Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Báo cáo thực tập cơ sở ngành vận tải biển (Hỗ trợ dowload tài liệu zalo 05879983...

Tài liệu Báo cáo thực tập cơ sở ngành vận tải biển (Hỗ trợ dowload tài liệu zalo 0587998338)

.DOCX
45
98
97

Mô tả:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN CHUYÊN ĐỀ: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ DIỆU LINH MÃ SINH VIÊN : 68725 LỚP : KTB 57 CL NHÓM SINH VIÊN : NHÓM THỰC TẬP KTB-1-18 (N04.TT) HẢI PHÒNG – 2018 Mục Lục: Mục Lục:____________________________________________________________2 Lời dẫn:______________________________________________________________3 Phần 1: Tổng quan về vận tải biển_________________________________4 Phần 2: Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển và tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý của 1 công ty vận tải biển - loại trừ VOSCO, VINASHIP.____________________17 Phần 3: Giới thiệu về cảng Transvina_____________________________25 Lời cảm ơn!_________________________________________________________43 2 Lời dẫn: Do không bị giới hạn về khoảng cách, giá cả thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác nên có thể nói vận tải biển là một trong số những ngành nghề đang phát triển và được chú ý nhất hiện nay. Vận tải bằng đường biển phát triển là một trong những nhân tố quan trọng trong việc mở rộng các quan hệ quốc tế và phát triển kinh tế toàn cầu. Nhờ vận tải biển mà hàng hoá có thể dễ dàng được trao đổi không chỉ từ địa phương này sang địa phương khác, từ quốc gia này tới quốc gia khác mà còn có thể được trao đổi giữa các châu lục với nhau. Một quốc gia có nền vận tải biển phát triển là một quốc gia chiếm nhiều ưu thế. Không những tạo ra thế chủ động trong quan hệ kinh tế đối ngoại, vận tải biển còn làm tăng nguồn thu ngoại tệ nhờ việc phát triển mạng lưới vận tải.... Và dưới đây là bản báo cáo về tổng quan ngành vận tải biển, chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải biển cũng như những giới thiệu sơ lược về cảng TRANSVINA mà em đã thu hoạch được từ đợt thực tập cơ sở ngành gần đây. 3 Phần 1: Tổng quan về vận tải biển 1.1 Khái niệm về ngành vận tải biển Vận tải biển hiện nay là một trong những ngành công nghiệp dịch vụ có vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa không chỉ trong phạm vi từng quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế, toàn cầu. Và theo đánh giá của các nhà kinh tế học, phát triển vận tải biển cho từng quốc gia và khu vực chính là một trong những nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển của kinh tế thế giới. Nói đến vận tải biển thì đây là một phương thức vận tải được ra đời sớm hơn so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ những năm trước công nguyên đã có bằng chứng chứng minh phương thức này được áp dụng để vận chuyển hàng hóa. Và ngày nay, với sự phát triển của hệ thống vận tải, ngành vận tải biển đã đóng vai trò to lớn, khong thể thiếu với sự phát triển kinh tế của toàn thế giới. Và tầm quan trọng về mặt chiến lược của vận tải biển ngày càng rõ nét, khi kinh doanh có xu hướng trở nên toàn cầu hóa hơn và các nước ngày càng phát triển hơn. Một số quốc gia không có biển như Thụy Sĩ, Lào,…cũng đã mạnh dạn đầu tư vào vận tải biển vừa để kinh doanh vận tải vừa để đảm bảo an ninh về vận tải cho chính các quốc gia đó. Và một lần nữa ta có thể khẳng định rằng: sự phát triển của vận tải biển có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thế giới. 1.2 Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế 1.2.1 Vận tải biển là yếu tố quan trọng, không thể tách rời đối với thương mại quốc tế. Một lần nữa ta có thể khẳng định lại rằng vận tải biển và sự phát triển của kinh tế thế giới có mối quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ với nhau. Các loại hình vận tải, đặc biệt là vận tải biển phát triển dựa vào việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia (hay còn được gọi là các hoạt động thương mại). Việc mua bán, trao đổi hàng hóa càng được thực hiện nhiều thì sẽ dẫn đến việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải và từ đó thúc đẩy sự đầu tư, phát triển những ngành vận tải này, đặc biệt là ngành vận tải biển. Ngược lại, một khi các phương tiện, dịch vụ vận tải phát triển sẽ dẫn đến việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực sẽ được diễn ra thường xuyên hơn với số lượng nhiều hơn; và điều này dẫn đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Từ những lý luận trên, ta có thể khẳng định rằng vận tải biển không thể tách rời với thương mại quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận tải, thậm chí bao gồm cả hợp đồng vận tải bởi vì hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán với người mua còn hợp đồng vận tải biển điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê chở hoặc người chuyên chở là người bán với người mua phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. Vận tải đường biển giúp cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, điều kiện mua bán hàng hóa vận tải bằng đường biển lại rất đa dạng kéo theo là những thủ tục, quy định hàng hải phức tạp. Do đó mối quan hệ giữa buôn bán quốc tế với vận tải biển quốc tế cũng phức tạp hơn so với các phương thức vận tải khác như: hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy… 1.2.2 Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển Như đã trình bày ở phần 1.2.1, vận tải biển thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Mặc dù khối lượng luân chuyển hàng hóa của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tiềm năng kinh tế của đất nước đó, sự chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất của đất nước, tình hình chính trị, điều kiện và khả năng vận tải giữa đất nước đó. Theo số liệu thống kê của UNCTAD, chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình khoảng 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF của hàng hóa được buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển có cước phí rẻ vì vậy loại hình vận tải này góp phần làm tăng khối lượng luân chuyển hàng hóa trong buôn bán quốc tế, nói cách khác, nó thúc đẩy buôn bán phát triển trong khu vực và quốc tế. 1.2.3 Vận tải biển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường. Trước đây, khi vận tải đường biển chưa được đầu tư và phát triển, hàng hóa của Việt Nam chỉ có thể giao dịch cho các nước phát triển ở thị trường gần điển hình là các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… Ngày nay vận tải đường biển đã phát triển, hàng hóa của Việt Nam có thể được buôn bán ở bất kì thị trường nào trên thế giới. Vì vậy, có thể nói vận tải biển góp phần thay đổi thị trường hàng hóa của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. 1.2.4 Vận tải biển góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Vận tải biển có thể góp phần cải thiện tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia nhờ vào chức năng kinh doanh của nó. Chức năng kinh doanh này thể hiện trong việc thực hiện xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải đường biển. Đây là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quan trọng. Thu chi ngoại tệ về vận tải đường biển và các dịch vụ khác liên quan đến ngành nghề này là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Phát triển đội tàu buôn quốc gia có tác dụng tăng thêm nguồn thu ngoại tệ bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải từ các nước khác, vì vậy có thể khẳng định rằng vận tải đường biển đã có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế. 1.3 Ý nghĩa của vận tải biển Vận tải biển là một ngành rất quan trọng trong hệ thống vận tải của một quốc gia bởi vì: 1. Mục tiêu chủ yếu của ngành nghề này là đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa bằng đường biển giữa các khu vực trong nước và quốc tế đồng thời tham gia vào thị trường thuê tàu trên thế giới. 2. Có hai loại tổ chức vận tải biển: Vận tải định tuyến và vận tải tàu chuyến. Vận tải định tuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển thường xuyên trên các tuyến cố định, giữa các cảng cố định theo một lịch trình chạy tàu đã được lập và công bố trước. Đây là phương thức vận tải mà các hàng hoá liên quan được chuyên chở phải mang đến tàu. Dịch vụ vận tải này cần có đủ số lượng các tàu nhằm duy trì lịch vận hành đã định sẵn và đã được công bố từ trước. Dịch vụ vận tải định tuyến cần có sự kết nối giữa các tuyến gom hàng với tuyến chính chạy giữa các cảng trung chuyển quốc tế. Giá cước trong hình thức vận tải này tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra, cước này thường cao hơn so với tàu chuyến, thông thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ. Tất cả đội tàu vận tải định tuyến đều có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá hiện nay. 3. Ngoài hình thức vân tải tàu định tuyến, còn một loại hình dịch vụ vận tải khác chính là tàu chuyến. Vận tải tàu chuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển không thường xuyên, không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ sở các hợp đồng thuê tàu chuyến. Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hìn thức khai thác phổ biến nhất hiện nay đối với hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định. Số lượng hàng hoá, các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi. 1.4 Các dịch vụ vận tải biển. Từ thực tiễn cho thấy, có rất nhiều thể loại dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến ngành vận tải biển. Nhưng ta có thể xếp chúng vào những loại hình dịch vụ sau đây: 1.4.1 Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu Đây là loại hình dịch vụ đầu tiên được nghĩ tới khi nhắc tới dịch vụ kinh doanh khai thác tàu biển. Trong loại hình kinh doanh này, nếu được phân chia theo đối tượng vận tải biển thì các tàu vận tải biển chia thành ba loại: Tàu hàng, tàu khách, tàu vừa chở hàng vừa chở khách. Và tùy theo cách thức tổ chức khai thác mà các loại tàu này sẽ có những điểm chung và điểm riêng biệt. Căn cứ vào hình thức tổ chức chạy tàu của các tàu vận tải biển mà người ta thường chia các hoạt động của đội tàu thành hai loại đó là: vận tải tàu định tuyến và vận tải tàu chuyến. Đặc trưng cơ bản trong ngành vận tải biển hiện nay là ngoài những tuyến vận tải thường xuyên, được tổ chức theo hình thức khai thác tàu định tuyến thì còn có hình thức vận tải tàu chuyến do có lượng hàng hóa không lớn vẫn xuất hiện trên thị trường vận tải. Và loại hình này thì được đánh giá là rất phù hợp với những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển hay những quốc gia có đội tàu nhỏ bé và hệ thống cảng chưa phát triển, hoàn thiện. 1.4.2 Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng Đây là loại hình dịch vụ thứ hai của ngành vận tải biển, loại hình dịch vụ này có nhiệm vụ chính là xếp dỡ hàng hóa ở cảng. Hiện nay các lĩnh vực kinh doanh khai thác cảng cũng được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ cảng còn thực hiện các công việc khác như: thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều hoạt động khác liên quan đến hàng như phân phối và giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến tận người tiêu dùng cuối cùng và trở thành trung tâm hậu cần. 1.4.3 Kinh doanh dịch vụ hàng hải Ngoài hai loại hình dịch vụ trên thì còn một loại hình dịch vụ nữa của ngành vận tải biển chính là kinh doanh dịch vụ hàng hải. Loại hình kinh doanh này thì bao gồm những hoạt động như: Dịch vụ đại lý tàu biển: là hoạt động thay thế chủ tàu nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam. Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa và vận chuyển đường biển: đây là hoạt động thay mặt khách hàng đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu, với các phương tiện vận tải khác, khi hàng hóa xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, hoặc khi xếp dỡ hàng hóa trong container. Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc giao nhận, lưu kho, lưu bãi, thu gom và kí phát hàng hóa. Dịch vụ môi giới hàng hải là hoạt động môi giới cho khách hàng các việc liên quan đến hàng hóa và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, bảo hiểm hàng hải, lai dắt, thuê thuyền viên. Dịch vụ cung ứng tàu biển là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu về lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ với thuyền viên… Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển là hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà, gõ gỉ, sơn, bảo dưỡng, sửa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi, hàn vá những hạng mục từ mớn nước trở lên và các sửa chữa nhỏ khác. 1.5 Vài nét về đội vận tải biển thế giới và Vinalines 1.5.1 Vài nét về đội tàu biển thế giới 1.5.1.1 Cơ cấu đội tàu biển 100% 80% Tàu khác Tàu container Tàu bách hóa Tàu hàng rời Tàu dầầu 60% 40% 20% 0% 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 2 0 20 2 0 2 0 20 2 0 20 2 0 20 20 2 0 Biểu đồ 1 Cơ cấu đội tàu biển 2006-2016 Biểu đồ 2 Cơ cấu đội tàu biển 1980-2016 Nhìn chung, cơ cấu các đội tàu biển thế giới theo loại tàu có sự chuyển biến trong những năm 1980 đến năm 2016. Cụ thể là những đội tàu hàng bách hóa và những đội tàu chở dầu đã bị giảm, thay vào đó là sự phát triển của những đội tàu chở hàng rời, đội tàu container và những đội tàu khác, trong đó đội tàu container có thể nói là phát triển nhanh nhất. Có sự thay đổi này là do nhu cầu về sản lượng, phương thức chuyên chở, xếp dỡ của chủ hàng có sự thay đổi. Biểu đồ 3 Những thay đổi về khối lượng chuyên chở của các đội tàu giai đoạn 1980-2017 Bên cạnh đó, cơ cấu các đội tàu theo số tuổi cũng có sự thay đổi. Cụ thể là những đội tàu “già” ( những đội tàu có số tuổi trên 20 tuổi) đang giảm dần và thay vào đó là những đội tàu trẻ mới được đóng. Điều này đã cho thấy sự đầu tư và phát triển của ngành vận tải biển trên thế giới trong giai đoạn hiện nay và cũng như thể hiện được tầm quan trọng của vận tải đường biển. Biểu đồ 4 Cơ cấu đội tàu thế giới theo tuổi tàu 1.5.1.2 Phân loại đội tàu biển Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại các đội tàu trên thế giới nhưng ta có thể thấy có hai cách phân loại chủ yếu: theo kích cỡ và theo hình thức khai thác.  Theo kích cỡ: Ta có thể thấy tùy theo mỗi loại tàu mà sẽ có những kích thước khác nhau. Và trong mỗi loại tàu hàng đó lại có những cách phân loại tàu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của chủ tàu. Ví dụ như với loại tàu container có hai cách phân loại theo tầm hoạt động và theo kích cỡ tàu. Theo tầm hoạt động thì ta sẽ có 3 loại là tàu viễn dương ( trên 3.000 TEU), tàu tầm trung ( từ 1.000 đến 2.000) và tàu ven biển ( dưới 1.000 TEU). Nếu phân loại theo kích cỡ thì ta sẽ có Panamax ( trên 3.000 TEU), Handy ( từ 1.000 đến 3.000) và Feeder ( dưới 1.000 TEU). Còn 2 loại tàu khác là tàu hàng rời và tàu dầu thì chỉ có một cách phân loại. Tàu hàng rời sẽ được chia thành bốn loại: Capsize, Panamax, Handymax, Handysize; lớn nhất là loại tàu Capsize với trọng tải lên đến hơn 80.000 DWT và nhỏ nhất là loại tàu Handysize có trọng tải dao động từ 10.000 đến 40.000 DWT. Tàu dầu được người ta phân chia thành 6 loại: VLCC, Suezmax, Afamax, Handy, Tankers với trọng tải nhỏ nhất là loại Tanker ( dưới 10.000 DWT) và lớn nhất là loại VLCC ( trên 200.000 DWT).  Theo hình thức khai thác: Theo cách phân loại này thì đội tàu vận tải sẽ được chia ra thành đội vận tải định tuyến và đội tàu chuyến. Vận tải tàu định tuyến Hình 1 Phân loại theo hình thức khai thác (Liner fleet) là hình thức tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định với một giá cước đã được công bố trước, chủ hàng sẽ không thể thỏa thuận giá cước với chủ tàu. Trong đội vận tải tàu định tuyến sẽ có hai loại : Passenger Ships và Cargo Ships. Vận tải tàu chuyến là loại hình tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu, theo đó, chủ hàng có thể thỏa thuận với chủ tàu về mức giá cước. đối với vận tải tàu chuyến thì sẽ được phân chia thành 2 loại tàu hàng khô và tàu hàng lỏng. ( Hình 1) 1.5.1.3 Xu hướng phát triển đội tàu thế giới và ảnh hưởng của những xu hướng đó đến hiệu quả khai thác tàu. Với những cách phân loại trên thì ta có thể rút ra được những xu hướng phát triển của đội tàu thế giới trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể những xu hướng đó bao gồm:  Xu hướng tăng trọng tải tàu: Với xu thế phát triển hiện đại thì ngày càng có những con tàu có kích cỡ và khối lượng chuyên chở lớn được đóng ra nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển khi phải vận chuyển với số lượng hàng lớn và giúp chủ hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Xu hướng này diễn ra với hầu hết các loại tàu trong vận tải biển.  Xu hướng tăng tốc độ tàu: Đây là xu hướng đóng những con tàu có tốc độ tăng dần theo dòng thời gian. Xu hướng này chủ yếu diễn ra với tàu chở khách và tàu chở hàng đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời tăng được lợi nhuận thu được cho các chủ hàng.  Xu hướng trẻ hóa đội tàu: Xu hướng này có nghĩa là các chủ tàu sẽ tháo dỡ hoặc bán những con tàu già có hiệu quả khai thác kém để lấy vốn đầu tư vào sử dụng những con tàu trẻ hiện đại hơn và có những hiệu quả khai thác tốt hơn. Việc này sẽ giúp cho các khoản mục chi phí về bảo dưỡng, sửa chữa, nhiên liệu tàugiảm và dẫn tới chi phí vận chuyển giảm. Xu hướng này hiện nay rất phổ biến và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.  Xu hướng chuyên môn hóa đội tàu: Là việc đóng mới những con tàu chuyên vận chuyển một loại hoặc một nhóm loại hàng hóa có tính chất tương tự nhau. Việc này sẽ làm tăng khả năng chuyên chở của tàu, giảm thiểu thời gian chuyến đi, chi phí vận chuyển cũng sẽ giảm; đồng thời, chuyên môn hóa đội tàu sẽ tăng chất lượng bảo quản hàng hóa, hạn chế được rủi ro, giảm chi phí xếp dỡ,… từ đó tăng lợi nhuận cho các chủ hàng và chủ tàu. Có thể nói rằng xu hướng chuyên môn hóa là xu hướng nổi bật nhất của ngành vận tải bằng đường biển.  Xu hướng tự động hóa: Với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong ngành đóng tàu nói riêng, ngày càng cho ra đời những con tàu với những tính năng tự động hóa cao. Các con tàu này được trang bị những thiết bị hiện đại, có thể hoạt động mà không cần tới sự can thiệp của con người. điều này không những sẽ giúp cho các con tàu hoạt động một cách hiệu quả nhất mà còn giúp cho các chủ tàu giảm được chi phí nhân công, từ đó tăng lợi nhuận cho các chủ tàu. 1.5.2 Vài nét về đội tàu Vinalines Nhắc tới lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam thì ta không thể không kể đến đội tàu Vinalines. Đội tàu Vinalines đóng vai trò vận tải rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Cơ cấu của đội tàu theo loại tàu của Vinalines tính đến năm 2016 gồm 3 loại tàu: tàu dầu, tàu container và tàu hàng khô. Trong đó, tàu hàng khô chiếm trên 70% tổng số lượng tàu của đội. Biểu đồ 5.1 Biểu đồ 5.2 Bên cạnh đó, các con tàu của Vinalines trong năm 2016 có độ tuổi bình quân khoảng 15 tuổi. Ta có thể thấy từ biểu đồ 5.2 rằng hầu hết các con tàu rơi vào tầm tuổi từ 5-29 tuổi. Các con tàu mới từ 04 tuổi chỉ chiếm khoảng 4,25% số lượng tàu. Xét về kích cỡ tàu, ta có thể thấy những con tàu của đội Vinalines được chia thành 3 nhóm kích cỡ chính. Hầu hết những con tàu có trọng tải từ 10.000 đến 50.000 DWT (chiếm 63,90% tổng số tàu), các con tàu có kích Biểu đồ 5.3 cỡ trên 50.000 DWT chiếm khoảng 26,46% và số lượng tàu còn lại là những con tàu có kích cỡ từ 5.000 đến 10.000DWT. Nói tóm lại, sau khi tìm hiểu sơ qua về đội tàu biển Vinalines ta có những đánh giá sau:  Đội tàu biển Vinalines gồm ba loại tàu chính là tàu container, tàu dầu và tàu hàng khô (chiếm gần 80% tổng trọng tải, cao hơn tỉ lệ tương ứng của đội tàu thế giới).  Đội tàu có số tuổi bình quân là khoảng 15 tuổi, cao hơn độ tuổi bình quân của đội tàu thế giới, trong đó nhóm tàu trẻ (dưới 10 tuổi) chỉ chiếm 20-30% tổng trọng tải trong khi đội tàu thế giới là 50%.  Bên cạnh đó, đội tàu phát triển tập trung vào 2 nhóm tàu có tải trọng trung bình (5.000 – 10.000 DWT và 10.000 – 50.000 DWT); tải trọng bình quân của đội tàu tính đến năm 2016 đạt khoảng 22.510 DWT.  Đội tàu của các doanh nghiệp thành viên không đồng đều về tải trọng bình quân cũng như tuổi tàu bình quân.  Việc đầu tư tàu của Vinalines chưa hiệu quả, còn nhiều hạn chế, bất cập. Số lượng lớn tàu được mua trong thời gian 2006 – 2009 nên suất đầu tư tàu lớn làm tăng chi phí tài chính, chi phí khấu hao.  Kết quả khai thác-kinh doanh còn kém hiệu quả, nhất là đội tàu của các doanh nghiệp có hạch toán phụ thuộc và nhóm tàu có tải trọng dưới 10.000 DWT, nhóm tàu tuổi cao, chi phí tài chính lớn. Phần 2: Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển và tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản l ý của 1 công ty vận tải biển - loại trừ VOSCO, VINASHIP. 2.1 Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển. 2.1.1 Các loại hình doanh nghiệp của công ty vận tải biển Nhìn chung, các doanh nghiệp, công ty vận tải biển thường được tổ chức dưới những hình thức như những doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề khác. Chính vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp vận tải biển cần nắm vững được những ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam mà em đã tổng hợp được. 2.1.1.1 Doanh nghiệp tư nhân Loại hình doanh nghiệp mà sẽ được nhắc tới đầu tiên là loại hình doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân nói đơn giản nó là một doanh nghiệp do cá nhân làm chủ được gọi là chủ doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này. Theo bộ luật doanh nghiệp 2014, mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào dưới mọi hình thức. Cũng theo bộ luật này, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân. 2.1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập, thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức. Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. 2.1.1.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đây là một hình thức đặc biệt của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo bộ luật doanh nghiệp 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu. Theo đó, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 2.1.1.4 Công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần phải có cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng tối thiểu là ba thành viên và không hạn chế số lượng tối đa. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật để huy động vốn. 2.1.1.5 Công ty hợp danh. Loại hình doanh nghiệp cuối cùng được nhắc tới là công ty hợp danh. Đây là loại hình công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài ra có thể có thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trong khi các thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan