Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập -kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng đại hồng tín...

Tài liệu Báo cáo thực tập -kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng đại hồng tín

.PDF
52
6896
146

Mô tả:

Báo cáo thực tập -Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Đại Hồng Tín
1 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BTC CT CTGS Cty DV ĐVT GTGT HĐ HMLK KDC NKC NN NT NVL SC SH SXKD TKĐƯ TM TNHH TSCĐ XD Chữ đầy đủ Bộ tài chính Chứng từ Chứng từ ghi sổ Công ty Dịch vụ Đơn vị tính Giá trị gia tăng Hóa đơn Hao mòn lũy kế Khu dân cư Nhật ký chung Nhà nước Ngày tháng Nguyên vật liệu Sổ cái Số hiệu Sản xuất kinh doanh Tài khoản đối ứng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định Xây dựng 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH XD TM DV ĐẠI HỒNG TÍN......................9 Bảng 1.2: SO SÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH XD TM DV ĐẠI HỒNG TÍN...........9 Bảng 1.3: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG .......................................................................11 Bảng 1.4: TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ QUA CÁC NĂM ......................................11 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH ............................................12 Sơ đồ 1.2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TRÌNH ........................13 Sơ đồ 1.3: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY ........................................14 Sơ đồ 1.4: BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY..................................................16 Sơ đồ 1.5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN “CHỨNG TỪ GHI SỔ”...........................................................................................17 Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH LẬP VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ VỀ NVL ........21 Sơ đồ 2.2: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG ..................................................................................................................... 22 Sơ đồ 2.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG ...........................................................................................................39 Sơ đồ 2.4: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI..........................................................................................................43 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương pháp sản xuất phù hợp và phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh. Do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ. Đó chính là mục đích chung của tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Nắm bắt được thời thế trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hóa ngày càng cao, ngành xây dựng cơ bản luôn luôn không ngừng phấn đấu để góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua đầu tư xây dựng cơ bản còn thực hiện tràn lan, thiếu tập trung, công trình dở dang làm thất thoát kinh phí lớn và việc đó đã được dần dần khắc phục cho đến ngày nay. Trong tình hình đó việc đầu tư vốn phải được tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây dựng là một điều hết sức cấp bách hiện nay. Để thực hiện được điều đó, vấn đề đầu tiên là cần phải hoạch toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác vật liệu trong quá trình sản xuất vật chất. Vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đó cũng là biệp pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thức được vai trò của kế toán một cách rõ ràng, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu trong quá trình quản lý chi phí của doanh nghiệp, việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong 4 việc nâng cao chất lượng quản lý và khả năng sử dụng vật liệu một cách có hiêu quả. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, qua thực tế thời gian kiến tập tại Cty TNHH XD TM DV Đại Hồng Tín, em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Cty TNHH XD TM DV Đại Hồng Tín” để làm báo cáo thực tập tổng hợp. Nội dung gồm 3 phần: PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐẠI HỒNG TÍN PHẦN II: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC HÌNH THỨC CÒN LẠI Do hạn chế về thời gian, về kiến thức lý luận và thực tiễn nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo Cty, quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Đỗ Huyền Trang cùng các anh chị phòng kế toán đã chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian kiến tập này. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện Mai Vũ Đình Long 5 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐẠI HỒNG TÍN 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐẠI HỒNG TÍN 1.1.1. Khái quát chung • Tên công ty: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐẠI HỒNG TÍN • Tên giao dịch: ĐẠI HỒNG TÍN CO.,LTD • Tên viết tắt: ĐHT CO.,LTD • Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 45, khu dân cư An Hòa, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. • Điện thoại: 0511.3653955-3653956 • Mã số thuế: 0400450740 • Fax: 0511.3653956 • Loại hình doanh nghiệp: Cty TNHH 2 thành viên trở lên • Quy mô hiện tại: Doanh nghiệp vừa và nhỏ • Vốn điều lệ: 10.000.000 đồng • Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, san lấp mặt bằng. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng. Xây dựng cá công trình thủy lợi, thủy điện. Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng. Kinh doanh bất động sản, dịch vụ môi giới bất động sản. Tư vấn, thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật. Trang trí nội thất. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Thương mại, dịch vụ và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Sau một thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế Thành phố Đà Nẵng đang ngày càng phát triển và điều tất yếu là phải đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng. 6 Nhận thấy được nhu cầu đó và Cty TNHH TM DV Đại Hồng Tín đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3202001066 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 16 tháng 7 năm 2003. Vốn điều lệ ban đầu: 1.200.000.000 đồng Gồm 3 thành viên: + Võ Thị Hồng (40%) = 480.000.000 đồng + Mai Vũ Đình Chương (30%) = 360.000.000 đồng + Hoàng Thanh Bình (30%) = 360.000.000 đồng Thay đổi vốn điều lệ lần thứ nhất ngày 10/06/2004: Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng Gồm 2 thành viên: + Võ Thị Hồng (76%) = 1.140.000.000 đồng + Mai Vũ Đình Chương (24%) = 360.000.000 đồng Thay đổi vốn điều lệ lần thứ hai ngày 11/03/2008: Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng Gồm 4 thành viên: + Võ Thị Hồng (94%) = 9.400.000.000 đồng + Mai Vũ Đình Chương (4%) = 400.000.000 đồng + Mai Vũ Thị Tường Vy (1%) = 100.000.000 đồng + Nguyễn Thị Thôi (1%) = 100.000.000 đồng Trong những năm đầu mới thành lập, Cty TNHH XD TM DV Đại Hồng Tín không những phải đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, mà bên cạnh đó Cty còn gặp nhiều trở ngại về mặt nhân lực, thị trường….và kinh nghiệm của Cty còn khá non trẻ, do đó mà Cty đã gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Cty đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới nhiều trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phát huy tính tự chủ sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Trải qua những khó khăn ban đầu, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Cty cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan ban nghành có liên quan mà Cty đã 7 mở rộng được thị trường cũng như quy mô SXKD của mình, từ đó nâng cao được doanh thu của doanh nghiệp và cải thiện thu nhập cho người lao động, bên cạnh đó còn đáp ứng được nhu cầu của thị trương và khách hàng, từng bước nâng cao và khẳng định uy tín cũng như thương hiệu của Cty trên thị trường. 1.1.3. Kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của Cty TNHH XD TM & DV Đại Hồng Tín Chính nhờ những thuận lợi kể trên mà trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Cty TNHH XD TM DV Đại Hồng Tín có nhiều chuyển biến thuận lợi, doanh thu cũng như lợi nhuận ngày càng tăng nhanh thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 1.1-TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH XD TM DV ĐẠI HỒNG TÍN ĐVT: đồng Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN phải nộp Lợi nhuận sau thuế 2007 13.623.702.895 18.650.000 5.222.000 13.428.000 2008 34.102.315.263 73.890.802 20.689.425 53.201.377 2009 90.524.549.051 238.546.069 39.134.562 199.411.507 Bảng 1.2-SO SÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH XD TM DV ĐẠI HỒNG TÍN ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2008 so với Năm năm 2007 Doanh thu 250 Lợi nhuận trước thuế 396 Thuế TNDN phải nộp 792 Lợi nhuận sau thuế 331 Qua bảng số liệu trên cho thấy kết 2009 so Năm 2009 so với với năm 2008 năm 2007 265 664 322 1279 189 1498 374 1243 quả kinh doanh của Cty rất thuận lợi, doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể. Doanh thu năm 2008 là 34.102.315.263 đồng đạt 250% so với năm 2007, năm 2009 là 90.524.549.051 đồng đạt 265% so với năm 2008. Tương tự như vậy ta thấy lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao qua các năm, đạt trên 300% so với năm trước đó. Khoảng thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng tăng qua các năm cũng tăng. 8 1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 1.2.1. Chức năng Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông, san lắp mặt bằng, xây dựng các cầu, cảng, cống. Kinh doanh dịch vụ bất động sản, vận chuyển hàng hóa, sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Tư vấn thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Đáp ứng nhu cầu của thị trường, phát huy những thành quả đạt được, tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và cuối cùng là thu lợi về cho Cty. Đảm bảo uy tín trong sản xuất cũng như chất lượng, thời gian thực hiện công trình đối với khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách do Nhà nước quy định bao gồm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.3 . ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh Cty TNHH XD TM & DV Đại Hồng Tín đang hoạt động theo hai loại hình sản xuất và dịch vụ. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là các loại gạch block lót vỉa hè. Dịch vụ chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông đường bộ, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và san lấp mặt bằng. 1.3.2. Thị trường đầu vào, đầu ra của Công ty  Đầu vào: Các nguyên vật liệu xây dựng như ximăng, gạch, thép, đá, cát…và nhiên liệu như xăng, dầu… được mua chủ yếu trong thành phố.  Đầu ra: Chủ yếu thực hiện các gói thầu của các chủ đầu tư các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước 1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh của Cty bao gồm Vốn chủ sở hữu của Cty là 10.000.000.000 đồng chiếm 10,47% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm 89,53% trong đó, chủ đầu tư ứng tiền trước cho nhà thầu chiếm hết 75,48% trong 9 tổng nợ phải trả. Phần còn lại do Cty vay ngân hàng và chiếm dụng của các Cty khác. 1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty  Lao động: Hiện nay Cty có tổng số 200 lao động bao gồm đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý, công nhân lành nghề, bảo vệ. Cty đang áp dụng tính thời gian làm việc theo giờ hành chính đối với cán bộ nhân viên quản lý và áp dụng chế độ thời gian làm việc theo ca đối với công nhân sản xuất, thi công các công trình. Bảng 1.3-TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG Trình độ Số lượng Tỷ lệ% Đại học 10 5 Cao đẳng 5 2,5 Trung cấp 20 10 Công nhân bậc 6/7 14 7 Công nhân bậc 5/7 21 10.5 Công nhân bậc 3/7 93 46,5 Công nhân phổ thông 37 18,5  Tài sản cố định: Chủ yếu là máy móc, phương tiện, thiết bị, văn phòng làm việc, kho bãi quản lý máy móc, thiết bị, vật liệu… Bảng 1.4-TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ QUA CÁC NĂM ĐVT: đồng Chỉ tiêu Nguyên giá TSCĐ Giá trị HMLK 2007 2.932.834.865 (598.404.767) 2008 6.997.404.888 (1.508.904.261) 2009 12.553.226.662 (3.180.664.375) 10 1.4. ĐĂC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty Hồ sơ dự thầu Thuyết minh biện pháp thi công Dự toán đấu thầu Tham gia đấu thầu Ký kết hợp đồng kinh tế Thi công công trình Nghiệm thu từng giai đoạn Nghiệm thu công trình Đưa công trình vào sử dụng Sơ đồ 1.1: QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH Các giai đoạn của quy trình thi công công trình:  Hồ sơ dự thầu: khi nhận được thông tin mời thầu thì ban lãnh đạo Cty cùng các phòn ban phối hợp với nhau làm hồ sơ dự thầu bao gồm biện pháp thi công và dự toán thi công. 11  Biện pháp thi công: mô tả công trình, quy mô và đặc điểm của công trình, đưa ra biên pháp thi công tổng hợp rồi sau đó đưa ra biện pháp thi công chi tiết.  Dự toán đấu thầu: - Lập bảng dự toán chi tiết gồm có khối lượng, đơn giá vật liệu, nhân công, máy móc thi công. - Lập bảng vật tư và bù chênh lệch giá. - Lập bảng tính cước vận chuyển. - Từ bảng chi tiết trên lập bảng tổng hợp chi phí.  Tham gia đấu thầu: Cử người đi tham gia đấu thầu  Ký kết hợp đồng kinh tế: sau khi đã trúng thầu thì ký kết hợp đồng kinh tế bao gồm những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận.  Tiến hành thi công: sau khi ký kết hợp đồng kinh tế thì lập ban chỉ huy công trường và tiến hành thi công.  Nghiệm thu từng giai đoạn: thi công xong giai đoạn nào thì tiến hành nghiệm thu giai đoạn đó.  Nghiệm thu công trình: sau khi tất cả các giai đoạn hoàn thành xong, tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình để đưa vào sử dụng. GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH Tổ tv-kh-vt Tổ kỹ thuật Đội cơ giới Đội 1 Tổ quản lý chiến lược Đội 2 Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 1.2-MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TRÌNH 12 Giám đốc điều hành trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường thông qua ban chỉ huy công trường. Các bộ phận của Cty và hiện trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua ý kiến chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và trực tiếp điều hành công việc thông qua ban chỉ huy công trường. Trách nhiệm của ban chỉ huy công trường và các bộ phận của công trường: + Tổ chức chỉ đạo kỷ luật và triển khai thi công trực tiếp hiện trường. + Đảm bảo tiến độ thi công và các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế quy định để đạt hiệu quả và tiến độ tốt nhất. + Quản lý, hướng dẫn các đội thi công, tổ chức và quản lý công nhân thực hiện tốt công việc được giao, đảm bảo an toàn lao động. 1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TC-HC PHÒNG TC-KT QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA XE KHU THI CÔNG ĐỘI 1 PHÒNG KH-KT ĐỘI 2 ĐỘI CƠ GIỚI Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 1.3-BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận trong Cty:  Ban giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, người điều hành mọi công việc trong Cty, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình: 13 - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến các hoạt động hằng ngày của Cty, chuẩn bị và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, ký kết hợp đồng. - Bố trí lại cơ cấu tổ chức, phương án sử dụng hoặc xử lý các khoản lỗ trong Cty.  Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho giám đốc Cty về việc tổ chức tuyển dụng lao động, phân công sắp xếp nhân sự bố trí đều cho lao động trực tiếp cách tổ chức sản xuất. Giúp giám đốc theo dõi tình hình công tác Cty, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng-kỷ luật trong nhân viên để có cơ sở trả lương hợp lý. Ngoài ra còn giúp giám đốc theo dõi tình hình công tác thực hiện chế độ chính sách tài liệu, công tác lưu trữ hồ sơ, công văn có liên quan.  Phòng tài chính - kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính, lập các dự toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm cua Cty. Phản ánh đúng và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty theo đúng pháp lệnh.  Phòng khoa học – kỹ thuật: lập ra phương án thi công công trình, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu từng giai đoạn và công trình để đảm bảo công trình đạt hiệu quả tiến độ và chất lượng tốt.  Khu thi công: mỗi khu thi công trình có mỗi ban chỉ huy công trình để chỉ đạo thực hiện công trình.  Quản lý và sửa chữa xe: chịu trách nhiệm quản lý mua bán, thanh lý các loại xe phục vụ thi công công trình. 1.5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại công ty Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong tổ chức công tác của doanh nghiệp. Căn cứ vào khối lượng công việc và các nghiệp vụ phát sinh thì hiện tại Cty đang áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng và Cty hạch toán theo hình thức hạch toán độc lập. 14 1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán công trình Kế toán vật tư và thiết bị Kế toán công nợ và tiền lương Thủ quỹ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 1.4- BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận kế toán  Kế toán trưởng: là người có quyền điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính, có chức năng tổ chức công tác kế toán, tổ chức hình thức hạch toán, kiểm tra các chứng từ thu chi, thanh toán. Đồng thời phối hợp với kế toán tổng hợp làm công tác tổng hợp quyết toán, lập báo cáo quyết toán cuối năm.  Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại chứng từ, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, lập sổ sách kế toán cho từng bộ phận của kế toán viên. Làm công tác trực tiếp tổng hợp quyết toán lập báo cáo.  Kế toán công trình: có nhiệm vụ quản lý việc thu chi tại mỗi công trình, hướng dẫn công việc cho thủ kho và cùng thủ kho kiểm tra, quản lý, giám sát tình hình nhập-xuất-tồn vật tư, công cụ tại mỗi công trình. Định kỳ hai ngày một lần, kế toán công trình phải tập hợp các chứng từ thu-chi, phiếu nhậpxuất kho các loại vật tư có xác nhận của chỉ huy công trình gửi về phòng tài chính- kế toán để kịp thời cập nhật, báo cáo định kỳ cho lãnh đạo Cty. 15  Kế toán vật tư và thiết bị: thường xuyên tìm nguồn vật tư cũng như thiết bị phục vụ cho công trình ổn định, cập nhật giá cả kịp thời, tìm mối quan hệ hợp tác với khách hàng nhằm cung cấp đầy đủ vật tư cho công trình.  Kế toán công nợ và tiền lương: theo dõi các khoản công nợ, các khoản thu chi tiền mặt tạm ứng, hoàn ứng cho các bộ phận trong Cty.  Thủ quỹ: là người có trách nhiệm theo dõi tiền mặt cũng như tiền gủi ngân hàng của Cty, lập báo cáo về quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng. 1.5.3. Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng Hiện tại Cty đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để tổ chức ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ 16 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:  Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp kế toán chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.  Cuối kỳ, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập ra Bảng Cân đối số phát sinh.  Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để làm Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng Tổng hợp chi tiết. 1.5.4. Chính sách kế toán tại Công ty - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ: VNĐ - Chế độ kế toán áp dụng: công tác hạch toán kế toán tại Cty được thực hiện theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của bộ trưởng Bộ tài chính. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính khấu hao: phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ 17 PHẦN II THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN 2.1. TRÌNH TỰ GHI SỔ CỦA CÔNG TY Cty TNHH XD TM DV Đại Hồng Tín áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để hạch toán. Trong bài báo cáo này em xin trình bày các sổ và trình tự ghi sổ của Cty với phần hành kế toán NVL. 2.1.1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU 2.1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty NVL là những đối tượng lao động mà khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Hiện nay hoạt động chủ yếu ở Cty là hoàn thành các công trình do Cty nhận thầu. Do vậy, Cty sử dụng một lượng lớn NVL và liên quan đến ngành xây dựng như: đá, ximăng, thép, sắt, cát… Vì dùng số lượng lớn nên Cty có thể phân loại chi tiết để dễ dàng trong việc quản lý và hạch toán. 2.1.1.2. Phân loại  Nguyên liệu, vật liệu chính: xi măng, gạch, sắt, thép, cát, sạn, đá… đều là cơ sở chủ yếu hình thành nên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình.  Nguyên liệu, vật liệu phụ: gồm sơn, dầu, mỡ phục vụ cho quá trình thi công  Nhiên liệu: Xăng, dầu cung cấp cho các phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình thi công.  Phụ tùng thay thế: Các loại chi tiết phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô-tô như mũi khoan, xăm, lốp ô-tô.  Phế liệu thu hồi: Các đoạn sắt, thép thừa, các vỏ bao xi măng, tre, gỗ không dùng nữa trong quá trình thi công. 2.1.1.3. Tính giá nguyên vật liệu  Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 18 Hiện nay Cty đang áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên tính giá NVL nhập kho được xác định như sau Giá trị Trị giá mua Các chi phí Thuế Các khoản thực tế = ghi trên hóa đơn + liên quan thu mua, + nhập + chiết khấu NVL vận chuyển, bốc dỡ khẩu giảm giá (Chưa thuế GTGT) ( nếu có) (nếu có) của người bán mua vào (Chưa thuế GTGT) Ví dụ: theo hóa đơn ngày 05/06/2010 Cty mua 10 tấn xi-măng Hải Vân về nhập kho với đơn giá 960.000 đồng/tấn, thuế VAT 10%, chi phí vận chuyển ximăng về nhập kho là 100.000 đồng. Vậy giá thực tế nhập kho 10 tấn xi-măng Hải Vân này được tính như sau: Giá thực tế 10 tấn xi-măng = 10 x 960.000 + 100.000 = 9.700.000 đồng nhập kho  Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Đặc điểm ngành xây dựng sử dụng các loại vật tư mua về nhập kho mà không thể quản lý theo từng lần nhập về số lượng như cát, đá… Vì sau mỗi lần nhập kho, NVL đã bị trộn lẫn số mới và số cũ nên hiện nay Cty đang áp dụng phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ cho NVL xuất kho. Giá trị NVL tồn kho đầu Đơn giá kỳ Sản lượng NVL tồn đầu bình quân = NVL xuất kỳ Giá thực tế NVL xuất = trong kỳ Số lượng NVL xuất kho + Tổng giá trị NVL nhập trong kỳ + X Tổng sản lượng NVL nhập trong kỳ Đơn giá bình quân NVL xuất kho Ví dụ: Tồn đầu tháng của đá 2x4 là 163,5 m3 đơn giá 147.998,789đ/m3. Tình hình trong tháng nhập 885 m3 đơn giá 150.000đ/m3 Đơn giá bình quân = 163,5 x 146998,789 163,5 + + 885 x 150.000 885 = 149.532đ/m3 Theo phiếu xuất kho số 01 cần xuất 100 m3 để thi công công trình 19 Giá thực tế xuất 100 m3 = 100 x 149.532 = 149.532.200 đ Phương pháp này dễ tính nhưng đến cuối kỳ mới tính được đơn giá bình quân nên công việc tính giá thực tế NVL xuất kho làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành công trình. 2.1.2. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 2.1.2.1. Quy trình, phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư. Công tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợp được tình hình luân chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng bãi. Bộ phận kế hoạch, sản xuất kinh doanh Ngiên cứu nhu cầu thu mua, sử dụng NVL Giám đốc, kế toán trưởng Ký hợp đồng mua hàng, duyệt lệnh xuất Bộ phận cung ứng Lập phiếu nhập, xuất kho Thủ kho Nhận, xuất NVL Kế toán NVL Ghi sổ Bảo quản, lưu trữ Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH LẬP VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ VỀ NVL Hiện nay, Cty đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. 20 Phiếu nhập kho Sổ kế toán chi tiết Thẻ kho Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Sổ kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu Sơ đồ 2.2: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó. Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại vật liệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết vật tư. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Hàng ngày, sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan