Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập: Đánh giá công chức tại sở Văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Quản...

Tài liệu Báo cáo thực tập: Đánh giá công chức tại sở Văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Quảng Nam

.DOCX
46
1272
136

Mô tả:

Báo cáo kiến tập ngành nghề LỜI CẢM ƠN Kiến tập là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên Trường ĐH Nội vụ Hà Nội nói riêng. Thông qua quá trình này sinh viên được tiếp xúc với những điều kiện thực tiễn, được làm quen với công việc để mỗi sinh viên có thể hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình để áp dụng, để so sánh giữa lý thuyết với thực tế cụ thể. Qua đó giúp cho sinh viên có lòng đam mê công việc, tự tin, vững vàng hơn với những định hướng cho tương lai. Trong thời gian em thực tập ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, em đã có điều kiện tiếp xúc với công việc, tập làm quen với vai trò của một công chức Nhà nước. Thời gian đó tuy không dài (từ 8/5 đến 2/6) nhưng em cũng đã tích lũy cho mình được nhiều bài học quý báu về cách giải quyết công việc, thái độ tác phong khi làm việc, cách xử lý mỗi quan hệ giữa các đồng nghiệp trong giải quyết công việc. Những bài học quý báu này sẽ là hành trang giúp em tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc mới với nhiều khó khăn và thử thách sau này. Trong quá trình kiến tập, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo; sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phòng Tổ chức cán bộ và đặc biệt người hướng dẫn trực tiếp là anh Tào Viết Hải đã giúp em có được những nhận thức sâu sắc trong việc giải quyết công việc của cán bộ, công chức nhà nước và em đã có những tư liệu cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài: “Công tác đánh giá công chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam” Vì thời gian thực tập cũng không nhiều, khoảng thời gian vừa thực hành công việc vừa phải viết báo cáo. Do đó bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dạy từ quý thầy cô để bài báo cáo của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn! Quảng Nam, ngày tháng Sinh viên năm 2017 Báo cáo kiến tập ngành nghề Đặng Thị Hoài Nhân DANH BỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ST T Kí hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ công chức 2 CC Công chức 3 QN Quảng Nam 4 Sở VHTTDL Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch DANH MỤC BẢNG BIỂU ST T Bảng 1 Bảng 4.1 2 Bảng 1.1 3 Bảng 2.1 4 Bảng 2.2 Nội dung Số lượng và chất lượng công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2016 Phương pháp đánh giá so sánh với mục tiêu đã xác định Số lượng công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam theo từng năm Trình độ công chức Sở văn hóa, Thể thao và du lịch năm 2014 và 2016 Tran g 8 19 22 22 Báo cáo kiến tập ngành nghề MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 1. Lí do viết báo cáo...............................................................................................1 2. Đối tượng, phạm vi............................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 6. Kết cấu báo cáo..................................................................................................3 NỘI DUNG................................................................................................................... 4 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM.............................................................................................................. 4 1. Khái quát chung về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.......4 1.1. Giới thiệu về Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Quảng nam......................4 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam....................................................................................................4 2. Hệ thống văn bản Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.............6 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh QN................7 3.1. Sơ đồ tổ chức của sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam...........8 3.2. Vị trí chức năng nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam..................................................................8 4. Đội ngũ nhân sự Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam...............9 5. Cơ sở vật chất, tài chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch....................10 tỉnh Quảng Nam.....................................................................................................10 5.1. Công sở.........................................................................................................10 5.2. Trang thiết bị làm việc..................................................................................10 5.3. Tài chính......................................................................................................11 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM........................................12 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.......................................................12 1.1. Khái quát về công chức......................................................................................12 1.1.1.Quan niệm về công chức tại Việt Nam............................................................12 1.1.2. Phân loại công chức.......................................................................................15 Báo cáo kiến tập ngành nghề 1.2. Khái quát về công tác đánh giá công chức........................................................16 1.2.1. Quản lí, đánh giá công chức..........................................................................16 1.2.1.1. Quản lí công chức...................................................................................16 1.2.1.2. Đánh giá công chức................................................................................17 1.2.1.3. Mục đích, ý nghĩa của công tác đánh giá cán bộ, công chức..................18 1.2.1.4. Các phương pháp đánh giá cán bộ, công chức.......................................19 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HẰNG NĂM TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH.................22 2.1. Thực trạng công chức của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch............................22 2.2. Thực trạng công tác đánh giá công chức tại Sở ăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.........................................................................................................24 2.2.1. Tiêu chí đánh giá công chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.............25 2.2.1.1. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ………………………………………………………………………………………….25 2.2.1.2. Tiêu chí phân loại, đánh giá công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ 26 2.2.1.3. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.......................................................................................28 2.2.1.4. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ……………………………………………………………………………………………...29 2.2.2. Quy trình đánh giá công chức......................................................................30 2.2.3. Yêu cầu về thực hiện phân loại đánh giá công chức, viên chức, người lao động......................................................................................................................... 31 2.2.4. Về xếp loại công chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam 32 2.2.5. Nhận xét chung về công tác đánh giá công chức tại Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam..........................................................................................32 2.2.5.1. Những mặt đạt được trong công tác “ Đánh giá công chức tại Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam............................................................33 2.2.5.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đánh giá công chức tại Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam...................................................................................34 2.2.5.3.Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong công tác đánh giá..................35 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẮM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM.................................................................................................37 3.1. Đối với hệ thống những quy định mang tính chất pháp lý về công tác đánh giá công chức:................................................................................................................... 37 3.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch............................................................38 Báo cáo kiến tập ngành nghề KẾT LUẬN................................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................40 MỞ ĐẦU 1. Lí do viết báo cáo Ba năm học tại trường em đã tích lũy được nhiều kiến thức cho bản thân, kiến thức về lý thuyết em đã được thầy cô giảng dạy, truyền đạt. Mặc dù em đã học hỏi được nhiều kiến thức, những lý thuyết cơ bản. Nhưng một số kỹ năng cơ bản để hòa hợp với thực tiễn vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần phải bồi dưỡng thêm những kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng học tập cũng như biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả. Vì vậy, nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát, học hỏi nhiều điều về công việc, kỹ năng nghiệp vụ hành chính nhân sự, tác phong thái độ nơi công sở, vững vàng, tự tin, nâng cao trách nhiệm với ngành nghề mình theo đuổi, đồng thời được làm quen và hiểu biết hơn về công việc mà mình đang theo học. Sau thời gian kiến tập tại Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, được sự hướng dẫn và hỗ trợ của các anh chị trong cơ quan, học phần kiến tập đã được hoàn thành. Tác giả đã viết báo cáo để tổng hợp những kiến thức đã tích lũy được sau khoảng thời gian được kiến tập. Việt Nam đang xây dựng một nền hành chính nhà nước “Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.”[2,2]. Mục tiêu ấy chỉ đạt được khi những con người làm việc trong nền hành chính thực sự chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại. Đánh giá cán bộ, công chức chính là một trong những biện pháp để quản lý và xây dựng một đội ngũ công chức chính quy, chuyên nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước. Trong những năm trở lại đây hoạt động đánh giá ngày càng được quan tâm, nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính 2011-2020 thể hiện qua việc tinh giản biên chế để loại bỏ những cá nhân không đủ phẩm chất, năng lực làm việc. Chính vì vậy hoạt động này cần được chú trọng hơn nữa để đảm bảo hiệu Báo cáo kiến tập ngành nghề quả đánh giá là tốt nhất. Với những lí do trên, khi thực tập tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam em chọn đề tài “Công tác đánh giá công chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam” làm đề tài cho bài báo cáo kiến tập này. 2. Đối tượng, phạm vi Đối tượng chủ yếu mà đề tài tập trung nghiên cứu là công tác đánh giá công chức. Phạm vi chủ yếu của để tài là tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (Sở VHTTDL). 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích lớn nhất khi thực hiện đề tài này là vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn hoạt động đánh giá công chức tại Sở VHTTDL tỉnh Quảng nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác đánh giá công chức tại Sở VHTTDL, đóng góp một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá công chức tại Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ một số lý luận chung về đánh giá công chức. Tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá công chức tại Sở VHTTDL Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện công tác đánh giá công chức tại Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài là công trình của sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó chú trọng các phương pháp sau: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, Phương pháp nghiên cứu lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Báo cáo kiến tập ngành nghề Phương pháp quan sát, Phương pháp điều tra, Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp so sánh. 6. Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài luận văn gồm 2 phần chính: Phần 1: Tổng quan về Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Quảng Nam Phần 2: Thực trạng công tác đánh giá công chức tại sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam. Phần 2 của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác đánh giá cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước Chương 2: Thực trạng về công tác đánh giá công chức hằng năm tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá công chức tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Báo cáo kiến tập ngành nghề NỘI DUNG PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM 1. Khái quát chung về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam 1.1. Giới thiệu về Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Quảng nam Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 của UBND tỉnh Quảng nam (QN) về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hóa-Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam. Đến nay đã trải qua thời gian hoạt động 9 năm, trưởng thành theo sự phát triển và tình hình chung của cả nước. Sở đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đưa các mặt văn hóa, thể thao và Du lịch của tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam được quy định tại Quyết định số 27/2008/QĐ-2008 ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ Báo cáo kiến tập ngành nghề ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Sở VHTTDL tỉnh quảng Nam có nhiệm vụ và quyền hạn Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Dự thảo Quyết định, Chỉ thị; Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng, Phó Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân sở, sau khi phối hợp và thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội đồng chuyên ngành về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về các mặt: Về di sản văn hoá Về nghệ thuật biểu diễn Về điện ảnh Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật Báo cáo kiến tập ngành nghề Về thư viện Về quảng cáo Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động Về gia đình Về thể dục, thể thao cho mọi người Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp Về du lịch 2. Hệ thống văn bản Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan đơn vị. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Quyết định 27/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định số 103/SVHTTDL-TC năm 2009 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ Phòng Tổ chức cán bộ Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam Quyết định số 40/QĐ-SVHTTDL năm 2017 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế làm việc của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định số 11/QĐ-SVHTTDL Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công của Văn phòng Sơ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Quyết định số 195/QĐ-SVHTTDL Ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Quyết định số 4339/QĐ-SVHTTDL Ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng Nam Báo cáo kiến tập ngành nghề Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc trong Sở VHTTDL tỉnh QN Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo Thông tư 07/2013/TT-TTCP hướng dẫn quy trình tiếp công dân Quyết định số 42/QĐ-SVHTTDL ban hành các quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh QN Cơ cấu tổ chức của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam được tổ chức dựa trên Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam bao gồm: Lãnh đạo có Giám đốc và các Phó Giám đốc Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: Văn phòng Thanh tra Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Nghiệp vụ Văn hóa Phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Phòng nghiệp vụ Thể dục thể thao Phòng Nghiệp vụ Du lịch Phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Văn hoá tỉnh Quảng Nam Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Quảng Nam Trung tâm Phát hành phim & Chiếu bóng tỉnh Quảng Nam Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Nam Báo cáo kiến tập ngành nghề Thư viện tỉnh Quảng Nam Bảo tàng tỉnh Quảng Nam Đoàn ca kịch tỉnh Quảng Nam Tạp chí Văn hoá Quảng Nam Trung tâm Thể dục - Thể thao tỉnh Quảng Nam Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT tỉnh Quảng Nam Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Quảng Nam BQL Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng 3.1. Sơ đồ tổ chức của sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam 3.2. Vị trí chức năng nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Báo cáo kiến tập ngành nghề Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở. Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh. 4. Đội ngũ nhân sự Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Đối với tất cả các cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức, yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của lao động. Do vậy việc bố trí CBCC trong mỗi cơ quan là đòi hỏi phải có sự hợp lý và khoa học, mỗi CBCC phải được bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Cũng như mỗi cơ quan, đơn vị phải có đủ số lượng CBCC để hòa thành nhiệm vụ tốt và hiệu quả công việc cao. Số lượng nhân sự cũng như chất lượng nhân sự của Sở VHTTDL được thống kê qua bảng sau: Tổng số CCVC 52 Giới tính Nam Nữ 28 24 Độ tuổi Dưới 31t- 41t- 51t- 30t 40t 50t 60t 6 27 8 11 Báo cáo kiến tập ngành nghề Bảng 4.1: Số lượng và chất lượng công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2016 Báo cáo kiến tập ngành nghề 5. Cơ sở vật chất, tài chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam 5.1. Công sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nằm ở khu vực Trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam. Tại vị trí 02 đường Trần Phú thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Có diện tích 750m2 bao gồm 2 dãy nhà đặt song song. Dãy A có 3 tầng bao gồm 30 phòng làm việc, 2 kho và 3 phòng vệ sinh. Dãy B có 2 tầng gồm 10 phòng làm việc và 2 phòng vệ sinh. Ngoài ra, sở có 1 phòng bảo vệ và 3 nhà để xe. Một nhà xe công, một nhà xe cán bộ công nhân viên và một nhà xe cho khách đến làm việc. 5.2. Trang thiết bị làm việc Văn phòng Sở VHTTDL được bố trí theo kiểu truyền thống, mỗi bộ phận làm việc trong phòng khép kín, riêng biệt (có bảng tên của bộ phận chuyên môn ngay cửa ra vào phòng). Giám đốc, các Phó Giám đốc và các Trưởng phòng có phòng riêng. Việc bố trí, sắp xếp văn phòng làm việc riêng biệt sẽ mang lại môi trường lao động yên tĩnh, ít bị chi phối bởi ngoại cảnh, tạo điều kiến thuận lợi trong việc nghiên cứu và làm việc, không xảy ra tình trạng thất lạc hoặc nhầm lẫn tài liệu, đảm bảo an toàn, bí mật thông tin. Thiết bị văn phòng được trang bị khá dầy đủ (Phụ lục) Tuy nhiên, cách bố trí phòng làm việc riêng biệt này cũng có nhiều hạn chế về mặt kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đối với CBCC, dễ gây tình trạng chủ quan, lơ là nhiệm vụ trong công việc. Bên cạnh đó, do các phòng làm việc riêng biệt, không liên hoàn nên các CBCC trong khi làm việc mất nhiều thời gian đi lại để liên hệ, trao đổi và giải quyết công việc, làm ảnh hưởng đến tiến độ năng suất làm việc. Nhìn chung, phòng làm việc của cơ quan được trang bị khá đầy đủ và chất lượng, bố trí các trang thiết bị hợp lý, khoa học. Bất lợi về cách sắp xấp phòng làm việc nêu trên cần được cải thiện, khắc phục để xây dựng một cơ quan hành Báo cáo kiến tập ngành nghề chính công hiện đại, khoa học, đáp ứng tốt với yêu cầu của xã hội trong tình hình mới. 5.3. Tài chính Quỹ tài chính của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam được trích chủ yếu từ ngân sách nhà nước Nguồn thu chủ yếu của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đến từ hoạt động thu lệ phí cấp phép quảng cáo; phí, lệ phí thẩm định khách sạn, thu phí cấp phép hướng dẫn viên du lịch; lệ phí karaoke. Sở VHTTDL chi vào hoạt động thư viện, dịch vụ du lịch, phát hành phim, chiếu bóng, dịch vụ thể dục thể thao, dịch vụ du lịch, và các hoạt động văn hóa khác. Báo cáo kiến tập ngành nghề PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát về công chức 1.1.1.Quan niệm về công chức tại Việt Nam Công chức (CC) theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế. Phạm vi làm việc của CC là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định CC có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước. Ở Việt Nam, khái niệm công chức xuất hiện vào năm 1950, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 76/SL về việc ban hành Quy chế công chức vào ngày 20/5/1950. Theo đó, CBCC được hiểu là “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là theo quy chế này, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định”. Sắc lệnh 76 quan niệm về cán bộ, công chức rất hẹp, chỉ bao gồm những người làm việc cho các cơ quan của Chính phủ. Trong những năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và ngay cả sau ngày đất nước thống nhất (1975), nhà nước ta thực hiện cơ chế nhân sự theo khối thuộc các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu. Tất cả những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà nước đều được gọi chung là cán bộ công nhân viên chức. Báo cáo kiến tập ngành nghề Theo quan điểm này thì khái niệm CBCC không được xác định. Cán bộ, công nhân viên là những người được tuyển dụng, giao giữ một nhiệm vụ, trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức xã hội mà nhà nước cấp biên chế. Cán bộ và nhân viên trong thời kỳ này được phân biệt thông qua trình độ và tuyển dụng thông qua cơ chế xét tuyển. Những người có trình độ từ trung cấp trở lên gọi là cán bộ, còn lại những người có trình độ thấp hơn gọi là nhân viên. Từ khi đất nước đổi mới, quan niệm CBCC được định hình lại. “Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, bậc, được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp” (Điều 1 Nghị định 169/1990/NĐ-HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Tuy nhiên, một vấn đề rắc rối nảy sinh khi một công chức đang làm trong cơ quan của Đảng được điều động, thuyên chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước và ngược lại. Vì thế khi Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 được ban hành, điều 1 Pháp lệnh này đã điều chỉnh khái niệm cán bộ, công chức như sau: “ quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm: Những người do bầu cử để đảm nhiệm công vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ, thường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một chức vụ thường xuyên, được phân theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh, tiêu chuẩn riêng; Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân; Báo cáo kiến tập ngành nghề Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Theo điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức thì khái niệm cán bộ, công chức rất chung chung, không phân biệt được đối tượng nào là cán bộ, đối tượng nào là CC. Ngay sau đó Nghị định số 95/1998/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức 1998. Tại điều 1 của Nghị định này khái niệm CC đã được xác định với một số đặc điểm sau: Thứ nhất, cán bộ, công chức đều là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thứ hai, đối với công chức có thêm một số đặc điểm riêng như sau: Tham gia vào các hoạt động bằng các hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một nhiệm vụ, công vụ thường xuyên. Được phân loại theo trình độ đào tạo chuyên môn (phân loại thành công chức loại A, B, C). Được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp Tuy nhiên trong giai đoạn này công chức dùng để chỉ chung cho cả đối tượng là những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện công, trường học công…do vậy không phân biệt được đối tượng nào là công chức, đối tượng nào là viên chức mà gọi chung là CC. Thứ ba, có những CC được biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà các tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế. Tiếp sau đó Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 và Nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước đã làm rõ hơn về khái niệm công chức. Theo Nghị định 117/2003/NĐ-CP công chức là : Báo cáo kiến tập ngành nghề Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, tỉnh, sở. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Theo Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp sở; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Phân loại công chức Theo điều 34 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, công chức được phân loại theo các tiêu chí sau: Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau: Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan