Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thí nghiệm hữu cơ...

Tài liệu Báo cáo thí nghiệm hữu cơ

.DOCX
19
205
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HỮU CƠ TP HCM, tháng 5, năm 2019 MỤC LỤC Trang I/ Mở đầu..............................................................................................................2 II/ Định nghĩa.......................................................................................................2 III/ Cơ chế.............................................................................................................3 IV/ Cấu tạo...........................................................................................................4 V/ Các phương pháp định tính và định lượng trong GC:.....................................8 VI/ Quy trình thực hiện......................................................................................10 VII/ Ứng dụng....................................................................................................11 VIII/ Kết luận.....................................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................18 1 I. MỞ ĐẦU : - Phương pháp sắc ký (PPSK) được phát minh vào đầu thế kỷ XX bởi nhà bác học Mikhail Semyonovich Tsvet (Nga). Vào thời điểm đó PPSK được dùng chủ yếu cho việc tách các cấu tử ra khỏi nhau dựa trên sự hấp thu và hấp phụ chọn lọc các cấu tử riêng biệt của hỗn hợp bởi các chất hấp phụ khác nhau. - Ưu điểm của PPSK là đơn giản và có khả năng tách được lượng nhỏ các chất có tính chất hóa học gần nhau vì thế nên PPSK ngày càng được sử dụng phổ biến để tách các hỗn hợp khác nhau của các chất hữu cơ và vô cơ. - Điểm chung nhất của mọi PPSK là quá trình tách dựa trên sự chuyển dịch của hỗn hợp phân tích qua lớp chất bất động ở trạng thái rắn hoặc lỏng tẩm trên chất mang rắn (pha tĩnh) và sự chuyển dịch đó được thực hiện bằng một lưu chất (pha động). - Ngoài chức năng tách, PPSK còn là một trong những phương pháp có hiệu quả cao trong việc sử dụng để định tính và định lượng hỗn hợp nhiều cấu tử. - Các PPSK có thể được phân loại dựa trên trạng thái của pha động. Có thể chia thành 2 nhóm chính là sắc ký lỏng (LC) và sắc ký khí (GC). Ngoài ra còn có sắc ký lưu chất siêu tới hạn (SFC). Lưu ý sắc ký lỏng có thể thực hiện trên cả cột lẫn bản mỏng, trong khi sắc ký khí và lưu chất siêu tới hạn chỉ có thể tiến hành trên cột.  Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về phương pháp sắc ký khí (GC). II. ĐỊNH NGHĨA: - Sắc ký khí (GC- Gas Chromatography) là một phương pháp sắc ký mà pha động là chất khí hoặc ở dạng hơi và pha tĩnh chứa trong cột là một chất rắn hoặc chất lỏng phủ trên bề mặt chất mang dạng rắn hay phủ đều lên thành phía trong của cột tạo lớp màng phim mỏng. - Cơ sở tách bằng sắc kí khí là sự phân bố của mẫu giữa hai pha: pha tĩnh có bề mặt tiếp xúc lớn, pha động là khí thấm qua toàn bề mặt tĩnh đó. GC chia làm 2 loại: + Sắc kí khí-rắn(GSC- Gas Solid Chromatography): pha tĩnh là chất rắn. Chất rắn nhồi cột thường là silicagel, rây phân tử hoặc than hoạt tính. Cơ chế tách chủ yếu là hấp phụ. 2 + Sắc kí khí-lỏng(GLC- Gas Liquid Chromatography): pha tĩnh là lỏng. Chất lỏng bao bọc quanh bề mặt một chất rắn trơ, gọi là chất mang, tạo nên một lớp phim mỏng. Cơ chế tách là sự phân bố của mẫu trong và ngoài lớp phim mỏng. - Mỗi thành phần của hỗn hợp trong pha động khi đi qua pha tĩnh sẽ tương tác với pha tĩnh bằng ái lực, ái lực của mỗi chất với pha tĩnh là khác nhau, chất có cái lực yếu với pha tĩnh sẽ thoát ra khỏi cột trước và chất có ái lực mạnh với pha tĩnh sẽ ra khỏi cột sau. Đó là đặc trưng cơ bản của pha động và pha tĩnh, hơn nữa quá trình chia tách có thể xảy ra bởi sự thay đổi nhiệt độ của pha tĩnh hoặc là áp suất của pha động. III. CƠ CHẾ: - Trong sắc ký khí, pha động là một khí mang, thường là khí trơ. Pha tĩnh là một lớp phim được phủ trên bề mặt chất mang rắn đặt trong cột. - Các cấu tử đi theo pha động sẽ tương tác với pha tĩnh. Sự ái lực khác nhau của các cấu tử trên pha tĩnh làm chúng di chuyển với những vận tốc khác nhau trong pha động của hệ thống sắc kí. Kết quả là chúng được tách thành những dải trong pha động và vào lúc cuối của quá trình các cấu tử lần lượt hiện ra theo trật tự tương tác với pha tĩnh. - Các cấu tử tương tác yếu sẽ ra trước và cấu tử tương tác mạnh sẽ ra sau. Detector sẽ phát hiện ra các cấu tử và vẽ lại tín hiệu của các cấu tử đó thành một loạt peak trên sắc ký đồ. 3 IV. CẤU TẠO: - Cấu tạo của hệ thống GC rất phức tạp. Tuy nhiên các phần quan trọng nhất chính là hệ thống khí mang, tiêm mẫu, cột và đầu dò. Hệ thống khí mang: - Khí mang cho hệ thống sắc ký khí thường là khí trơ (N2, He, H2, Ar,..). Yêu cầu độ tinh khiết cao (tạp chất có thể làm ảnh hưởng đến thiết bị cũng như kết quả phân tích ). - Hệ thống cung cấp khí mang gồm các bộ điều áp (PRs), bộ đo áp (PG) và bộ đo tốc độ dòng (flowmeter ). Tốc độ dòng được kiểm soát bởi bộ điều áp sao cho phù hợp với loại cột đang sử dụng. - Áp suất của khí mang được ổn định trong khoảng 10 đến 50 psi ứng với tốc độ dòng 30 – 50 ml/min (cột nhồi) và 1 – 25 ml/min (cột mao quản). Tiêm mẫu: - Để đưa mẫu cần phân tích vào cột, ta dùng tiêm mẫu. Mẫu được tiêm qua một lớp silicone septum vào buống hóa hơi (injector). - Buồng tiêm được thiết kế phù hợp với loại cột sử dụng gồm: buồng tiêm cho cột nhồi và buồng tiêm cho cột mao quản. 4 Cột: - Gồm có 2 loại là cột nhồi và cột mao quản sử dụng trong sắc ký khí. + Cột nhồi (packed column): Được làm bằng kim loại, độ dài từ 1 – 5 m, đường kính trong từ 1-5 mm. Được nhồi bằng các hạt chất mang rắn phủ bởi pha tĩnh. + Cột mao quản (capillary column): Được làm bằng thủy tinh, độ dài từ 10-100 m, đường kính trong từ 0,1 – 0,8 mm. Pha tĩnh được phủ mặt trong của cột. Cột mao quản có độ phân giải cao hơn, thời gian phân tích ngắn và độ nhạy cao hơn cột nhồi. 5 Cột mao quản Cột nhồi Đầu dò: - Đầu dò có chức năng chuyển các tính hiệu của nồng đọ các chất ra khỏi cột thành tính hiệu điện. Ngoài ra còn có chức năng phát hiện và đo độ lớn của các cấu tử ra khỏi cột. - Có 2 loại đầu dò thông dụng là TCD và FID  TCD (thermal conductivity dectector) : Các điện trở của cầu bằng kim loại trơ, có độ dẫn nhiệt tốt. Cấu tử mẩu ra khỏi cột, đi vào một nhánh của cột. Khi có sự hiện diện của mẫu làm thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ của nó phụ thuộc vào độ dẫn nhiệt của chất khí bao quanh nó. Khi các phân tử hữu cơ thay thế chất khí mang thì tính đãn nhiệt của nó thay đổi do nhiệt độ trong các cấu tử tăng lên sẽ dẫn đến sự thay đổi trong điện trở. Dựa trên sự thay đổi điện trở của cầu, gây sự mất cân bằng trong mạch, tạo một tín hiệu dưới dạng mũi sắc ký. 6 Đặc điểm: + Đơn giản, dùng được các mẫu hữu cơ và vô cơ, không phân hủy mẫu + Thời gian cho tín hiệu lớn và kém nhạy  FID (flame-iioniaation detector) :t Nhờ nhiệt độ cao của ngọn lửa hydro, các chất hữu cơ từ cột tách đi vào detector bị bẻ gãy mạch, bị ion hóa nhờ có oxy của không khí để tạo thành các ion trái dấu tương ứng. Các ion tạo thành được chuyển về các bản điện cực trái dấu nằm ở hai phía của ngọn lửa. Dòng ion được giảm áp trên một điện trở có chỉ số rất cao (1081012 Ω) và độ giảm hiệu điện thế này được khuếch đại và ghi lại. Đặc điểm: -i Không bị ảnh hưởng bởi vận tốc khí mang. -i Thời gian chi tín hiệu nhỏ hơn 0,1giây và có độ nhạy gấp 1000 detector TCD -i Giới hạn phát hiện dưới 10-i12g/s -i Tuy nhiên cũng có những điểm bất lợi là phải dùng thêm hệ thống khí đốt, ngoài khí mang không được dùng khi mẫu có các khí như:t SO2, CO2, H2O, NOx. Ngoài ra cấu tử mẫu bị phân hủy trong ngọn lửa nên không thể dùng trong trường hợp muốn cho cấu tử qua tiếp một thiết bị phân tích khác (ví dụ máy hồng ngoại) -i Chỉ đáp ứng với các hợp chất hữu cơ, không có đáp ứng đối với các khí bền và nước. -i Độ ổn định cao ít bị ảnh hưởng tới sự thay đổi nhiệt độ và tốc độ dòng. -i Khỏang động học từ 106-i107. -i Nhiệt độ làm việc tới 4000C. -i Phân hủy chất đòi hỏi 3 khí:t khí mang, hydro, oxi 7 V. Các phương pháp định tính và định lượng trong GC:  Định tính: - Trong phân tích định tính, hai detector có thể nhận diện các hợp chất là detector khối phổ và detector hồng ngoại chuyển hóa Fourier. Một peak có thể nhận diện bằng cách so sánh phổ của chúng với một thư viện phổ được lưu giữ trong máy tính. Một phương pháp kém tinh tế hơn là nhận diện thời gian lưu của một chất với thời gian lưu của chất đó trong một mẫu đã biết trước (mẫu chuẩn) trên các cột có độ phân cực khác nhau. - Cách đáng tin cậy nhất là so sánh các thời gian lưu trong cùng một sắc kí đồ thu được bởi mẫu đã biết trước (mẫu chuẩn) được thêm mẫu cần dò tìm vào trong cùng một điều kiện sắc kí. Nếu như chất cần dò tìm trùng với chất có trong mẫu chuẩn thì pic của chất đó trong mẫu đã thêm sẽ có diện tích hay chiều cao tăng lên so với khi chưa thêm chất chưa biết vào. Sự nhận diện chỉ ở mức thăm dò khi thực hiện trên một cột, nhưng khẳng định hơn khi thực hiện trên một vài cột trên những loại pha tĩnh khác nhau  Định lượng: 1. Phương pháp chuẩn hóa diện tích: - Đây là phương pháp tính thành phần phần trăm của mẫu bằng cách đo diện tíchmtừng peak trên sắc kí đồ. Theo cách này đem diện tích pic của chất quan tâm A cho tổng diện tích của các peak:t dien tích peak A x100% %A = tong dien tích các peak 8 - Khi phân tích thành phần có điểm sôi sát nhau của một dãy đồng đẳng, phương pháp này có thể dùng để tính tỷ lệ phần trăm khối lượng. Phương pháp này chỉ đúng nếu tất cả các cấu tử đều được rửa giải và đáp ứng của detector với mọi cấu tử là giống nhau. Nếu những điều kiện này thõa mãn thì đây là phương pháp nhanh và hiệu quả. 2. Phương pháp tính theo hệ số hiệu chỉnh: - Như đã biết detector đáp ứng khác nhau đối với các chất khác nhau. Vì vậy cần phải tính hệ số hiệu chỉnh. Nhờ hệ số này có thể tính được thành phần phần trăm của các cấu tử trong mẫu %A  dien.tich.cua. A / F ( A) dien.tich.cua. Ai / F ( Ai ) 3. Phương pháp lập đường chuẩn: Lập các đường chuẩn riêng rẽ đối với từng cấu tử trong hỗn hợp bằng cách tiêm những thể tích bằng nhau của một loạt dung dịch hỗn hợp chất chuẩn có nồng độ khác nhau. Như vậy một loạt các nồng độ của các chất chuẩn đã được phân tích và diện tích của chúng được xác định. Một đường chuẩn được dựng cho mỗi cấu tử với một trục nồng độ và trục kia là diện tích tương ứng để kiểm tra sự tuyến tính của đáp ứng của detector. - Tiêm cùng thể tích của mẫu có các cấu tử cần phân tích và chạy sắc kí trong cùng điều kiện như khi chạy chuẩn. Từ các diện tích thu được của các cấu tử cần phân tích và đường chuẩn vừa thiết lập suy ra được nồng độ của chúng. - Từ nguyên tắc đã nêu, để định lượng một chất X, chúng ta phải thực hiện các công việc theo các bước sau đây: + Pha dãy mẫu chuẩn của chất X, ví dụ C0, C1, C2,..., C5 + Pha các mẫu phân tích cùng điều kiện như dãy mẫu chuẩn + Chọn các điều kiện chạy sắc ký (quy trình phân tích GC) + Chạy sắc ký mẫu trắng, các mẫu chuẩn và mẫu phân tích - 9 + Đo chiều cao H hay diện tích S của pic sắc ký của các chất + Dựng đô thị chuẩn H - Cx (hay S – Cx) + Phát hiện chất X nhờ đồ thị chuẩn và các giá trị Hx hay Sx Dãy mẫu chuẩn X(ppm) H(cm) S(mm2) C1 1 H1 S1 C2 2 H2 S2 Mẫu phân tích C3 3 H3 S3 C4 4 H4 S4 C5 5 H5 S5 Cx1 Hx1 Sx1 Cx2 Hx2 Sx2 4. 11Equation Section (Next) Phương pháp dùng chuẩn nội: - Trong các phương pháp định lượng, phương pháp chuẩn nội có độ chính xác cao nhất bởi vì độ chính xác của nó không phụ thuộc vào độ lặp lại của quá trình bơm mẫu. - Trong phương pháp này, người ta thêm vào mẫu một chất chuẩn có nồng độ biết trước được gọi là chất nội chuẩn ( internal standard). Chất nội chuẩn có thể là một chất khác với các cấu tử trong mẫu khảo sát ( nhưng phải có tính chất hóa lý rất gần với cấu tử khảo sát) hoặc cũng có thể chính là một cấu tử nào đó có mặt trên sắc ký đồ. Nếu chất nội chuẩn không phải là thành phần của hỗn hợp phân tích thì thành phần khối lượng của cấu tử khảo sát được tính theo công thức sau:t % cau tu i  si ki mR  100 sR k R mmau Trong đó:t mR – khối lượng chất nội chuẩn thêm vào mẫu mmẫu – khối lượng của mẫu Ki , KR – hệ số hiệu chỉnh của cấu tử I và nội chuẩn R xác định được từ mẫu chuẩn VI. Quy trình thực hiện: 10 1. Xác định mục tiêu phân tích: 2. Chuẩn bị mẫu: - Có mẫu có hàm lượng tương tự nhau nhưng cũng có mẫu bên cạnh cấu tử chính mẫu còn chứa một số cấu tử với hàm lượng vết. - Có mẫu có các cấu tử với nhiệt độ sôi khác nhau trong một khoảng rộng. - Mẫu có thể ở dạng dung dịch nhưng cũng có ở dạng khí hoặc dạng rắn. - Mẫu chứa nhiều cấu tử phân cực hoặc chứa nhiều cấu tử ít hoặc kém phân cực. - Làm sạch mẫu 3. Chọn Detector: - Vấn đề đặt ra là cần biết mọi thông tin trong mẫu hay chỉ cần một detector chuyên biệt dò tìm một hoặc một nhóm các cấu tử đặc biệt nào đó trong mẫu 4. Chọn cột: - Những chọn lựa chính là pha tĩnh, đường kính cột và chiều dài - - - cột. Chọn pha tĩnh theo nguyên tắc các chất có cấu tạo càng giống nhau thì tương tác tốt với nhau. Các pha tĩnh không phân cực được sử dụng nhiều. Pha tĩnh có độ phân cực trung bình được sử dụng hầu hết những phép tách mà pha tĩnh không phân cực không thể. Đối với những hợp chất phân cực cao thì một cột phân cực mạnh là cần thiết.Các đồng phân quang học và những hợp chất có cấu trúc hình học gần giống nhau đòi hỏi những pha tĩnh đặc biệt cho phép tách này. Giữa đường kính cột và bề dày của lớp phim có mối quan hệ trong việc ảnh hưởng đến độ phân giải. Độ phân giải cao nhất có thể đạt được bởi những cột hẹp nhất với pha tĩnh mỏng nhất.Sự kết hợp này làm giảm thiểu độ trở kháng đối với sự chuyển khối (số hạn C trong phương trình Van Deemter) trong cả hai pha tĩnh và pha động nhờ vậy làm giảm chiều cao đĩa lý thuyết. 5. Chọn phương pháp tiêm mẫu - Chế độ tiêm mẫu chia dòng - Chế độ tiêm mẫu không chia dòng - Tiêm mẫu trên cột 6. Chương trình hóa nhiệt độ và áp suất 11 VII. Ứng dụng: DETERMINATION OF NEUTRAL SUGARS IN GLYCOPROTEINS BY GAS-LIQUID CHROMATOGRAPHY Mục đích: xác định đường trung tính trong glycoproteins bằng phương pháp sắc ký khí lỏng. Mục tiêu: Sử dụng phương pháp sắc khí khí lỏng Thiết bị sử dụng: - Máy sắc ký khí Microtek Model 220 được trang bị với lập trình nhiệt và FID ( detector ion hóa ngọn lửa) - Đầu tiêm phun được chỉnh sửa bằng tấm kính (8.4cm x 1cm O.D. x 0.25cm I.D) - Cột ống hình chữ U 4mm I.D. x 1.83m - Máy sấy ly tâm sinh học VirTis Research Equipment, Model 10-310 - 6 x 50mm ống cấy Kimax và 5 x 50mm ống dùng cho máy ly tâm sử dụng một lần. - Điều kiện cho sắc ký là: Nhiệt độ cột: vào 1600C, ra 2100C Chương trình nhiệt: 1.30C/phút Nhiệt độ đầu dò: 3250C Nhiệt độ kim phun: 2250C Nhiệt độ truyền nhiệt: 2350C Hydrogen (tới đầu dò): 50mL/phút Không khí (tới đầu dò đốt): 189mL/phút Không khí (tới đầu dò làm sạch): 189mL/phút Nitrogen (khí mang): 40mL/phút Tốc độ biểu đồ: 30inch/h Đối tượng mẫu: đường trung tính trong glycoproteins. Chuẩn bị hóa chất và mẫu:  Pyridine được hồi lưu trong vòng 1h với ninhydrin và được chưng cất và được giữ khô bằng KOH.  Sodium borohydride được lấy từ công ty Fischer Scientific. 12  Các mẫu Carbonhydrate chuẩn được lấy từ Calbiochem và được kết tinh lại được chạy chuẩn thông số qua sắc ký khí.  Orosomucoid được chuẩn bị bằng phương pháp Bezkorovainy và Winzler o Mẫu Glycoprotein, từ 0.1mg đến 3mg chứa khoảng 0.1μmole đường trung tính được làm khô trong 6 x 50mm ống cấy. Và được ly tâm và hút ẩm đồng thời cho đến khi thủy phân hoàn toàn. Sau đó được phân tán trong 50μL nước và 50μL 40% w/v huyền phù Dowex 50 X2 (H+) bằng lưới nhựa 200/400 trong 0.02N HCl. Sau đó được bọc kín và đun hơi nước trong 40h o Mẫu được lấy ra khỏi sự thủy phân và được làm nguội, sau đó thêm vào 50μL chất nội chuẩn chứa 0.0277 tới 0.2771 μmole arabitol, được bơm thẳng qua vách ngăn vào mẫu. Mẫu được khuấy đều và ly tâm trong 2 phút với 2800 r.p.m để lắng mẫu ra khỏi vách ngăn và vách của ống cấy. o Tháo bỏ vách ngăn và thêm vào 0.4mL H2O vào mỗi ống. Hỗn hợp được chuyển sang cột chứa Dowex 1 X8 (HCO3-). Tiến hành rửa giải với ống khử trùng 12mL. Những cột này được gắn vách ngăn nhựa 200/400 với các bông thủy tinh được tẩm 50μL 20% w/v huyền phù Dowex 1 X8 (HCO3-). Bông thủy tinh được thêm vào để tách Dowex 1 X8 (HCO3-) khỏi Dowex 50 X2 (H+) được dùng trong thủy phân. o Các ống thủy phân được rửa hai lần với 0.3mL nước cất. Quá trình rửa giải cột vẫn tiếp tục với 1mL 50% w/v huyền phù của methanol-inước, và được kết hợp với máy làm khô sinh học dưới áp suất thấp o Dư lượng trong ống khử trùng hình nón được hòa tan trong 100μL nước và được chuyển sang 5 x 50mm ống ly tâm polyethylene bằng pipette Lang-iLevy 100μL. Ống ly tâm được rửa với 100μL nước trong hai lần, và được chuyển sang 6 x 50mm ống. Tiếp đó mẫu được làm khô bằng máy sấy sinh học dưới áp suất thấp. o Mẫu được hòa tan trong 50μL nước và được đặt trong nhiệt độ phòng 1h với 50μL 0.22M NaBH4. Lượng dư NaBH4 được xử lý bằng 50μL acetic acid lạnh, và mẫu được làm khô trong máy sấy sinh học. o Borate được lấy ra bằng trimethyl borate dễ bay hơi bằng cách cho 100μL chia thành 3 phần của 1:t1000 v/v HCl-i 13 methanol, đem đi sấy khô bằng máy sấy khô sinh học sau mỗi lần thêm. Các mẫu thường được giữ qua đêm trong giai đoạn này trong máy hút ẩm. o Các mẫu được acetyl hóa trong 15p với nhiệt độ 100 0C với 50μL pyridine và 50μL acetic anhydride. Sau đó được lấy ra, trộn đều và được đặt vào trong hơi nước 15p. Các mẫu được làm nguội và 1-i10 μL được tiêm thẳng vào máy sắc ký khí. Các mẫu có thể giữ được ít nhất 3 tháng trong giai đoạn này mà không bị hư. Kết quả 14 Thí nghiệm được áp dụng trên một số hỗn hợp Glycoprotein. Hình 2 là sắc ký đồ của việc phân tích các protein như orosomucoid, canine submaxillary mucin và glycopeptide sinh ra từ hoạt động của trypsin. Thành phần của các loại đường galactose, mannose và fucose trong hỗn hợp được tính theo công thức: μ moles /mg= ( diệntích của peak x ) ×( μ moles Arabitol) (diện tích của peak Arabitol)×(RF) ×(mg protein) Kết quả tính toán: Xác định số RF: RF của từng monosaccharide được tính trên chất nội chuẩn là Arabitol. Mẫu của từng loại được làm khô trong 48 giờ tại 76oC dưới áp suất kém. Mẫu được cân từ 9,5 – 10 mg và được pha loãng vừa đủ 5mL bằng nước cất. 20 µL mỗi mẫu được chứa trong micro tube và cô đặc đến khô dưới áp suất kém. Sau đó mẫu được khử bằng NaBH4 0,11M và được acetyl hóa. RF của các monosaccharide được xác định theo công thức: 15 RF= (diệntích peak của x)×( μmole Arabitol) (diệntích peak Arabitol) ×(μmole x ) RF của một số monosaccharide: VIII.KẾT LUẬN: GC đã phát triển rất nhanh trong 2 thập kỷ sau khi được phát minh vào năm 1952 và phần lớn được giữ nguyên cho đến ngày nay. Tính linh hoạt của GC hiện đại sẽ mở rộng các lĩnh vực ứng dụng của nó. Tài liệu đầu tiên về chip GC-on-a-chip đã được James Lovelock thực hiện bằng lời nói vào đầu những năm 1970. Nó được chế tạo trên một con chip Magiê oxít, nhỏ hơn 50 x 20 mm. Đã có một số cố gắng 16 để đưa GC-on-a-chip vào thực tế nhưng thất bại. Tuy lịch sử hình thành và phát triển vỏn vẹn trên 50 năm, tuy nhiên GC là một trong những phương pháp phân tích hiện đại bậc nhất ngày nay. Với tính ứng dụng to lớn đối với kỹ thuật nói chung và ngành Hóa nói riêng, GC sẽ luôn không ngừng được phát triển và khai thác để ngày càng tiến bộ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Thị Thu Vân “Phân tích và định lượng”; 2. Keith D. Bartle, Peter Myers “History of gas chromatography, trends in analytical chemistry vol.21”; 3. Lehnhardt, W. F., and Richard J. Winzler. "Determination of neutral sugars in glycoproteins by gas—liquid chromatography." Journal of Chromatography A 34 (1968): 471-479. 4. James W. Zubrick “Gas chromatography, The organic chem lab survival manual”; 17 5. Phạm Luận,“Phương pháp phân tích sắc ký và chiết tách”; Và các bài tiểu luận môn học của cac anh chị đi trước… 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan