Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập công ty công nghiệp casumina việt nam...

Tài liệu Báo cáo thực tập công ty công nghiệp casumina việt nam

.DOCX
75
420
115

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CÔNG NGHIỆP CASUMINA VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP 1 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Lời Mở Đầu Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo, toàn thể công nhân viên tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp CASUMINA đã hỗ trợ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian em thực tập tại quí công ty. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Khoa Cơ Khí, đã tận tình chỉ bảo, giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng tiến độ. Với sinh viên kỹ thuật như em thì khoảng thời gian thực tập là thời gian cực kì quan trọng, giúp em bớt phần bỡ ngỡ sau này. Tuy thời gian thực tập chỉ 2 tháng, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các anh ở phòng thiết kế và xưởng sản xuất, em đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế, được ứng dụng những điều đã học trên lý thuyết vào thực tiễn và biết thêm nhiều điều mới mẻ mà sách vở chưa thể truyền đạt được. Tuy đã có sự chuẩn bị trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này song không thể tránh những sai sót, mong được sự thông cảm từ công ty và thầy cô. Em kính chúc quí thầy cô đang công tác tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Công ty Cổ Phần Công Nghiệp CASUMINA lời chúc sức khỏe dồi dào – thành công – hạnh phúc! Chúc Công ty Cổ Phần Công Nghiệp CASUMINA ngày càng phát triển! Tp. HCM, tháng 04, năm 2014. Sinh viên thực tập BÁO CÁO THỰC TẬP 2 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Nhận xét cơ quan BÁO CÁO THỰC TẬP 3 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Nhận xét GV BÁO CÁO THỰC TẬP 4 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Mục Lục Nội Dung............................................................................................................................................................. 7 7 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CASUMINA........................................................ 1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY ............................................................................................................. 7 1.2. KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG ........................................................................................................... 7 1.3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:................................................................................................ 8 1.4. SỨ MỆNH CỦA CASUMINA: ................................................................................................... 8 1.5. TẦM NHÌN CỦA CASUMINA................................................................................................... 8 1.6. GIÁ TRỊ CỐT LÕI ...................................................................................................................... 8 1.7. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN............................................................................ 9 1.8. THÀNH TÍCH CHỨNG NHẬN ĐẠT ĐƯỢC......................................................................... 10 1.9. ĐỐI TÁC KINH DOANH.......................................................................................................... 11 1.10. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ................................................................................................ 11 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP .................................................................................................... 17 2.1. Giới thiệu phân xưởng tại nơi làm việc: ........................................................................................ 17 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................................................... 17 2.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của xí nghiệp( phòng cơ năng ): ........................................................... 18 2.1.3. Nội Quy Phân Xưởng Và An Toàn Lao Động............................................................................ 18 2.1.4. Một số dây chuyền, thiết bị trong phân xưởng .......................................................................... 24 2.1.5. Một số hình ảnh về máy móc - thiết bị nhà xưởng: .................................................................. 26 2.2. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty: ....................................................................................................... 39 2.3. Tìm Hiểu Về Sản Phẩm Xe chứa sản phẩm hông lốp: ..................................................................... 43 2.3.1. Khái niệm:..................................................................................................................................... 43 2.3.2. Vai trò:........................................................................................................................................... 44 2.3.3. Các yêu cầu chính: ....................................................................................................................... 44 2.3.4. Vật liệu làm xe .............................................................................................................................. 45 2.3.5. Quy trình công nghệ: ................................................................................................................... 46 2.4. Tìm hiểu về sản phẩm Xe chứa BTP lưu hóa (loại 2)....................................................................... 51 2.4.1. Một số thông tin về sản phẩm: .................................................................................................... 51 2.4.2. Mục đích :...................................................................................................................................... 51 2.4.3. Tổng quan về hệ thống truyền động khí nén: ............................................................................ 51 5 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH 2.4.4. Ứng dụng vào sản phẩm của công ty:......................................................................................... 54 2.4.5. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Xe chứa BTP lưu hóa loại 2: ...................... 56 2.4.6. Quy trình công nghệ chế tạo và lắp ráp của sản phẩm. ............................................................ 59 KỄẾT LUẬN.......................................................................................................................................................... BÁO CÁO THỰC TẬP Nội Dung 71 6 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CASUMINA 1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY Công ty Cố phần Công nghiệp Cao su Miền Nam được chuyển từ Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam theo Quyết định số 3240/QĐ - BCN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam, theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ty cổ phần số 0300419930 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phô' Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 01 tháng 03 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 11 tháng 12 năm 2013. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 vốn điều lệ của Công ty là: 672.932.050.000 VND, tương đương 67.293.205 cổ phần (mệnh giá 10.000 VND/cổ phần). Trong dó: - Cổ phần Nhà nước là: 34.321.980 cổ phần, chiếm 51 % vốn Điều lệ. - CỔ phần bán cho các đối tượng khác là 32.971.225 cổ phần, chiếm 49% vốn Điều lệ. Trụ sở chính của Công ty tại 180 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, Tp. Hồ Chi Minh. Công ty CỔ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam gồm có các đơn vị trực thuộc sau: - Xí nghiệp Cao su Đồng Nai - Xí nghiệp Cao su Hooc Môn - Xí nghiệp Cao su Bình Lợi - Xí nghiệp Cao su Bình Dương 1.2. KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 là 360.066.339.275 VND (năm 2012 lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 253.883.813.578 VND). - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phôi lũy kế đến 31/12/2013 là 418.718.165.396 VND (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phôi lũy kế đến năm 31/12/2012 là 280.880.302.565VND) 7 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH 1.3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: - Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ngành công nghiệp cao su. - Kinh doanh thương mại dịch vụ - Kinh doanh bất động sản. - Kinh doanh các ngành nghềề khác phù hợp với qui định của pháp luật 1.4. SỨ MỆNH CỦA CASUMINA: Cống hiến cho xã hội sự an toàn, hạnh phúc, hiệu quả và thân thiện 1.5. TẦM NHÌN CỦA CASUMINA Nhà sản xuất lốp hàng đầu Đông Nam Á 1.6. GIÁ TRỊ CỐT LÕI - Tin cậy : Sản phẩm, dịch vụ, con người. - Hiệu quả: Mọi hoạt động luôn hướng đến hiệu quả. - Hợp tác: Sẵn sàng hợp tác cùng phát triển và có lợi. 8 BÁO CÁO THỰC TẬP - Năng động: Luôn sáng tạo và đổi mới. - Nhân bản: Vì con người 1.7. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Năm 1976: - Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam được thành lập theo quyết định số 427HC/QĐ ngày 19/04/1976 của Nhà nước Việt Nam. Năm 1997: - Thành lập Công ty Liên doanh lốp Yokohama Việt Nam với các đối tác: Yokohama và Mitsuibishi Nhật Bản để sản xuất săm lốp ô tô và xe máy. Năm 1999: - Đầu tư một nhà máy chuyên sản xuất lốp ôtô tải với công nghệ hiện đại Công ty nhận chứng chỉ ISO 9002 - 1994 . Năm 2000: - Công ty nhận chứng nhận sản phẩm săm lốp xe máy đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS K6366/ JIS K6367 Năm 2001: - Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001 - 2000. Năm 2002: - Công ty nhận chứng nhận sản phẩm lốp ôtô đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS K4230 Năm 2003: - Sản xuất lốp ôtô radian V13, V14. Nhận chứng chỉ ISO 14001-2000 Năm 2005: - Sản xuất lốp ôtô radian V15, V16. - CASUMINA ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất lốp xe tải nhẹ với Công ty CONTINENTAL Đức (tập đòan đứng thứ 4 thế giới về sản xuất săm lốp xe các lọai) - Ngày 10/10/2005 Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam theo Quyết định số 3240/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp Năm 2006: - Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng. Tháng 11/2006 tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng. Năm 2007: - CASUMINA được xếp hạng thứ 59/75 các nhà sản xuất lốp lớn trên thế giới. Tháng 03/2007 tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng. - Đạt chứng nhận Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007 Năm 2008: - Ký kết Hợp đồng liên doanh với Philips Carbon Black.LTD để sản xuất than đen. - Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Năm 2009: - Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng. 9 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH - Tháng 08/2009 Công ty chính thức niêm yết 25.000.000 cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán CSM Năm 2009 - đến nay: - Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Công ty Qingdao Gaoce - Trung Quốc; - Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh chiến lược với Cty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Ba Đình - Tăng vốn điều lệ lên 422.498.370 ngàn đồng. 1.8. THÀNH TÍCH CHỨNG NHẬN ĐẠT ĐƯỢC  Là 1 trong 11 sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh  Là 1 trong 20 thương hiệu hạt giống của thành phố Hồ Chí Minh  Là 1 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam  Liên tục 11 năm nằm trong nhóm dẫn đầu của hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn (Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)  6 năm liền giữ vững giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2002-2007  Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 (thời báo Kinh tế Việt Nam)  Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2006 (phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam)  Xếp hạng 59/75 nhà sản xuất săm lốp xe lớn trên thế giới  Danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới" 2005  Danh hiệu "Thương hiệu quốc gia" 2008-2011  Danh hiệu "Xuất khẩu uy tín" 2008-2011  Tháng 4/2011 đón nhận "Huy chương Độc Lập hạng 3" do Đảng và Nhà nước trao tặng. 10 BÁO CÁO THỰC TẬP 1.9. ĐỐI TÁC KINH DOANH  Suzuki Việt Nam  Ford Việt Nam  Vivotrade  Transinco SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH  Samco  Daihatsu  Continental 1.10. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM  CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG, MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY Hoạt động của tất cả các bộ phận của CASUMINA hướng đến : + Lợi ích và an toàn của khách hàng + Tăng khả năng cạnh tranh + Tối đa hóa lợi nhuận + Chất lượng môi trường Lãnh đạo CASUMINA cam kết: + Áp dụng các phương pháp quản lý, kỹ thuật tiên tiến nhằm duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý, sự đồng đều của chất lượng sản phẩm, và an toàn môi trường + Đào tạo và huy động nguồn nhân lực, cung ứng các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu. + Kiểm soát nguyên liệu, hóa chất, chất thải để không gây nguy hại đến môi trường. Giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu trên sản phẩm + Tuân thủ yêu cầu luật pháp của Việt Nam và các yêu cầu của khách hàng về môi trường. BÁO CÁO THỰC TẬP 11 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Sơ đồ cơ cấu tổ chức:  Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy định.  Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng 12 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH cổ đông.Hội đồng quản trị công ty có 06 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Ban kiểm soát công ty có 3 thành viên và có nhiệm kỳ tương ứng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.   Ban Tổng Giám đốc Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc công ty gồm có 05 người, trong đó: _ Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. _ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tiếp thị và bán hàng: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ thống bộ phận tiếp thị và phòng bán hàng công ty. _ Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ thống tài chính và kế toán, xuất nhập khẩu và công nghệ thông tin. _ Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ thống kỹ thuật của công ty, chất lượng sản phẩm và bảo hộ lao động – môi trường. _ Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư: Chịu trách nhiệm phụ trách hoạt động đầu tư và hệ thống cơ năng.  Chức năng các phòng ban thuộc công ty 1) Phòng bán hàng nội địa _ Tiếp thị và bán các sản phẩm do Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su. _ Xây dựng quản lý hệ thông tiêu thụ sản phẩm của Công ty _ Nghiên cứu điều tra thị trường, hỗ trợ chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh. _ Xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty trong và ngoài nước. 2) Phòng xuất nhập khẩu - Mở rộng các quan hệ quốc tế để tìm kiếm các cơ hội hợp tác – kinh doanh cả trong và ngoài nước. Đẩy mạnh và hoàn thiện các quan hệ hợp tác sẵn có. _ Quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, giá trị Công ty. 13 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH _ Thực hiện và hoàn tất các thủ tục Xuất - Nhập khẩu của công ty và hàng ủy thác. _ Phân tích và đề xuất các biện pháp trong xuất nhập khẩu nhằm mang lại hịêu quả cao hơn cho Công ty. 3) Phòng bảo hộ lao động và môi trường _ Quản lý và kiểm soát công tác bảo hộ lao động - môi trường toàn Công ty. _ Công tác bảo hiểm tai nạn con người cho người lao động. 4) Phòng Cơ năng _ Quản lý và lập kế hoạch sửa chữa thiết bị toàn công ty. _ Quản lý chi phí sửa chữa thiết bị và năng lượng toàn công ty. _ Chế tạo thiết bị cho Công ty theo các dự án. 5) Phòng kế hoạch sản xuất _ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung dài hạn của Công ty. _ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất tại các xí nghiệp. _ Đánh giá thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của các Xí nghiệp, văn phòng Công ty. _ Phân tích giá thành sản xuất của các xí nghiệp. _ Báo cáo thống kê cho nhà nước theo quy định. 6) Phòng kỹ thuật _ Nghiên cứu, thiết kế cải tiến sản phẩm _ Quản lý quy trình sản xuất, _ Thiết lập, ban hành và kiểm soát đơn pha chế toàn công ty. _ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nguyên vật liệu, sản phẩm. _ Xây dựng, ban hành Định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm.Quản lý hệ thống quản lý chất lượng và môi trường toàn Công ty. _ Kiểm soát chất lượng sản phẩm. 7) Phòng tài chính - kế toán _ Quản lý tài chính kế toán toàn Công ty theo đúng pháp lệnh Kế toán thống kê,các chế độ về quản lý tài chính trong doanh nghiệp. _ Kiểm soát hoạt động tài chính kế toán của Công ty và các xí nghiệp nhằm luân chuyển vốn đạt hiệu quả cao. _ Tham mưu các phương án đầu tư cho lãnh đạo Công ty. 14 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH 8) Phòng Tổ chức nhân sự hành chính _ Quản lý và kiểm soát việc thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước và Công ty đối với người lao động. _ Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác tổ chức nhân sự _ Quản lý nguồn nhân lực - tiền lương Công ty. _ Quản lý, lưu trữ, luân chuyển công văn, tài liệu và con dấu theo quy định về công tác văn thư, hành chính của Nhà nước và Công ty. _ Bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn đơn vị. 9) Phòng đầu tư _ Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đầu tư. _ Phối hợp cùng phòng Cơ năng thiết kế, lắp đặt máy móc thiết bị. _ Phối hợp cùng phòng Tài chính - kế toán - thống kê thanh quyết toán công trình đầu tư Hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các Xí nghiệp. 10) Phòng vật tư _ Thực hiện mua, bán vật tư, nguyên liệu trong nước và ngoài nước. _ Thực hiện việc quản lý, điều độ vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất – kinh doanh toàn Công ty an toàn và hiệu quả. 11) Phòng Công nghệ thông tin _ Thực hiện công tác quản trị mạng cho toàn Công ty; _ Quản trị hệ thống công nghệ thông tin; công tác an toàn và bảo mật thông tin; _ Triển khai và quản lý chương trình hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP); _ Phát triển ứng dụng công nghệ và các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc. BÁO CÁO THỰC TẬP 15 SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH 16 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 2.1. Giới thiệu phân xưởng tại nơi làm việc: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: a) Quá trình hình thành: Ngay sau khi đất nước ta vừa giải phóng – thống nhất 3 miền, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu và hợp tác với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới còn hạn chế.Các sản phẩm trên thị trường không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trong đó các sản phẩm phục vụ phương tiện giao thông là một điển hình..chính vì vậy mà tháng 7/1976 xí nghiệp Casumina tân bình được thành lập. b) Quá trình phát triển _ Từ năm 1976-1978 khi đất nước vừa giành được độc lập, tình hình tài chính của đất nước nói chung còn rất nhiều khó khan.Xí nghiệp chỉ mới hình thức hợp tác xã và mang tính chất đơn thuần. _ Sau năm 1978 Xí nghiệp gia nhập hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước,bắt đầu sản xuất các ống đệm cao su phục vụ cho bến cảng. _ Năm 1990 Trong bối cảnh cả nước đang bước sang cơ chế thị trường,nổi lên là sự cạnh tranh không lành mạnh của hoạt động dịch vụ.Lúc bấy giờ Đảng ủy, Ban giám đốc của xí nghiệp chủ trương củng cố bộ máy tổ chức,giảm biên chế và nâng cao chất lượng trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng kịp thời tình hình mới,mở them các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại. _ Từ năm 1996-1998 Xí nghiệp đã chuyển sang sản xuất các loại Săm xe để xuất khẩu và các sản phẩm khác như ống đệm, khe co giản với số lượng rất lớn, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng cao hơn. Từ năm 1998-2000 Để mở rộng quy mô sản xuất cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu, xí nghiệp tăng cường sản xuất chủ yếu các sản phẩm sau: + Săm xe đạp, xe máy cung cấp cho thị trường trong nước. + Săm baby xuất khẩu sang thị trường Úc và Đài Loan. _ Từ năm 2011 cho đến nay: xí nghiệp Tân Bình sát nhập với xí nghiệp Hooc Môn.vì vậy xí nghiệp này chỉ còn giữ lại 1 phòng cơ năng.chuyên gia công và lắp đặt và sửa chữa các máy móc, thiết bị phụ trợ nhằm cung cấp cho các chi nhánh khác. 17 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH 2.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của xí nghiệp( phòng cơ năng ): a) Đặc điểm: Tổng số lượng cán bộ và công nhân hiện tại đang làm việc ở phòng là 24 công nhân trong đó có : + 4 kỹ sư + 20 công nhân có trình độ trung cấp – cao đẳng trở lên. Tại công ty chỉ có làm việc 1ca từ 7h30 – 16h30. Tăng ca theo yêu cầu. b) Nhiệm vụ: _ Về vốn: thực hiện đầy đủ về quy định về việc quản lí tài sản, máy móc, thiết bị, vốn cố định và vốn lưu động của xí nghiệp. _ Về đời sống: quản lí điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên theo phân cấp của xí nghiệp. Thực hiện theo lao động, phân phối và công bằng xã hội.Tổ chức tốt đời sống và hoạt động sản xuất, không ngừng nâng cao tay nghề và đời sống CBCNV. _ Về kinh doanh: chủ yếu là chế tạo những thiết bị phụ trợ cho các xí nghiệp khác như xí nghiệp cao su ở Hooc Môn, Đồng Nai, Vũng Tàu… các thiết bị như là Xe chứa BTP lưu hóa, Xe chứa sản phẩm hông lốp, máy lưu hóa, cuộn quấn bố thép…. 2.1.3. Nội Quy Phân Xưởng Và An Toàn Lao Động a) Các hoạt động của 5S:  SEIRI: Sẵn sàng: - Sàng lọc để chọn ra và di dời thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc. - Những thứ cần thiết nhưng số lượng dư thừa thì cũng phải đưa bớt ra khỏi nơi làm việc. - Đối với những vật nhỏ, có thể để với số lượng nhiều hơn số lượng cần thiết sao cho không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất và công việc. - Loại bỏ đi thì phải lập biên bản hàng xin huỷ trình giám đốc và có kế hoạch chuyển dời, nếu chưa di dời được ngay thì treo thẻ có nhãn đỏ để dễ phân biệt. - Loại phải sửa cần có kế hoạch thực hiện việc sửa lại để cung cấp cho nơi tiêu thụ. Nếu chưa tổ chức sửa chữa được thì treo thẻ có nhãn vàng.  SEITON:Sắp xếp 18 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH - Sắp xếp ngăn nắp từng loại tại nơi làm việc đảm bảo được các điều kiện: + Tiện sử dụng (dễ thấy, dễ tìm, dễ lấy…) + Đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. + Đối với các dụng cụ khi đã sắp xếp gọn gàng nếu lấy ra dùng sau đó phải để đúng vị trí ban đầu của nó. - Đối với bán thành phẩm, thành phẩm cuối ca sản xuất phải chuyển vào kho hoặc sắp xếp ngăn nắp đúng nơi quy định của xưởng.  SEISO: Sạch sẽ: - Hàng ngày trước giờ nghỉ tất cả mọi người dành 10-15 phút để: Thu dọn sản phẩm, lau sạch và chuyển đến nơi quy định. - Lau chùi máy móc sạch sẽ, phát hiện trạng thái bất bình thường, và ghi vào sổ nhật ký theo dõi để xưởng có biện pháp sữa chữa. - Quét dọn nơi làm việc sạch sẽ, không nên đợi đến lúc bẩn mới vệ sinh mà cần làm thường xuyên tạo thói quen thu dọn, vệ sinh nơi làm việc, lau chùi máy móc thiết bị, dụng cụ…luôn sạch sẽ hàng ngày. - Công cụ làm sạch cần sử dụng thích hợp với đối tượng làm sạch và cấp đọ sach như: chổi, khăn, nước, khí nén, hoá chất…  SEIKETSU: Săn sóc: - Duy trì các hoạt động ở cấp độ cao hơn của 3s đã nêu ở trên. - Ngăn ngừa bụi bẩn, có thể ở cấp độ mà mắt thường không nhìn thấy được. - Đối với các phân xưởng láp ráp, xưởng sơn, phân xưởng mạ, và các kho thì việc ngăn ngừa bụi là hết sức quan trọng.  SHITUKE:Sẵn sàng: - Hàng ngày mọi người luôn giữ gìn nơi làm việc của mình sạch đẹp bằng việc tự giác thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà máy, cảu xưởng như: + Quy định chung của nhà máy. + Nội quy về vệ sinh công nghiệp và môi trường. + Nội quy an toàn của xưởng. + Tuân thủ 4s đã nêu ở trên b) Nội quy về an toàn lao động-phòng cháy chữa cháy-vệ sinh công nghiệp 19 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH Nội quy về An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động được lập theo Quy định của Công ty và chế độ hiện hành của Nhà nước. Nội quy định việc thực hiện công tác về An toàn lao động, Vệ sinh Lao động và quy trình vận hành cho các loại máy móc thiết bị đang được sử dụng trong Công ty. Từ công nhân viên (CNV) ở đây dùng để chỉ những người làm việc và có hưởng quyền lợi, nghĩa vụ trong Công ty. Từ An toàn viên (ATV) ở đây dùng để chỉ những người làm việc trong mạng lưới An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động của Công ty. Trách nhiệm của công ty Tổng Giám Đốc Công ty chịu trách nhiệm triển khai việc kiểm tra, đôn đốc công nhân viên thực hiện các quy định về An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động của nội quy này. - Ra quyết định kỷ luật công nhân viên vi phạm. - Tổ chức việc kiểm tra định kỳ. Ban Trật tự Vệ sinh, An toàn lao động và Quản lý thiết bị nhà xưởng (gọi tắt là Ban TTAT-TBNX) chịu trách nhiệm triển khai huấn luyện công nhân viên về quy định An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động, quy trình vận hành thiết bị mà công nhân viên được sử dụng. Trạm y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra tai nạn lao động tại Công ty báo cáo cho Phòng Tổ chức Hành chánh và Ban Tổng Giám đốc Công ty. Trạm y tế lập báo cáo tình hình tai nạn lao động, các loại bệnh sáu tháng một lần gửi cho các Cơ quan Nhà nước quản lý có thẩm quyền. Trách nhiệm của công nhân viên trong công ty Mọi Cán bộ - Công nhân viên đều có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành nội quy này. Các An toàn viên Công ty có trách nhiệm triển khai các hoạt động về mặt An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động theo chỉ thị của Tổng Giám Đốc Công ty và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Quy định về an toàn lao động Công nhân viên được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ được cung cấp trong thời gian làm việc. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp Trong thời gian làm việc CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình. 20 BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: NGUYỄỄN VĂN CHỈNH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan