Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thăm dò bauxit tại khu vực nhân cơ, tỉnh đăk nông (trữ lượng tính đến ng...

Tài liệu Báo cáo thăm dò bauxit tại khu vực nhân cơ, tỉnh đăk nông (trữ lượng tính đến ngày 30042011)

.DOCX
196
446
97

Mô tả:

Báo cáo thăm dò bauxit tại khu vực nhân cơ, tỉnh đăk nông (trữ lượng tính đến ngày 30042011)
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ================ o ================ BÁO CÁO THĂM DÒ BAUXIT TẠI KHU VỰC NHÂN CƠ, TỈNH ĐĂK NÔNG (Trữ lượng tính đến ngày 30/04/2011) Hà Nội, năm 2011 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ================ o ================ Tác giả: KS. Nguyễn Xuân Ba, KS. Lê Ngọc Giàu, KS. Đoàn Sinh Huy, KS. Vũ Quý Hiệp, KS. Thạch Quý, KS. Đào Trung Tấn, KS. Phan Thanh, KS. Trần Thiệp, KS. Nguyễn Thanh Tùng, KS. Nguyễn Năng Thành, CN. Đoàn Minh Nhân, CN. Lê Thị Cẩm Thơ, KS. Hoàng Mạnh Hà, TC. Vũ Duy Quyển, KS. Lưu Văn Tâm, KS. Nguyễn Văn Quang, KS. Vũ Văn Thủy, KS. Nguyễn Viết Thảo, KS. Lê Văn Thượng, KS. Trương Nhân Đạo, KS. Bùi Minh Tuân Chủ biên: KS.Phạm Thế Thạch BÁO CÁO THĂM DÒ BAUXIT TẠI KHU VỰC NHÂN CƠ, TỈNH ĐĂK NÔNG (Trữ lượng tính đến ngày 30/04/2011) Đơn vị đầu tư Đơn vị tư vấn TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN - VINACOMIN P.TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Hà Nội, năm 2011 2 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................3 MỞ ĐẦU...............................................................................................................8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THĂM DÒ....................................10 1.1. Vị trí khu thăm dò.....................................................................................10 1.2. Đặc điểm địa hình.....................................................................................10 1.3. Đặc điểm khí hậu.......................................................................................11 1.4. Đặc điểm thủy văn.....................................................................................11 1.5. Đặc điểm giao thông..................................................................................11 1.6. Đặc điểm kinh tế nhân văn........................................................................12 1.7. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản..............................................12 1.7.1. Công tác nghiên cứu địa chất khu vực.............................................12 1.7.2. Công tác nghiên cứu điều tra bauxit................................................13 1.7.3. Đánh giá công tác địa chất đã tiến hành trên diện tích thăm dò......14 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ.....................................16 2.1. Đặc điểm địa chất - khoáng sản khu vực Đăk Nông.................................16 2.1.1. Địa tầng...............................................................................................16 2.1.1.1. Gới Mezozoi - hệ Jura - thống giữa - hệ tầng La Ngà (J2ln).........16 2.1.1.2. Gới Kainozoi - hệ Neogen - thống Pliocen - hệ Đệ Tứ - thống Plistocen sớm - hệ tầng Túc Trưng (N2-Q1tt).............................................16 2.1.1.3. Gới Kainozoi - hệ Đệ Tứ - thống Pleistocen giữa - hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl).................................................................................................17 2.1.1.4. Gới Kainozoi – hệ Đệ Tứ không phân chia (aQ)..........................17 2.1.2. Magma xâm nhập................................................................................18 2.1.2.1. Phức hệ Cà Ná (K2cn)...................................................................18 2.1.2.2. Các đai mạch không phân chia.....................................................18 2.1.3. Kiến tạo...............................................................................................18 2.1.4. Địa mạo...............................................................................................19 2.1.5. Khoáng sản..........................................................................................19 2.1.5.1. Bauxit............................................................................................19 2.1.5.2. Vàng..............................................................................................21 2.1.5.3. Kaolin............................................................................................21 2.1.5.4. Đá ốp lát........................................................................................21 2.1.5.5. Nước khoáng.................................................................................22 2.2. Đặc điểm cấu tạo Địa chất mỏ..................................................................22 3 2.2.1. Địa tầng...............................................................................................22 2.2.1.1. Gới Kainozoi - hệ Neogen - thống Pliocen - hệ Đệ Tứ - thống Plistocen sớm - hệ tầng Túc Trưng (N2-Q1tt).............................................22 2.2.1.2. Gới Kainozoi – hệ Đệ Tứ không phân chia (aQ)..........................23 2.2.2. Đặc điểm vỏ phong hóa......................................................................25 2.2.2.1. Đới bazan rạn vỡ (đá gốc).............................................................25 2.2.2.2. Đới saprolit...................................................................................25 2.2.2.3. Đới litoma.....................................................................................26 2.2.2.4. Đới laterit bauxit...........................................................................26 2.2.2.5. Lớp thổ nhưỡng.............................................................................27 2.2.3. Đặc điểm địa mạo...............................................................................29 2.2.3.1. Nhóm các bề mặt san bằng...........................................................29 2.2.3.2. Nhóm các bề mặt sườn và vách....................................................29 2.2.4. Các dạng địa hình................................................................................31 2.2.4.1. Dạng bóc mòn...............................................................................31 2.2.4.2. Dạng thung lũng............................................................................31 2.2.4.3. Dạng trọng lực..............................................................................31 2.2.4.4. Dạng nhân sinh.............................................................................31 2.3. Đặc điểm các thân quặng công nghiệp......................................................33 2.3.1. Đặc điểm chung các thân quặng công nghiệp.....................................33 2.3.2. Đặc điểm các thân quặng công nghiệp khu Kiến Thành.....................40 2.3.3. Đặc điểm các thân quặng công nghiệp khu Đăk Sin...........................42 2.3.4. Đặc điểm các thân quặng công nghiệp khu Nhân Cơ.........................45 CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC THĂM DÒ VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................................................................................................................49 3.1. Công tác trắc địa........................................................................................49 3.1.1. Nhiệm vụ, khối lượng và thiết bị đo vẽ...............................................49 3.1.2. Công tác kỹ thuật................................................................................50 3.1.2.1. Tài liệu gốc....................................................................................50 3.1.2.2. Thành lập lưới giải tích II.............................................................51 3.1.2.3. Lập đường sườn kinh vĩ................................................................52 3.1.2.4. Đưa công trình từ thiết kế ra thực địa...........................................52 3.1.2.5. Phóng tuyến thăm dò....................................................................52 3.1.2.6. Đo thu công trình địa chất từ thực địa vào bản đồ........................53 3.1.2.7. Đo vẽ mặt cắt địa hình..................................................................53 3.1.3. Công tác kiểm tra và nghiệm thu tài liệu............................................53 3.2. Công tác lập bản đồ địa chất.....................................................................53 3.2.1. Công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:5.000..........................................53 3.2.2. Công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000..........................................54 4 3.3. Công tác thăm dò địa chất.........................................................................55 3.3.1. Cơ sở phân chia nhóm mỏ, lựa chọn mạng lưới và công trình thăm dò.....55 3.3.2. Công trình giếng thăm dò....................................................................56 3.3.3. Công trình khoan thăm dò...................................................................57 3.3.4. Công trình giếng kiểm tra khoan.........................................................61 3.4. Công tác lấy, gia công và phân tích mẫu...................................................65 3.4.1. Lấy mẫu...............................................................................................65 3.4.1.1. Mẫu rãnh giếng.............................................................................65 3.4.1.2. Mẫu lõi khoan...............................................................................65 3.4.1.3. Mẫu thể trọng................................................................................65 3.4.1.4. Mẫu xác định độ ẩm tàn dư tinh quặng.........................................66 3.4.1.5. Mẫu cơ lý độ hạt...........................................................................66 3.4.1.6. Mẫu nhóm tinh quặng bauxit........................................................66 3.4.1.7. Mẫu nhiệt vi sai và mẫu Rơnghen................................................66 3.4.1.8. Mẫu phân tích khoáng vật bằng kính hiển vi điện tử....................67 3.4.1.9. Mẫu công nghệ..............................................................................67 3.4.2. Gia công mẫu......................................................................................68 3.4.2.1. Mẫu tinh quặng bauxit..................................................................68 3.4.2.2. Mẫu quặng nguyên khai bauxit.....................................................68 3.4.2.3. Mẫu cơ lý độ hạt quặng.................................................................68 3.4.2.4. Mẫu lát mỏng và khoáng vật hiển vi điện tử................................68 3.4.3. Phân tích mẫu......................................................................................74 3.4.3.1. Mẫu hoá cơ bản tinh quặng...........................................................74 3.4.3.2. Mẫu hoá toàn diện nguyên khai...................................................74 3.4.3.3. Mẫu hoá toàn phần tinh quặng......................................................74 3.4.3.4. Mẫu nhiệt vi sai và mẫu Rơnghen................................................74 3.4.3.5. Mẫu lát mỏng thạch học................................................................74 3.4.3.6. Phân tích plasma...........................................................................74 3.4.3.7. Hấp thụ nguyên tử.........................................................................75 3.4.3.8. Phân tích khoáng vật bằng kính hiển vi điện tử............................75 3.4.3.9. Mẫu tổng cacbon hữu cơ (CHC).....................................................75 3.4.3.10. Mẫu thể trọng nhỏ và độ ẩm.......................................................75 3.4.3.11. Mẫu phân tích độ ẩm tàn dư tinh quặng......................................75 3.4.3.12. Mẫu cơ lý độ hạt quặng...............................................................75 3.4.3.13. Mẫu công nghệ............................................................................75 3.4.4. Kiểm tra công tác mẫu........................................................................76 3.4.4.1. Kiểm tra công tác lấy mẫu............................................................76 3.4.3.2. Kiểm tra công tác gia công mẫu...................................................76 3.4.4.3. Kiểm tra công tác phân tích mẫu hóa cơ bản tinh quặng..............76 5 3.5. Đánh giá chung về chất lượng thi công, độ tin cậy của các tài liệu..........79 3.6. Các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản.........................80 CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ QUẶNG BAUXIT..............................................................................................84 4.1. Đặc diểm chất lượng quặng bauxit nguyên khai.......................................84 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của quặng bauxit nguyên khai..............................84 4.1.2. Thành phần khoáng vật quặng bauxit nguyên khai.............................84 4.1.3. Thành phần hóa học quặng bauxit nguyên khai..................................87 4.1.4. Thành phần phụ và có hại trong quặng bauxit nguyên khai...............88 4.1.5. Thành phần nguyên tố có ích đi kèm quặng bauxit nguyên khai........89 4.1.6. Tính chất hoá lý quặng bauxit nguyên khai........................................89 4.1.6.1. Độ pH, Eh trong quặng bauxit nguyên khai.................................89 4.1.6.2. Thành phần hóa cơ bản theo độ hạt quặng bauxit nguyên khai....90 4.1.6.3. Thể trọng, độ ẩm tự nhiên của quặng bauxit nguyên khai............93 4.2. Đặc điểm chất lượng tinh quặng bauxit....................................................93 4.2.1. Thành phần hóa học và độ thu hồi tinh quặng bauxit.........................93 4.2.1.1. Thành phần hóa cơ bản và độ thu hồi theo mẫu đơn....................93 4.2.1.2. Thành phần hóa cơ bản và độ thu hồi theo khối trữ lượng...........98 4.2.2. Thành phần tạp chất của tinh quặng....................................................98 4.2.3. Thành phần các nguyên tố có ích đi kèm tinh quặng..........................98 4.2.4. Độ ẩm tàn dư tinh quặng.....................................................................99 4.3. Tính chất công nghệ quặng bauxit............................................................99 4.3.1. Tính khả tuyển.....................................................................................99 4.3.1.1. Nghiên cứu thành phần độ hạt......................................................99 4.3.1.2. Nghiên cứu chế độ tuyển rửa......................................................103 4.3.2. Kết quả sản xuất thử nghiệm alumin từ quặng bauxit......................109 4.3.2.1. Mẫu nghiên cứu..........................................................................109 4.3.2.2. Công nghệ sản xuất alumin công nghiệp và các công đoạn chủ yếu ..................................................................................................................110 CHƯƠNG 5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ................................114 5.1. Khối lượng công tác đã thi công.............................................................114 5.1.1. Đo vẽ ĐCTV-ĐCCT ở tỷ lệ 1:5000..................................................114 5.1.2. Quan trắc đơn giản ĐCTV - ĐCCT, giếng........................................116 5.1.3. Múc nước thí nghiệm........................................................................116 5.1.4. Bơm nước thí nghiệm........................................................................117 5.1.5. Đổ nước thí nghiệm trong giếng.......................................................118 6 5.1.6. Nén sập cột đất trong giếng...............................................................119 5.1.7. Lấy mẫu nước phân tích thành phần hóa học và vi sinh...................120 5.1.8. Lấy mẫu đất đá phân tích thành phần hạt và tính chất cơ lý.............121 5.1.9. Quan trắc động thái nước mặt và nước dưới đất (NDĐ)...................122 5.1.10. Thu thập tài liệu khí tượng thủy văn...............................................123 5.1.11. Chỉnh lý tài liệu, viết báo cáo..........................................................123 5.1.12 Đối chiếu khối lượng công tác đã thi công và dự kiến trong đề án. 131 5.2. Đặc điểm ĐCTV - ĐCCT và điều kiện khai thác mỏ.............................132 5.2.1. Đặc điểm ĐCTV...............................................................................132 5.2.1.1. Đặc điểm nước mặt.....................................................................132 5.2.1.2. Đặc điểm của nước dưới đất.......................................................135 5.2.2. Đặc điểm ĐCCT................................................................................143 5.2.2.1. Các hiện tượng địa chất động lực công trình..............................143 5.2.2.2. Cơ lý của các lớp đất đá..............................................................145 5.2.3. Điều kiện khai thác mỏ.....................................................................148 5.2.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình khai thác ..................................................................................................................148 5.2.3.2. Tính góc dốc bờ moong khai thác.................................................149 5.3. Kết luận...................................................................................................151 CHƯƠNG 6. CÔNG TÁC TÍNH TRỮ LƯỢNG..............................................153 6.1. Chỉ tiêu tính trữ lượng.............................................................................153 6.2. Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng....................................................153 6.2.1. Phương pháp tính trữ lượng..............................................................153 6.2.2. Công thức tính trữ lượng...................................................................153 6.2.3. Xác định các thông số tính trữ lượng................................................154 6.2.3.1. Chiều dày quặng.........................................................................154 6.2.3.2. Hàm lượng trung bình công trình khối tính trữ lượng................154 6.2.3.3. Độ thu hồi tinh quặng cấp hạt +1mm..........................................155 6.2.3.4. Thể trọng trung bình...................................................................155 6.2.3.5. Tính diện tích..............................................................................156 6.2.4. Khoanh nối thân quặng bauxit laterit................................................156 6.2.5. Khoanh nối thân quặng bauxit công nghiệp (ranh giới tính trữ lượng).....156 6.2.6. Nguyên tắc phân khối trữ lượng.......................................................157 6.2.7. Nguyên tắc xếp cấp trữ lượng...........................................................157 6.2.7.1. Các khối trữ lượng cấp 121...........................................................157 6.2.7.2. Các khối trữ lượng cấp 122...........................................................158 6.2.7.3. Các khối tài nguyên cấp 333.........................................................158 6.2.8. Kết quả tính trữ lượng.......................................................................158 7 CHƯƠNG 7. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ.........................................174 7.1. Cơ sở tính chi phí thăm dò......................................................................174 7.2. Chi phí cho công tác thăm dò..................................................................174 7.3. Hiệu quả công tác thăm dò......................................................................175 7.3.1. Mức độ sử dụng vốn thăm dò...........................................................175 7.3.2. Giá thành thăm dò.............................................................................175 KẾT LUẬN.......................................................................................................184 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................185 DANH MỤC BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO.............................................186 DANH MỤC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO...........................................187 8 MỞ ĐẦU Chủ trương lập dự án bauxit - alumin khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch bauxit với công suất nhà máy alumin Nhân Cơ là 600.000 tấn/năm. Việc khai thác bauxit tại Đăk Nông đã được Chính phủ giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản làm chủ đầu tư. Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao cho Liên đoàn Bản Đồ Địa chất Miền Trung tiến hành lập đề án thăm dò mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông. Tháng 11/2008 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án thăm dò và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò Mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông theo giấy phép số 407/GP-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2009. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản giao cho Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản - Vinacomin tổ chức triển khai thăm dò mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông theo hợp đồng kinh tế số 87/2007/HĐKT/TKVGEOSIMCO ngày 26 tháng 02 năm 2007. Mục tiêu nhiệm vụ công tác thăm dò. 1. Xác định cấu trúc mỏ, nghiên cứu đặc điểm địa chất các thân quặng bauxit và đặc điểm quặng công nghiệp. 2. Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình (ĐCTV ĐCCT) và điều kiện khai thác mỏ. 3. Nghiên cứu khả năng tuyển rửa, đặc điểm công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế để hoà tách alumin từ quặng bauxit. 4. Mục tiêu trữ lượng cấp 121+122 là 150 triệu tấn tinh quặng bauxit. Công tác thi công thực địa đã được Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản - Vinacomin triển khai và hoàn thành vào tháng 8 năm 2009. Công tác tổng hợp tài liệu lập báo cáo chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng được thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Các phương pháp và khối lượng đã thực hiện bao gồm: - Công tác trắc địa trên diện tích thăm dò là 286,4 km2. - Đo vẽ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:5.000 trên diện tích 229,7 2 km ; đo vẽ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:2.000 trên diện tích 56,7 km2. - Đo vẽ bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1:5.000 trên diện tích 286,4 km2. - Thi công 5.266 công trình thăm dò, trong đó có 3.987 công trình khoan khối lượng là 22.286,90m và 1.599 công trình giếng với khối lượng là 9.170,3m, lấy và gia công 21.179 mẫu quặng tinh, 1.144 mẫu quặng nguyên khai, 93 mẫu 9 cơ lý quặng. Phân tích 18.956 mẫu hóa cơ bản tinh quặng, 1.144 mẫu hóa cơ bản quặng nguyên khai, 558 mẫu hóa theo thành phần cấp hạt, 661 mẫu hóa toàn phần tinh quặng, 98 mẫu hóa toàn phần quặng nguyên khai… Lấy, nghiên cứu công nghệ tuyển và sản xuất alumin theo công nghệ Bayer: 1 mẫu. Kết quả thăm dò đã khoanh định được 66 thân quặng bauxit laterit với tổng trữ lượng và tài nguyên quặng bauxit cấp 121+122+333 đạt: 351.221,27 nghìn tấn quặng nguyên khai, tương đương 127.924,28 nghìn tấn tinh quặng. Trữ lượng cấp 121+122 đạt 238.883,49 nghìn tấn quặng nguyên khai, tương đương 86.588,68 nghìn tấn tinh quặng, so với mục tiêu đề án đạt 57,73%. Chất lượng quặng tinh đáp ứng yêu cầu sản xuất alumin theo công nghệ Bayer. Báo cáo được thành lập theo quy định ban hành tại quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 08 tháng 09 năm 2006 “Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản”. Tham gia lập báo cáo gồm tập thể cán bộ kỹ thuật, quản lý thuộc Công ty CP Địa chất và Khoáng sản và các nhà khoa học địa chất trong nước. - Tổng kết báo cáo công tác địa chất gồm: KS. Phạm Thế Thạch, KS. Đoàn Sinh Huy, KS. Thạch Quý, KS. Trần Thiệp, KS. Phan Thanh, KS. Nguyễn Thanh Tùng, KS. Đào Trung Tấn, KS. Nguyễn Năng Thành, KS. Nguyễn Xuân Ba, KS. Lê Ngọc Giàu, CN. Đoàn Minh Nhân, CN. Lê Thị Cẩm Thơ. - Tổng kết báo cáo công tác trắc địa gồm: KS. Hoàng Mạnh Hà, TC. Vũ Duy Quyển. - Tổng kết báo cáo công tác ĐCTV-ĐCCT gồm: KS. Lưu Văn Tâm, KS. Nguyễn Văn Quang, KS. Vũ Văn Thủy, KS. Nguyễn Viết Thảo, KS. Lê Văn Thượng, KS. Trương Nhân Đạo, KS. Bùi Minh Tuân. - Chủ biên báo cáo là KS. Phạm Thế Thạch. Trong quá trình thi công thực địa và lập báo cáo tổng kết, tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời và quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Đánh giá Trữ lượng Khoáng sản, Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ và các bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt trong thời gian thi công cán bộ và công nhân Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Lãnh đạo UBND tỉnh Đăk Nông, Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông và nhân dân địa phương khu vực thăm dò. Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã đóng góp nhiều công sức giúp chúng tôi hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình thi công và lập báo cáo thăm dò này. 10 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THĂM DÒ 1.1. Vị trí khu thăm dò Mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ có diện tích được phép thăm dò là 286,4 2 km , gồm các đơn vị hành chính: thị trấn Kiến Đức, xã Kiến Thành, xã Đăk Sin, xã Đạo Nghĩa, xã Đăk Wer, xã Quảng Tín thuộc huyện Đăk R’Lấp và xã Đăk R’Moan thị xã Gia Nghĩa; tỉnh Đăk Nông. Trung tâm mỏ cách thị xã Gia Nghĩa 18 km về phía tây nam, cách thành phố Buôn Mê Thuột 130km về phía nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 200km theo đường bộ, thuộc tờ Bản đồ địa hình Xuân Phú (C-48-11-B), Bù Đốp (C-48-12-A) và Gia Nghĩa (D-48-96-C) hệ tọa độ VN 2000, tỉ lệ 1:50.000. Diện tích thăm dò được khép góc bởi các điểm ranh giới như sau: Bảng 1-1 Điểm góc Tọa độ VN-2000 X Y ĐN20 1.329.410 772.495 ĐN21 1.329.410 800.920 ĐN22 1.321.420 800.920 ĐN23 1.321.420 792.420 ĐN24 1.307.430 776.355 ĐN25 1.307.430 765.420 ĐN26 1.318.420 765.420 Diện tích khép góc là 510 km2, diện tích này bị giới hạn bởi các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích là 223,6 km2. Diện tích thăm dò còn lại là 286,4 km2. 1.2. Đặc điểm địa hình Theo phân vùng địa lý - địa chất, vùng chứa bauxit Đăk Nông nói chung và mỏ Nhân Cơ nói riêng thuộc cao nguyên M’Nông bị phân cắt tương đối mạnh, tạo các vùng đan xen giữa thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình phần lớn có dạng đồi, đỉnh hình vòm, sườn thoải, độ cao trung bình 400m đến 700m. Phía tây khu vực thăm dò có địa hình thấp dần, nghiêng về phía Bình Phước. Phía nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ. Các thân quặng bauxit thường phân bố dọc theo đường phân thủy, có hình dáng kéo dài do sự phân cắt bóc mòn của địa hình. Phần lớn diện tích khu mỏ thuộc đất nông nghiệp nên thảm thực vật chủ yếu là cây công nghiệp và cây nông nghiệp. Diện tích vườn trồng cây lưu niên đã ổn định của dân địa phương trong mỏ khá lớn. 11 1.3. Đặc điểm khí hậu Vùng Đăk Nông có khí hậu nhiệt đới, chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đến 2.900mm. Mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ bằng khoảng 20% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4oC; tháng tư nóng nhất, nhiệt độ lên đến 39,4 oC; tháng 12 là tháng lạnh nhất, có khi nhiệt độ xuống đến 7,4oC. Mùa khô có nhiệt độ trung bình 18 – 22oC, dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm là 5 - 6oC; hướng gió đông bắc với tốc độ 2 4m/s, tháng 11 và tháng 12 tốc độ gió lên đến 4m/s. Trong mùa mưa, lượng mưa đạt trên 2.000mm, nhiệt độ trung bình 24 - 28oC, mức dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm đến 10 - 11oC; gió hướng tây nam với tốc độ 2,5 - 3,0m/s. 1.4. Đặc điểm thủy văn Trong diện tích thăm dò, hệ thống thủy văn khá phát triển, nhưng chủ yếu là các suối nhỏ bậc 2, bậc 3. Chúng chảy theo hướng chính Bắc - Nam, Đông Nam và hợp thành thượng lưu sông Đồng Nai. Đáng kể là suối Đăk Nông, Đăk Mil, Đa Moưng, Đăk Yao, Đăk Rtih, Đăk Drung, Đa Anh Krong, Đăk sin, Đăk Rken, Đăk Keh, Đăk Dsung, Đăk Mua, Đăk Ker, Đăk Rsung, Đăk Rêh, Đăk Bukso. Lưu lượng của suối Đăk Nông đo được lớn nhất vào tháng 7 tại trạm TQ36 là 72,49m 3/s. Lưu lượng của suối Đăk Yao đo được nhỏ nhất vào tháng 4 tại trạm TQ23 là 0,22m3/s. Trong khu vực còn có rất nhiều hồ như hồ Đăk Sin (31,9ha), hồ Cầu Tư (34,7ha), hồ Đăk Mum (15,3ha), hồ Đăk Nia (23,7ha), hồ Sình Cá (19,3ha), hồ Tát (29,4ha), hồ Suối Hai (9,61ha). Các hồ này đa số là hồ nhân tạo do con người chặn đập để lấy nước tưới tiêu. 1.5. Đặc điểm giao thông Mạng lưới giao thông chủ yếu của tỉnh Đăk Nông là Quốc lộ 14, đoạn qua tỉnh Đăk Nông dài 155km, đã được rải nhựa toàn bộ rất thuận lợi cho giao thông. Quốc lộ này có một đoạn chạy ngang qua khu vực thăm dò dài 24,7km nối liền tỉnh Đăk Nông với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 14C, đoạn chạy qua tỉnh Đăk Nông dài 98km đã được rải nhựa, đi lại thuận tiện. Quốc lộ 28, đoạn qua tỉnh Đăk Nông dài 58km nối liền từ Gia Nghĩa đến Di Linh được rải nhựa. Ngoài Quốc lộ 14, trong diện tích thăm dò còn có các đường như Tỉnh lộ 5 (dài 30km trong khu vực thăm dò), Hương lộ 6 nối liền xã Đạo Nghĩa với xã Nhân Cơ (dài 11,7km trong khu vực thăm dò) và nhiều đường vận chuyển nông sản, xe ô tô có thể đi lại được. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ trong tỉnh Đăk Nông cũng như trong khu vực thăm dò khá thuận tiện. 1.6. Đặc điểm kinh tế nhân văn Tỉnh Đăk Nông là tỉnh mới được thành lập năm 2004, gồm 6 huyện: 12 Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Glong, Tuy Đức và Đăk R’Lấp và thị xã Gia Nghĩa. Diện tích toàn tỉnh là 6.514km 2, dân số tỉnh Đắk Nông là 489.442 người (theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009), mật độ trung bình 61 người/km2, với cộng đồng dân cư gồm 29 dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 65,5%, M’Nông chiếm 9,7%; còn lại các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Số người trong độ tuổi lao động là 194.000 người, chiếm 48,5% dân số; trong đó, số lao động kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 13,2%, còn lại là lao động phổ thông. Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 1.343 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đã hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm sản (6 cơ sở với 10 nhà máy sản xuất đường, bột sắn, trà, thức ăn gia súc, cán bông và chế biến gỗ). Đã có 11 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; 1 nhà máy điện và đang xây dựng 3 nhà máy điện khác, các tuyến đường dây 110KV, 220KV đã được nối các trạm hạ thế. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Tân Thắng (11ha), Nhân Cơ (220ha), Đăk Ha (30ha) đang được xây dựng và phát triển. Cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học cùng các cơ sở tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đang phát triển. 1.7. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản 1.7.1. Công tác nghiên cứu địa chất khu vực Trước năm 1975, các nhà Địa chất Pháp đã có các công trình nghiên cứu địa chất bao trùm lên khu vực thăm dò, cụ thể là: E.Saurin (1937, 1964) với Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000, tờ Sài Gòn; J. Fromaget (1952) với tờ Bản đồ địa chất Đông Dương, tỉ lệ 1:2.000.000; H. Fontaine (1971) với tờ Bản đồ địa chất Việt Nam - Lào - Cam Pu Chia, tỉ lệ 1:2.000.000. Trong các công trình này, các tác giả trên đã xác định khá đúng đắn tuổi của bazan trong khu vực, nhưng chưa đề cập đến giá trị công nghiệp của bauxit. Sau năm 1975, Đoàn 500 thuộc Tổng cục Địa chất, trong các công trình chỉnh lý bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000 (1976 - 1980), chỉnh lý bản đồ địa chất Miền Nam Việt Nam (1983), đã đánh giá bauxit trong vùng có trữ lượng lớn, chất lượng tương đối tốt. Năm 1989, khu vực nghiên cứu được đo vẽ địa chất tỉ lệ 1:200.000 trong nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai do Nguyễn Đức Thắng làm chủ biên. Trong những năm 1985 - 1991, khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi đã được tiến hành khảo sát địa chất, địa mạo, vỏ phong hoá, tỉ lệ 1:50.000, các vùng: Quảng Sơn, 1-5, Đăk Song, Tuy Đức, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa và nghiên cứu khá chi tiết các thành tạo bazan N2 - Q1 liên quan việc tạo vỏ bauxit laterit. Ngoài ra, còn các công tác nghiên cứu về các vấn đề khác như: địa chất thuỷ văn (Trần Hồng Phú, 1978-1983), địa mạo (Lê Đức An, 1980-1982), vỏ phong hoá (Nguyễn Thành Vạn, 1980-1982) tỉ lệ 1:500.000, tiến hành trên toàn 13 Miền Nam Việt Nam, đã phân chia các phức hệ chứa nước, các thành hệ vỏ phong hoá đặc trưng liên quan với các khoáng sản quan trọng như bauxit, kaolin... và phân chia các đơn vị cấu trúc hình thái cấp I. Đó là những công trình cung cấp những thông tin có giá trị định hướng cho công tác điều tra khoáng sản. 1.7.2. Công tác nghiên cứu điều tra bauxit Năm 1963, J. Smith là người đầu tiên nghiên cứu về bauxit ở Nam Việt Nam. Ông đã tiến hành một số hành trình ở cao nguyên M’Nông và phát hiện các mẫu bauxit cách Quảng Sơn 7 km về phía đông với hàm lượng trung bình Al 2O3: 45%, SiO2: 2,5%. Điều này được BRGM (Pháp) cùng khẳng định sự tồn tại của bauxit trên cao nguyên M’Nông (1964). Năm 1969, Uỷ Ban sông Mê Kông dự báo có thể tồn tại các thành tạo chứa bauxit ở Plei Ku, Đăk Lăk và phần bắc cao nguyên M’Nông thuộc phần Tây Nguyên, Việt Nam. Năm 1974, Berange, trên cơ sở phân tích tài liệu hiện có tại Nha Địa chất Sài Gòn, đã kiến nghị tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm bauxit ở Nam Việt Nam. Năm 1979, một trong những kết quả quan trọng của công trình chỉnh biên Bản đồ địa chất 1:500.000 (của Nguyễn Xuân Bao, Lê Thạc Xinh) đã bước đầu khoanh định diện phát triển vỏ phong hoá laterit, vạch ra được tiền đề tìm kiếm bauxit và nhấn mạnh triển vọng to lớn của bauxit Nam Việt Nam. Trong thời gian từ 1979 đến 1992, đặc biệt là sau năm 1982, Tổng cục Địa chất phối hợp với các chuyên gia khối SEV đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm và thăm dò trên các vùng dự báo có triển vọng phát hiện bauxit laterit. Đó là các công trình: - Tìm kiếm đánh giá bauxit laterit Nam Việt Nam (Lưxov Iu.M, 1986). - Tìm kiếm đánh giá bauxit mở rộng khu Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Đăk Nông, Đăk Lăk (Trần Hiếu Sinh, 1988). - Thăm dò tỉ mỉ mỏ bauxit 1-5 (Sibistov B.V, Phạm Đình Hiến, 1990). - Tìm kiếm đánh giá mỏ bauxit laterit Đạo Nghĩa và Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Lăk, tỉ lệ 1:10.000 (Phạm Đình Hiến và n.n.k, 1992). Các công trình trên đã nghiên cứu khá chi tiết và khoanh được diện phân bố các thành tạo bazan N2 - Q1 liên quan tạo vỏ bauxit laterit; xác định các thân quặng bauxit và dự tính trữ lượng quặng nguyên khai, tinh quặng tại các mỏ đã tìm kiếm, thăm dò. Ngoài các công trình trên, trong giai đoạn này còn có nhiều nghiên cứu chuyên đề liên quan đến bauxit khu vực Đăk Nông và Nam Việt Nam như: nghiên cứu thành phần vật chất, quy luật phân bố, phân vùng và dự báo bauxit laterit Nam Việt Nam (Lê Văn Trảo, Vũ Ngọc Hải, Phạm Gia Mẫn); nghiên cứu thành phần vật chất quặng bauxit (Phạm Văn An, Nguyễn Thứ Giáo, Trần 14 Khánh Hưng); nghiên cứu vỏ phong hoá và bauxit (Đặng Trung Thuận, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Thành Vạn, Nguyễn Tiến Tân, Trần Quang Tình). 1.7.3. Đánh giá công tác địa chất đã tiến hành trên diện tích thăm dò Trên diện tích thăm dò của mỏ bauxit Nhân Cơ đã từng trải qua hai giai đoạn điều tra địa chất - khoáng sản có ý nghĩa: Giai đoạn 1, từ năm 1984 đến 1988: Trong giai đoạn này đã tiến hành công tác “Tìm kiếm đánh giá bauxit mở rộng khu Nhân Cơ - Gia Nghĩa, vùng Đăk Nông - Đăk Lăk”. Công trình thi công là hào và giếng, được bố trí trên các đỉnh cao của đồi hay sống đồi. Mật độ công trình 1  2 công trình/km2. Hầu hết các công trình đều tập trung ven đường quốc lộ, tỉnh lộ. Việc khoanh ranh giới thân quặng bauxit chủ yếu được dự đoán trên nền địa hình 1:50.000 hệ UTM. Các tác giả đã dự báo trữ lượng cấp C 2+P1 cho từng mỏ, nhưng trên bản đồ chưa bao quát tổng thể, phân chia rõ ràng ranh giới các mỏ. Đã xảy ra sự trùng lặp, chồng lấn và bỏ sót. Giai đoạn 2, từ năm 1988 đến 1991: Tiến hành công tác “Tìm kiếm đánh giá mỏ bauxit laterit Đạo Nghĩa và Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Lăk”. Công trình thi công là hào và giếng, được bố trí theo mạng lưới 800 x 800m. Cơ sở địa hình là Bản đồ địa hình xây dựng bằng phương pháp ảnh hàng không, tỷ lệ 1:10.000, các công trình được đo tọa độ. Các tác giả đã dự báo trữ lượng cấp C2 + P1. Đánh giá chung về các công tác đã tiến hành: Công tác đánh giá quặng bauxit trên diện tích thăm dò chưa được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ, một số công trình trong quá trình thi công bố trí chưa hợp lý. Các phương pháp thi công và mật độ công trình chưa đủ để đánh giá triệt để trữ lượng quặng bauxit ở cấp C2 + P1; có diện tích tính toán trùng lặp, nhiều diện tích bỏ sót không tính dự báo. Sơ đồ vị trí giao thông Nhân Cơ 15 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ 2.1. Đặc điểm địa chất - khoáng sản khu vực Đăk Nông Khu vực Đăk Nông có diện tích khoảng 5.500km 2. Tại đây công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất chuẩn Quốc gia mới dừng ở tỉ lệ 1:200.000. Theo kết quả đo 16 vẽ Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai, khu vực Đăk Nông là một bộ phận của đới Đà Lạt, thuộc rìa Tây Bắc. Chiếm phần lớn diện tích lộ trong khu vực là các thành tạo phun trào bazan hệ tầng Túc Trưng, chúng phủ trùm lên các thành tạo hệ tầng La Ngà, phức hệ magma Cà Ná. Bản thân chúng lại bị các thành tạo hệ tầng Xuân Lộc, thành tạo bở rời hệ Đệ Tứ phủ trùm lên ở một vài diện tích nhỏ. (Bản vẽ số 5) 2.1.1. Địa tầng 2.1.1.1. Gới Mezozoi - hệ Jura - thống giữa - hệ tầng La Ngà (J2ln) Các thành tạo hệ tầng La Ngà là các đá cổ nhất trong vùng, phần lớn bị phun trào bazan bao phủ, chúng lộ ra với diện tích đáng kể ở các khu vực Cư KNia, Dak Buk Sor, Nam Đà, Nam Nung, Đức Xuyên, Quảng Sơn, Đăk R’Mang, phần phía Bắc, Đông và Đông Nam thị xã Gia Nghĩa. Ngoài ra còn lộ rải rác dưới dạng “ô cửa sổ” ở những nơi tầng phủ bazan bị bóc mòn. Thành phần hệ tầng gồm các phần chuyển tiếp lên nhau: Dưới cùng là bột kết màu xám đen dạng phân dải và sét kết màu đen, xen các lớp mỏng cát kết, cát bột kết, bột kết màu xám đen, có chứa di tích thực vật. Phần giữa gồm bột kết phân lớp mỏng, xen đá phiến sét và lớp mỏng sét kết màu đen có vảy mica dạng sọc dải. Trong bột kết có chứa vụn thực vật. Phần trên cát kết hạt vừa đến mịn màu xám, xen bột kết màu xám, cát bột kết màu vàng, và lớp mỏng sét kết màu đen và cát kết màu xám. Mặt khác chúng bị xâm nhập phức hệ Cà Ná- tuổi Krêta muộn xuyên cắt qua gây biến chất tiếp xúc với mức độ khác nhau. Ở những nơi gần khối xâm nhập kích thước lớn thường gặp biến chất cao tướng sừng hornblend, và xa hơn thường gặp biến chất thấp như sericit hoá, sừng hoá. Hệ tầng La Ngà được định tuổi Jura giữa. Chiều dày hệ tầng từ 700 - 800m. 2.1.1.2. Gới Kainozoi - hệ Neogen - thống Pliocen - hệ Đệ Tứ - thống Plistocen sớm - hệ tầng Túc Trưng (N2-Q1tt) Đá phun trào bazan hệ tầng Túc Trưng (N 2-Q1tt), bao gồm phần lớn trường bazan Đăk Nông và các diện phủ nhỏ và rải rác tạo nên địa hình dạng vòm phủ ở độ cao khoảng 700m trở lên. Thành phần chủ yếu là bazan olivin kiềm, bazan olivin-augit, bazan olivin - augit - plagioclas, bazan olivin - plagioclase, nhìn chung các đá bazan thuộc hệ tầng thường có dạng vi hạt hoặc ẩn tinh, màu sắc từ xám, xám đen đến đen. Đá có cấu tạo khối đặt sít hoặc lỗ hổng, hạnh nhân. Kiến trúc phổ biến là porphyr với nền dolerit, gian phiến. Phần dưới phổ biến là bazan olivin, bazan olivin - augit, bazan olivin augit - plagioclas, phần trên bị phong hoá hoàn toàn thành đất màu đỏ. Bề dày 70-80m Phần giữa là bazan 2 pyroxen, bazan olivin - augit - plagioclas, 17 plagioclabazan, bazan olivin. Chiều dày 90-140m. Trên cùng là bazan plagioclas, bazan olivin - augit-plagioclas, bazan olivin - augit, phần trên phong hóa thành đất đỏ có chứa kết vón laterit, nhiều nơi có chứa bauxit laterit. Gồm các đới từ dưới lên: Đới bazan phong hoá dở dang, nứt nẻ dạng cầu, có chiều dày từ 4-5m. Tiếp theo là đới sét, sét loang lổ (litoma) có các kết vón laterit, dày khoảng 25-30m. Chuyển lên trên là đới sét có chứa laterit bauxit, với chiều dày từ 5-15m. Và trên cùng là lớp thổ nhưỡng, chiều dày khoảng 1-2m. Bazan hệ tầng Túc Trưng phủ trực tiếp trên bề mặt bào mòn của hệ tầng La Ngà, với sự ngăn cách bằng một bề mặt phong hoá mỏng. Dựa vào quan hệ địa chất hệ tầng Túc Trưng được xếp vào Pliocen - Pleistocen. 2.1.1.3. Gới Kainozoi - hệ Đệ Tứ - thống Pleistocen giữa - hệ tầng Xuân Lộc (Q 12xl) Hệ tầng Xuân Lộc gồm các đá bazan lộ ra tập trung ở khu vực Đăk Mil, và Buôn Choah, gắn bó chặt chẽ với cấu trúc núi lửa dưới dạng vòm phủ nằm không khớp lên trên bề mặt bào mòn các thành tạo hệ tầng La Ngà và bazan hệ tầng Túc Trưng có trước. Ngoài các đá phun trào dưới dạng dòng chảy, còn một khối lượng các vụn tuf núi lửa. Các thành tạo này gồm hai phần: dưới cùng là tro núi lửa màu xám nâu đến đen, đôi nơi có tuf xen với các lớp bazan olivin augit, bazan olivin - augit - plagioclas, cấu tạo lỗ hổng; phần trên là bazan olivin, bazan dolerit, plagiobazan và bazan olivin màu đen, lục xám, ít hơn là dăm tuf, bom và xỉ núi lửa. Bazan này khi phong hoá thường tạo nên lớp vỏ laterit sắt cứng chắc; bề dày 100-120m. Bazan hệ tầng Xuân Lộc ở đây phủ trực tiếp trên bazan hệ tầng Túc Trưng và bị phủ bởi các bồi tích Holocen; do đó hệ tầng Xuân Lộc được xếp vào Pleistocen trung. 2.1.1.4. Gới Kainozoi – hệ Đệ Tứ không phân chia (aQ) Diện phân bố các thành tạo hệ Đệ Tứ không phân chia thường tập trung trong lưu vực các suối và đầm lầy trong khu vực. Các trầm tích sông thống Holocen, phụ thống trung - thượng (aQ22-3): Phân bố dưới dạng các tích tụ bở rời ven phần cao sông Eakrông tạo thành thềm bậc I, có độ cao từ 6-10m. Thành phần gồm sét cát, sét bột màu loang lổ và kết vón laterit. Chiều dày 5-6m. Các trầm tích sông - đầm lầy thống Holocen, phụ thống trung - thượng 2-3 (abQ2 ): Phân bố dọc các thung lũng sông EaKrông và các suối lớn, đầm lầy trong vùng. Thành phần là cát, bột, sét, đôi chỗ có than bùn, sét than. Chiều dày 2-3m. Các trầm tích sông thống Holocen, phụ thống thượng (aQ23): Thường tạo nên các bãi cát ven lòng hoặc bãi bồi, phát triển dọc theo các suối trong vùng. Với thành phần khá đa dạng gồm cuội các loại: Cuội thạch anh, cát kết, granit, đá phun trào,... Chiều dày từ 1-2m. 18 2.1.2. Magma xâm nhập 2.1.2.1. Phức hệ Cà Ná (K2cn) Các thành tạo xâm nhập phức hệ Cà Ná chỉ lộ ra ở Đăk Song và một vài khối nhỏ phân bố rải rác, có diện tích 170km2, gồm hai pha xâm nhập chính. Pha 1 (K2cn1): Chiếm hầu hết khối Đăk Song, bao gồm granit biotit giàu thạch anh có muscovit, granit hai mica hạt vừa đến thô sáng màu, cấu tạo khối, kiến trúc porphyr. Thành phần khoáng vật gồm: plagioclas 15-25%, felspat kali 35-45%, thạch anh 30-40%, biotit 3-6%, muscovit 0-3%. Khoáng vật phụ có zircon, apatit, granat, turmalin, … Kiến trúc tự hình, nửa tự hình, porphyr. Pha 2 (K2cn2): Lộ ra thành khối nhỏ ở phía đông bắc với diện tích khoảng 9-10 km2 và các khối nhỏ nằm ở rìa phía tây khối Đăk Song. Với thành phần khối gồm đá granit hai mica, granit alaskit, granit granophyr. Đá sáng màu hạt nhỏ, cấu tạo khối, kiến trúc porphyr. Thành phần khoáng vật gồm: plagioclas 1724%, felspat kali 41-52%, thạch anh 36-40%, biotit 2-3%, muscovit 2-5%. Khoáng vật phụ có zircon, apatit, sphen, granat, turmalin và fluorit. Các đá thuộc phức hệ Cà Ná xuyên cắt và gây biến chất sừng hoá mạnh mẽ các thành tạo hệ tầng La Ngà ở rìa tiếp xúc, có liên quan đến các biểu hiện khoáng sản vàng... 2.1.2.2. Các đai mạch không phân chia Gồm các đai mạch thạch anh (q), pegmatit (p), lamprophyr (l)... Chúng có dạng mạch hoặc thấu kính nhỏ có kích thước 1-5m, phân bố rãi rác hoặc tập trung dọc theo các đứt gãy xuyên theo hoặc cắt lớp đất đá hệ tầng La Ngà, trong chúng thường có khoáng hoá sulfur đi kèm. 2.1.3. Kiến tạo Trong khu vực có 2 hệ thống đứt gãy chính như sau: - Hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam Đứt gãy Quảng Tín - Đức Mạnh: Nằm ở khu vực tây bắc vùng, kéo dài từ Quảng Tín đến Đức Mạnh, dài trên 60km và còn tiếp tục phát triển ra ngoài diện tích ở cả hai phía. Đứt gãy có mặt trượt nghiêng về tây bắc góc dốc 80-85 0. Phần lớn đứt gãy bị che khuất dưới tầng phủ bazan. Cánh tây bắc của đứt gãy là cánh sụt và cánh đông nam là cánh nâng. Đứt gãy Đăk Hà - Quảng Sơn: Nằm ở khu vực đông nam của vùng, kéo dài trên 64km và còn tiếp tục phát triển ra ngoài cả hai phía, chia cắt gây dịch chuyển dạng trượt bằng phải trong các đá trầm tích hệ tầng La Ngà. Đứt gãy có mặt trượt nghiêng về tây bắc góc dốc 75-80 0. Các đứt gãy kéo theo dạng bậc thang mở rộng đới dập vỡ hàng trăm mét. - Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam 19 Đứt gãy Đăk Nông - Đăk Mil: Kéo dài trên 45km có mặt trượt dốc 75-80 0, nghiêng về tây nam với cánh tây nam sụt và cánh đông bắc nâng. Chính điều này đã làm cho địa hình có tính chất dạng phân bậc từ tây nam đến đông bắc. 2.1.4. Địa mạo Khu vực Đăk Nông có cấu trúc bề mặt địa hình dạng cao nguyên nghiêng dần về phía nam, tây nam. Độ cao tuyệt đối tăng dần từ phía tây nam 500m lên đông bắc 950-1000m. Mạng lưới suối chằng chịt, chia cao nguyên thành những khu vực núi đồi sót với độ cao tương đối của đỉnh 40 -180m. Trên bình đồ chúng có dạng "a mip" sườn nhìn chung không đối xứng, thẳng lồi; chỗ dốc tới 10-12 o. Thung lũng suối thường có dạng chữ "V", độ phân cắt 1,5- 2,8km/km2. Với đặc điểm địa hình trên, có thể phân chia thành những đơn vị địa mạo sau: - Các bề mặt địa hình dạng vòm phủ: Phân bố bao trùm khu vực tây nam phát triển trên các cao nguyên bazan có tuổi khác nhau ở độ cao từ 500-1000m. Bề mặt địa hình đã bị biến đổi ít nhiều do quá trình ngoại sinh thường tạo ra các bề mặt rộng, sườn thoải, suối dạng toả tia thoát nước dễ dàng. - Các bề mặt địa hình xâm thực bóc mòn: Phân bố ở khu vực phía đông và đông nam vùng nghiên cứu, phát triển trên các loại đá khác nhau kể cả bazan. Bề mặt địa hình có dạng đồi, núi thấp kéo dài. Thường tạo nên dạng dòng chảy, đó là các suối, khe rãnh. - Các bề mặt địa hình bóc mòn tích tụ: Là địa hình tương đối bằng phẳng, ở độ cao khoảng 250-300m. Với dạng địa hình lượn sóng thoải, sườn dốc 5-10 0. Phân bố dọc sườn theo các suối lớn. - Địa hình tích tụ: Phát triển dọc theo các thung lũng suối, tạo các thềm bậc III, rộng hàng trăm mét, cao vài mét. Thành phần là cát, cuội sỏi, sét. 2.1.5. Khoáng sản 2.1.5.1. Bauxit Năm 1986, trong "Báo cáo tìm kiếm đánh giá bauxit laterit Nam Việt Nam", tác giả Lưxov Iu.M và Nguyễn Thanh Châu đã đánh giá trữ lượng các mỏ trên cấp C2 + P1 là 1.412.838 nghìn tấn tinh quặng. Năm 1990, quá trình tổng hợp kết quả từ công tác thăm dò Mỏ bauxit 1-5, tìm kiếm mở rộng Mỏ Quảng Sơn và tìm kiếm đánh giá bauxit khu Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Đạo Nghĩa; Sibistov B.V, Phạm Đình Hiến, Trương Hữu Sinh, Nguyễn Tường Tri v.v... đã đưa ra tổng trữ lượng tinh quặng bauxit các mỏ trên cấp C2 + P1 là 461.000 nghìn tấn. Đến nay, khu vực Đăk Nông đã có 7 mỏ bauxit được khảo sát và đánh giá trữ lượng: 1-5, Quảng Sơn, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa, Gia Nghĩa, Tuy Đức và Đăk Song. Tất cả quặng ở các mỏ này đều là dạng bauxit laterit phong hoá từ đá bazan hệ tầng Túc Trưng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan