Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập chi nhánh công ty cổ phần bia sài gòn-miền trung tại phú yên...

Tài liệu Báo cáo thực tập chi nhánh công ty cổ phần bia sài gòn-miền trung tại phú yên

.PDF
53
618
100

Mô tả:

Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Hình I.1. Chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên I.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1996-1998, công ty Liên doanh bia Sài Gòn-Phú Yên được xây dựng bởi công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và công ty Sản xuất xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên. Ngày 16/10/1996, UBND tỉnh Phú Yên đã cấp giấy phép thành lập số 006042/GP-TLDN-02, ngày 23/11/1996, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 049724 cho công ty hoạt động. Vào thời điểm đó, tổng vốn đầu tư của công ty là 148 tỷ đồng với 5 tỷ đồng vốn điều lệ, nhà máy hoạt động với công suất 10-20 triệu lít mỗi năm. Kể từ ngày dược cấp giấy phét thành lập, công ty được phép hoạt động trong thời gian 20 năm. Từ tháng 11/1996 đến 11/1998, công ty tiến hành làm thủ tục và thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy sản xuất bia và các cơ sở vật chất. Đến tháng 12/1998, công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 1/5/2005, công ty Liên doanh bia Sài Gòn-Phú Yên được chuyển thành công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Phú Yên, hiện nay là công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung chi nhánh Phú Yên, trực thuộc tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) theo giấy phép số 360300069 được cấp vào ngày 28/3/2005 và chính thức đi vào hoạt động. Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, công ty đã tập trung đầu tư, mua sắm thiết bị, máy móc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Với hệ thống sản xuất đồng bộ và điều khiển hoàn toàn tự động của Cộng hoà liên bang Đức, nhà máy sản xuất của công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung chi nhánh Phú Yên là nhà máy hiện đại và đồng bộ nhất Việt Nam khi đó. Trong quá trình sản xuất, công ty luôn tuân thủ các chế độ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động thông suốt và giảm thiểu các sự cố kỹ thuật. Khi dây chuyền vận hành, chỉ cần một đội ngũ giám sát tối thiểu để thực hiện toàn bộ quy trình sản xuất. Điều này cho thấy tất cả sản phẩm của nhà máy đều được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, với chi phí ở mức thấp nhất. Bên cạnh việc kết hợp sử dụng công nghệ sản xuất truyền thống và hiện đại, nâng cao chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố được công ty quan tâm hàng đầu. Hằng năm, công ty thường xuyên cử cán bộ, công nhân viên tham gia các khoá đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Đến năm 2004, trong tổng số 208 cán bộ, công nhân viên thì có 70 người có trình độ đại học và trên đại học, 31 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, 34 người có trình độ sơ cấp và công nhân nghề, 73 lao động phổ thông. Nhìn chung, lực lượng cán bộ trẻ của công ty đều năng động, sáng tạo và có tri thức. Để có được kết quả như trên, điều có thể khẳng định là với chủ trương đúng đắn, xác định từng bước đi phù hợp, sự điều hành linh hoạt của công ty đã kích thích sự phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất của cán bộ công nhân viên. Với sáng chế về robot bốc SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 1 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập chai trong dây chuyền chiết chai của nhà máy do nhóm kỹ sư của công ty thiết kế và lắp đặt đưa vào vận hành, đã giảm chi phí trong mỗi năm hàng tỷ đồng, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, sáng chế này đã đạt huy chương vàng tại hội chợ thiết bị đồ uống Việt Nam-Techmart tổ chức ở Hà Nội năm 2003 và đạt giải khuyến khích giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam-VIFOTEC năm 2005. Riêng 2006, có 12 sáng kiến cải tiến trong dây chuyền sản xuất bia tại nhà máy đã làm lợi cho cong ty hàng trăm triệu đồng, 6 cá nhân công ty được bình chọn danh hiệu chiến sĩ thi đua ngành công nghiệp. Những thành quả của công ty đạt được trong những năm qua, nhất là 2 năm thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới, cũng là kết quả của sự bồi dưỡng trí tuệ của tập thể lãnh đạo công ty. Trong bước trưởng thành bằng hiệu quả kinh tế, công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung chi nhánh Phú Yên đã đồng thời tạo dựng về văn hoá doanh nghiệp, biểu hiện của kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng. Xây dựng tốt đời sống văn hoá, các hoạt động văn nghệ-thể dục thể thao được duy trì, tích cực tham gia các phong trào xã hội từ thiện, môi trường công ty xanh, sạch, đẹp. Là đơn vị đi đầu trong phong trào sáng tạo không chỉ của tỉnh mà là của cả ngành công nghiệp. Năm 2005, công ty vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Huân chương Lao động hạng 2. I.1.2. Các thành tích chứng nhận Nhà máy được Chính phủ khen vào các năm: - Năm 2000: nhà máy nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. - Năm 2001, 2003: nhà máy nhận cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ. - Năm 1996-2001: nhà máy nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước. Nhà máy được Bộ Công nghiệp khen vào các năm: - Năm 2001: nhà máy nhận bằng khen của Bộ Công nghiệp. Nhà máy được Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn khen vào các năm: - Năm 2005, 2006: nhà máy nhận giấy khen của Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn. - Năm 2005: nhà máy nhận bằng khen của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam về thành tích xuất sắc. Các thành tích, khen thưởng về công atsc nộp thuế: - Năm 2000: nhà máy nhận bằng khen của Bộ Tài chính. - Năm 2006: nhà máy nhận bằng khen của Cục thuế tỉnh Phú Yên. Các thành tích, khen thưởng về công tác Bảo hộ lao động: - Năm 2002: nhà máy nhận bảng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác Phòng cháy chữa cháy. - Năm 2006: nhà máy nhận bảng khen của Bộ Công nghiệp về thành tích 5 năm thực hiện luật Phòng cháy chữa cháy. Các thành tích, khen thưởng về công tác Bảo hiểm xã hội: - Năm 2000, 2001: nhà máy nhận bằng khen của UBND tỉnh. - Năm 2003, 2006: nhà máy nhận bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các thành tích, khen thưởng về hoạt động từ thiện: - Năm 2004: nhà máy nhận bằng khen của UBND tỉnh về thành tích đóng góp quỹ vì người nghèo và bằng khen của UBND tỉnh về thành tích đóng góp quỹ xoá mù do đục thuỷ tinh thể. Các thành tích, khen thưởng về hoạt động thương mại: SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 2 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập - Năm 2001, 2002, 2003: nhà máy nhận giấy khen của sở Thương mại và Du lịch tỉnh Phú Yên. - Năm 2001, 2002, 2003: nhà máy nhận bằng khen của Bộ Thương mại. Các thành tích, khen thưởng về hoạt động văn hoá văn nghệ: - Năm 2001, 2002, 2003: nhà máy nhận bằng khen của Bộ Văn hoá nghệ thuật. Các thành tích, khen thưởng về công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. - Năm 2002, 2003, 2004: nhà máy nhận giấy khen của Đảng uỷ. Các thành tích, khen thưởng về công tác xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản: - Năm 2001, 2002, 2003, 2004: nhà máy được chứng nhận là Đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc. I.1.3. Vị trí địa lý Công ty nằm ở cửa ngõ Bắc thành phố Tuy Hoà và nó đã làm thay đổi bộ mặt của thành phố Tuy Hoà nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung. Có thể nói việc ra đời của công ty đã giúp cho tỉnh Phú Yên nói chung. Có thể nói việc ra đời của công ty đã giúp cho tỉnh Phú Yên có cơ hội phát triển và góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu nhập ngân sách nhà nước và từng bước đưa nền kinh tế Phú Yên hội nhập với nền kinh tế cả nước và quốc tế. Hiện nay, doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại 256 Nguyễn Tất Thành, phường 8, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên với tổng diện tích 24ha. Phía Đông nhà máy giáp quốc lộ 1A; phía Tây nhà máy giáp với công ty nước khoáng Phú Sen; đường số 10, phường 8, thành phố Tuy Hoà giáp với phía Nam nhà máy; phía Bắc nhà máy là kho và cửa hàng đối chứng số 2 của nhà máy. Thông tin liên lạc: - Giám đốc: Hoàng Thanh Việt. - Phó giám đốc: Đặng Sanh Định. - Số điện thoại: (057) 3 811 046. - Fax: (057) 3 822 583. - Email: [email protected] I.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG NHÀ MÁY I.2.1. Chức năng và nhiệm vụ Nhà máy chuyên sản xuất và cung ứng bia chai mang nhãn hiệu Sài Gòn theo đơn đặt hàng của tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) nhằm đáp ứng nhu cầu tại các tỉnh miền Trung. Trong suốt thời gian qua, nhà máy đã thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau: - Chấp hành tốt các chính sách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh theo đúng chế độ chính sách hiện hành, bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo trang trải về tài chính. - Thực hiện quản lý lao động tại chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. I.2.2. Cơ cấu tổ chức trong nhà máy I.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong nhà máy SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 3 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật công nghệ Phân xưởng nấu và lên men Phân xưởng chiết Phân xưởng động lực Quan hệ theo chức năng Quan hệ theo trực tuyến Hình I.2 . Cơ cấu tổ chức trong nhà máy Bộ máy quản lý của chi nhánh công ty Cổ phần Bia Sài Gòn miền Trung tại Phú Yên được tổ chức theo mô hình chức năng trực tuyến, được thể hiện qua sơ đồ trên. I.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất, quyết định mọi vấn đề của công ty, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị do các thành viên trong hội đồng bầu ra. 2. Giám đốc chi nhánh Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo mục tiêu, kế hoạch và nghị quyết, nghị định của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị. Báo cáo cho hội đồng quản trị, đại hội cổ đông công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. 3. Phó giám đốc chi nhánh Giúp giám đốc điều hành, quản lý công ty theo phân công và uỷ nhiệm của cấp trên. Phụ trách về công nghệ sản xuất bia, kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc, bảo trì thiết bị máy móc và công tác bảo hộ lao động. Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của phòng kỹ thuật công nghệ và các phân xưởng. Báo cáo cho giám đốc về lĩnh vực công việc được giám đốc phân công phụ trách uỷ quyền. 4. Phòng tổ chức hành chính nhân sự - Quản lý công tác hành chính phục vụ quản lý, giúp giám đốc về công tác tổ chức nhân sự. SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 4 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập - Tiếp nhận, quản lý công văn, giấy tờ, triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước. - Ban hành các nội quy, quy chế của công ty và kiểm tra việc theo dõi thực hiện bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong công ty. 5. Phòng kế hoạch-kinh doanh - Tham mưu cho lãnh đạo chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, ký kết các hợp đồng về mua bán hàng hoá, xây dựng cơ bản, sửa chữa thiết bị máy móc của chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt. 6. Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá, tiền vốn và các khoản kinh phí của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tài chính và quyết toán định kỳ theo quy định. Xây dựng định mức kinh tế, kiểm tra việc thực hiện các dự toán, sử dụng nguồn vốn, vật tư. Thực hiện quản lý các nghiệp vụ ghi chép, hoạch toán theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán của Nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán tiền lương. 7. Phân xưởng nấu và lên men - Sản xuất cung ứng dịch đường theo kế hoạch sản xuất và kế hoạch chất lượng cho phân xưởng lên men. Phối hợp phòng kỹ thuật công nghệ lập kế hoạch và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng. Thực hiện theo dõi đánh giá các định mức kỹ thuật được giao. - Nhận dịch đường từ phân xưởng nấu, sản xuất và cung ứng bia theo kế hoạch và kế hoạch chất lượng cho phân xưởng chiết. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác sửa chữa khắc phục sự cố kỹ thuật và công nghệ. 8. Phân xưởng chiết Có nhiệm vụ chiết bia ra chai vào két theo dây chuyền sản xuất. 9. Phân xưởng động lực Tham mưu cho ban Giám đốc về những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị đọng lực và nguồn sản xuất vật chất liên quan như điện, nước, hơi nước, CO 2, công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý nước thải..., vận hành hệ thống thiết bị, máy động lực và hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình. Cung cấp điện, nước, hơi nước, CO2, ...đảm bảo nguồn nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và khắc phục sự cố liên quan đến thiết bị điện, mạng điện toàn chi nhánh. 10. Phòng kỹ thuật công nghệ Cơ cấu tổ chức phòng kỹ thuật công nghệ: SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 5 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Trưởng phòng Phó phòng (Cơ khí) Phó phòng (Công nghệ) Quốc lộ 1A Bảo vệ cổng bắc Bảo vệ cổng chính Hoa Viên Tổ hóa lý Hồ cá Khu văn phòng Nhà nấu Bồn dầu FO Tổ cơ khí Cửa hàng bia đối Tổchứng điện Khu nhà xe điều khiển Khu văn phòng VP. Đại diện Quan hệ theo chức năng Kho hóa Quan hệ theo trực tuyến chất Phân xưởng Hình I.3. Cơ cấu tổ chức CHIẾT phòng kỹ thuật công Kho nghệphụ tùng Phòng kỹ thuật công nghệ tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, thiết bị công Nhânvật mentư và sản phẩm, Kho nghệ sản xuất, kiểm traPhân và thử nghiệm nguồn đầu tư trang thiết bị, xưởng nguyên đào tạo kỹ thuật. Kiểm soát quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, xây dựng kế hoạch động lực Lọc bia phụ liệu sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, định mức kỹ thuật. Giải quyết sự cố kỹ thuật và công nghệ, đo lường hiệu chỉnh thiết bị, dụng cụ thí nghiệm. Khu nước cấp I.3. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ Lên CÁCmen PHÂN XƯỞNG Kho SẢNthành XUẤT TRONG phẩm CÔNG TY Máy Sơ pháy I.3.1. đồ bố trí mặt Kho bằngchứa tổng thể điện dự nguyên liệu Bãi tập kết Keg phòng đốt VP.Kho Khu chứa nước máy Bãi tập kết Keg SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 Kho thành phẩm 6 Khu xử lý nước thải Xưởng cơ khí Bảo vệ cổng sau Cổng vào Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Phòng lên men Văn phòng Xưởng lên men Phòng hóa chất Phòng lọc bia Phòng gây men và nhân men Báo cáo thực tập Phòng động lực Khu xử lý nguyên liệu Phòng nấu bia Hình I.4. Sơ đồ mặt bằng tổng thể nhà máy I.3.2. Sơ đồ các phân xưởng sản xuất SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 Phòng cảm quan 7 Phòng kỹ thuật Phòng chiết bia Phòng hóa lý Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình I.5. Sơ đồ các phân xưởng sản xuất CHƯƠNG II. NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA II.1. NGUYÊN LIỆU II.1.1. Malt đại mạch II.1.1.1. Đặc điểm, tính chất và công nghệ sản xuất malt II.1.1.1.1. Đặc điểm, tính chất Malt là sản phẩm được chế biến từ các loại hoà thảo. Malt đại mạch là sản phẩm sau khi cho đại mạch nảy mầm ở điều kiện nhân tạo và sấy đến độ ẩm nhất định với những điều kiện bắt buộc. Đại mạch, tên khoa học là Hordeum vulgare, là loài thực vật thân cỏ một năm. Phân loại khoa học của đại mạch như sau: - Giới: Plantae - Bộ: Poales - Họ: Poaceae - Phân họ: Pooideae - Tông: Triticeae - Chi: Hordeum - Loài: H.vulgare SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 8 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình II.1. Đại mạch Malt đại mạch là nguyên liệu chính để sản xuất các loại bia. Quá trình quan trọng nhất mà qua đó hạt đại mạch trở thành hạt malt là sự nảy mầm. Mục tiêu lớn nhất của quá trình nảy mầm và cũng là mục tiêu chủ yếu của quá trình sản xuất malt là để hoạt hoá, tích luỹ về khối lượng và hoạt lực của hệ enzyme có trong đại mạch. Hệ enzyme này sẽ là động lực chủ yếu để phân cắt các hợp chất cao phân tử trong nội nhũ của hạt thành các sản phẩm thấp phân tử (chủ yếu là đường đơn giản, dextrin bậc thấp, acid amin, albumoza, pepton và nhiều chất khác) hoà tan bền vững vào nước để trở thành chất chiết của dịch đường. Thành phần và tính chất của malt là những yếu tố quyết định vị, hương, màu sắc, khả mạch năng tạo bọt và độ bền của bia. MặtĐại khác, chất lượng của malt lại được xác định bởi thành phần, chất lượng của nguyên liệu hạt ban đầu và những giải pháp công nghệ và thiết bị sản xuất ra malt. Nước Ngâm Hình II.2. Malt đại mạch Ươm mầm II.1.1.1.2. Công nghệ sản xuất malt Sấy Tách rễ, mầm SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 9 Malt Rễ, mầm Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình II.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất malt Mục đích của quá trình ngâm: - Loại bỏ những hạt lép, những hạt không lép nhưng không chắc như những hạt tiêu chuẩn, các tạp chất, các mẩu hạt giấy vụn, ....mà trong quá trình làm sạch và phân loại chưa loại bỏ ra hết khỏi khối hạt. - Rửa sạch bụi và một số vi sinh vật, côn trùng bám trên hạt, đồng thời có biện pháp để sát trùng toàn bộ khối hạt bằng cách đưa vào nước ngâm các hoá chất hoặc các chế phẩm cần thiết. - Tạo điều kiện để hạt hút thêm một lượng nước tự do, sao cho tổng hàm ẩm của hạt đạt 43-45%. Chỉ với hàm ẩm cao như vậy, quá trình ươm mầm sau này mới đảm bảo bình thường. Mục đích của quá trình ươm mầm: - Chuyển đổi trạng thái của hệ enzyme có trong hạt đại mạch từ trạng thái “nghỉ” sang trạng thái “hoạt động”, tích luỹ chúng về khối lượng và tăng cường năng lực xúc tác của chúng (tăng hoạt lực, hoạt độ). - Tạo và duy trì điều kiện thuận lợi để hệ enzyme thuỷ phân. Mục đích của quá trình sấy: - Tách nước khỏi hạt, hạ hàm ẩm của chúng xuống 1,5-3,5% để chuyển chúng thành sản phẩm bền vững, dễ dàng cho việc vận chuyển, bảo quản và loại trừ khả năng xâm nhập và phát triển của vi sinh vật. - Trong quá trình sấy, nhiệt độ của khối hạt được tăng dần và tăng rất chậm, còn hàm ẩm của chúng cũng giảm dần và giảm dần rất chậm. Trong phạm vi nhiệt độ dưới 40 0C và hàm ẩm của hạt trên 20% là điều kiện lý tưởng cho hệ enzyme thuỷ phân hoạt động. Kết quả của các quá trình enzyme này là một lượng đáng kể các hợp chất cao phân tử được phân cắt thành sản phẩm thấp phân tử dễ hoà tan, làm tăng hàm lượng chất chiết hoà tan của malt khô thành phẩm. - Trong thời gian sấy malt còn diễn ra một loạt các quá trình khác, mà một số trong những quá trình này là nguyên nhân của sự tạo thành các chất tạo hương, vị và tăng SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 10 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập cường độ màu của sản phẩm. Suốt quá trình sấy, với đối tượng malt tươi thì đó không đơn thuần là quá trình tách nước thông thường, không đơn thuần là giải pháp để tiện lợi cho việc bảo quản mà thực sự là một quá trình công nghệ, trong đó có sự biến đổi về chất và thay đổi về lượng của các cấu tử dinh dưỡng trong sản phẩm. Quá trình quan trọng nhất là phản ứng tạo melanoid, một hỗn hợp bao gồm nhiều hợp chất, ở mức độ rất cao chi phối chất lượng của bia vàng. - Do quá trình sấy được tiến hành ở nhiệt độ cao, hầu hết các loại vi sinh vật bám trên hạt, hoặc bị tiêu diệt, hoặc chuyển về dạng bào tử, hạn chế đến mức tối thiểu khả năng hư hỏng do chúng gây ra, làm tăng độ bền sinh học của sản phẩm. Mục đích của quá trình tách rễ: - Trong thành phần hoá học của rễ malt chứa nhiều các hợp chất thuộc nhóm alcaloid. Nếu những hợp chất này tồn tại trong bia, sẽ gây ra vị đắng rất khó chịu. - Một số cấu tử trong thành phần hoá học của rễ malt là nguyên nhân tạo nhiều rượu bậc cao trong quá trình lên men bia. II.1.1.3. Đánh giá chất lượng của malt Chất lượng của malt thành phẩm được đánh giá theo các dấu hiệu bên ngoài, các chỉ số cơ học và thành phần hoá học của chúng. II.1.1.3.1. Các dấu hiệu bên ngoài Các dấu hiệu bên ngoài hay còn gọi là các chỉ số cảm quan bao gồm: - Màu sắc của các hạt loại malt vàng phải là màu vàng sáng, vỏ của các lô malt chất lượng cao phải có ánh. Hình dáng và kích thước của các hạt phải tương ứng với hạt của đại mạch nguyên thuỷ. - Vị và hương của malt phải đặc trưng cho từng loại khác nhau. - Độ sạch của malt là tỷ lệ các tạp chất, hạt vỡ, gãy chứa trong đó. Tỷ lệ cho phép là 0,5% hạt gãy, vỡ và 1% các tạp chất khác. II.1.1.3.2. Các chỉ số cơ học Các chỉ số cơ học của malt bao gồm: - 1 đơn vị thể tích hectolit nằm trong giới hạn 45-60kg. - Khối lượng tuyệt đối là khối lượng của 1000 hạt không lựa chọn. Chỉ số này dao động trong khoảng 29-38g. - Hình thái vết cắt của malt là mức độ trắng đục hoặc trắng trong của phần nội nhũ. Đây là chỉ số rất quan trọng để xem xét tới mức độ nhuyễn, mức độ đồ hoá của nội nhũ trong thời gian ươm mầm. Đối với malt vàng, số hạt có độ trắng đục phải ít nhất là 94%. - Độ xốp, tương ứng với giá trị nghịch đảo của nó là độ cứng của malt. Đại lượng này cho ta biết mức độ nhuyễn của malt, chế độ sấy đúng hay sai so với quy trình tiêu chuẩn. Để đo độ xốp của malt người ta dùng một công cụ chuyên dụng, gọi là Mubrimeter (xốp kế). II.1.1.3.3. Các chỉ số hoá học Đẻ đánh giá một cách đầy đủ và chính xác chất lượng của malt, nhất thiết phải tiến hành phân tích các chỉ số hoá học, bao gồm: - Thuỷ phần của malt có ảnh hưởng đến độ bền và độ an toàn của malt trong vạn chuyển và bảo quản. Nếu hàm ẩm cao, thứ nhất là hao phí vận chuyển lớn, sau nữa là rất có thể xảy ra các quá trình bất lợi cho việc bảo toàn chất lượng của malt. - Thời gian đường hoá là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của malt. Nó được biểu thị bằng thời gian, tính bằng phút để đường hoá hoàn toàn cháo malt (không làm đổi màu dung dịch iod). - Hàm lượng chất chiết là lượng hợp chất thấp phân tử đã hoà tan vào nước sau quá trình SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 11 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập đường hoá. Nếu tỏng lượng chất hoà tan này tính theo phần trăm của tổng lượng chất khô đem vào đường hoá thì ta nhận được một đại lượng gọi là hiệu suất chiết. Hiệu suất chiết của malt vàng chất lượng cao phải đạt ít nhất 78% so với chất khô. - Hiệu số giữa hiệu suất chiết khi malt nghiền mịn và nghiền thô, tính bằng phần trăm là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ nhuyễn và mức độ “đồ hoá” của malt trong giai đoạn ươm mầm. Nghiền mịn là chế độ nghiền mà trong thành phần cơ học của bột nghiền thu được, chứa không ít hơn 90% bột, còn nghiền thô chứa không nhiều hơn 40%. Giá trị này càng bé thì chất lượng malt càng cao. - Hàm lượng đường maltoza trong thành phần chất chiết hoà tan là cấu tử có vai trò gần như quyết định mức độ lên men của dịch đường. - Đạm hoà tan của malt là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ thuỷ phân của protein. - Đạm khả kết biểu thị bằng lượng chất chứa nitơ sẽ kết lắng sau 5 giờ đun dịch đường ở nhiệt độ sôi. Hiệu số giữa đạm hoà tan và đạm khả kết gọi là đạm hoà tan bền vững. - Đạm formol trong dịch đường thường chiếm khoảng 10-12% so với đạm tổng hoặc 2530% so với lượng đạm hoà tan của malt. Bảng II.1. Chỉ tiêu chất lượng malt của nhà máy Bia Sài Gòn II.1.1.4. Phương pháp bảo quản, vận chuyển Malt được chứa trong bao, trọng lượng mối bao 50kg được vận chuyển bằng xe tải từ SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 12 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (công ty mẹ nhập malt từ Úc) ở nhiệt độ thường. Về đến nhà máy, malt được chứa trong 2 xilo, mỗi xilo có khả năng chứa đựng từ 45-50 tấn. II.1.1.5. Các hiện tượng hư hỏng Malt có thể bị sâu mọt, mốc...., malt bị hư hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của bia. Tuy nhiên các hiện tượng này ít xảy ra vì nhập về nhà máy có chất lượng rất cao. II.1.2. Hoa houblon II.1.2.1. Đặc điểm, tính chất và tên gọi Houblon có tên khoa học là Humulus lupulus, thuộc họ dây leo, sống lâu năm (30-40 năm), chiều cao trung bình từ 10-15m. Hiện nay trên thé giới đang trồng trên 100 giống hoa houblon khác nhau. Loại thực vật này chỉ thích hợp với khí hậu ôn đới nên được trồng nhiều ở Đức, Tiệp, Liên Bang Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Phân loại khoa học của hoa houblon: - Giới: Plante - Ngành: Magnoliophyta - Lớp: Magnoliopsida - Bộ: Rosales - Họ: Cannabacea - Chi: Humulus - Loài: H.lupulus SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 13 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình II.4. Hoa houblon Hoa houblon có hoa đực và hoa cái riêng biệt cho từng cây. Trong công nghệ sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn. Hoa đực không được sử dụng vì nó rất nhỏ, chứa ít lượng phấn hoa (lupulin), hàm lượng chất đắng cũng rất thấp. Khi hoa bắt đầu chín thì ở bên trong các cánh hoa, và đặc biệt là ở nhị hoa xuất hiện các hạt màu vàng óng, rất dẻo, gọi là lupulin. Hạt lupulin có dạng hình cầu, đường kính 0,15-0,25mm và được đính vào cánh và nhị hoa bằng những cuống rất mảnh và ngắn. Chính những hạt lupulin này là nguồn gốc chính sinh ra chất đắng và tinh dầu thơm của hoa houblon. Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản đứng thứ 2 (sau đại mạch) của công nghệ sản xuất bia. Hoa houblon làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng làm tăng khả SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 14 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập năng tạo và giữ bền bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Do những đặc tính cực kì đặc biệt như vậy nên hoa houblon vẫn giữ một vai trò độc tôn là nguyên liệu không thể thay thế trong ngành sản xuất bia. II.1.2.2. Thành phần hoá học Bảng II.2. Thành phần hoá học của hoa houblon II.1.2.2.1. Chất đắng Vai trò của chất đắng trong công nghệ sản xuất bia là rất lớn. Chất đắng tạo cho bia có vị đặc trưng và dễ chịu, tạo ra một đặc tính cảm quan rất đặc biệt của bia. Khi hoà tan vào dịch đường và tồn tại trong bia, chúng có hoạt tính sinh học cao tạo ra sức căng bề mặt giúp cho bia có khả năng giữ bọt lâu. Chúng còn có tính kháng khuẩn, do đó làm tăng độ bền sinh học của bia thành phẩm. Các loại chất đắng có trong hoa houblon: - acid đắng (humulon): ở giai đoạn đun sôi α dịch đường với hoa houblon, các hợp chất humulon không trực tiếp hoà tan vào mà phải trải qua 1 giai đoạn trung gian là quá trình đồng phân hoá, sau đó các chất đông phân này hoà tan và bị thuỷ phân thành các sản phẩm có độ đắng cao hơn rất nhiều so với các hợp chất nguyên thuỷ. - acid đắng (lupulon): khi đun sôi hoa β houblon với dịch đường, lupulon cũng bị đồng phân hoá, sau đó các đồng phân mới bị phân cắt. Nếu bị oxy hoá, các - acid đắng chuyển thành hulupon, có khả năng hoà tan vào dịch đường cao hơn. - Nhựa mềm: là polyme của các acid đắng, β tạo ra lực đắng khá lớn do khả năng hoà vào dịch đường cao hơn - acid đắng. - Nhựa cứng: là polyme của các acid đắng nhưng ở mức độ cao hơn nhiều so với nhựa mềm. Nhựa cứng hầu như không tan trong nước và dịch đường và là hợp phần không có giá trị trong công nghệ sản xuất bia. II.1.2.2.2. Tinh dầu thơm Tinh dầu thơm của hoa houblon hoà tan vào dịch đường, tồn tại trong bia và tạo ra cho nó một mùi thơm đặc trưng, rất nhẹ nhàng và dễ chịu. Là những chất lỏng trong suốt màu vàng nhạt hoặc không màu, tinh dầu thơm có mùi thơm rất mạnh. Thành phần hoá học của tinh dầu thơm trong hoa houblon rất phức tạp, bao gồm đến 103 hợp chất khác nhau. Trong hỗn hợp đa dạng đó thì phần lớn là những terpen, rượu, ceton, aldehyde, este và acid. Nhóm các chất chiếm khối lượng nhiều nhất SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 15 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập trong thành phần của tinh dầu thơm là hydrocacbon (75%), sau đó là các loại rượu, phần còn lại là các hợp chất khác. II.1.2.2.3. Polyphenol Giá trị công nghệ lớn nhất của polyphenol là chúng được dùng để kết lắng và loại bỏ các hợp chất protid cao phân tử ra khỏi dịch đường, làm ổn định thành phần và tăng độ bền keo của bia thành phẩm. Polyphenol trong hoa houblon rất phong phú về chủng loại, đa dạng về cấu trúc và rất khác nhau về tính chất. Tất cả những hợp chất này đều thuộc nhóm flavonoid. Nhóm flavonoid là tập hợp bao gồm rất nhiều hợp chất tự nhiên, đó là flavan, flavon, flavanol, flavonol, catechin và nhiều chất khác. Một tính chất rất quan trọng của các hợp chất phenol trong nhóm flavonoid là chúng dễ dàng thực hiện phản ứng ngưng tụ để tạo thành oligome và dễ dàng polyme hoá để tạo thành polyme. Mặt khác những oligome tạo thành lại có một khả năng rất độc đáo là dễ dàng kết hợp với protein cao phân tử để tạo thành các phức chất không hoà tan. Tất cả những phenol có tính chất như vậy được gọi là tanin. Tanin của hoa houblon có hoạt tính mạnh hơn hẳn các hợp chất cùng loại trong đại mạch và malt. Vì lý do đó, trong kỹ thuật người ta sử dụng polyphenol của hoa houblon để loại trừ các cấu tử protein khó biến tính và kết lắng ra khỏi dịch đường. II.1.2.3. Chế phẩm hoa houblon Sử dụng hoa houblon nguyên cánh trong sản xuất bia có ưu điểm là bảo đảm được chất lượng tốt nhất, nhưng chúng có nhược điểm là chúng chiếm thể tích cồng kềnh, khó bảo quản, hiệu quả sử dụng thấp. Để khắc phục các nhược điểm trên, trong kỹ thuật sản xuất bia người ta đã chế ra các chế phẩm hoa houblon để sử dụng được thuận tiện hơn. Nhà máy hiện đang sử dụng 2 loại chế phẩm hoa dạng cao và dạng viên: - Dạng hoa houblon viên: cánh hoa khô được nghiền nát thành dạng bột, sau đó cho qua máy ép viên định hình để thu gọn và được bọc trong trong giấy đặc biệt có nạp thêm khí trơ như hoa cánh khô. - Dạng cao hoa: là hỗn hợp các chất đắng được chiết tách từ hoa và đem cô đặc lại. Tuy nhiên khi chỉ dùng loại này ta không trích ly được polyphenol. Dù không có lợi cho bia nhưng chất lượng chất đắng được bảo quản tốt hơn, đồng thời việc sử dụng khi nấu với dịch đường sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều. SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 16 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình II.5. Hoa houblon dạng viên II.1.3. Nước II.1.3.1. Vai trò của nước trong công nghệ sản xuất bia Nước tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quy trình công nghệ tạo nên sản phẩm cuối cùng. Vì vậy có thể nói, nước là nguyên liệu chính và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất bia. Trong quá trình nấu, quá trình lọc, một lượng nước được đưa vào dịch nấu. Đối với gạo, nước có nhiệm vụ làm trương nở tinh bột giúp cho quá trình thuỷ phân dễ dàng các hợp chất cao phân tử làm loãng dịch hồ tinh bột. Đối với malt, nước được dùng để hoà tan các chất chiết khi dịch hồ tinh bột làm loãng thì việc vận chuyển đảo trộn dễ dàng hơn. Đồng thời nước có nhiệm vụ chiết rút tất cả các hợp chất hoà tan còn bám sót lại trong vỏ malt nhằm nâng cao lượng chất hoà tan trong dịch đường đem đi nấu hoa houblon. Ngoài ra nước còn được dùng trong công tác vệ sinh thiết bị và nhà xưởng. II.1.3.2. Tiêu chuẩn của nước dùng để nấu bia Nước thực chất là một dung dịch loãng của các loại muối ở dạng ion. Nhóm cation thì chiếm nhiều nhất là Ca2+, Mg2+, H+, Na+, K+, Fe2+, Mn2+, Al3+, còn nhóm anion thì chủ yếu là OH-, HCO3-, Cl-, SO42-, NO3-, NO2-, SiO32-, PO43-. Nước nấu bia phải đạt QCVN 01:2009/BYT. SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 17 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập II.1.3.3. Ảnh hưởng của thành phần muối của nước đến tiến trình công nghệ và chất lượng sản phẩm Hàm lượng của các muối ở trong nước rất khác nhau, do đó khả năng tác động và ảnh hưởng của chúng đến tiến trình công nghệ và chất lượng của sản phẩm cũng khác nhau. + Ca2+: muối bicacbonat làm giảm độ chua định phân của dịch cháo khi chúng tác dụng với các muối phosphat của malt, làm giảm khả năng hoạt động của enzyme nên hiệu suất thuỷ phân cũng giảm theo. Nhưng sunfat lại làm tăng độ chua định phân của dịch cháo, trong sản xuất, để tăng cường sự hoạt động của enzyme người ta có thể bổ sung thêm thạch cao vào dịch cháo. + Mg2+: trong nước chứa nhiều MgSO4 sẽ gây vị đắng khó chịu cho bia. + Natri sunfat nếu ở hàm lượng cao cũng sẽ gây vị đắng-chát khó chịu. + NaCl: trong phạm vi 200mg/l sẽ làm cho bia có vị đậm đà nên trong kỹ thuật người ta vẫn cho muối ăn vào bia với liều lượng rất vừa phải. + K+: như Na+. + Fe: tồn tại trong nước chủ yếu dưới dạng Fe(HCO 3)2. Ở giai đoạn ngâm, trên vỏ hạt bị tủa 1 lớp mỏng Fe(OH)3 làm cản trở tốc độ hút nước của hạt và kéo theo nhiều ảnh hưởng khác. Nếu trong dung dịch đường hàm lượng sắt đủ lớn sẽ rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của nấm men, làm phá vỡ sự cân bằng trong tiến trình lên men. Hàm lượng sắt cao gây cho bia có mùi vị lạ. Mặt khác, sắt xúc tác quá trình oxy hoátrong bia làm giảm độ bền keo và dễ dàng gây đục cho bia. + Mn: như sắt. + Hàm lượng ion sunfat quá cao làm cho bia có vị đắng-khan. + Cl-: với hàm lượng vừa phải tạo cho bia vị hài hoà, dễ chịu. + Nitrit: ở giai đoạn lên men, nếu hàm lượng nitrit cao sẽ ức chế rất mạnh sự phát triển của nấm men. + Acid silic: nếu hàm lượng lớn sẽ cản trở quá trình lên men, trong 1 số trường hợp, đây là yếu tố gây đục cho bia. II.1.4. Gạo Về khả năng thay thế malt đại mạch trong sản xuất bia thì gạo là loại cốc được dùng nhiều hơn cả. Phụ thuộc vào mức độ chứa đầy protein của tế bào, mức độ liên kết của protein với các hạt tinh bột, cũng như kích thước và hình dáng của chúng mà nội nhũ gạo có thể là trắng trong hoặc trắng đục hoặc trắng trong từng phần. Hạt trắng trong khác hạt trắng đục bởi hàm lượng protein cao hơn, hạt chắc và cứng hơn. Để thay thế malt đại mạch ta nên chọn loại gạo có độ trắng đục cao hơn. Ta thấy rằng, gạo có hàm lượng tinh bột khá cao, protein ở mức vừa phải còn chất béo và xenlluloza thì ở giới hạn thấp. Với các chỉ số này, có thể nói rằng, gạo là một loại nguyên liệu khá lý tưởng cho việc sản xuất bia. SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 18 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình II.6. Gạo II.1.5. Nấm men Hiện nay nhà máy sử dụng nấm men chìm Saccaromyces carsbergensis. Loại nấm men này có hình elip hoặc hình cầu, có chiều dài từ 8-10mm, chiều rộng 5-7mm, tế bào nấm men chứa khoảng 70% nước, phần chất khô còn lại chủ yếu là protein và glucid. Sau khi hoàn tất quá trình lên men, nấm men có xu hướng lắng xuống đáy giúp cho quá trình tự trong bia xảy ra nhanh hơn và tốt hơn do vỏ tế bào nấm men có khả năng kết dính với nhau. Đặc điểm của nấm men: - Nhiệt độ lên men: 8-100C. - Quá trình lên men xảy ra trong lòng môi trường. - Nấm men sử dụng là nấm men thuần chủng, nấm men sau khi lên men xong được thu hồi để sử dụng cho mẻ sau. Nấm men có thể sử dụng tối đa là 8 chu kỳ. Vai trò của nấm men: nấm men chuyển hoá đường thành rượu etylic, CO 2, bên cạnh đó còn tạo ra nhiều sản phẩm bậc 2 khác như rượu bậc cao, glycerin, các acid hữu cơ, este, aldehyde... SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 19 Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên Báo cáo thực tập Hình II.7. Nấm men Saccaromyces carsbergensis II.2. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU Nhà máy sử dụng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguyên liệu theo tiêu chuẩn ISO 9000:2001. CHƯƠNG III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA III.1. CÁC SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY - Bia Saigon Large Hình III.1. Bia Saigon Lager + Chủng loại sản phẩm: bia Sài Gòn + Độ cồn: 4,3% thể tích + Dung tích: 450ml + Thành phần: nước, malt, gạo, hoa houblon + Bao bì: đóng chai thuỷ tinh màu nâu, 20 chai/két + Thị trường tiêu thụ: bia được sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên khu vực miền Trung. - Bia tươi: nước, malt, gạo, hoa houblon + Đóng gói: theo 2 quy cách 2 lít/tẹt và 30 lít/tẹt + Thành phần: + Thị trường tiêu thụ: bia được sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên khu vực miền Trung. III.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SVTT: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ - 5313 0919 LỚP 53 TP 2 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan