Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Báo cáo thực tập gmp nhà máy sx...

Tài liệu Báo cáo thực tập gmp nhà máy sx

.DOCX
14
624
86

Mô tả:

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG THỰC TẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC 5.1.Giới thiệu chung về đơn vị thực tập Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Dược Trung ương 3 Địa chỉ: 115 Ngô Gia Tự, P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Điện thoại: 0236 3817 552. Email: [email protected] LỊCH SỬ HÌNH THÀNH: KHO THUỐC K.45 thuộc Ban Y tế khu Trung trung bộ là tiền thân của Công ty TNHH MTV Dược Trung ương 3 ngày nay. Quá trình phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn : * Giai đoạn 1 : Từ tháng 10/1968 đến 03/02/1976 Tổng Kho thuốc được thành lập và có tên gọi là Kho thuốc K45 Vinh quang thuộc Ban y tế Khu Trung Trung Bộ (tiền thân của Tổng Kho thuốc chi viện từ miền Bắc vào miền Nam được tách từ đơn vị Đội 20 thuộc Ban Kinh Tài Khu 5 vào thời gian trước tháng 10/1968). Có chức năng nhiệm vụ : Cung ứng và tiếp nhận thuốc men, dụng cụ TBYT, hóa chất xét nghiệm ... từ miền Bắc vào miền Nam để chi viện phục vụ chiến trường Khu V. * Giai đoạn 2 : Từ ngày 03/02/1976 đến 05/06/1985 Ngày 03/02/1976, Bộ trưởng Bộ y tế ra Quyết định số 82/BYT - QĐ về việc thành lập Công ty Dược Tổng hợp Cấp I tại Đà Nẵng (gọi tắt là CÔNG TY DƯỢC CẤP I ĐÀ NẴNG) đặt dưới sự chỉ đạo của Liên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam. Có chức năng nhiệm vụ : Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, kinh doanh các mặt hàng Tân Dược, Dược liệu, nguyên liệu Tân Dược, Hóa chất, thiết bị dụng cụ y tế, sản xuất thuốc Nam thuốc Bắc, nấu và bào chế các loại Cao đơn hoàn tán nhằm phân phối, phục vụ cho nhu cầu phòng bệnh chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân các tỉnh thuộc Khu 5 cũ. * Giai đoạn 3 : Ngày 05/06/1985 đến ngày 09/04/1993 Bộ trưởng Bộ y tế ra Quyết định số 534/BYT-QĐ về việc đổi tên các đơn vị trực thuộc Liên hiệp - Các Xí nghiệp Dược Việt Nam. Công ty Dược Cấp I - Đà Nẵng được đổi tên là : CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG III Có chức năng nhiệm vụ : Sản xuất, kinh doanh thuốc Tân dược, nguyên liệu thành phẩm Đông Dược, Hóa chất, thiết bị dụng cụ y tế ... thực hiện chương trình PAM, cung cấp và phục vụ thuốc men, dụng cụ y tế cho công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai bão lụt tại các tỉnh miền Trung - Tây nguyên. * Giai đoạn 4 : Ngày 09/04/1993 đến 28/6/2010 Căn cứ Thông báo số 108/TB của Văn phòng Chính phủ, Bộ y tế ra Quyết định 392/BYT-QĐ ngày 20/04/1993 thành lập Doanh nghiệp Nhà nước và Công ty Dược Liệu Trung ương III, được đổi tên là : CÔNG TY DƯỢC TW III. Có chức năng nhiệm vụ : Là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước và các qui định của pháp luật. Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm Tân Dược, Đông nam Dược và vật tư TBYT. Sản xuất thuốc Tân Dược, đông Dược. Thực hiện việc cung cấp thuốc men, vật tư thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai bão lụt và thực hiện một số chương trình công ích xã hội khác tại khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước. Năm 2003 Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kho, xưởng, phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn Thực hành bảo quản thuốc tốt GSP; Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP; Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc GLP; Thực hành tốt phân phối thuốc GDP. Đến năm 2009 Công ty xây dựng cơ sở đạt thực hành tốt sản xuất thuốc GMPWHO. * Giai đoạn 5 : Ngày 29/6/2010 đến 25/03/2015 Công ty Dược TW 3 chính thức được chuyển đổi sang Công ty TNHH một thành viên Dược Trung ương 3 theo Quyết định số 047/QĐ-TCTD ngày 29/6/2010 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dược Việt Nam. Công ty TNHH MTV Dược TW 3 là Công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Tổ chức và hoạt động do Tổng Công ty Dược Việt Nam quyết định và các văn bản pháp luâ ât khác do Nhà nước quy định. Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình. Có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của mình theo quy định của pháp luật. * Giai đoạn 6: Ngày 25/3/2015 đến nay Công ty TNHH MTV Dược TW3 được phê duyệt chuyển đổi sang Công ty Cổ phần Dược Trung ương 3 theo Quyết định số 4204/QĐ-BYT ngày 15/10/2014 của bộ Y tế về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Dược TW3 thành Công ty cổ phần và chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 25/03/2015. Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh; Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập; Có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; Được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp, được đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 5.2.Cơ cấu tổ chức nhà máy/ công ty có sản xuất 5.2.1. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức của công ty 5.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, xưởng sản xuất 5.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty Cổ phần dược TW3: Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm tân dược, đông nam dược, hoá chất và vật tư thiết bị y tế. Sản xuất thuốc viên, thuốc bột non – betalactam, cao xoa thuốc nước dùng ngoài . 5.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: a) Phòng nhân sự tổng hợp (phòng Tổ chức hành chính) - Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng mô hình tổ chức của công ty, xây dựng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. - Xây dựng bản mô tả chức danh, nhiệm vụ của trưởng phó phòng ban kho, xưởng. - Tham gia soạn thảo các quy trình liên quan đến nhân sự: Đào tạo , tuyển dụng, đề bạt .v.v. - Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, BHTN và giải quyết các thủ tục, chế độ chính sách cho CBCNV khi nghỉ hưu , nghỉ thôi việc hoặc chuyển công tác. b) Phòng Đảm bảo chất lượng QA (Quality Assurance) - Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về chất lượng thuốc công ty sản xuất ra: Quản lý chất lượng toàn diện từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm xuất xưởng. - Tổ chức huấn luyện đào tạo về GMP, GSP, GLP theo tiêu chuẩn GMP-WHO, GDP, GPP. - Quyết định cho phép hay không cho phép tất cả các nguyên liệu, bao bì đầu vào và các sản phẩm đầu ra. - Kiểm soát hồ sơ lô sản phẩm, tổ chức thẩm định qui trình sản xuất mặt hàng mới. - Quyết định cho sản xuất tiếp hay không sản xuất trong trường hợp có sự cố kỹ thuật. - Giải quyết các vấn đề khiếu nại về chất lượng sản phẩm, thu hồi sản phẩm. - Kiểm tra điều tra, ra các quyết định về các sự cố kỹ thuật liên quan đến chất lượng. - Tổ chức đánh giá tự thanh tra nội bộ. Soạn thảo qui trình thanh tra, kiểm tra. - Lập chương trình thanh tra định kỳ, thường xuyên. - Làm hồ sơ đăng ký xét duyệt và đăng ký lại GMP, GSP,GDP. c) Phòng kiểm tra chất lượng QC (Quality Control) - Thực hiện lấy mẫu và kiểm tra chất lượng toàn bộ trong quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên liệu đến thành phẩm. - Xây dựng qui trình kiểm nghiệm và thẩm định qui trình kiểm nghiệm các mặt hàng. - Tham gia thẩm định qui trình sản xuất mặt hàng mới. - Ra phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, thành phẩm. - Báo cáo sự cố kỹ thuật có thể ảnh hưởng chất lượng cho phòng đảm bảo chất lượng. - Làm hồ sơ đăng ký GLP, soạn thảo các SOP liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng. d) Phòng kỹ thuật nghiên cứu - Nghiên cứu và làm hồ sơ đăng ký sản xuất mặt hàng mới. - Làm hồ sơ đăng ký lại các mặt hàng hết số đăng ký. - Triển khai và bàn giao qui trình sản xuất các mặt hàng mới cho nhà máy. - Sử lý sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất - Tham gia công tác huấn luyện theo yêu cầu của phòng Đảm bảo chất lượng. e) Phòng cơ điện Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về quản lý hệ thống thiết bị, máy móc trong nhà máy, hệ thống điều hoà trung tâm, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện, nước và hệ thống nước RO. Chịu trách nhiệm bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thiết bị sản xuất đáp ứng kịp thời cho sản xuất không bị gián đoạn. Lập hồ sơ thẩm định thiết kế, lắp đặt, vận hành và hiệu năng của máy sản xuất. Xử lý các sự cố về hệ thống điện, nước và điều hoà không khí trong công ty. f) Phòng kế hoạch sản xuất - Cung ứng nguyên liệu, vật tư, bao bì, hoá chất phục vụ kịp thời cho kế hoạch sản xuất của nhà máy. - Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng , quí và cả năm. - Phát lệnh sản xuất. - Tham gia đánh giá thẩm định nhà cung cấp nguyên liệu bao bì. g) Phòng kinh doanh tổng hợp - Nắm nhu cầu thị trường về khả năng tiêu thụ sản phẩm, sở thích khách hàng trên cơ sở đó đề xuất phương án nghiên cứu mặt hàng mới. - Xây dựng kế hoạch tiếp thị quảng cáo, tham gia xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của đơn vị, điều tra khảo sát nhu cầu của thị trường trên cơ sở đó đề xuất nghiên cứu mặt hàng mới, cải tiến bao bì, chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. - Phới hợp với phòng kế hoạch sản xuất xây dựng kế hoạch phân phối sản phẩm: Xây dựng phương án giá, xác định các kênh phân phối, chính sách khuyến mãi và chiết khấu phù hợp. h) Phòng kế toán - Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công tác quản lý tài chính của công ty. - Phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý và sử dụng hợp lý vốn, bảo toàn các nguồn vốn. - Giám sát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tại công ty. - Tham mưu cho lãnh đạo công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. i) Kho GSP - Thực hiện đầy đủ các qui trình qui định của kho GSP. - Kiểm, nhập kho nguyên liệu, vật tư, bao bì, thành phẩm theo đúng qui trình kiểm nhập hàng hoá, thông báo cho phòng kiểm tra chất lượng lấy mẫu kiểm nghiệm theo qui định. - Sắp xếp, bảo quản hàng hoá trong kho theo đúng qui định . - Thực hiện xuất hàng hóa theo qui trình xuất hàng - Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về quản lý hồ sơ giấy tờ của kho GSP. - Làm hồ sơ đăng ký kiểm tra GSP - Soạn thảo các SOP liên quan đến kho GSP j) Nhà máy GMP - Tổ chức sản xuất theo lệnh của phòng kế hoạch. - Tuyệt đối tuân thủ qui trình qui phạm trong sản xuất. Thực hiện tốt chế độ vệ sinh công nghiệp. - Ghi chép hồ sơ lô sản xuất theo qui định . - Kiểm tra hồ sơ sản xuất đã hoàn chỉnh . - Gửi hồ sơ sản xuất đã hoàn chỉnh về phòng đảm bảo chất lượng. - Nhập thành phẩm đạt tiêu chuẩn về kho. - Tham gia thẩm định qui trình sản xuất mới, thẩm định môi trường sản xuất, thiết bị sản xuất và vệ sinh nhà xưởng. Xử lý sự cố trong quá trình sản xuất. - Thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. - Soạn thảo SOP liên quan đến sản xuất 5.3.Tìm hiểu về hệ thống sản xuất 5.3.1. Nguyên tắc thiết kế nhà máy: Nhà máy GMP được thiết kế theo nguyên tắc: Hệ thống riêng biệt, khép kín, được cung cấp khí sạch bởi hệ thống điều hòa trung tâm. Trần, tường, nền thiết kế phải rửa sạch được bằng nước tẩy rửa. Các phòng sản xuất phải thiết kế theo nguyên tắc một chiều, khép kín chênh áp với hành lang 15 Pa. Có đầy đủ các phòng chức năng phù hợp với dây chuyền sản xuất của nhà máy. 5.3.2. Các dây chuyền sản xuất tại nhà máy: a. Dây chuyền thuốc viên thuốc bột non β lactam: Sản xuất viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm. b. Dây chuyền sản xuất cao xoa, thuốc nước dùng ngoài: Sản xuất cao xoa, thuốc nước dùng ngoài. 5.3.3. Các máy móc thiết bị cơ bản cho dây chuyền sản xuất tương ứng * Dây chuyền thuốc viên thuốc bột non β lactam: + Máy xay nguyên liệu, + nồi nấu hồ pha dịch, + máy trộn siêu tốc, + máy xát hạt ướt, + máy sấy tầng sôi, + máy sửa hạt khô, + máy trộn lập phương, + máy ép túi thuốc bột, + máy dập viên, + máy bao phim, + máy vô nang, + máy ép vỉ. * Dây chuyền cao xoa, thuốc nước dùng ngoài: + Nồi nấu tá dược, + nồi ủ cao, + thùng pha dịch, + máy đóng chai, + ra lẻ. 5.3.4. Sơ đồ bố trí nhà máy: - Dây chuyền sản xuất thuốc viên, thuốc bột. - Dây chuyền cao xoa, thuốc nước dùng ngoài 5.3.5. Các hệ thống phụ trợ cho nhà máy: 5.3.5.1. Hệ thống điều hòa trung tâm: Cung cấp không khí sạch cho nhà máy. Tuân theo nguyên tắc: Không khí đi qua bộ xử lý không khí (AHU), được làm lạnh và được qua hệ thống lọc thô để lọc bụi, qua phin lọc tinh loại bụi và vi sinh vật và được cấp cho các phòng sản xuất sau đó được thải ra không khí và một phần được hồi lưu lại sử dụng cho hệ thống. Riêng AHU cung cấp khí cho hành lang lấy gió tươi 100% không sử dụng khí hồi lưu nên được gọi là hành lang sạch và có độ chênh áp với hành lang là 15Pak. 5.3.5.2. Hệ thống xử lý nước RO: Cung cấp nước sạch cho nhà máy. Tuân theo nguyên tắc: Sử dụng nguồn nước máy qua các hệ thống lọc cơ và than hoạt tính để loại tạp thô và khử màu, khử mùi, sau đó qua cột trao đổi anion và cation để loại các anion và cation. Tiếp tục qua cột thẩm thấu ngược RO để loại anion, cation và vi sinh vật.Nước RO được bơm tuần hòan qua đèn khử trùng, bộ lọc tinh trước khi đưa vào nhà máy sử dụng. 5.3.5.3. Hệ thống xử lý nước thải: Công suất 50 m 3/ 1 ngày. Tuân theo nguyên tắc: Nước thải khu vực sản xuất được thu gom xuống bể ngầm sau đó được bơm lên bể chứa vi sinh vật hiếu khí để oxy hóa các chất hữu cơ sau đoa đưa sang bể lắng bùn, phần nước trong được khử trùng bằng cloramin B sau đó đưa ra nước hệ thống nước thải chung của thành phố. 5.4.Tìm hiểu về các hoạt động đảm bảo chất lượng 5.4.1. Hoạt động giám sát sản xuất, theo dõi hồ sơ lô: Hồ sơ lô sản xuất: Phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu nhận nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. a) Mục đích của việc giám sát sản xuất và theo dõi hồ sơ lô sản xuất: Đảm bảo thuốc được sản xuất theo đúng qui trình đã định và đạt chất lượng cao nhất. b) Cấu trúc của một bộ hồ sơ lô: + Lệnh sản xuất + Phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu chính + Phiếu xuất nguyên liệu, bao bì + Hồ sơ pha chế bao gồm các công đoạn: Nhận nguyên liệu, bao bì, xử lý nguyên liệu, pha chế, dập viên hoặc đóng nang, hoặc ép túi thuốc bột, bao phim. + Hồ sơ đóng gói cấp 1: Ép vỉ hoặc đóng lọ. + Hồ sơ đóng gói cấp 2: Đóng hộp, đóng thùng. + Phiếu kiểm tra của nhân viên IPC trong quá trình. + Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm + Quyết định nhập kho của phòng đảm bảo chất lượng + Phiếu nhập kho + Các loại giấy tờ đính kèm: Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm trung gian, phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm, các loại nhãn trong các công đoạn sản xuất, nhãn thành phẩm lưu. 5.4.1.1. Đội ngũ nhân sự tại bộ phận đảm bảo chất lượng. + Có ít nhất một DS đại học: Quản lý chung có kinh nghiệm sản xuất ít nhất 03 năm + Nhân viên: Kiểm tra lệnh sản xuất, quản lý hồ sơ, tài liệu. + Nhân viên IPC kiểm tra trong quá trình: Đủ để kiểm tra các công đoạn trong sản xuất. 5.4.2. Hoạt động thẩm định: Thẩm định là những hoạt động áp dụng những nguyên tắc khoa học và phương pháp thống kê để thiết lâ âp những chứng cứ bằng tài liê âu, đảm bảo ở mức đô â cao rằng quá trình sản xuất cho ra những sản phẩm đạt chất lượng mong muốn mô ât cách ổn định. 5.4.2.1. Thẩm định qui trình sản xuất : a) Mục đích của việc thẩm định QTSX: Qui trình sản xuất có liên quan đến nguyên liệu, thiết bị, phương pháp và điều kiện tiến hành. Việc thẩm định qui trình sản xuất có mục đích giảm thiểu:  Các yếu tố ảnh hưởng và đảm bảo qui trình có thể vận hành trôi chảy.  Các sai sót hay sự cố có thể ảnh hưởng đến chất lựơng và giá thành sản phẩm.  Khối lượng công việc kiểm soát trong quá trình và kiểm tra chất lượng. b) Kế hoạch thẩm định QTSX tại đơn vị:  Thẩm định QTSX mặt hàng mới khi sản xuất lô pilot.  Thẩm định định kỳ theo kế hoạch thẩm định gốc. 5.4.2.2. Thẩm định máy móc sản xuất: a) Mục đích của việc thẩm định thiết bị sản xuất: Đánh giá thiết bị là một phần của hoạt động thẩm định trong nhà máy sản xuất thuốc theo yêu cầu GMP.Việc đánh giá thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị:  Được sử dụng đúng mục đích.  Được lắp đặt đúng đắn  Vận hành phù hợp với các thông số và điều kiện sản xuất.  Cho hiệu năng như mong muốn b) Kế hoạch thẩm định thiết bị sản xuất tại đơn vị:  Thẩm định khi mới mua máy về: Thẩm định thiết kế (DQ), lắp đặt (IQ), vận hành (OQ), hiệu năng (PQ).  Thẩm định định kỳ theo kế hoạch thẩm định gốc hàng năm: Thẩm định vận hành và hiệu năng. 5.4.2.3. Thẩm định môi trường sản xuất: a) Mục đích của việc thẩm định môi trường sản xuất. Môi trường sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng của các dược phẩm:  Ánh sáng.  Nhiệt độ.  Độ ẩm.  Sự di chuyển của không khí.  Độ nhiễm khuẩn.  Độ nhiễm bụi Môi trường sản xuất không được kiểm soát có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho chất lượng thuốc hay thiệt hại đối với nhà sản xuất.  Sản phẩm bị nhiễm.  Hoạt chất bị phân huỷ. Thẩm định môi trường sản xuất để đảm bảo tất cả các chỉ tiêu trên nằm trong giới hạn qui định cho phép không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. b) Kế hoạch thẩm định hàng năm:  Thẩm định khi nhà máy đi vào hoạt động: Thẩm định hệ thống điều hòa trung tâm, ánh sáng.  Thẩm định định kỳ: Một năm 2 lần theo kế hoạch thẩm định gốc. 5.4.3. Các tiêu chuẩn chất lượng nhà máy đang áp dụng Dược điển các nước Anh, Pháp, Mỹ, DĐVN IV, TCCS tùy theo tiêu chuẩn của từng mặt hàng được công ty xây dựng (trên cơ sở áp dụng các dược điển tham chiếu và các tiêu chuẩn xây dựng không được thấp hơn tiêu chuẩn dược điển tham chiếu). 5.4.4. Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng Do phòng cơ điện lập cho toàn bộ hệ thống thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và các hệ thống phụ trợ như: Hệ thống Điều hòa không khí, hệ thống xử lý nước RO, hệ thống xử lý nước thải v.v… 5.4.5. Công tác quản lý, lưu trữ qui trình thao tác chuẩn (SOP) Các qui trình thao tác chuẩn do người thực hiện trực tiếp sọan thảo, trưởng bộ phận kiểm tra, trình giám đốc phê duyệt, phân phối cho các bộ phận liên quan và lưu tại bộ phận phát hành. 5.4.6. Công tác theo dõi chất lượng thuốc đã xuất xưởng: + Theo dõi chất lượng thuốc lưu mẫu tại phòng kiểm tra chất lượng. + Theo dõi chất lượng thuốc bảo quản tại kho GSP. + Qua thông tin khách hàng sử dụng. 5.5.Tìm hiểu về hệ thống kiểm tra chất lượng - Lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% nguyên liệu đầu vào: Bao gồm dược chất, tá dược, bao bì sơ cấp, bao bì thứ cấp. - Hoạt động kiểm tra trong quá trình sản xuất: Kiểm nghiệm sản phẩm trung gian, kiểm nghiệm bán thành phẩm, kiểm nghiệm thành phẩm. - Kiểm nghiệm thành phẩm: Kiểm tất cả các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn: Cảm quan, định tính, định lượng v.v… - Hệ thống thiết bị máy móc: Trang bị đảm bảo kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra. + Máy đo độ tan rã + Máy đo độ hòa tan + Máy quang phổ tử ngoại + Máy Sắc ký lỏng cao áp + Máy chạy sắc ký lớp mỏng + Máy đo pH + Máy điện cực phổ + Nồi hấp tiệt trùng + Các loại tủ sấy. - Đội ngũ nhân sự: đủ để thực hiện các công việc của phòng. Trưởng phòng là DSĐH hoặc kỹ sư hóa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm ít nhất 03 năm. 5.6. Tìm hiểu về hệ thống kho - Thiết kế kho GSP: Chống nóng, ẩm, mối mọt, lũ lụt. - Bao gồm: Kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì - Nhiệt độ bảo quản trong kho: + Kho lạnh: 2-80C + Kho mát: 8-150C + Kho thường: 15- 250C - Yêu cầu bảo quản trong kho GSP: + Nhiệt độ < 300C + Độ ẩm: <75% Hàng ngày thủ kho theo dõi nhiệt độ , độ ẩm bằng đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm treo tại các vị trí thích hợp trong kho. Ghi nhiệt độ và độ ẩm hai lần một ngày ( sáng, chiều) vào phiếu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm treo tại các vị trí treo đồng hồ tại kho. - Hoạt động của kho GSP + Nhập hàng: Theo qui trình kiểm nhập hàng. Thủ kho phải nắm được số lượng, chất lượng, số đăng ký, số lô, hạn dùng của thuốc, vào sổ theo dõi nhập hàng. Lập thẻ kho cho từng mặt hàng. + Bảo quản hàng: Theo qui trình bảo quản hàng hóa. Hàng được chất lên kệ có đánh số vị trí, có phiếu theo dõi xuất nhập treo tại nơi để hàng. Bảo quản hàng theo đúng điều kiện ghi trên nhãn. + Xuất hàng: Tuân theo qui trình xuất hàng. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho xuất hàng theo nguyên tắc FIFO-FEFO(Hàng nhập trước thì xuất trước, hàng nhập sau thì xuất sau hàng hết hạn dùng trước thì xuất trước). Sau khi xuất hàng vào phiếu theo dõi xuất nhập và trừ thẻ kho. + Các hoạt động của kho đều tuân theo SOP do các thủ kho trực tiếp soạn thảo. + Nhân sự của kho: Trưởng kho: DSĐH hoặc đại học khác, Thủ kho đủ để gánh vác nhiệm vụ. Đội ngũ bốc vác ( Có thể hợp đồng).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan