Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập...

Tài liệu Báo cáo thực tập

.DOCX
31
244
149

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp máy CNC
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Lời Nói Đầu Trong thực tế cuộc sống hiện nay việc sản xuất ra của cải vật chất được thay thế bởi máy móc là xu hướng tất yếu của xã hội nhằm giải phóng sức lao động của con người. Một hệ thống sản xuất tự động giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng cao,đồng đều,cho phép thay đổi kiểu dáng sản xuất một cách linh hoạt phù hợp với nhu cầu của con người là điều tất yếu của cuộc sống , nhưng vẫn đảm bảo về mặt kinh tế và thời gian chuyển đổi mẫu mã linh hoạt … là một diều cần thiết đối với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Với mục đích làm quen và tiếp cận với các thiết bị sản xuất tiên tiến. Khoa Khoa Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại phòng thí nghiệm Cơ Học Ứng Dụng một thời gian để chúng em hiểu rõ hơn về máy CNC. Tuy chỉ có một thời gian ngắn nhưng với sự chỉ dẫn tận tình của các thầy, các anh trong phòng thí nghiệm Cơ Học Ứng Dụng đã giúp cho chúng em hiểu rõ nguyên lí hoạt động cũng như là cách vận hành các mấy CNC . Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tạo điều kiện và nhiệt tình chỉ bảo cho chúng em , em xin chân thành cảm ơn. TPHCM ngày 12 tháng 8 năm 2017 Trang 1 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Lời Nhận Xét Của Đơn Vị Thực Tập ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… TP.Hồ Chí Minh, ngày….. tháng…..năm……. Cán Bộ Hướng Dẫn Trang 2 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Mục lục PHẦẦN 1 : Giới thiệu vềề phòng thí nghiệm cơ học ứng dụng............................................4 1.1.Sơ lược vềề phòng thí nghiệm cơ học ứng dụng :...................................................4 1.2 Các lĩnh vực nghiền cứu :.......................................................................................4 1.3.Các sản phẩm của phòng thí nghiệm :..................................................................5 PHẦẦN 2 Giới thiệu vềề máy CNC.......................................................................................6 2.1 Khái niệm vềề máy CNC:..........................................................................................6 2.2 Mô tả máy CNC:.....................................................................................................6 2.3 Cấấu tạo máy CNC :.................................................................................................7 PHẦẦN 3 Giới Thiệu Các Phấền Mềềm CAD – CAM...............................................................9 3.1.Giới thiệu các phấền mềềm CAD...............................................................................9 3.2.Giới thiệu các phấền mềềm CAM............................................................................10 PHẦẦN 4 Nội dung thực tập tại phòng thí nghiệm.........................................................10 4.1 Khoan..................................................................................................................10 4.2 Mài......................................................................................................................11 4.3 Hàn......................................................................................................................12 4.4 Taro......................................................................................................................16 4.5 Cắất.......................................................................................................................17 4.6 Bộ điềều khiển match 3:........................................................................................18 4.7 Sản phẩm gia công nguội:...................................................................................19 PHẦẦN 5 Gia công CNC bắềng phấền mềềm mastercam.......................................................20 5.1 Vài nét vềề phấền mềềm solidwork – Mastercam :.....................................................20 5.2 Bài thực hành lập trình mastercam:.....................................................................23 PHẦẦN 6 Kềất Luận...........................................................................................................29 Trang 3 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp PHẦN 1 : Giới thiệu về phòng thí nghiệm cơ học ứng dụng 1.1.Sơ lược về phòng thí nghiệm cơ học ứng dụng : Phòng thí nghiệm Cơ ứng dụng được thành lập từ năm 1992. Bằng kinh nghiệm thực tiễn hơn mười năm hoạt động và phát triển, PTN với vai trò nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học và sau đại học, chế tạo và chuyển giao công nghệ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về lĩnh vực đo lường, chẩn đoán và điều khiển tự động. Tiêu chí của PTN là nghiên cứu chế tạo các thiết bị phục vụ điều khiển và đo lường kỹ thuật cao thay thế các thiết bị của nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ trong nước với chi phí thấp. 1.2 Các lĩnh vực nghiên cứu : - Nghiên cứu cơ bản: Dao động, Động lực học máy, Đo lường và chẩn đoán các thiết bị, Điều khiển tự động vv… - Các sản phẩm ứng dụng: Máy cân bằng do phòng thí nghiệm Cơ học ứng dụng nghiên cứu và chế tạo, Bộ điều khiển chuyển động theo 3 trục đồng thời , Hệ thống đo biến dạng kỹ thuật số. - Dịch vụ kỹ thuật: Cân bằng quạt gió, turbine, cánh bơm, chân vịt tàu thuỷ, bánh đà, pulley, rotor, động cơ máy phát, dao phay gỗ, nồi ly tâm, ống đũa máy se sợi; Đo lường và chẩn đoán các thiết bị và hệ thống cơ học vv… Tiêu chí của PTN là nghiên cứu chế tạo các thiết bị phục vụ điều khiển và đo lường kỹ thuật cao thay thế các thiết bị của nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ trong nước với chi phí thấp. Trang 4 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 1.3.Các sản phẩm của phòng thí nghiệm : - Chế tạo các thiết bị cân bằng + PTN là đơn vị duy nhất cả nước và là một trong số rất ít các nước trong khu vực và thế giới chế tạo được các loại máy cân bằng đạt chất lượng cao và đa dạng về thể loại. Nhiều loại máy cân bằng được chế tạo và lắp ráp thành công chuyển giao đến nhiều địa phương trong cả nước, cân bằng các chi tiết có tải trọng từ vài trăm gam tới 100kg, đặc biệt là máy cân bằng với tải trọng 5 tấn. Các sản phẩm cân bằng cũng rất da đạng như: turbin máy bay, turbin tàu thủy, turbin charger của ô tô, rotor, ròng rọc, bánh đà, quạt ly tâm, dao cụ, động cơ máy cầm tay và trục máy các loại… + Thực hiện các dịch vụ cân bằng tại chỗ. + Các đơn vị được chuyển giao: trường học, các cơ sở sửa chữa cơ khí điển hình là xí nghiệp sửa chữa máy bay của sân bay Tân Sơn Nhất, các cơ sở chế tạo thiết bị. + Các địa phương được chuyển giao: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Bình, Đồng Nai,Vũng Tàu, Bình Định, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh… - Chế tạo các bộ điều khiển kỹ thuật số cho máy CNC + Nghiên cứu và chế tạo hoàn chỉnh các bộ điều khiển kỹ thuật số (CNC) từ 1 đến 5 trục và kết hợp vào các loại máy khác nhau (phay, mài, tiện) để gia công cơ khí, gia công mỹ thuật trên các loại vật liệu khác nhau (gỗ, nhựa, sắt, thép...) + Các đơn vị được chuyển giao: trường dạy nghề, trường đại học, xí nghiệp cơ khí… + Các địa phương được chuyển giao: Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Nam Định, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quy Nhơn, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ… - Chế tạo các thiết bị đo lường + Các thiết bị đo lường về dao động, biến dạng và các đại lượng cơ học khác (khoảng cách, áp lực, moment, lực…) được nghiên cứu chế tạo đảm bảo cho việc thực hiện các dịch vụ kiểm tra, giám sát và đo lường. Các công trình điển hình: đo dao động ổ bi, đo Trang 5 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp dao động khung xe mercedes, đo biến dạng khung máy cày, đo rung trạm rada tại Tân Sơn Nhất, đo biến dạng khung thép nhà máy xi măng Cẩm Phả, đo rung động đất do nổ mìn tại mỏ đá, đo ứng suất biến dạng giám sát quá trình xây dựng kết cấu dàn của tòa nhà Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.. - Xây dựng hệ thống giám sát sức khỏe công trình + PTN là nơi duy nhất tiến hành nghiên cứu và triển khai phương thức “Hệ thống theo dõi sức khỏe” các công trình xây dựng như: c ông trình xây dựng tòa nhà tổng công ty hàng không Việt Nam, công trình cầu Sài Gòn, toàn bộ hệ thống các cầu tại các quận, huyện trong thành phố…nhằm giám sát liên tục tình trạng của các công trình từ đó có những biện pháp “chữa bệnh” phù hợp và kịp thời. PHẦN 2 Giới thiệu về máy CNC 2.1 Khái niệm về máy CNC: CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tínhcác máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT. 2.2 Mô tả máy CNC: Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu. Trang 6 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác. Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất (trong tầm giới hạn). 2.3 Cấu tạo máy CNC : - Máy phay CNC được chia làm 2 loại: máy phay cnc đứng và máy phay cnc nằm. Mặc dù được chia thành 2 loại như vậy nhưng cấu tạo máy cnc vẫn gồm có các phần chính sau: Hình 1: Trung tâm gia công trục đứng Hình 2: Trung tâm gia công trục ngang Trang 7 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 1. Trục chính: Trục chính của máy phay CNC có phần côn ở đầu dùng để gá dao. 2. Ụ trục chính: ụ trục chính có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z. 3. Bàn máy: Bàn máy có công dụng để gá phôi. Bàn máy có thể di chuyển theo phương X và Y. 4. Thân máy: Thân máy có công dụng để đỡ các bộ phận của máy. 5. Bộ phận thay dao tự động: Bộ phận thay dao tự động có ổ tích dao và tay máy để thay dao tự động theo chương trình. - Máy tiện CNC có cấu tạo tương tự như máy tiện thông thường. đối với máy tiện thông thường khi gia công cắt gọt chi tiết thường điều khiển phải theo dõi vị trí dao cắt, thao tác kịp thời chế tạo ra những chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật. Độ chính xác, năng suất phụ thuộc vào trình độ tay nghề người điều khiển. Máy CNC hoạt động theo một chương trình đã được lập trình theo một quy tắc chặt chẽ phù hợp với quy trình công nghệ được soạn thảo và cài đặt phần mềm trong máy. Kết quả làm việc của máy CNC không phụ thuộc vào tay nghề của người điều khiển. lúc này người điều khiển máy chủ yếu đóng vai trò theo dõi và kiểm tra các chức năng hoạt động của máy. Hình dáng kết cấu của máy tiện CNC cũng tương tự máy tiện thông thường. Trang 8 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp PHẦN 3 Giới Thiệu Các Phần Mềm CAD – CAM 3.1.Giới thiệu các phần mềm CAD Computer-aided design, viết tắt là CAD trong tiếng Anh (thiết kế được sự hỗ trợ của máy tính), được dùng rộng rãi trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho các kỹ sư, kiến trúc sư và các chuyên viên thiết kế khác. Các sản phẩm từ hệ thống nền tảng vectơ 2D đến các bề mặt và hình khối 3D tạo hình. CAD dùng nhiều hình thức khác nhau trong các công ty sản xuất. Mô hình đơn giản nhất là họa hình 2D. Tuy nhiên trong 20 năm trở lại đây thì mô hình các kết cấu bằng 3D được dùng đến. Các thiết bị được tạo nên từ việc tạo bề mặt hay tạo hình khối, hay kết hợp cả hai. Các bộ phận riêng lẻ được lắp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Mô hình lắp ráp giúp cho việc định hướng các bộ phận có ăn khớp đến giai đoạn cuối cùng. Việc kiểm tra các tính chất có thể được thực hiện trên mô hình để bảo đảm độ bền. Các năm trở lại đây các kỹ thuật và phương pháp phát triển từ A đến Z trong việc thiết kế với CAD. Bắt đầu từ việc tạo hình sản phẩm; có thể chia nhỏ thành các chi tiết; tạo hình các chi tiết nhỏ có liên quan chặt chẽ đến từng hệ thống kế tiếp. Thiết kế chi tiết các bộ phên chuyên biệt sau đó được hoàn tất trước khi xây dựng nên việc lắp ráp cuối cùng. Đây là một ngành công nghiệp luôn biến động với các sản phẩm nổi tiếng và các công ty nắm vai trò chủ đạo và liên hiệp với các công ty. Có nhiều sản phẩm CAD có mặt trên thị trường. Hơn nữa là các sản phẩm là từ 4 tổ hợp PLM Corporation Autodesk, Dassault Systemes, PTC và UGS Corp., tuy nhiên có các phần mềm CAD khác thích hợp với dữ liệu cho người dùng nhỏ. Các sản phẩm có thể chia làm ba loại: hệ thống họa hình 2D như là AutoCad, Microstation...; tạo mô hình khối 3D trung gian như là SolidWorks, SolidEdge...; và hệ thống phối hợp cho sản phẩm 3D cuối cùng như là Catia, NX (unigraphics)... Tuy nhiên không có một định nghĩa rõ ràng về sự phân loại này vì một số sản phẩm 2D có thể làm mô hình 3D và các chương trình trung gian đang tăng dần chức năng bề mặt, các sản phẩm thuộc nhóm sau cùng tăng mặt phân giới với hướng của hệ điều hành Windows. Trang 9 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 3.2.Giới thiệu các phần mềm CAM Computer-aided manufacturing (CAM) dùng để chỉ những phần mềm dùng để sinh ra những đoạn mã (code) hợp lệ cho máy CNC và được máy CNC cắt theo một hình dạng đã được thiết kế trước bởi hệ thống computer-aided design (CAD) Đôi khi, phần mềm CAM tích hợp chung với hệ thống CAD, nhưng không luôn luôn như vậy, Mỗi phần mềm CAM phải giải quyết vấn đề đầu tiên là trao đổi dữ liệu với CAD. Thường CAD xuất dữ liệu ra một trong những kiểu định dạng chung, như là IGES hoặc STL và không cần thiết phải hiệu chỉnh chúng. Định dạng mà phần mềm CAM xuất ra thường là tập tin dạng văn bản G-code và được chương trình Direct Numerical Control (DNC) chuyển đến máy công cụ. Cần có nhiều thời gian để có thể làm chủ được công nghệ CAM, chúng yêu cầu người vận hành có sự hiểu biết kỹ năng máy móc như chọn dao cắt, xác định các thông số cần thiết và vạch ra kế hoạch chạy dao phù hợp. PHẦN 4 Nội dung thực tập tại phòng thí nghiệm 4.1 Khoan – Khoan là phương pháp cơ bản để tạo lỗ từ phôi đặc. Khoan có khả năng tạo lỗ có đường kính φ = 0,1 ÷ 80 mm, phổ biến nhất là để gia công lỗ có đường kính φ ≤ 35 mm. – Khoan thường được thực hiện trên các loại máy như: máy khoan đứng, máy khoan cần,máy khoan bàn, máy khoan tổ hợp…..Ngoài ra còn có thể thực hiện trên các máy khác như: máy tiện, máy phay, máy doa, trên các máy trung tâm gia công. – Dụng cụ cắt khi khoan gọi là mũi khoan. Mũi khoan có nhiều loại: mũi khoan ruột gà & mũi khoan nòng súng. – Khi khoan các lỗ có đường kính lớn, để giảm lực cắt có thể khoan mở rộng nhiều lần bằng mũi khoan ruột gà hoặc dùng kết cấu mũi khoan vành. Trang 10 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp – Độ chính xác đạt được khi khoan thấp ( trừ mũi khoan nòng súng ), thưởng chỉ đạt cấp chính xác 12-13, nhám bề mặt cấp 3-4. Vì vậy khoan chỉ dùng để gia công các lỗ yêu cầu độ chuẩn xác không cao như lỗ để bắt bu lông,lỗ để taro ren hoặc khoan chỉ là bước chuẩn bị cho các bước gia công tinh tiếp theo như khoét, doa, tiện lỗ …. – Với các lỗ đúc dập sẵn, không nên dùng khoan để khoan rộng lỗ mà nên dùng các phương pháp khác như tiện lỗ, khoét… Vì mũi khoan kém cứng vững, khi khoan rộng lỗ mũi khoan dễ bị kẹt, bị gãy. Máy khoan tại ptn 4.2 Mài - Mài là nguyên công gia công tinh các bề mặt : trụ ngoài, trụ trong,mặt phẳng,mặt định hình,… - Bản chất của mài là quá trình cắt gọt được thực hiện đồng thời bỡi nhiều hạt mài có các lưỡi cắt khác nhau được phâ bố ngẫu nhiên trên bề mặt đá mài Trang 11 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp -Việc chọn đá mài, chế độ mài đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm + Chọn đá mài : chọn đá mài hợp lý chất lượng và năng suất cao . Chọn đá mài chú ý các yếu tố vật liệu mài , chất kết dính, độ cứng, kết cấu, độ hạt của đá mài . + Chọn chế độ mài : chọn vận tốc đá mài , vận tốc chi tiết , lượng chạy dao ngang và chiều sâu cắt. Máy mài 4.3 Hàn Hàn hồ quang điện : 5 kỹ thuật khi hàn: Thiết lập dòng điện, điều chỉnh độ dài hồ quang, điều chỉnh góc que hàn, thao tác que hàn và điều chỉnh tốc độ hàn. Để đáp ứng các quy tắc. Công nhân hàn cần luyện tập thường xuyên, từ đó có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất. Tùy theo loại điện cực sử dụng mà thiết bị sử dụng cần thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều. Cần phải đảm bảo bạn thiết bị được thiết lập đúng trước khi hàn. Trang 12 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Độ lớn của dòng hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn và loại điện cực hàn mà bạn sử dụng. Nhà sản xuất que hàn thường cung cấp thông tin về dòng phù hợp với que hàn trên bao bì. Dòng hàn có thể điều chỉnh theo cách tính sau: 1Amp tương ứng với 0.0254 mm đường kính que hàn. Bạn có thể để dòng hàn ở mức thấp sau đó điều chỉnh tăng 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn cho phù hợp. Hiện tượng khi hàn với dòng hàn quá thấp Hiện tượng khi hàn với dòng hàn quá cao Độ dài hồ quang phụ thuộc vào từng loại que hàn, từng vị trí hàn. Cơ bản độ dài hồ quang hàn không nên vượt quá đường kính que hàn. Khi độ dài hồ quang quá ngắn có thể gây hồ quang không ổn định, có thể làm tắt hồ quang, vũng hàn đông cứng nhanh hơn và tạo vảy hàn cao. Hồ quang quá dài sẽ gây ra hiện tượng bắn tóe, tốc độ kết tủa chậm và rỗ khí. Hồ quang quá dài Hồ quang quá ngắn Trang 13 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chú ý: Với những người mới vào nghề hàn thường để hồ quang quá dài, vì họ muốn quan sát hồ quang và vũng hàn, tuy nhiên nên thay đổi vị trí hàn để có thể nhìn được hồ quang và vũng hàn tốt hơn, không nên kéo dài hồ quang. Một chút luyện tập sẽ giúp nâng cao tay nghề, đảm bảo có được mối hàn thấp, ít bắn tóe. Đối với hàn bề mặt, góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn hồ quang vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển que hàn. Điều chỉnh góc que hàn Chuyển động dọc theo trục mối hàn nhằm duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang nhằm duy trì độ rộng của đường hàn. Có nhiều loại chuyển động: ngang, liên tục hoặc ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của vật hàn. Đối với vật hàn mỏng, quá trình hàn không cần chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ làm đầy rãnh hàn. Đối với hàn đứng, nên chú ý hàn từ dưới lên với các tấm dày và hàn từ trên xuống với các tấm mỏng (chú ý đến rìa rãnh hàn). Tốc độ hàn nên đảm bảo sao cho hồ quang hàn chiếm 1/3 độ dài của vũng hàn. Hàn quá chậm sẽ tạo vảy hàn lồi và hàn không ngấu, hồ quang bị mất nhiệt không thể nóng chảy vật hàn. Ngược lại, tốc độ hàn quá nhanh làm giảm độ ngấu của mối hàn, vảy hàn không đều và không lấp đầy vũng hàn. Trang 14 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Di chuyển que hàn quá nhanh Di chuyển que hàn quá chậm Trang 15 Để cho quá trình hàn được đảm bảo cũng như tránh các rủi ro không đáng có, công nhân hàn cần nắm vững những quy tắc hàn cơ bản và luyện tập thường xuyên, từ đó nắm vững kỹ thuật hàn để có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất trong quá trình làm việc. Máy hàn 4.4 Taro Tarô là phương pháp gia công ren tiêu chuẩn có đường kính trung bình và nhỏ. Có thể tarô ren trong và ren ngoài 1. Chuyển động tạo hình: như đối với khoan 2. Dụng cụ cắt (dao tarô) Dao Taro - Dụng cụ tarô tay - Dụng cụ tarô máy Đặc điểm công nghệ của tarô - Có thể gia công ren trụ và ren côn, thông hoặc không thông - Khi tarô, nhiều lưỡi dao tham gia cắt cùng lúc nên tỏa nhiệt nhiều và thoát phoi khó khăn + cắt ren lỗ thông có thể thực hiện bằng tay hay máy + cắt ren lỗ không thông chỉ có thể thực hiện bằng tay - Vận tốc tarô thấp, dao yếu dễ gãy - Bộ tarô gồm 2~3 cái có đường kính khác nhau nhằm giảm moment xoắn, tránh gãy tarô và tăng độ bóng bề mặt ren - Năng suất tarô thấp. 4.5 Cắt Nhóm đang thực hành cắt thép 4.6 Bộ điều khiển match 3: Được sự hướng dẫn của các thầy và các anh tại phòng thí nghiệm nhóm thực tập đã chế tạo thành công bộ điều khiển match 3 4.7 Sản phẩm gia công nguội: Nhóm đã thiết kế khung palang:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145