Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập cơ điện tử tại công ty tnhh ngô hà gia...

Tài liệu Báo cáo thực tập cơ điện tử tại công ty tnhh ngô hà gia

.DOCX
34
208
50

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ các anh thuộc công ty TNHH Ngô Hà Gia, từ thầy, cô giáo trong bộ môn Cơ điện tử, khoa Cơ khí trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến ban giám hiệu trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô trong khoa Cơ khí và đặc biệt là các thầy cô ở bộ môn Cơ- điện tử đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Ngô Hà Quang Thịnh, đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại công ty, đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành báo cáo này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại công ty TNHH Ngô Hà Gia đã giúp em trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã hỗ trợ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Trong suốt quá trình thực tập, kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức ngoài thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo này cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ thầy, cô để có thể làm tốt hơn ở những báo cáo sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn. TPHCM, ngày 09 tháng 08 năm 2018 Sinh viên thực hiện i MỤC LỤC Phần 1: TỔNG QUAN........................................................................................................1 1.1. Giới thiệu về công ty:............................................................................................1 1.2. Sơ đồ tổ chức:........................................................................................................1 Phần 2: TỔNG QUAN VỀ ROBOT CÔNG NGHIỆP.......................................................2 2.1. Tìm hiểu chung về robot công nghiệp:.....................................................................2 2.1.2. Định nghĩa về robot công nghiệp:.....................................................................3 2.1.3 Cấu trúc cơ bản của robot công nghiệp..............................................................4 2.2. Robot Fanuc.............................................................................................................5 2.2.1. Tổng quan robot Fanuc.....................................................................................5 2.2.2. Cấu tạo robot:...........................................................................................7 Phần 3: ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ AC SERVO...............................................................11 3.1. Vị trí vai trò PCL6045BL Kit..........................................................................11 3.2. Nguyên tắc hoạt động:...........................................................................................11 3.3. Một số thiết lập cơ bản...........................................................................................13 3.3.1. Kiểu xuất xung cho hai chân OUT và DIR.....................................................13 3.3.2. Thiết lập đường đặt tính khi xuất xung...........................................................13 3.3.3. Các kiểu xuất xung:.........................................................................................14 3.4. Điều khiển vị trí:....................................................................................................14 3.4.1. Xuất xung liên tục (MOD: 00h, 08h)..............................................................14 3.4.2. Xuất xung với giá trị tương đối (MOD: 41h)..................................................15 3.4.3. Xuất xung với giá trị tuyệt đối ( MOD: 42h)...................................................16 3.4.4. Trở về vị trí counter ( MOD: 44h)...................................................................17 3.5. Những sự cố thường gặp khi điều khiển động cơ AC servo...................................17 3.5.1. Đối với board PCL6045BL:............................................................................17 3.5.2. Đối với động cơ AC servo:.............................................................................18 Phần 4: GIỚI THIỆU VỀ OPENGL.................................................................................19 ii 4.1. Giới thiệu OpenGL................................................................................................19 4.1.1. OpenGL là gì?.................................................................................................19 4.1.2. Cấu trúc lệnh của OpenGL..............................................................................19 4.1.3. OpenGL Utility Toolkit (GLUT):...................................................................20 4.2. Vẽ các đối tượng hình học.....................................................................................21 4.2.1. Một số thao tác cơ bản:...................................................................................21 4.2.2 Vẽ các đối tượng hình học:..............................................................................22 4.3. Các phép biến đổi...................................................................................................22 4.3.1. Giới thiệu:.......................................................................................................22 4.3.2. Thao tác trên ModelView................................................................................23 4.3.3. Thao tác trên Projection..................................................................................24 4.3.4. Thao tác trên ViewPort...................................................................................24 4.4. Tô màu...................................................................................................................26 4.4.1. Chế độ màu RGBA.........................................................................................26 4.4.2 Thiết lập màu shading......................................................................................26 4.5. Tương tác với người dùng: Chọn đối tượng...........................................................26 iii MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Ứng dụng robot KAKU trong hệ thống sản xuất CIM........................................4 Hình 2.2: Robot FANUC LR Mate 200iB.................................................................7 Hình 2.3: Vùng hoạt động của FANUC LR Mate 200iB....................................................8 Hình 2.4:Cấu tạo FANUC LR Mate 200Ib.........................................................................8 Hình 3.1: Vị trí PCL6045BL Kit trong hệ thóng điều khiển.............................................11 Hình 3.2: Kiểu xuất xung trên chân OUT và DIR.............................................................13 Hình 3.3: Đường đặc tính khi xuất xung...........................................................................13 Hình 3.4: Chế độ xuất xung liên tục.................................................................................14 Hình 3.5: Chế độ xuất xung tương đối..............................................................................15 Hình 3.6: Chế độ xuất xung tuyệt đối...............................................................................16 Hình 3.7: Chế độ xuất xing về counter 0...........................................................................17 Hình 3.8: Sơ đồ đấu dây chân EL+(+ Limit) và EL- (-Limit)...........................................18 Hình 4.1 Giao diện Window của OpenGL........................................................................21 Hình 4.2: Sơ đồ tạo ảnh tới mắt người nhìn trong OpenGL..............................................22 Hình 4.3: Ảnh tạo thông qua camera................................................................................23 Hình 4.4: Minh họa cho việc thiết lập Viewport...............................................................25 Hình 4.5: Dùng GLUT để tạo hai khớp của robot, thao tác xoay robot bằng chuột..........27 Hình 4.6: Dùng MFC để tạo 3 khớp, điều chỉnh bằng slider trên toolbar.........................28 iv MỤC LỤC BẢ Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật của robot FANUC LR Mate 200Ib.........................................9 Bảng 3.1: Các bước vận hành board PCL6045BL............................................................12 Y v Phần 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về công ty: Công ty TNHH Ngô Hà Gia: Với định hướng là doanh nghiệp khoa học công nghệ, công ty bao gồm đội ngũ kỹ sư trẻ, giàu nhiệt huyết, vững chuyên môn nhằm áp dụng những thành tựu trong lĩnh vực khoa hoc công nghệ, nâng cai giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám trong các sản phẩm “Made in Viet Nam”. 1.2. Sơ đồ tổ chức: Công ty TNHH Ngô Hà Gia: 2. Sản phẩm chính của công ty: Sản phẩm của công ty là các thiết bị, vi mạch và bộ điều khiển, giải pháp phần mềm trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa. vi Phần 2: TỔNG QUAN VỀ ROBOT CÔNG NGHIỆP 2.1. Tìm hiểu chung về robot công nghiệp: 2.1.1. Sơ lược về quá trình phát triển: a) Trên thế giới: Thuật ngữ “Robot” xuất phát từ tiếng Séc (Czech) “Robota” có nghĩa là công việc tạp dịch trong vở kịch Rosum’s Robot của Karel Capek, vào năm 1921. Thuật ngữ Industrial Robot (IR) xuất hiện đầu tiên tại Mỹ do công ty AMF ( American Machine and Foundry Company) quảng cáo, mô phỏng một thiết bị có dáng dấp và tính năng như tay người được điều khiển tự dộng, thực hiện một số thao tác sản xuất có tên “Versatran”. *Quá trình phát triển xủa Robot công nghiệp được tóm tắt như sau: - Năm 1950, Mỹ thành lâp viện nghiên cứu đầu tiên. Đầu năm 1960, công ty AMF cho ta đời sản phẩm đầu tiên có tên Versatran. Từ năm 1967, ở ANh người ta đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạ IR theo bản quyền của Mỹ Từ năm 1970, việc nghiên cứu các tính năng của robot đã được chứ ý nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện ở các nước như: Đức, Ý , Pháp, Thụy Điển. Từ năm 1968, Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu về IR. Từ 1980-1990, Robot có vị trí quan trọng trong các dây chuyển sản xuất tự động hiện đại. Đến nay có khoảng 200 công ty sản suất IR trên thế giới: + Ở Mỹ có khoảng 30 công ty: Robots.Pro, Vecna Robotics, Robot Dynamics, … Cùng với những sản phẩm nổi tiếng như: robot lấy sách tự động , robot tự hành Spirit and Opportunity… + Ở Nhật có khoảng 80 công ty, điển hình như: Yaskawa( Motoman), Fanuc, Toyota, Hoanda,…. Ngoài ra , trên thế giới còn có 90 công ty Tây Âu và một số công ty của Nga,… Do đó, ta có thể nói rằng robot là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng không thể thiếu của những nước phát triển. vii b) Tại Việt Nam: Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển robot đã có những bước tiến đáng kể trong 25 năm qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc đã thực hiện các nghiên cứu cơ và và các ứng dụng của robot như: Trung tâm Tự động hóa- Đại học Bách khoa Hà Nội, viện Điện tử-Tin học, viện Khoa học và Công nghệ quân sự -Học viện Kỹ thuật quân sư,… Bên cạnh đó, còn phải kể đến Công ty Cổ phần Robot TOSY doanh nghiệp thiết kế và chế tạo robot Việt Nam có nhiều sản phẩm ấn tượng trên thị trường quốc tế. Các nghiên cứu về động học và động lực học robot được các khoa cơ khí, chế tạo máy của các trường đại học và viện nghiên cứu quan tâm, Ngoài việc tìm các phương pháp giải các bài toán liên quan đến cơ học của các loại robot nối tiếp, song song, di động, thì các chương trình mô phỏng kết quả chuyển động 3D được áp dựng và phát tiển để minh họa cũng như phục vụ cho phân tích, thiết kế robot. 2.1.2. Định nghĩa về robot công nghiệp: Robot công nghiệp có thể được định nghĩa theo một số tiêu chuẩn sau: Theo tiêu chuẩn AFNOR của Pháp: Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển động tự động có thể lập trình, lặp lại các chương trình, tổng hợp các chương trình đặt ra trên các trục tọa độ, có khả năng đinh vị, đinh hướng, di chuyển các đối tượng vật chất như chi tiết, đạo cụ, gá lắp theo những hành trình thay đổi đã được cài đặt nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau. Theo tiêu chuẩn RIA của Mỹ ( Robot Institute of America): Robot là một tay máy vạn năng có thể lặp lại các chương trình, được thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết, dụng cụ, hoặc các thiết bị chuyên dung thông qua các chương trình điều khiển để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau. Theo tiêu chuẩn TOCT 25686-85 của Nga: Robot công nghiệp là một máy tự động được đặt cố định hoặc có thể di động được, liên kết giữa một tay máy và một hệ thống điều khiển theo chương trình, có thể lặp lại để hoàn thành các chức năng vận đông và điều khiển trong quá trình sản xuất. Do đó, robot công nghiệp là thiết bị tự động hóa và trở thành bộ phận không thể thiếu được của các hệ thống sản xuất linh hoạt. Vì vậy robot công nghiệp trở thành phương tiện hữu hiệu để tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ cho con người những công việc nặng nhọc, độc hại dưới sự giám sát của cong người. viii Hình 2.1: Ứng dụng robot KAKU trong hệ thống sản xuất CIM 2.1.3 Cấu trúc cơ bản của robot công nghiệp a) Các thành phần chính của robot công nghiệp: Một robot công nghiệp thường bao gồm các thành phân chính sau: cánh tay robot, ngồn động lực, dụng cụ gắn lên khâu chấp hành ( tool), các cảm biến, bộ điều khiển, bẳng dạy, máy tính… ix Cánh tay robot ( tay máy) là kết cấu cơ khí gồm các khâu liên kết với nhau bằng các khớp động để có thể tạo những chuyển động cơ bản của robot. Nguồn động lực là các động cơ điện, các hệ thống thủy lực, khí nén cho tay máy hoạt động. Dụng cụ thao tác được gắn lên khâu cuối cùng của robot, dụng cụ của robot có thể nhiều kiểu khác nhau như: dạng bằn tay để nắm bắt đối tượng hoặc các công cụ làm việc như mỏ hàn, đá mài, đầu phun sơn… Bảng dạy ( Teach-Pendant) dung để dạy cho robot các thao tác cần thiết theo yêu cầu trong quá trình làm việc, sau đó robot sẽ lặp lại cacs bước trong quá trình dạy. Các phần mềm độc lập và các chương trình điều khiển robot được cài đặt trên máy tính, dung để điều khiển robot thông qua bộ điều khiển ( Controller). Bộ điều khiển còn được gọi là Modun điều khiển ( Unit Driver). Một modun điều khiển có thể có các cổng I/O để làm việc với nhiều thiết bị khác nhau như các cảm biến giúp robot nhận biết trạng thái của bản thân, xác định vị trí của đối tượng làm việc hoặc dò tìm vât khác,… b) Kết cấu tay máy Tay máy là phần quan trọng của một robot công nghiệp, nó quyết định đến khả năng làm việc của robot. Các kết cấu nhiều tay máy được phỏng theo cấu tạo và chức năng của tay người, tuy nhiên ngày nay tya máy được thiết kế rất đa dạng, nhiều cánh tay robot có hình dáng khác xa so với cánh tay người. Trnong thiết kế và sử dụng, chúng ta cần quan tâm đến những thông số liên quan đến khả năng làm việc của robot như: tầm với ( trường công tác), số bậc tự do ( thể hiện sự khéo léo, linh hoạt của robot), độ cứng vững, tải trọng vật nâng, lực kẹp… 2.2. Robot Fanuc 2.2.1. Tổng quan robot Fanuc Máy robot FANUC LR Mate 200Ib, là một robot dòng FANUC, một robot nhỏ gọn, môđun, có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Robot 200iB là hệ thống servo và có một cánh tay robot 6 bậc tự do với khả năng quay về phía sau để có một vùng làm việc lớn hơn và để cung cấp sự linh hoạt tối đa. Các lợi ích bổ sung bao gồm tốc độ trục có thể đạt 480 độ/ giây, một bộ phận hiệu ứng cuối được tích hợp trong cổ tay, phanh an toàn trên trục 2 và trục 3, một bộ van điện từ gắn bên trong. Bảo trì sẽ được yêu cầu với các động cơ servo không chổi than AC và x các ổ đĩa harmonic trên tất cả các trục. Và có các vòng bi và ổ đĩa bịt kín, và dây cáp gắn trong các thiết bị để bảo vệ thêm. FANUC LRMate 200iB RJ3Ib là mô hình tiêu chuẩn, tuy nhiên có bốn mô hình khác nhau có khả năng xử lí tải cao hơn hầu hết các robot tương đương. Tất cả năm model 200iB đều có đê snhor và cổ tay vửa để vào các điểm kín. CHúng được thiết kế để thực hiện với độ chính xác, tốc độ cao và mỗi mô hình được tạo ra cho một mục đích cụ thể. Bốn phiên bản bổ sung bao gồm: mô hình phòng sạch đã sử dụng 200iB/5C phù hợp với yêu cầu của Class 100, ISO Class 5; Phiên bản cấp thực phẩm được sử dụng, 200iB/5WP , được chế tạo để chịu được độ giặt cao; Cho nhu cầu tiếp cận lâu dài; 200iB/3L sử dụng kéo dài 858mm; Và phiên bản 200iB/5P cung cấp giải pháp tự động hóa nhanh hơn và chính xác hơn. Rõ ràng là các mô hình 200iB có thể giải quyết rất nhiều ứng dụng như lắp ráp, vận chuyển vật liệu, phòng sạch, rửa công nghiệp và xử lý thực phẩm, cùng với một số khác. Ứng dụng: Robot LR Mate 200iB được dùng để giải quyết các vấn đề như: - Nâng tải Vận chuyển hàng hóa Nghiên cứu thử nghiệm Điện tử Phân phối Lắp ghép Cắt kim loại Ưu điểm: - Kích thước bàn cho phép sử dụng những ứng dụng từ thương mại đến công nghiệp Đế nhỏ cho phép đặt robot trong môi trường hẹp Cấu tạo khớp rổng, bao quanh dây cáp, hạn chế lỗi do cáp khi robot vận hành xi - Bộ mã hóa tuyệt đối loại trừ sự điều chỉnh cần thiết khi nguồn bật Hình 2.2: Robot FANUC LR Mate 200iB 2.2.2. Cấu tạo robot: Robot là một bộ phận cơ khí gồm có các hệ trục và cánh tay được dẫn động bằng các động cơ servo. Nơi các cánh tay được lắp với nhau được gọi là khớp hay trục. J1, J2, J3 được gọi là trục chính. Cấu hình cơ bản của Robot phụ thược vào vieecjcacs trục chính là tịnh tiến hay xoay. Các trục cổ tay (wrist axes) dùng để di chuyển đầu công tác theo các hướng phù hợp. xii Hình 2.3: Vùng hoạt động của FANUC LR Mate 200iB Hình 2.4:Cấu tạo FANUC LR Mate 200ib xiii Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật của robot FANUC LR Mate 200Ib Đặc điểm Thông số Số trục 6 Tải tối đa (kg) 5 Tầm với (mm) 700 Sai số (mm) ±0.04 Phạm vi chuyển J1 động của ( độ) J2 320 J3 316 J4 380 J5 240 J6 720 Vận tốc từng khớp J1 180 (độ /s ¿ J2 180 J3 225 J4 400 J5 330 J6 480 Momen quán tính J4 0.138 (kg . m2) J5 0.138 J6 0.071 Momen xoắn J4 7.25 ( N . m¿ J5 7.25 J6 5.21 185 Chú ý: Trong trường hợp góc liên kết của robot, phạm vi hoạt động chuyển động sẽ bị hạn chế. xiv Phần 3: ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ AC SERVO Robot FANUC 200iB được dẫn động bởi 6 động cơ AC servo. Vì vậy, việc quan trọng nhất khi điều khiển robot là ta phải điều khiển được động cơ AC servo. Trong báo cáo này tôi sử dụng Board mạch PCL6045BL Kit để điều khiển động cơ 3.1. Vị trí vai trò PCL6045BL Kit xv Hình 3.1: Vị trí PCL6045BL Kit trong hệ thóng điều khiển Board mạch PCL 6045BL Kit được phát triển từ chip PCL6045BL có chức năng chính là xuất và điều khiển xung. Board có khả năng đáp ứng tối đa 4 trục với tần số Max 200MHz. Ứng dụng điều khiển vòng hở của động cơ step và vòng kín động cơ servo sử dụng tín hiệu digital (pulse string iput type) 3.2. Nguyên tắc hoạt động: Các chức năng của board được quy định trong các thanh ghi của chip PCL6045BL, nên việc vận hành chính là việc thiết lập các giá trị của thanh ghi. Bảng 3.1: Các bước vận hành board PCL6045BL Các bước Chức năng 1 Power on Bật nguồn 2 Set environment register Thiết lập các thông số cơ bản: (RENV 1 to 7) xvi + Đặc tính I/O các chân + GPIO + Bộ đếm + Bộ so sánh + Giảm dao động 3 Set interrupt register and Thiết lập các điều kiện về ngắt interrupt condition 4 Set operation (PRMD) 5 Set speed pattern Thiết lập đường đặc tính của xung điều khiển 6 Start command Sử dụng lệnh hoặc các điều kiện để bắt đầu chế độ hoạt động 7 Stop command Sử dụng lệnh hoặc điều kiện ngắt để dừng chế độ hoạt động 8 Power off Tắt nguồn mode Chọn chế độ điều khiển 3.3. Một số thiết lập cơ bản 3.3.1. Kiểu xuất xung cho hai chân OUT và DIR - Common Pulse Mode: xung được xuất trên chân OUT, chân DIR sẽ có mức tín hiệu cao hoặc thất qui định chiều. Two Pulse Mode: xung chiều (+) xuất trên chân OUT, xung chiều (-) xuất trên chân DIR. Hình 3.2: Kiểu xuất xung trên chân OUT và DIR Thiết lập bằng bit 0, bit1, bit 2 trên thanh ghi RENV1. xvii 3.3.2. Thiết lập đường đặt tính khi xuất xung Đường đặc tính trên được thiết lập thông qua các thanh ghi PRMV, PRFL, PRFH, PRUR, PRDR, PRMG, PRDP, PRUS, PRDS. Hình 3.3: Đường đặc tính khi xuất xung - PRMV: thanh ghi xác định số lượng xung trong các mode hoạt động. - PRFL: thanh ghi thiết lập vận tốc FL (16bit) - PRFH: thanh ghi thiết lập vận tốc FH - PRUR: thanh ghi thiết lập tỉ lệ tăng tốc dùng để xác định thời gian tăng tốc. - PRDR: thanh ghi thiết lập tỉ lệ giảm tốc dùng để xác định thời gian giảm tốc. - PRMG: thanh ghi xác định hệ số nhân với giá trị trong thanh FL và FH. 3.3.3. Các kiểu xuất xung: - - - FL constant speed start: vận hành tại vận tốc thấp FL và không đổi. (command 50h) FH constant speed start: vận hành tại vận tốc cao FH và khổng đổi (command 51h) High speed start 1: vận hành tại vận tốc cao FH và có quá trình giảm tốc. (command 52h) xviii High speed start 2: vận hành tại vận tốc cao FH và có quá trình tăng tốc và giảm tốc. (command 53h) - 3.4. Điều khiển vị trí: 3.4.1. Xuất xung liên tục (MOD: 00h, 08h) Board xuất xung liên tục khi một lệnh Start được thực thi và dừng khi có lệnh Stop hoặc xuất hiện điều kiện ngắt, số xung xuất ra phụ thuộc vào thời gian. Hình 3.4: Chế độ xuất xung liên tục Có các mode xuất xung liên tục sau: Mode Hướng 00h Theo chiều tăng xung 08h Theo chiều giảm xung Ví dụ 1: Vận hành xuất xung liên tục theo chiều tăng với tần số 10 xung/s bắt đầu từ lệnh Start và kết thúc với lệnh Stop. (Sử dụng phần mềm NPMCom) - - - Tắt các điều kiện ngắt: + RENV1 = 0x200h: đặt chân ALM tích cực cao để tắt ALM + Cấp điện thế 24V vào chân EL+ và EL- để tắt EL+ và EL-. Thiệt lập Speed pattern: + FL=10. +PRMG=299 Thiết lập mode hoạt động: PRMD=0x00h xix - Bắt đầu chạy: Sử dụng lệnh “FL constant speed start” 50h. Kết thúc: sử dụng lệnh “ Immediate Stop” 49h 3.4.2. Xuất xung với giá trị tương đối (MOD: 41h) Chỉ rõ số lượng xung xuất ra và chiều quay, được quy định bằng một số có dấu theo thanh ghi PRMV. Hình 3.5: Chế độ xuất xung tương đối Ví dụ 2: Vận hành xuất xung liên tục theo chiều tăng với tần số 20 xung/s bắt đầu từ lệnh Start và kết thúc khi đạt được 500 xung so với ban đầu. (Sử dụng phần mềm NPMCom) - - - Tắt các điều kiện ngắt: + RENV1 = 0x200h: đặt chân ALM tích cực cao để tắt ALM + Cấp điện thế 24V vào chân EL+ và EL- để tắt EL+ và EL-. Thiệt lập Speed pattern: + FL=10. +PRMG=299 Thiết lập mode hoạt động: PRMD=0x41h Thiết lập số xung: PRMV=500 Bắt đầu chạy: Sử dụng lệnh “FL constant speed start” 50h. Kết thúc khi đủ 500 xung. 3.4.3. Xuất xung với giá trị tuyệt đối ( MOD: 42h) xx
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan