới phi chính thức. Khía cạnh đầu tiên là mối liên hệ giữa phi chính thức và tình trạng thu nhập phân khúc. Khía cạnh thứ hai là mối quan hệ giữa phi chính thức và nghèo đói, và đặc biệt là các cơ chế trực tiếp và gián tiếp mà thông qua đó quan hệ này được xác minh. Bốn nước Mỹ Latin có lao động phi chính thức khác nhau đáng kể về quy mô và đặc điểm đã được lựa chọn. Argentina và Chile có IS tương đối nhỏ trong bối cảnh châu Mỹ Latin; trong khi đó Brazil và Peru có IS khá lớn. Dữ liệu được sử dụng trong bài viết này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình được cập nhật mới nhất. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên phân tích so sánh mối liên hệ giữa phi chính thức, sự phân khúc, và nghèo đói ở Mỹ Latin. Phần tiếp theo trình bày tổng quan các khuôn khổ lí thuyết khác nhau về khái niệm phi chính thức và phân khúc thu nhập. Phần 2 đề cập chi tiết các tiêu chí khác nhau dùng để đo lường mức độ phi chính thức cũng như các phương pháp ước tính được sử dụng. Phần 3 mô tả các nguồn thông tin. Phần 4 giới thiệu một vài nét chính về mức độ và đặc điểm phi chính thức tại các quốc gia được lựa chọn. Hai phần tiếp theo trình bày các kết quả kinh tế lượng: trong phần 5 các kết quả liên quan đến chênh lệch thu nhập lao động gắn với tình trạng phi chính thức, phần 6 các kết quả liên quan đến tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với tỉ lệ đói nghèo. Cuối cùng, phần 7 trình bày các kết luận. 1. Phi chính thức, phân khúc thu nhập và nghèo đói: một số vấn đề lí thuyết 1.1 Việc làm trong khu vực chính thức và việc làm phi chính thức (IE) Lao động phi chính thức là một trong các đề tài được phân tích và được coi là đặc điểm nổi bật của tình trạng lao động ở châu Mỹ Latin. Có ít nhất hai cách tiếp cận khác nhau về khái niệm khác nhau liên quan đến lao động PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... phi chính thức, như trình bày bên dưới: Phương pháp Khái niệm liên quan Sản xuất Khu vực phi chính thức (IS) / Khu vực chính thức (FS). Việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) / Việc làm trong Khu vực chính thức Lao động Việc làm phi chính thức (IE) (Người lao động phi chính thức) / Việc làm chính thức (FE) (Người lao động chính thức) Khái niệm IS (IS) xuất hiện vào đầu những năm 1970, trong các tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 1972) về các nước châu Phi. Sau đó Chương trình việc làm khu vực Mỹ Latin và vùng Caribe (“PREALC” chữ viết tắt tiếng Tây Ban Nha) phát triển khái niệm này cho châu Mỹ Latin nhằm lí giải sự gia tăng của một bộ phận lớn dân cư, những người không thể tham gia vào quá trình hiện đại hóa sản xuất thông qua thị trường lao động chính thức. Theo cách tiếp cận “sản xuất”, tình trạng phi chính thức phản ánh sự bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức nhằm theo kịp sự phát triển của lực lượng lao động. IS thường gắn với các cơ sở sản xuất nhỏ có năng suất thấp và thường phải vật lộn để sống còn và ít khả năng tích lũy tài sản. Công việc được tạo ra trong lĩnh vực này được gọi là việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS). Cùng với khái niệm dựa trên “cách tiếp cận sản xuất”, việc làm phi chính thức (IE) là một khái niệm được phát triển trong những năm gần đây. Dựa trên “cách tiếp cận lao động”, IE đề cập đến một khía cạnh khác của phi chính thức và tập trung vào điều kiện làm việc. Đặc biệt, cách tiếp cận này gắn khái niệm phi chính thức với việc trốn tránh các quy định lao động, định nghĩa IE là tình trạng người lao động không chịu sự điều tiết của pháp luật về lao động. Trong bài viết này, cả hai cách tiếp cận “sản xuất “ và “lao động “ sẽ được xem xét để xác định tính chất đặc thù của mỗi khía cạnh và mối liên hệ giữa các khía cạnh này. 1.2 Tình trạng phi chính thức và phân khúc thu nhập Khái niệm về phân khúc thu nhập được sử dụng ở đây để chỉ sự khác biệt về thu nhập lao động không do các thuộc tính cá nhân của người lao động tạo ra. Điều đó có nghĩa là chênh lệch về thu nhập liên quan tới một số đặc 41 42 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN điểm của việc làm. Đặc biệt, bài viết này so sánh hai người lao động có các thuộc tính cá nhân tương tự để xác định xem thù lao của họ có khác nhau hay không phụ thuộc vào thực tế họ làm việc trong khu vực chính thức (FS) hay trong IS. Cách lí luận tương tự được áp dụng cho mức chênh lệch thu nhập lao động giữa việc làm phi chính thức và chính thức. Tính phi chính thức được định nghĩa theo một trong hai phương pháp tiếp cận sản xuất và lao động là thích đáng với cả hai trường hợp có và không có phân khúc thu nhập. Trong trường hợp không có phân khúc thu nhập, theo “cách tiếp cận sản xuất “ có thể lập luận rằng nếu không bị hạn chế, các lao động dư thừa khi không có thể gia nhập khu vực chính thức sẽ chuyển đến các IS có năng suất thấp hơn và sẽ gây ra mức giảm chung về tiền lương, cả trong các lĩnh vực chính thức và phi chính thức. Theo “tiếp cận lao động”, tình trạng phi chính thức không có phân khúc có thể diễn ra nếu lao động chính thức và phi chính thức nhận cùng một mức thù lao sau khi đã trừ chi phí, ngay cả khi trong trường hợp lao động phi chính thức người sử dụng lao động phải chịu thêm chi phí liên quan tới các quy định về lao động. Ngược lại, có lập luận khác đề cập tới sự tồn tại của việc chia phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức ngay cả khi không có hạn chế về di chuyển lao động, hay các hạn chế khác của quy định về lao động. Một trong những lập luận này cho rằng, các công ty nhỏ - tiêu biểu cho IS - thường có năng suất thấp hơn, và do đó trả thù lao trung bình thấp hơn. Tương tự như vậy, việc không thực hiện các nghĩa vụ thuế có thể giảm hiệu quả và năng suất của các công ty, cũng sẽ dẫn đến các mức lương thấp hơn cho người lao động phi chính thức so với những người lao động chính thức (Beccaria và Groisman, 2008). Tuy nhiên, chỉ sự tồn tại của chênh lệch năng suất thôi là không đủ để tạo sự phân khúc tiền lương. Vì vậy, cần giải thích lí do tại sao các lực lượng cân bằng của thị trường không hoạt động và vì sao một số công ty - có năng suất cao hơn - lại trả lương cao hơn so với các công ty khác. Một giả thuyết dựa trên lí thuyết tiền lương hiệu quả, cho rằng người sử dụng lao động có thể quyết định trả lương cao hơn mức lương của thị trường nhằm giảm hiện tượng lao động bỏ việc, hoặc để khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc nhiều hơn2. Hiện tượng phân khúc thu nhập có thể diễn ra nếu 2 Stiglitz (1981); Shapiro và Stiglitz (1984). PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... các công ty trong khu vực chính thức sử dụng cơ chế này thường xuyên hơn so với các công ty trong IS. Đồng thời, sự tồn tại của thị trường lao động nội bộ trong các công ty thuộc khu vực chính thức có thể tách người lao động khỏi ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài, đặc biệt là người lao động có trình độ cao, qua đó tạo ra chênh lệch tiền lương với người lao động phi chính thức. Ngoài ra, theo “phương pháp tiếp cận lao động”, có thể nói rằng việc thực hiện các chuẩn mực lao động không chỉ ảnh hưởng đến tổng chi phí lao động mà còn đến mức lương ròng trả cho người lao động. Tác động của tiền lương tối thiểu, thương lượng tập thể và công đoàn về cơ cấu tiền lương là những ví dụ về tác động của chuẩn mực lao động đến mức lương ròng trả cho người lao động. Do đó, một nguồn khác tạo ra sự phân khúc tiền lương có thể là do một số người lao động được pháp luật lao động hoặc công đoàn bảo vệ, trong khi những người lao động có các thuộc tính tương tự lại không được hưởng sự bảo vệ này. Cuối cùng, nếu có sự chồng lấn trong hai cách tiếp cận và mức độ không thực hiện pháp luật lao động trong các công ty phi chính thức cao hơn, các yếu tố được nêu sẽ bổ sung cho nhau để giải thích sự tồn tại của tình trạng phân khúc. Ví dụ, một người lao động có các thuộc tính cá nhân nào đó làm việc cho một công ty nhỏ có thể có một mức lương thấp hơn so với một nhân viên khác với các đặc điểm tương tự nhưng làm việc cho một công ty lớn hơn, do cả hai nguyên nhân là năng suất thấp hơn và các công ty nhỏ nói chung chịu áp lực công đoàn ít hơn hoặc không tuân thủ các quy định lao động, chẳng hạn như mức lương tối thiểu. Về phía người lao động, một điều kiện quan trọng dẫn tới các kết quả này là FE được tạo ra hoặc tạo ra trong khu vực chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến họ phải chấp nhận thù lao thấp hơn hoặc điều kiện làm việc bấp bênh hơn. Hành vi này lại được tăng cường bởi tình trạng thiếu hoặc yếu kém của cơ chế an sinh xã hội. Ở mức độ nào đó, đây là hiện trạng tại các nước Mỹ Latin. 1.3 Phi chính thức và nghèo đói Có thể xác định mối quan hệ giữa phi chính thức và nghèo đói có thể có hoặc có thể không thông qua trung gian là tình trạng phân khúc. Trong trường hợp không thể, chừng nào phân khúc còn được xác định là tình trạng người lao động không nhận đủ thù lao để đáp ứng nhu cầu của gia đình, tình 43 44 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN trạng phi chính thức sẽ cấu thành một yếu tố độc lập liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình. Có thể xảy ra trường hợp không có phân khúc gắn với tình trạng phi chính thức khi người lao động rơi vào tình trạng đói nghèo do thu nhập gắn với một số đặc điểm cá nhân dù họ làm trong khu vực chính thức hay phi chính thức. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm này là phổ biến hơn ở người lao động phi chính thức so với người lao động chính thức (hoặc phổ biến trong IS hơn FS), thì cấu tạo lao động khác nhau này sẽ có nghĩa là người lao động phi chính thức (EIS) tính trung bình sẽ có thu nhập thấp hơn so với người lao động chính thức (EFS) và do đó sẽ có xác suất rơi vào tình trạng nghèo đói cao hơn. Điều này có thể được xác định là một “hiệu ứng cấu tạo”. Như Beccaria và Groisman (2008) đã đề cập, điều này có thể là trường hợp của những người lao động có tay nghề thấp, có mức lương thấp dù làm việc chính thức hoặc phi chính thức, nếu họ chiếm tỷ trọng quá cao trong IS và/hoặc trong các ngành nghề phi chính thức. Bằng cách tổng hợp các lập luận khác nhau trình bày ở trên, bài viết này có mục đích đánh giá sự sự tồn tại của mối quan hệ có thể có giữa tình trạng phi chính thức, sự phân khúc, và đói nghèo tại bốn quốc gia Mỹ Latin. 2. Cách tiếp cận và phương pháp luận 2.1 Đo lường tình trạng phi chính thức Hội nghị quốc tế về Thống kê Lao động của ILO (ICLS) lần thứ 15 và 17 đã thiết lập các tiêu chí phân loại người lao động chính thức và phi chính thức. Theo “cách tiếp cận sản xuất”, EIS được xác định là nhóm người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhỏ không đăng ký kinh doanh, sử dụng ít vốn và công nghệ. Tuy nhiên, do các cuộc điều tra hộ gia đình không tìm hiểu sâu về đặc điểm của các công ty, ILO đề xuất áp dụng tiêu chuẩn đo lường dựa trên sự kết hợp các loại nghề nghiệp, các nhóm nghề nghiệp được xác định theo trình độ tay nghề, và quy mô của công ty. Bằng cách này, có thể xác định hai thành phần chính của IS: (1) Các đơn vị gia đình bao gồm người lao động tự làm chủ PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... và người lao động gia đình, và (2) Doanh nghiệp siêu nhỏ gồm người sử dụng lao động và nhân viên tại các cơ sở có ít hơn năm nhân viên. Trong trường hợp người lao động độc lập, chỉ những người không có kỹ năng chuyên môn mới được coi là thuộc IS, đây là một biện pháp chỉ giữ lại người lao động độc lập với năng suất thấp trong lĩnh vực này. Cuối cùng, khu vực công được loại trừ ra khỏi IS. Mặt khác, như đã đề cập, IE được xác định là nhóm nghề nghiệp không tuân thủ quy định lao động: người hưởng lương không đăng ký, lao động độc lập và người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ thuế của họ. Cũng theo đề xuất của ILO, do thông tin từ các cuộc điều tra hộ gia đình không đầy đủ, trong trường hợp người lao động độc lập, tính chất chính thức/phi chính thức của họ được trực tiếp xác định bởi các đặc điểm của doanh nghiệp của họ: người lao động độc lập và người sử dụng lao động phi chính thức là những người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc IS. Vì vậy, việc phân loại người lao động theo tình trạng họ đồng thời thuộc về IS hay FS, thuộc về EIS hoặc EFS là thú vị hơn đối với những người hưởng lương vì với những người không hưởng lương cả hai phân loại trùng nhau. Cuối cùng, người lao động làm việc cho gia đình và không hưởng lương được coi là đồng thời thuộc về IE và EIS. Biểu đồ bên dưới nêu chi tiết phân loại các nhân viên theo cả hai phương pháp tiếp cận: Việc làm chính thức Việc làm phi chính thức Việc làm trong khu vực chính thức - Người hưởng lương chính thức (hưởng lương có đăng ký) trong FS - Người không hưởng lương chính thức Người hưởng lương phi chính thức (hưởng lương không đăng ký) trong FS Việc làm trong khu vực phi chính thức - Người hưởng lương chính thức (hưởng lương có đăng ký) trong IS - Người hưởng lương phi chính thức (hưởng lương không đăng ký) trong IS - Người không hưởng lương phi chính thức - Lao động gia đình không hưởng lương 2.2. Cách tiếp cận ngưỡng nghèo tuyệt đối đối để xác định tình trạng nghèo Cách tiếp cận nghèo tuyệt đối đối để xác định tình trạng nghèo được sử dụng trong bài viết này dựa trên phương pháp chính thức của mỗi nước trừ Peru. Cụ thể là hộ gia đình được phân loại nghèo nếu tổng thu nhập tiền tệ 45 46 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN của hộ - được đo trong khảo sát hộ gia đình, thấp hơn chuẩn nghèo tuyệt đối được xác định dựa trên quy mô và thành phần của hộ gia đình3. Tại Peru, mức nghèo đói chính thức được tính dựa trên việc so sánh ngưỡng nghèo với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Trong trường hợp này, để áp dụng phương pháp được giải thích dưới đây, tiêu chí mới về hộ nghèo dựa trên so sánh tổng thu nhập với ngưỡng nghèo được xây dựng. 2.3 Phương pháp luận Các phân tích được thực hiện trong bài viết này gồm hai phần chính. Phần đầu có mục đích ước tính mức chênh lệch về thu nhập liên quan đến phi chính thức. Theo giả thuyết về phân khúc liên quan đến phi chính thức, người lao động trong khu vực IS và/hoặc người lao động phi chính thức nhận mức lương thấp hơn người lao động có các đặc tính cá nhân tương tự nhưng làm việc trong FS hoặc là người lao động chính thức. Phần hai có mục đích đánh giá xem ở mức độ nào thì sự phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức là một yếu tố độc lập liên quan đến nghèo đói. Để làm điều này, một số phương pháp parametric và non-parametric được thực hiện để kiểm định mức độ vững chắc của các kết quả. Từng phương pháp này được mô tả chi tiết dưới đây. Chênh lệch về thu nhập, phi chính thức và sự phân khúc 1. Trước tiên, chênh lệch mức lương trung bình giữa các IE (EIS) và FE (EFS) được ước tính bằng cách sử dụng các phương trình Mincer dựa trên hồi quy OLS. Đây là phương pháp phổ biến nhất khi phân tích các ảnh hưởng của biến độc lập đối với thu nhập lao động, trong khi loại trừ tác động của các đồng biến (covariates). Liên quan tới các vấn đề chính trong nghiên cứu này, hệ số của biến xác định tính phi chính thức lượng hóa tác động độc lập đối với việc xác định tiền lương. Các ước tính này này được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu thông qua sử dụng ước tính hai bước Heckman. 3 Giá trị của một giỏ lương thực danh nghĩa đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng tính đến mức tiêu thụ của “quần thể tham chiếu”. Chuẩn nghèo chung được tính bằng cách nhân giá trị của giỏ lương thực danh nghĩa với nghịch đảo của hệ số Engel của quần thể tham chiếu. Các ngưỡng nghèo này đã được xây dựng theo cách tiếp cận Orshansky (1965) cho nước Mỹ và sau đó được ECLAC (1991) áp dụng rộng rãi ở châu Mỹ Latin. Giá trị của chuẩn nghèo được cập nhật thường xuyên theo sự biến đổi giá của giỏ thực phẩm và những thay đổi trong tỉ lệ giá tiêu dùng thực phẩm/phi thực phẩm. PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... 2. OLS chỉ ước tính ảnh hưởng của các đồng biến ở phần trung tâm của phân bố có điều kiện. Tuy nhiên, cần xác định tác động của các đồng biến trên toàn bộ phân phối có điều kiện của thu nhập. Để làm điều đó, mô hình hồi quy điểm phân vị (QR)4 được áp dụng nhờ đó có thể đánh giá xem chênh lệch tiền lương không đổi, tăng hoặc giảm trên đường phân phối có điều kiện. Các ước tính này cũng được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu5. 3. Từ kết quả ước tính phương trình lương, phương pháp phân tách Oaxaca Blinder cho phép phân tách mức chênh lệch thu nhập trung bình giữa người lao động chính thức và phi chính thức (hoặc của FS và IS) thành ba hiệu ứng: các “Hiệu ứng nguồn lực”, thuộc về sự khác biệt bắt nguồn từ sự khác biệt trong vector của các đặc điểm của mỗi nhóm, các “Hiệu ứng hệ số”, tương ứng với sự khác biệt trong mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các đặc tính đó, và “Hiệu ứng tương tác”. Giả thuyết phân khúc được xác nhận nếu hiệu ứng thứ hai có ý nghĩa thống kê và dương, qua đó chỉ ra rằng, với thuộc tính như nhau, một nhân viên chính thức (hoặc nhân viên của FS) nhận mức lương cao hơn so với một nhân viên phi chính thức (hoặc nhân viên của IS). Các ước tính này cũng được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu. 4. Một cách khác để đo lường sự phân khúc gắn với phi chính thức là thông qua mức chênh lệch cá nhân về lương giữa người lao động chính thức và phi chính thức. Trong trường hợp này, sự phân khúc thu nhập được đo bằng cách xem xét sự khác biệt giữa thu nhập của một nhân viên phi chính thức và thu nhập của chính người này khi làm việc chính thức (tức là thu nhập phản thực (counterfactual) của người lao động phi chính thức). Để tính mức thu nhập trong trường hợp làm việc chính thức, bước đầu tiên là ước tính các phương trình tiền lương cho người lao động chính thức và sau đó áp dụng các thông số kết quả cho từng người lao động phi chính thức dựa trên đặc điểm của người này. Các thông số này được ước tính bởi OLS. Một khi tính được chênh lệch tiền lương của từng người lao động phi chính thức, có thể biểu diễn phân bố của biến này và ước tính không chỉ giá trị trung bình mà 4 Koenker và Bassett (1978). 5 Tannuri-Pianto và Pianto (2002) áp dụng thủ tục tương tự cho Brazil. 47 48 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN còn các chỉ số khác với những đặc tính thích hợp cho việc phân tích sự khác biệt và phân khúc6. Chênh lệch cá nhân thu được như sau: Gapij = eij − wij eij [1] trong đó eij là ước tính phản thực của thu nhập cá nhân thứ j như thể người này làm chính thức, trong khi wij là mức lương ước tính cho người lao động phi chính thức dựa trên các thông số ước tính cho người lao động phi chính thức. 5. Cuối cùng, phương pháp Hàm ước tính Phù hợp (Matching Estimator Method) là một phương pháp phi tham số (non-parametric) để ước tính tác động của phi chính thức đối với thu nhập lao động. Các tham số cần quan tâm là các hiệu ứng khảo sát trung bình trên yếu tố được khảo sát (Average Treatment Effect on the Treated) (ATT), được định nghĩa là: θ ATT = E (τ | D = 1) = E[Y (1) | D = 1] − E[Y (0) | D = 1] [2] trong đó E[Y (1) | D = 1] là giá trị kỳ vọng của nhóm khảo sát trong trường hợp nhóm được khảo sát, và E[Y (0) | D = 1] là giá trị kỳ vọng cho nhóm khảo sát trường hợp nhóm không được khảo sát. Do tình trạng phản thực này không quan sát được, cần sử dụng một phương pháp thay thế để ước tính ATT. Cách chính xác nhất để xác định chuyện gì sẽ xảy ra với nhóm khảo sát trong trường hợp không được khảo sát là xem xét tình hình của các cá nhân không được khảo sát với các đặc điểm ngang bằng (hoặc tương tự) (nhóm đối chứng). Một trong những phương pháp được sử dụng để xây dựng các nhóm đối chứng là phương pháp Ước tính xu hướng điểm phù hợp7 (Propensity Score Matching Estimator), trong đó số điểm xu hướng tham gia của toàn bộ mẫu được ước tính và các cá nhân thuộc nhóm khảo sát và nhóm đối chứng có số điểm tương tự được xác định và xếp chung. Trong trường hợp chúng tôi 6 Del Río và những người khác. (2006) áp dụng biện pháp chênh lệch cá nhân để ước tính mức phân biệt đối xử về lương giữa nam và nữ tại Tây Ban Nha 7 Do Rosenbaum và Rubin (1983) phát triển. PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... đang phân tích, IE (và EIS) được xem như là nhóm khảo sát, trong khi FE (và EFS) là nhóm điều khiển. Có nhiều cách khác nhau để xác định cá nhân nào trong nhóm đối chứng sẽ tương ứng với các cá nhân nào trong nhóm khảo sát. Một biện pháp được sử dụng ở đây là Ước tính Kernel, trong đó kết quả của cá nhân đã được khảo sát được gắn với một kết quả phù hợp được xác định bởi một trung bình gia quyền kernel của kết quả của tất cả các cá nhân không được khảo sát. ATT được ước tính như sau: ATT = 1 Nn ⎛ ∑ ⎜⎜ w − ∑ κ i∈n ⎝ i j∈ f ij ⎞ w j ⎟⎟ [3] ⎠ trong đó wi và w j lần lượt là mức lương của từng nhân viên chính thức và phi chính thức, κ ij là Kernel và N n là số lượng người lao động phi chính thức. Phi chính thức và nghèo đói Như đã đề cập, một trong những mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá xem ở mức độ nào thì sự phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức là yếu tố thích đáng để giải thích tình trạng nghèo đói của hộ gia đình. Do đó, sau khi ước tính chênh lệch tiền lương gắn với phi chính thức, tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với đói nghèo được tính toán. Để làm như vậy, chúng tôi đã thực hiện các mô phỏng nhỏ mô phỏng tỉ lệ nghèo trong trường hợp IE nhận được thù lao tương tự như những lao động chính thức (hoặc nếu EIS được trả lương như các EFS). Tổng cộng thu nhập phản thực của gia đình được tính bằng cách nhân thù lao thực tế hàng tháng của người lao động phi chính thức với giá trị của tỷ số (ratio) giữa thu nhập ước tính của một nhân viên chính thức với một nhân viên phi chính thức có các thuộc tính ngang bằng nhau8. Giả định ở đây là phần thu nhập còn lại của gia đình là không đổi. Cuối cùng, tổng số thu nhập phản thực của gia đình được so sánh với ngưỡng nghèo để ước tính mức độ đói nghèo sẽ như thế nào nếu không có tình trạng phân khúc do phi chính thức. 8 Thu nhập lao động được ước tính là các kết quả đã tính được qua hàm OLS. 49 50 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 3. Nguồn thông tin Dữ liệu được sử dụng trong bài báo này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình thường xuyên của mỗi quốc gia được nghiên cứu. Đối với mỗi trường hợp, dữ liệu vĩ mô cơ bản cập nhật nhất được sử dụng. - Argentina. Encuesta Permanente de Hogares (Ep). Nửa sau năm 2006. - Brazil. Pesquisa Nacional por Amostra de Domicilios (PNAD). Năm 2006. - Chile. Encuesta de Caracterización Socioeconómica Nacional (CASEN). Năm 2006. - Peru. Encuesta Nacional de Hogares sobre Condiciones de Vida y Pobreza (ENAHO). Năm 2007. Như đã đề cập ở phần trên, nhân viên không đăng ký là những người hưởng lương không được pháp luật lao động điều chỉnh. Việc xác định thực nghiệm về điều kiện đăng ký lao động hưởng lương tại các quốc gia này được dựa trên các thông tin được lấy từ các cơ sở dữ liệu này. Tại Argentina, một người lao động hưởng lương được coi như đã đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội nếu được người sử dụng lao động trả tiền đóng góp an sinh xã hội. Tại Chile và Brazil, một người lao động hưởng lương được coi như đã đăng ký nếu anh/cô ấy ký hợp đồng lao động. Tại Peru, người lao động đăng ký là những người có quyền hưởng lương hưu. Do mức độ không đồng nhất cao giữa thị trường lao động thành phố và nông thôn và do thực tế là các cuộc điều tra hộ gia đình tại Argentina chỉ bao gồm các khu vực đô thị, bài viết này sẽ chỉ tập trung vào khu vực này. 4. Tổng quan về phi chính thức tại bốn quốc gia châu Mỹ Latin Mục đích của phần này là trình bày khái quát về tầm quan trọng và đặc điểm của IE và EIS tại bốn quốc gia được nghiên cứu. Bảng 1 cho thấy EIS và IE chiếm hơn 1/3 tổng số người lao động ở các nước này. Peru nằm ở thái cực nơi mà EIS (bao gồm cả người làm việc trong gia đình) chiếm 56% lực lượng lao động làm việc trong khi đó IE (bao gồm cả lao động phi chính thức trong PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... gia đình) chiếm 67% tổng số người lao động. Ở thái cực khác là Chile, nơi những con số này giảm xuống lần lượt là 35% và 38%. Bảng 1. Tỉ lệ phi chính thức trong thị trường lao động thành phố 2006/2007 (%) Loại công việc Người không hưởng lương chính thức ARGENTINA PERU 4,4 5,6 BRAZIL CHILE 2,8 3,7 Người không hưởng lương phi chính thức 21,6 31,1 22,6 20,6 Người không hưởng lương chính thức trong FS 38,4 24,8 36,2 51,8 Người không hưởng lương phi chính thức trong FS 10,4 13,5 10,3 9,1 Người không hưởng lương chính thức trong IS 3,8 2,2 5,6 4,0 Người không hưởng lương phi chính thức trong IS 10,6 10,7 8,7 3,8 Dịch vụ gia đình chính thức 0,8 0,6 2,5 2,3 Dịch vụ gia đình phi chính thức 8,7 5,0 6,4 3,9 Lao động gia đình không hưởng lương 1,3 6,4 4,9 0,9 Tổng việc làm 100 100 100 100 Việc làm trong khu vực phi chính thức (kể các dịch vụ gia đình) 46,8 56,1 50,6 35,4 Việc làm trong khu vực phi chính thức (không kể các dịch vụ gia đình) 37,3 50,5 41,0 29,3 Việc làm phi chính thức (kể các dịch vụ gia đình phi chính thức) 52,6 66,8 52,9 38,3 % lao động hưởng lương phi chính thức trong tổng lao động hưởng lương 40,8 51,5 36,5 22,4 Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình. Trong tất cả các trường hợp, IE cao hơn EIS. Nếu không tính dịch vụ gia đình, mức giảm tầm quan trọng tương đối của EIS là lớn hơn ở Argentina, các hoạt động này chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số việc làm so với các nước khác. Do đó, sự khác biệt giữa Argentina-Chile và giữa Brazil-Peru trở nên rõ ràng hơn. Các loại công việc khác nhau phát sinh từ việc phân loại trùng về phi chính thức cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Ví dụ, số lượng người không hưởng lương phi chính thức khá lớn ở Peru, nơi mà họ chiếm khoảng 1/3 tổng số việc làm. Tại Chile, 50% tổng số người lao động là người hưởng lương chính thức của khu vực chính thức, trong khi con số này giảm 51 52 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN xuống khoảng 40% ở Argentina và Brazil (mặc dù họ vẫn chiếm đa số) và 25% ở Peru. Trong tất cả các nước, các nhóm quan trọng nhất là những người không hưởng lương phi chính thức (do số lượng lớn những người lao động độc lập) và những người hưởng lương chính thức của khu vực chính thức. Số lượng những người hưởng lương chính thức trong IS và những người không hưởng lương chính thức là không đáng kể trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, ngoài những khác biệt này, phần giới thiệu khái quát này cho thấy tỷ trọng của IS, lao động phi chính thức và những người hưởng lương không đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội trong cơ cấu nghề nghiệp tại tất cả các nước được phân tích. Đối với cấu tạo của tình trạng phi chính thức về phương diện các thuộc tính khác nhau, một số đặc điểm chung được rút ra (Bảng A.1). Trong mọi trường hợp, người lao động phi chính thức chưa tốt nghiệp phổ thông có tỉ lệ rất cao (ví dụ, chiếm đến 69% tại Brazil). Tỉ lệ lao động có tay nghề thấp trong IS thậm chí còn cao hơn. Người lao động chính thức và người lao động của khu vực chính thức có tình hình ngược lại. Một kịch bản tương tự như vậy cũng diễn ra nếu chỉ giới hạn phân tích các nhóm người hưởng lương. Ví dụ, ở Brazil, người lao động không có trình độ trung học chiếm gần 70% tổng số lao động hưởng lương không đăng ký (40% số đăng ký) trong khi con số này giảm xuống 4% đối với người lao động có trình độ đại học (16% đối với những người hưởng lương đăng ký). Phụ nữ chiếm tỉ lệ phi chính thức cao hơn trong tổng số nghề nghiệp. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với trường hợp của Peru, trong khi họ chiếm gần 50% IE và EIS, tỉ lệ này giảm xuống lần lượt là 37% và 39% đối với FE và EFS. Tại Argentina và Brazil, nơi mặc dù vẫn có nhiều phụ nữ gắn với phi chính thức, sự khác biệt trong phân phối của IE và EIS giữa nam và nữ không rõ rệt như ở hai nước kia. Nếu chỉ phân tích các lao động hưởng lương, sự khác biệt trong hội nhập nghề nghiệp giữa nam và nữ tăng lên. Tuy nhiên, do số lượng lớn nam giới tham gia thị trường lao động tại những nước này, đa số nam giới làm việc phi chính thức trong hầu hết các trường hợp, mặc dù “tỉ lệ phi chính thức cụ thể”của họ thấp hơn so với phụ nữ (Bảng A1 - phần phụ lục). Nghiên cứu cũng thấy rằng tỉ lệ lao động thanh niên và người có tuổi trong IE và EIS (trừ trường hợp người cao tuổi ở Peru) là cao hơn so với tổng việc làm. Trong trường hợp lao động thanh niên, tỉ lệ này tăng cao trong PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... số những người hưởng lương, vì tỉ lệ thanh niên trong các công việc không đăng ký tăng hơn gấp đôi tỉ lệ tương ứng trong các công việc đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội. Ngược lại, sự khác nhau này giảm nếu quan sát cấu tạo của khu vực chính thức và phi chính thức. Tình trạng ngược lại xảy ra với người có tuổi, khi sự khác biệt theo đó IS ít lao động có tuổi hơn, rõ ràng là cao hơn so với sự khác biệt quan sát được giữa FE và IE. Đây là một phần lí do tỉ lệ người lao động độc lập cao hơn ở những người lao động có tuổi. Ngoài ra, tầm quan trọng của IE và EIS thay đổi tùy theo ngành. Nói chung, tình trạng phi chính thức có tỉ lệ tương đối cao hơn trong hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình, trong khi khá thấp trong sản xuất, khu vực công, dịch vụ tài chính và ở mức độ nhỏ hơn trong các dịch vụ cá nhân. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với những người hưởng lương khi các hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình chiếm hơn 60% các hoạt động phi chính thức ở Argentina và Brazil, khoảng 50% ở Peru và Chile. Cũng cần chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa người hưởng lương không đăng ký và người lao động trong IS (Bảng 2). Khoảng 45% tổng số người hưởng lương không đăng ký làm việc trong IS ở Chile và Peru trong khi con số này tăng lên 65% và 68% tại Argentina và Brazil. Mặt khác, hơn một nửa số lao động hưởng lương trong IS ở Chile không đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội, con số này đạt gần 90% ở Peru. Điều này cho thấy tính bấp bênh của EIS nơi năng suất thấp cộng với tình trạng không thực hiện các quy định lao động có thể dẫn đến mức tiền lương thấp. Bảng 2. Việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) và lao động hưởng lương không đăng ký (%) ARGENTINA Đăng ký Khu vực chính thức 78,7 Không đăng ký 21,3 89,3 Khu vực phi chính thức Tổng 19,4 PERU Tổng 100 35,2 80.6 Đăng ký 53,8 67,2 100 Không đăng ký 41,7 100 53,6 92,0 12,3 Tổng 87,7 70,8 100 10,7 64,8 32,8 8,0 46,4 29,2 100 100 100 100 100 100 53 54 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN BRAZIL Đăng ký Khu vực Chính thức 85,1 Không đăng ký 14,9 82,8 Khu vực Phi chính thức Tổng 36,0 CHILE Tổng 100 31,9 64,0 Đăng ký 84,4 66,8 100 Không đăng ký 15,6 100 54,4 88,4 45,9 Tổng 54,1 80,5 100 17,4 68,1 33,2 11,7 45,6 19,5 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình. Cuối cùng, phi chính thức và nghèo đói có tương quan thuận chiều. Tỉ lệ đói nghèo trong những người lao động làm việc phi chính thức hoặc trong IS cao hơn từ 2 đến 5 lần so với tỉ lệ đói nghèo nhận thấy trong những người lao động chính thức. Điều này dẫn đến một thực tế là khoảng 1/3 những người lao động phi chính thức là người nghèo ở Argentina và Brazil, trong khi chỉ có 5% và 10% của người lao động chính thức là người nghèo tại hai nước trên (Bảng 1). Vì vậy, kết quả được trình bày trong phần này cho phép chúng ta kết luận rằng người lao động phi chính thức (và cả người lao động trong IS và hưởng lương không đăng ký) tính trung bình có mức độ giáo dục thấp hơn so với những người lao động chính thức, có nhiều lao động trẻ và lao động nữ làm việc phi chính thức, và chiếm tỉ lệ cao hơn so với người lao động chính thức trong các hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình. Cấu trúc khác biệt này gợi ý tưởng rằng các công việc phi chính thức9 sẽ có thu nhập trung bình thấp hơn công việc chính thức bởi vì những người lao động phi chính thức có vector của các đặc tính cá nhân thường được trả công thấp hơn, hay nói cách khác, có một “hiệu ứng cấu tạo “ không có lợi đối với công việc phi chính thức. Phần tiếp theo phân tích ở chừng mực nào thì chênh lệch tiền lương cũng được giải thích bởi sự khác biệt trong mức độ phát huy hiệu quả của công việc chính thức và công việc phi chính thức đối với từng đặc điểm được xem xét. 9 Phi chính thức đề cập đến cả IE and EIS. Tương tự, chính thức đề cập đến FE và EFS. PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ... 5. Chứng cứ chứng thực nghiệm về phi chính thức và phân khúc thu nhập Các kết quả thu được từ các phương pháp tham số và phi tham số (đã được trình bày chi tiết trong phần 2) sẽ được trình bày trong phần này. Đặc biệt, Bảng 3 cho thấy chênh lệch thu nhập thu được từ phương pháp OLS cho toàn bộ người lao động. Các con số này tương ứng với các biến giả (dummy) xác định tính phi chính thức - IE và EIS - trong các phương trình thu nhập. Biến phụ thuộc là log của thu nhập hàng tháng hoặc theo giờ. Toàn bộ hàm hồi quy được thể hiện trong Bảng A.2 - phần Phụ lục. Bảng 3. Chênh lệch thu nhập lao động. Phương trình Mincer theo OLS IE/FE IE/FE Lương tháng Monthly wages Hourly wages Lương giờ EIS/EFS EIS/EFS Lương tháng Monthly wages Lương giờ Hourly wages Argentina Peru Brazil Chile -0.655*** -0.324*** -0.245*** -0.103*** [0.00733] [0.0181] [0.00374] [0.00465] -0.517*** -0.258*** -0.200*** -0.0140*** [0.00676] [0.0177] [0.00382] [0.00468] -0.486*** -0.390*** -0.179*** -0.0109** [0.00798] [0.0175] [0.00405] [0.00479] -0.387*** -0.298*** -0.135*** 0.0724*** [0.00725] [0.0171] [0.00413] [0.00480] Standard errors in brackets Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình. Một yếu tố “hình phạt” gắn với phi chính thức có ý nghĩa thống kê được xác nhận ở bốn quốc gia, xảy ra với IE và lao động làm việc trong IS (EIS). Mức chênh lệch lớn hơn trong thu nhập hàng tháng so với thu nhập theo giờ. Điều này cho thấy lao động phi chính thức có thu nhập thấp hơn không chỉ do họ được trả lương theo giờ thấp hơn mà còn do họ làm việc ít giờ hơn. Ngoài kết luận tổng quát này, mức độ chênh lệch khác nhau tùy theo quốc gia. Cụ thể là mức độ chênh lệch thu nhập tháng giữa IE và FE là 66% tại Argentina, 32% tại Peru, 25% tại Brazil và 10% tại Chile. Chênh lệch thu nhập cũng có ý nghĩa thống kê nếu so sánh người lao động của IS và khu vực chính thức. Tuy nhiên, ngoại trừ Peru, nghiên cứu 55 56 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN cho thấy mức chênh lệch ít hơn và qua đó cho thấy mức độ phi chính thức đo lường qua quan hệ lao động (IE) có vẻ cao hơn mức độ phi chính thức đo lường qua “cách tiếp cận sản xuất” (EIS). Trong trường hợp này, “Hình phạt” về thu nhập tháng là 48% ở Argentina, 39% ở Peru, 18% ở Brazil và 1% ở Chile. Trong trường hợp của Chile, chênh lệch giữa EIS và EFS chỉ tồn tại do sự chênh lệch số giờ làm việc, vì đối với thu nhập theo giờ, giá trị chênh lệch đổi dấu. Như đã nêu, OLS chỉ ước tính hiệu ứng của các đồng biến (covariates) tại trung tâm của phân phối có điều kiện. Vì lí do này cần tìm hiểu hiệu ứng của các đồng biến tại các điểm khác trên toàn bộ phân phối có điều kiện. Để làm điều này, QR được áp dụng cho cả thu nhập tháng và thu nhập giờ. Các kết quả trình bày trong Bảng A.3 và Đồ thị A.1 - phần phụ lục10 cho thấy mức chênh lệch gắn với phi chính thức là không đều trên phân bố và tăng lên ở đầu phân phối có các giá trị nhỏ. Ngoài ra, tại Chile và và Brazil, sự chênh lệch lại đảo chiều tại đỉnh của phân phối có điều kiện. Kết quả này được xác minh cho cả thu nhập tháng và thu nhập giờ. Một số phát hiện rất thú vị được đưa ra dựa trên sự phân tách mức độ chênh lệch thu nhập tháng thu được bằng thủ tục Oaxaca-Blinder cho cả hai cách tiếp cận về phi chính thức (Bảng 4). Bảng 4. Phân tách Oaxaca-Blinder. Thu nhập hàng tháng Chênh lệch Difference Argentina IE/FE EIS/EFS -1.019*** -0.848*** Peru Endowments Nguồn lực [0.00765] [0.00829] [0.0151] [0.0151] [0.00440] [0.00451] [0.00562] [0.00542] -0.335*** -0.322*** -0.417*** -0.480*** -0.207*** -0.367*** -0.229*** -0.214*** Coefficients Hệ số [0.00683] [0.0335] [0.0186] [0.0377] [0.00344] [0.00405] [0.00324] [0.00352] -0.544*** -0.296*** -0.279*** -0.313 -0.162*** -0.160*** -0.100*** -0.0643*** Interaction Tương tác [0.0125] [0.0516] [0.0222] [0.306] [0.00411] [0.0351] [0.00611] [0.00575] -0.140*** -0.230*** -0.204*** -0.0627 -0.106*** -0.151*** -0.0207*** 0.0163*** [0.0123] [0.0610] [0.0253] [0.308] [0.00375] [0.0351] [0.00467] [0.00435] IE/FE -0.900*** EIS/EFS -0.855*** Brazil IE/FE EIS/EFS -0.476*** -0.678*** Chile IE/FE EIS/EFS -0.350*** -0.262*** Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn Standard errors in brackets *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình. 10 Chỉ trình bày hệ số phi chính thức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan