Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Báo cáo - THỰC HÀNH VẬT LIỆU DA GIẦY - ĐHBKHN...

Tài liệu Báo cáo - THỰC HÀNH VẬT LIỆU DA GIẦY - ĐHBKHN

.PDF
22
329
127

Mô tả:

Sau 3 buổi thí nghiệm, em đã biết được các phương pháp, cách tiến hành thí nghiệm nhận biết các loại da nguyên liệu bao gồm cả da thuộc và giả da. Biết được sự thay đổi kích thước, khả năng trương nở, độ co của các mẫu da thuộc từ các con da của các loài động vật khác nhau thay đổi như thế nào. Đồng thời cũng biết được sự thay đổi độ co, khả năng trương nở và sự thay đổi kích thước trên các mẫu giả da, da cải tạo mặt cật… Nhìn chung đối với các da nguyên liệu từ da động vật thật thì sự trương nở, khả năng ngậm nước hay sự thay đổi độ co và kích thước trên con da là lớn và khác nhau trên mỗi con da khác nhau thậm chí còn kết quả còn khác nhau trên các vị trí khác nhau trên cùng một con da. Còn các mẫu da giả thì sự thay đổi đố ít hơn và không biến động nhiều. Một phần cũng do cấu trúc collagen và sự sắp xếp của các collagen trong mẫu da thật và da giả. Không những thế để quan sát và biết được rõ cấu trúc và liên kết các bó xơ trong con da, nguyên liệu da thuộc từ nhiều loài khác nhau, da giả, da cải tạo mặt cật… trên kính hiển vi quang học thì thấy rằng hầu hết các lớp da nguyên liệu từ da thật có sự sắp xếp của các lớp cật và lớp lưới trong lớp hạ bì là khác nhau và do đó tính chất của của các con da cũng khác nhau. Còn đối với da của tạo mặt cật và da giả thì do được tráng phủ một lớp polymer nên bề mặt mịn và nhẵn hơn. Các da giả cấu trúc ổn định hơn da cải tạo mặt cật và ổn định hơn so với các da thật không được cải tạo mặt cật. Ngoài ra, còn quan sát cấu trúc của lớp lót giày được làm từ EVA – etylvinyl axetat thấy rằng cấu trúc trong suốt dùng kính hiển vi có thể nhìn được xuyên qua lớp này. Độ giãn đứt của các mẫu da thật sẽ nhỏ hơn của các mẫu da giả nhưng lại có lực đứt lớn hơn nhiều. Vì là các mẫu da thật chứa chủ yếu là các collagen liên kết với nhau chặt chẽ hơn nên khả năng giãn kém và lực kéo đứt lớn hơn các mẫu giả da có cấu trúc liên kết lỏng lẻo và mềm hơn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN DỆT MAY – DA GIẦY & THỜI TRANG BỘ MÔN VẬT LIỆU & CÔNG NGHỆ HÓA DỆT --------------------------------- BÁO CÁO Môn học THỰC HÀNH VẬT LIỆU DA GIẦY Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Mạnh Hải Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ngọc MSSV : 20132797 Lớp : Công nghệ Nhuộm & Hoàn tất K58 Hà Nội, 2016 – 2017 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................4 BUỔI 1. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – ĐỘ HÚT NƯỚC CỦA DA ......................................5 1.1. Mục đích ...............................................................................................................5 1.2. Chuẩn bị thí nghiệm .............................................................................................5 1.2.1. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm ..............................................................................5 1.2.2. Dụng cụ thí nghiệm .......................................................................................5 1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm .............................................................................5 1.4. Kết quả thí nghiệm ...............................................................................................7 1.5. Nhận xét và kết luận ...........................................................................................11 BUỔI 2. PHÂN LOẠI VÀ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA DA THUỘC TRÊN KÍNH HIỂN VI ............................................................................................................13 2.1. Mục đích .............................................................................................................13 2.2. Chuẩn bị thí nghiệm ...........................................................................................13 2.3. Các bước tiến hành thí nghiệm ...........................................................................13 2.4. Kết quả thí nghiệm và nhận xét ..........................................................................14 2.4.1. Da thuộc (Da thật) .......................................................................................14 2.4.2. Da giả ...........................................................................................................14 2.4.3. Da thật cải tạo mặt cật .................................................................................15 2.4.4. Da đà điểu ....................................................................................................15 2.4.5. Da cá sấu ......................................................................................................16 2.4.6. Lớp lót EVA (Etyl vinyl axetat) ..................................................................16 2.5. Kết luận...............................................................................................................16 BUỔI 3. XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO GIÃN VÀ ĐỘ BỀN XÉ CỦA DA ................17 3.1. Mục đích .............................................................................................................17 SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 1 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang 3.2. Chuẩn bị mẫu, dụng cụ và hóa chất ....................................................................17 3.2.1. Chuẩn bị mẫu ...............................................................................................17 3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất .....................................................................18 3.3. Các bước tiến hành thí nghiệm ...........................................................................18 3.4. Kết quả thí nghiệm .............................................................................................18 3.5. Nhận xét ..............................................................................................................19 KẾT LUẬN ..................................................................................................................21 SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 2 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các kích thước, độ dày và khối lượng của các mẫu da thuộc. ........................9 Bảng 1.2. Kích thước, độ dày và kích thước của các mẫu giả da..................................10 Bảng 1.3. Độ co của các mẫu da thuộc và các mẫu giả da. ...........................................11 Bảng 3.1. Lực đứt, độ giãn dài và lực xé đứt các mẫu da thật và giả da. ......................19 SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 3 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. .......................................................................5 Hình 1.2. Kích thước mẫu. ..............................................................................................6 Hình 1.3. Các mẫu da thật và giả phơi khô ở nhiệt đô phòng. ........................................6 Hình 1.4. Các mẫu da thuộc mặt phải và mặt trái. ..........................................................7 Hình 1.5. Các mẫu giả da mặt phải và mặt trái. ..............................................................8 Hình 2.1. Dụng cụ và các tiêu bản mẫu da thuộc và giả da thí nghiệm. .......................13 Hình 2.2. Cấu trúc da thật. .............................................................................................14 Hình 2.3. Cấu trúc da giả. ..............................................................................................14 Hình 2.4. Cấu trúc da cải tạo mặt cật. ...........................................................................15 Hình 2.5. Cấu trúc da đà điểu. .......................................................................................15 Hình 2.6. Cấu trúc da cá sấu. .........................................................................................16 Hình 2.7. Cấu trúc lớp lót EVA. ....................................................................................16 Hình 3.1. Kích thước mẫu đô độ kéo giãn.....................................................................17 Hình 3.2. Kích thước mẫu đô độ xé rách.......................................................................17 Hình 3.3. Dụng cụ thí nghiệm. ......................................................................................18 Hình 3.4. Các mẫu da thật và giả đa sau khi kéo đứt và xé. ..........................................19 SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 4 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang BUỔI 1. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – ĐỘ HÚT NƯỚC CỦA DA 1.1. Mục đích Quan sát cấu trúc bề mặt của một số loại da thuộc và một số loại giả da. Quan sát, ghi chép và nhận xét khả năng hút nước và độ ẩm của một số mẫu da thuộc và giả gia. Từ đó đo kích thước, nhận xét sự thay đổi kích thước, độ co của các mẫu khô trước khi ngâm nước và sau khi ngâm nước. 1.2. Chuẩn bị thí nghiệm 1.2.1. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm Chuẩn bị các mẫu da thuộc và giả da khác nhau có kích thước là 60mm × 60mm. Trước khi tiến hành thí nghiệm tiến hành cân bằng mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn ở nhiệt độ 25°C, độ ẩm 64 ± 4%, trong thời gian 24h. 1.2.2. Dụng cụ thí nghiệm Hình 1.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. 1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị mẫu thí nghiệm, có tất cả có 4 mẫu da thật và 3 mẫu giả da. Tiến hành dùng thước, bút để đánh dấu. Từ mép của các cạnh mẫu đi vào 5mm kẻ các cạnh để tạo ra hình vuông có kích thước 50 × 50mm. Tiếp tục kẻ các đường chéo của hình vuông lại với nhau và đánh dấu các điểm giao như hình 1.2. Sau đó, tiến hành đo kích thước các cạnh của các mẫu, khối lượng và độ dày của các mẫu tại các điểm được đánh dấu như trên hình 1.2. Sau khi đo các kích thước, khối lượng và độ dày của các mẫu xong, đem các mẫu cho vào trong một các cốc thủy tinh lớn có chứa nước và cho các mẫu vào trong đó ngâm ở nhiệt độ phòng. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 5 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Sau khi ngâm các mẫu da giả và thật được 2h thì lấy mẫu ra. Dùng giấy thấm để loại bỏ nước chảy trên bề mặt mẫu. Rồi đem cân khối lượng các mẫu. Ghi lại kết quả để xác định lượng nước mà da có thể chứa được. Sau đó tiến hành phơi mẫu trên giá treo ở nhiệt độ phòng và buổi sau tới đo kích thước, độ dày và khối lượng các mẫu. Hình 1.2. Kích thước mẫu. Hình 1.3. Các mẫu da thật và giả phơi khô ở nhiệt đô phòng. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 6 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang 1.4. Kết quả thí nghiệm Hình 1.4. Các mẫu da thuộc mặt phải và mặt trái. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 7 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Hình 1.5. Các mẫu giả da mặt phải và mặt trái. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 8 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Bảng 1.1. Các kích thước, độ dày và khối lượng của các mẫu da thuộc. Da thuộc Mẫu a Mẫu a’ Kích thước TBa Mẫu b Mẫu b’ TBb Mẫu c Mẫu c’ TBc Mẫu d Mẫu d’ TBd 5,00 5,00 0,00 4,90 5,10 0,20 5,00 5,00 0,00 5,00 5,00 0,00 BC 5,00 5,00 0,00 5,10 5,00 -0,10 4,90 4,90 0,00 5,00 5,00 0,00 CD 4,90 4,90 0,00 4,90 5,00 0,10 5,00 5,10 0,10 4,90 4,90 0,00 DA 5,00 5,00 0,00 5,10 5,20 0,10 4,90 5,10 0,20 5,00 5,00 0,00 AC 7,00 7,10 0,10 7,10 7,00 -0,10 7,00 6,90 -0,10 7,00 7,10 0,10 BD 6,90 6,90 0,00 7,10 7,20 0,10 7,00 7,00 0,00 6,90 6,90 0,00 E 1,59 1,60 0,01 0,70 0,66 -0,04 1,72 1,74 0,02 1,59 1,60 0,01 F 1,60 1,59 -0,01 0,70 0,68 -0,02 1,83 1,77 -0,06 1,6 1,59 -0,01 G 1,61 1,47 -0,14 0,70 0,70 0,00 1,60 1,69 0,09 1,61 1,47 -0,14 I 1,60 1,63 0,03 0,65 0,67 0,02 1,72 1,76 0,04 1,60 1,63 0,03 H 1,60 1,60 0,00 0,65 0,68 0,03 1,72 1,75 0,03 1,60 1,60 0,00 Khối lượng trước ngâm (khô) 1,008 và sau ngâm (ướt) 2,488 3,434 5,654 1,655 2,574 5,097 6,279 AB Độ dày Lượng nước chứa 1,48 2,22 0,919 1,182 Khối lượng mẫu sau ngâm khô 1,031 3,498 1,661 5,248 SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 9 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Bảng 1.2. Kích thước, độ dày và kích thước của các mẫu giả da. Giả da Mẫu 1 Mẫu 1’ Kích thước TB1 Mẫu 2 Mẫu 2’ TB2 Mẫu 3 Mẫu 3’ TB3 AB 5,00 5,00 0,00 4,70 4,20 -0,50 5,00 5,00 0,00 BC 5,00 5,00 0,00 4,90 4,90 0,00 4,90 4,90 0,00 CD 5,00 5,00 0,00 5,00 5,00 0,00 5,00 5,00 0,00 DA 4,90 5,00 0,10 4,90 5,00 0,10 4,90 4,90 0,00 AC 7,10 7,10 0,00 6,90 6,80 -0,10 7,10 7,00 -0,10 BD 6,90 7,00 0,10 6,90 7,00 0,10 7,10 7,00 -0,10 E 1,55 1,56 0,01 2,07 2,12 0,05 1,07 1,07 0,00 F 1,52 1,54 0,02 2,14 2,18 0,04 1,07 1,08 0,01 G 1,52 1,54 0,02 2,08 2,10 0,02 1,07 1,06 -0,01 I 1,52 1,55 0,03 2,07 2,11 0,04 1,06 1,07 0,01 H 1,52 1,57 0,05 2,11 2,14 0,03 1,08 1,08 0,00 Khối lượng mẫu trước ngâm (khô) và sau ngâm (ướt) 3,038 4,25 5,282 8,219 2,75 3,21 Lượng nước chứa 1,212 2,937 0,46 Khối lượng mẫu khô sau ngâm 3,039 5,464 2,747 Độ dày SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 10 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Bảng 1.3. Độ co của các mẫu da thuộc và các mẫu giả da. ao (m) a24 (m) Sa (%) bo (m) b24 (m) Sb (%) Mẫu a 5,00 4,80 4,00 7,00 6.85 2,14 Mẫu b 4,95 4,95 0,00 6,95 7,00 -0,72 Mẫu c 5,10 5,10 0,00 7,10 7,10 0,00 Mẫu d 4,90 5,00 -2,04 7,00 6,95 0,71 Mẫu 1 4,95 5,00 -1,01 7,00 7,05 -0,71 Mẫu 2 4,90 4,95 -1,02 6,90 6,90 0,00 Mẫu 3 4,90 4,90 0,00 7,10 7,00 1,41 Trong đó: ao: giá trị trung bình của các cạnh AB và CD ở thời điểm mẫu khô hoàn toàn trước ngâm nước, mét. bo: giá trị trung bình của các cạnh AC và BD ở thời điểm mẫu khô hoàn toàn trước ngâm nước, mét. a24: giá trị trung bình của các cạnh AB và CD ở thời điểm mẫu được sấy khô sau 24h ở 35°C, mét. b24: giá trị trung bình của các cạnh AC và BD ở thời điểm mẫu được sấy khô sau 24h ở 35°C, mét. Sa, Sb: lần lượt là độ co của các mẫu theo hướng cạnh mẫu và theo hướng chéo của mẫu, và được tính theo công thức: Sa = 100*(ao – a24)/ao Sb = 100*(bo – b24)/bo 1.5. Nhận xét và kết luận Trong quá trình thí nghiệm và quan sát mẫu thấy rằng hầu hết các mẫu da thuộc khi ngâm vào trong nước thì kích thước đều thay đổi. Để có thể đánh giá rõ nhất thì phải tiến hành đo kích thước mẫu trước khi ngâm và ngay sau khi ngâm nước sau 2h tuy nhiên do sai xót trong quá trình thí nghiệm nên nhóm đã không đo kích thước sau khi nhấc mẫu da ra khỏi nước mà chỉ đo khi mẫu đã được phơi khô ở nhiệt độ phòng. Tức là sau một chu kì trương nở. Kết quả các mẫu da thuộc thay đổi kích thước được thể hiện trên Bảng 1.1. Từ bảng thấy rằng hầu hết các mẫu da thuộc sau khi ngâm trong nước 2 giờ thì bị thay đổi kích thước và các cạnh thay đổi không theo quy luật cụ SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 11 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang thể. Sau khi được phôi khô thì kích thước của các mẫu có cạnh trở về được kích thước ban đầu, có cạnh lại không trở về được kích thước ban đầu. Nguyên nhân có thể là do da thuộc được cấu tạo chủ yếu từ các collagen nằm ở lớp bì của da nguyên liệu có khả năng hấp thụ nước, trương nở. Khi được sấy khô, loại bỏ nước thì các mao quản của collagen bị nén lại làm giảm thể tích tổng thể của collagen làm cho collagen mất độ xốp. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm cho bề dày của các mẫu da thuộc sau khi trương nở trong nước sấy khô thì độ dày lại giảm. Ngoài ra thấy rằng hầu hết các sự thay đổi kích thước với độ dày tại vị trí khác nhau trên mẫu thí nghiệm là khác nhau. Nguyên nhân là do da thuộc được cấu tạo chủ yếu là collagen và các vị trí khác nhau trên một con da thì các khả năng liên kết và đặc điểm tính chất của da cũng không giống nhau, chính vì thế mà phản ứng khi ngâm trong nước là khác nhau. Đối với các mẫu giả da kết quả được thể hiện ở trên bảng 1.2 mục 1.4. Từ bảng thấy rằng hầu hết các kích thước của các mẫu không thay đổi hoặc có thay đổi thì rất ít sau một chu kì làm việc (ngâm 2h trong nước và sấy khô ở 35°C). Nguyên nhân có thể là do bản chất giả da được tạo thành bằng cách tráng phủ một lớp polymer trên vải nền (Các mẫu vải nền ở mặt trong của các mẫu thí nghiệm đa số đều là vải dệt kim). Chính vì thế khả năng hút nước và thay đổi kích thước khi ngấm nước là rất kém. Đây cũng chính là nguyên nhân làm kích thước của các mẫu da khá là ổn định, thay đổi rất ít. Từ hai bảng 1.1 và 1.2 thấy rằng hầu hết các mẫu giả da có kích thước và độ dày sau khi ngâm nước không thay đổi nhiều và rất ít bị ảnh hưởng của nước hơn so với các mẫu da thuộc. Từ các bảng kết quả thí nghiệm cũng thấy rằng khối lượng của các mẫu da thuộc và da giả sau một chu kì ngâm nước thì hầu như thay đổi không đáng kể so với mẫu ban đầu trước khi ngâm. Độ co của các mẫu da thuộc và giả da được thể hiện ở trên bảng 1.3. Từ bảng thấy rằng các mẫu giả da và da thuộc sau khi ngâm trong nước thì có độ co khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc của từng loại da thuộc và mỗi mẫu khác nhau lại có độ co khác nhau. Độ co của mẫu có thể có giá trị dương hoặc âm tùy thuộc từng loại vật liệu và từng cấu trúc hướng ngang hướng dọc của mẫu, cách bố trí các collagen trong các mẫu da thuộc. Đối với mẫu có giá trị độ co âm chứng tỏ mẫu sau khi ngâm nước thì kích thước của mẫu dài ra, còn đối với những mẫu có giá trị dương thì mẫu có kích thước co lại. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 12 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang BUỔI 2. PHÂN LOẠI VÀ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA DA THUỘC TRÊN KÍNH HIỂN VI 2.1. Mục đích Biết được cấu tạo, cấu trúc của các loại da thuộc và giả da khác nhau. Phân loại được một số loại da thuộc và giả da bằng kính hiển vi điện tử quang học. Đồng thời từ kinh hiển vi quan sát và nghiên cứu cấu trúc da thuộc và giả da. 2.2. Chuẩn bị thí nghiệm Chuẩn bị các mẫu da thuộc và giả da để tiến hành thí nghiệm được gắn trên các tiêu bản. Dụng cụ và các mẫu thí nghiệm được thể hiện trên hình 2.1. Hình 2.1. Dụng cụ và các tiêu bản mẫu da thuộc và giả da thí nghiệm . 2.3. Các bước tiến hành thí nghiệm Cắm điện và bật máy. Điều chỉnh ánh sáng của đèn vào mẫu sao cho phù hợp. Điều chỉnh vị trí của mẫu bằng hai nút điều chỉnh trái – phải và trước – sau sao cho đúng vị trí quan sát rõ nét nhất của các thị kính hoặc của máy quay hiển thị trên màn hình máy tính. Ban đầu để độ phóng đại của máy ở mức 40 lần để điều chỉnh vị trí của mẫu đúng vị trí quan sát của thị kính. Sau khi điều chỉnh mẫu vào đúng vị trí quan sát tiến hành đổi phóng độ phóng đại của vật kính lên mức cao hơn và lại tiến hành điều chỉnh vị trí của mẫu. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 13 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Lựa chọn độ phóng đại phù hợp khi quan sát mẫu da. Điều chỉnh độ rõ nét bằng núm xoay tinh của kính để lựa chọn vị trí quan sát sắc nét nhất. Quan sát hình dạng cấu trúc của các mẫu da thuộc và giả da. Sau khi quan sát xong. Đổi vật kính để lấy kính tải chứa mẫu ra và lắp mẫu quan sát khác vào. Tiến hành làm tương tự các bước trên. 2.4. Kết quả thí nghiệm và nhận xét 2.4.1. Da thuộc (Da thật) Cấu trúc của da thuộc có đặc trưng là các lớp bạc nhạc, lông, biểu bì bị bóc hết rồi chỉ còn lại lớp collagen nằm trong lớp hạ bì. Lớp hạ bì được phân ra làm lớp cật và lớp lưới. Lớp cật được cấu tạo từ các collagen mảnh và nằm xít vào nhau, thường mỏng hơn lớp lưới. Lớp cật thường là lớp ngoài hay lớp bề mặt và có cấu trúc tương đối mịn. Do lớp ngoài đặc hơn khả năng hút ẩm kém lên có khả năng trống nước. Hình 2.2. Cấu trúc da thật. Lớp lưới nằm ngay kế bên dưới lớp cật, gồm các collagen thô hơn và đan bện vào nhau, không chặt chẽ. Vì vậy lớp lưới thường sờm sờm và được gọi là mặt trong của da. Do lớp lưới có cấu trúc xốp lên luôn luôn được tỳ sát vào bên trong cơ thể người vì nó có khả năng thấm hút tốt. 2.4.2. Da giả Toàn bộ cấu trúc của da đồng đều từ ngoài vào trong và không có sự phân tách giữa hai lớp. Mặc dù nó có cấu trúc xơ nhưng cấu trúc xơ này đan bện vào nhau đồng đều từ ngoài vào trong và không có sự phân biệt. Một chút ở mặt ngoài người ta cải tạo mặt bằng cách tráng phủ một lớp polymer và ăn vào bên trong da một chút không đi sâu vào SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 Hình 2.3. Cấu trúc da giả. GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 14 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang trong cấu trúc da nên tạo thành một lớp màng. Da giả có nhiều cách để tạo đơn giản nhất là sử dụng phương pháp xuyên kim tạo thành một màng xơ sau đó ép lên màng xơ một màng polymer (PVC, PU…) chính vì vậy có xuất hiện một đường rất mỏng trên bề mặt mẫu da. 2.4.3. Da thật cải tạo mặt cật Bản chất là da thật do bề mặt con da bị khuyết tật hay quá xấu nên người ta cải tạo mặt cật. Da được nhuộm ở hai mặt ngoài còn ở giữa trắng chưa được nhuộm. Mặt ngoài được cải tạo mặt lên bề mặt rất là đều, thi thoảng có chỗ hơi ăn lẹm vào trong cấu trúc xơ một chút nhưng cơ bản là thẳng và khá đều. Với da này thì được lạng bỏ lớp cật cũ và phun lên bề mặt một lớp polymer mới và toàn bộ phần cấu trúc da nằm phía trong lớp màng poymer này Hình 2.4. Cấu trúc da cải tạo mặt cật. là xơ da. 2.4.4. Da đà điểu Cấu tạo từ các bó xơ liên kết và phân bố lỏng lẻo. Các xơ rất dài nằm ở dưới con da và liên kết với nhau theo hướng ngang làm cho da mềm mại hơn. Mặc dù da có độ dày tương đối nhưng vẫn rất mềm mại. Lớp cật của da đà điểu rất mỏng và khó phân biệt được với cấu trúc xơ. Cấu trúc xơ liên kết không đều có chỗ rất lỏng lẻo có chỗ lại liên kết với nhau sát xịt lại. Càng gần lớp cật thì cấu Hình 2.5. Cấu trúc da đà điểu. trúc có xu hướng liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Càng đi sâu vào bền trong thì cấu trúc xơ liên kết với nhau lỏng lẻo hơn và các đường da có xu hướng chạy ngang nhiều hơn. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 15 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang 2.4.5. Da cá sấu Hình 2.6. Cấu trúc da cá sấu. Da cá sấu có một lớp vẩy. Đỉnh vẩy nằm ở phía ngoài, là một lớp collagen có cấu trúc xơ. Đi tiếp vào trong sẽ có lớp xương chứa keratin cấu trúc đặc mịn và có một lỗ rỗng gọi là hốc xương, đi tiếp vẫn là cấu trúc keratin suốt và đi tiếp vào trong thì xuất hiện cấu trúc collagen tiếp và kết thúc ra phía ngoài. Da cá sẫu có đặc trưng là tạo ra lớp vẩy sừng ở bên ngoài. Lớp vảy chứa collagen xếp mịn chặt chẽ với nhau cho tới lớp xương. Còn cấu trúc collagen của lớp trong cùng thì có cấu trúc lỏng lẻo hơn. 2.4.6. Lớp lót EVA (Etyl vinyl axetat) Lớp lót EVA (Etyl vinyl axetat): là polymer tổng hợp nên không có cấu trúc collagen, nó có cấu trúc xốp, cấu trúc trong suốt và các polymer hình thành đan xốp vào với nhau. Hình 2.7. Cấu trúc lớp lót EVA. 2.5. Kết luận Từ kết quả quan sát cấu trúc của các mẫu da thuộc, giả da và da cải tạo lớp mặt thì hầu hết các da thuộc được cấu tạo từ các collagen liên kết với nhau theo một trong ba kiểu đan là đan dạng hình thoi, đan tạo vòng hay đan bện ngang. Tùy vào từng cấu trúc collagen, kiểu liên kết giữa các xơ, bó xơ với nhau mà da có tính chất cơ, lý khác nhau. Hầu hết các mẫu da thuộc đều có cấu trúc hai phần là lớp cật và lớp lưới, lớp cật có cấu trúc chặt chẽ và nằm ở lớp ngoài. Còn lớp lưới có cấu trúc lỏng lẻo hơn nên dễ dàng hút ẩm, mồ hôi tốt. Đối với các da giả hoặc da cải tạo mặt thì thông thường lớp bên ngoài được tráng phủ một lớp polymer phù hợp. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 16 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang BUỔI 3. XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO GIÃN VÀ ĐỘ BỀN XÉ CỦA DA 3.1. Mục đích Biết được cách kiểm tra, đo độ bền kéo giãn và độ bèn xé của một số mẫu da thuộc và giả da. 3.2. Chuẩn bị mẫu, dụng cụ và hóa chất 3.2.1. Chuẩn bị mẫu * Thí nghiệm độ bền kéo giãn Chuẩn bị 3 mẫu da thật và 3 mẫu giả da có kích thước như trên hình 3.1. Sau đó điều hòa mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn ở 25 ± 2°C, độ ẩm 65 ± 4% và trong 24 giờ. R7.5 25.0 10.0 R7.5 50.0 110.0 Hình 3.1. Kích thước mẫu đô độ kéo giãn (đơn vị mm). * Thí nghiệm độ bền xé của da Chuẩn bị 3 mẫu da thật và 3 mẫu giả da có kích thước như trên hình 3.2. sau đó cân bằng mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn. 20.0mm 70.0mm Hình 3.2. Kích thước mẫu đô độ xé rách. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 17 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang 3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất Hình 3.3. Dụng cụ thí nghiệm. 3.3. Các bước tiến hành thí nghiệm Bật máy, kết nối máy tính với máy kéo đứt. Mở các cửa sổ của màn hình đặt tốc độ cho máy như tốc độ, độ nhạy… Đặt khoảng cách ban đầu giữa hai hàm kẹp của máy kéo đứt sao cho độ dài làm việc là 50 mm, hoặc phù hợp với thí nghiệm xé. Kẹp mẫu vào hàm kẹp trên của máy, điều chỉnh để mẫu đặt song song với hàm kẹp. Dùng mỏ lết xiết chặt hàm kẹp trên. Sau đó, tiến hành cặp mẫu vào hàm cặp dưới. Điều chỉnh cho mẫu thẳng và vuông vắn với hàm cặp. Máy sau khi cố định hàm cặp thì chạy máy nhấn nút start. Quan sát quá trình của hàm cặp trên. Sau khi đứt mẫu hàm cặp trên sẽ dừng lại. Trên máy sẽ hiển thị chiều dài đứt và lực kéo đứt. Ghi lại kết quả. Và tiến hành lặp lại các thí nghiệm tương tự. 3.4. Kết quả thí nghiệm Kết quả thí nghiệm đo độ bền xé và độ bền kéo giãn của các mẫ da thật và giả da được thể hiện ở trên Hình 3.4 và Bảng 3.1. SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 18 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Hình 3.4. Các mẫu da thật và giả đa sau khi kéo đứt và xé. Bảng 3.1. Lực đứt, độ giãn dài và lực xé đứt các mẫu da thật và giả da. Da thật STT Da giả Lực đứt Độ giãn đứt Lực xé đứt (N) (mm) (N) Lực đứt (N) Độ giãn đứt (mm) Lực xé đứt (N) 1 390.62 35.36 42.46 82.568 76.107 38.31 2 469.10 38.28 63.02 81.33 83.673 38.57 3 436.18 33.80 50.54 TB 431.97 35.81 52.01 42.69 81.949 79.89 39.87 3.5. Nhận xét Từ hình 3.4 và Bảng 3.1 thấy rằng hầu da thật có độ giãn đứt nhỏ hơn da giả nhưng lực đứt lại lớn hơn. Với lực kéo đứt của mẫu da thật và giả lần lượt là 431,97 N và 89,949 N. Độ giãn đứt của các mẫu da thật và giả lần lượt là 33,8 mm và 79,89 mm. Từ số liệu ta thấy có sự chênh lệch hay tỷ lệ nghịch giữa độ giãn đứt và lực đứt. Nguyên nhân là do da thuộc hay da thật có collagen chủ yếu gồm các xơ da liên kết với nhau theo một trong ba kiểu liên kết là liên kết dạng thoi, liên kết đan tạo vòng hay đan bện với nhau, nhờ có liên kết này mà da thuộc bền hơn và cần lực kéo đứt lớn hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân hay lý do làm cho lực đứt của 3 lần đo của cùng một mẫu da thật lại có sự chệnh lệch nhau về giá trị lực kéo đứt là độ giãn đứt. Đối với mẫu da giả thì lớp ngoài là màng polymer còn bên trong lại được cấu tạo từ các vải nền vải này chủ yếu được tạo ra bằng phương pháp xuyên kim liên kết chúng lại với nhau nên cấu trúc không chặt chẽ, liên kết yếu làm cho lực kéo đứt của các da này giảm. Tuy nhiên do có lớp màng polymer phủ bên ngoài đồng thời bên trong miếng da SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58 GVHD: TS. Vũ Mạnh Hải 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan