Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 201...

Tài liệu Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012

.PDF
64
171
134

Mô tả:

LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012 (sau đây gọi là Tổng điều tra 2012) đã được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một trong ba cuộc Tổng điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định được tiến hành 5 năm một lần và là lần thứ tư ở nước ta. Mục tiêu Tổng điều tra 2012 nhằm thu thập những số liệu cơ bản về số lượng và lao động, kết quả hoạt động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và một số thông tin chuyên sâu khác, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ và các cấp hành chính. Cuộc Tổng điều tra 2012 đã được chỉ đạo thống nhất, tập trung từ Trung ương tới địa phương thông qua các Ban chỉ đạo TĐT các cấp và lực lượng giám sát viên độc lập. Trên 90 nghìn điều tra viên, tổ trưởng được huy động để tiến hành nhiệm vụ rà soát, lập danh sách và thu thập thông tin từ các đơn vị điều tra. Mọi đối tượng tham gia Tổng điều tra đều được tập huấn, hướng dẫn kỹ càng về nghiệp vụ theo quy định của Phương án Tổng điều tra ban hành theo Quyết định số 140/QĐ-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương. Công tác thu thập thông tin khối doanh nghiệp thực hiện vào thời điểm 01/04/2012; khối hành chính, sự nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện vàoh tời điểm 01/7/2012. Nhằm kịp thời phổ biến thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người dùng tin, Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương công bố báo cáo tóm tắt về quá trình thực hiện Tổng điều tra và kết quả sơ bộ (qua tổng hợp nhanh) một số chỉ tiêu chủ yếu về số lượng, lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, đồng thời đưa ra nhận định khái quát về những thay đổi do tác động của các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước trong 5 năm vừa qua. 1 Báo cáo này thể hiện kết quả sơ bộ Tổng điều tra nên chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các đối tượng dùng tin. Kết quả chính thức của cuộc Tổng điều tra sẽ được biên soạn chi tiết và công bố rộng rãi trong Quý III năm 2013, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước và người sử dụng thông tin. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương trân trọng cảm ơn các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị được điều tra đã tích cực phối hợp với Ban chỉ đạo Tổng điều tra và cơ quan Thống kê các cấp trong quá trình triển khai thực hiện cuộc Tổng điều tra này./. BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP TRUNG ƯƠNG NĂM 2012 2 MỤC LỤC PHẦN I. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA 5 1. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch 7 2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi Tổng điều tra 8 3. Nội dung Tổng điều tra 9 4. Tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng 9 5. Lập, rà soát danh sách đơn vị điều tra và thu thập thông tin 10 6. Kiểm tra, xử lý và tổng hợp số liệu 11 7. Công bố thông tin 12 13 PHẦN II. KẾT QUẢ SƠ BỘ TỔNG ĐIỀU TRA I. Đánh giá khái quát về các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp giai đoạn 2007-2012 15 II. Các biểu số liệu 24 A. Đơn vị (*) kinh tế, hành chính, sự nghiệp 25 Biểu 01: Số lượng và cơ cấu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp 25 Biểu 02: Số lượng và cơ cấu lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp 26 Biểu 03: Số lượng đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp phân theo địa phương 27 Biểu 04: Số lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp phân theo địa phương 30 Doanh nghiệp và hợp tác xã 33 Biểu 05: Số lượng và lao động của doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế và theo địa phương 33 Biểu 06: Số lượng doanh nghiệp phân theo tình trạng hoạt động và ngành kinh tế 36 Biểu 07: Số lượng doanh nghiệp phân theo tình trạng hoạt động và ngành kinh tế 38 Biểu 08: Số lao động của doanh nghiệp phân theo tình trạng hoạt động và ngành kinh tế 39 Biểu 09: Số lượng và lao động của các doanh nghiệp phân theo qui mô 40 Biểu 10: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp đang hoạt động năm 2011 41 Biểu 11: Số lượng và lao động của các hợp tác xã phân theo ngành kinh tế 43 Biểu 12: Số lượng và lao động của các hợp tác xã phân theo địa phương 44 3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 46 Biểu 13: Số lượng và lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo địa phương 46 Biểu 14: Số cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo tình trạng đăng ký kinh doanh 49 Đơn vị hành chính, sự nghiệp 50 Biểu 15: Số đơn vị hành chính, sự nghiệp phân theo địa phương 50 Biểu 16: Số lao động trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, phân theo địa phương 53 B. Cơ sở (*) kinh tế, hành chính, sự nghiệp 55 Biểu 17: Số lượng và cơ cấu cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 55 Biểu 18: Số lượng và cơ cấu lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 56 Biểu 19: Số lượng và lao động của các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp phân theo loại hình 57 Biểu 20: Số lượng và lao động của các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế và địa phương 60 Biểu 21: Số lượng và lao động của các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã phân theo loại hình tổ chức 62 Ghi chú: (*) Số liệu về “Đơn vị kinh tế” ở mục A và “Cơ sở kinh tế” ở mục B khác nhau ở số liệu về doanh nghiệp: mục A là số liệu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hạch toán kinh tế độc lập, mục B là số liệu chi tiết hơn đến các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể là số liệu về doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã 4 PHẦN I QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA 5 6 Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp lần thứ tư đã được tiến hành trong năm 2012 trên toàn quốc theo Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc Tổng điều tra có qui mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đơn vị điều tra, lại được tiến hành trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều biến động, khó khăn nên kết quả được các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. 1. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch Để đảm bảo thành công cho cuộc Tổng điều tra, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương đã ban hành Phương án Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 theo Quyết định số 140/ QĐ-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch Tổng điều tra đã được thực hiện từ trung ương đến địa phương thông qua hoạt động của Ban chỉ đạo TĐT các cấp theo hướng: - Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện Tổng điều tra được thực hiện kết hợp với hai cuộc điều tra thường xuyên có liên quan năm 2012 là điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở SXKD cá thể nhằm tập trung nguồn lực, giảm gánh nặng cung cấp thông tin cho các đơn vị điều tra. Thời gian thu thập thông tin chia làm hai giai đoạn: khối doanh nghiệp tiến hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2012, khối hành chính sự nghiệp và cơ sở SXKD cá thể, tôn giáo tín ngưỡng từ ngày 01 tháng 7 năm 2012; - Xác định rõ yêu cầu số liệu trong tình hình mới để quyết định nội dung và cách thức thu thập thông tin. Trên cơ sở thu thập ý kiến các Bộ về nhu cầu thông tin, Quyết định và Phương án Tổng điều tra đã được xây dựng và triển khai thí điểm trong năm 2011 tại bốn tỉnh, thành phố. Từ đó rút kinh nghiệm và hoàn thiện phương án chính thức, phù hợp với thực tế; - Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc chuẩn bị, triển khai Tổng điều tra là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công. Ban chỉ đạo Tổng điều tra các ngành, các cấp đã được thành lập từ cuối năm 2011 để triển khai hoạt động theo đúng phương án, kế hoạch thống nhất của Ban chỉ đạo TĐT Trung ương; - Chuẩn bị và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho Tổng điều tra. Công tác này rất quan trọng nhằm giúp cho các đối tượng, đơn vị điều tra hiểu rõ mục đích của Tổng điều tra và hợp tác tốt với các điều tra viên. Nội dung tuyên truyền được chuẩn bị ngắn gọn, rõ ràng, hình thức phong phú, phù hợp với từng giai đoạn thu thập thông tin và đơn vị điều tra. Ban chỉ đạo TĐT Trung ương đã có các bài phát biểu giới thiệu Tổng điều 7 tra trên truyền hình, bài viết trên báo, tạp chí, nội dung hỏi đáp tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương đã biên soạn và phát hành khẩu hiệu và nội dung tuyên truyền, đĩa CD tuyên truyền...gửi các Ban chỉ đạo TĐT địa phương. Công tác hậu cần cho Tổng điều tra như in tài liệu, phiếu điều tra, vật tư, văn phòng phẩm, dự trù và cung cấp kinh phí... được chuẩn bị đầy đủ cho các khâu công việc. Khẩu hiệu tuyên truyền cho Tổng điều tra tại các địa bàn 2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi Tổng điều tra Đối tượng, đơn vị điều tra là: (1) doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và cơ sở trực thuộc doanh nghiệp trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; (2) cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau đây gọi là cơ sở SXKD cá thể); (3) cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân; (4) cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Loại trừ: các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (đã điều tra trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011); các cơ sở thuộc đoàn ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi Tổng điều tra: điều tra toàn bộ các đơn vị, cơ sở trên phạm vi cả nước đối với hầu hết các nội dung điều tra. Điều tra mẫu một số đơn vị để thu thập thông tin chi tiết, chuyên sâu 8 3. Nội dung Tổng điều tra: gồm các nhóm thông tin: a) Thông tin chung về các đơn vị, các cơ sở trực thuộc; b) Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động; c) Thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả sản xuất, kinh doanh, tình hình hoạt động; d) Thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin; e) Thông tin về thực trạng, khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp. Các nhóm thông tin trên được thu thập theo 28 loại phiếu điều tra: - Khối doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp thực hiện một số trong số 16 loại phiếu trong đó 01 phiếu dùng để thu thập thông tin chung cho toàn bộ hoạt động, các phiếu còn lại thu thập thông tin cho từng ngành hoạt động (nếu phát sinh). Nếu doanh nghiệp có cơ sở trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm SXKD đóng tại địa điểm khác với trụ sở chính) sẽ thực hiện các phiếu thu thập thông tin cho từng cơ sở trực thuộc (phiếu này chỉ thực hiện trong các cuộc Tổng điều tra) - Khối cá thể: mỗi cơ sở SXKD cá thể thực hiện một trong 04 loại phiếu điều tra trong đó 03 loại phiếu được thiết kế cho các cơ sở thuộc danh sách điều tra chọn mẫu sâu về 3 chuyên ngành: công nghiệp, vận tải kho bãi, thương mại dịch vụ (tỷ lệ chọn mẫu 4,5%). Phiếu còn lại áp dụng cho các đơn vị không thuộc danh sách chọn mẫu. - Khối hành chính, sự nghiệp: mỗi đơn vị áp dụng 01 trong 07 loại phiếu trong đó có 03 loại phiếu áp dụng cho đơn vị mẫu (tỷ lệ chọn mẫu 12%). Các phiếu còn lại áp dụng cho các đơn vị không thuộc danh sách mẫu - Khối tôn giáo: áp dụng 01 loại phiếu 4. Tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng Ban chỉ đạo TĐT từng cấp đã tuyển chọn trên 90.000 điều tra viên, tổ trưởng, giám sát viên đáp ứng yêu cầu của Ban chỉ đạo TĐT Trung ương, tập huấn kỹ càng về nghiệp vụ, kể cả thực hiện các bài tập thực hành, xử lý một số tình huống đặc thù. Các điều tra viên, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp là những người có trình độ nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong điều tra thống kê, am hiểu thực tế địa bàn điều tra. 9 Tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra 5. Lập, rà soát danh sách đơn vị điều tra và thu thập thông tin - Trong cuộc Tổng điều tra này, địa bàn điều tra được quy định đối với khối doanh nghiệp, hành chính, sự nghiệp và tôn giáo: là xã, phường hoặc thị trấn; đối với khối cá thể: thôn, ấp, bản hoặc khu/cụm dân cư/tổ dân phố; - Rà soát, lập danh sách doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 01/QĐBKHĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả rà soát danh sách doanh nghiệp được thống nhất giữa cơ quan: đăng ký kinh doanh, thuế và thống kê ở từng địa phương theo tình trạng hoạt động. - Lập danh sách khối hành chính sự nghiệp, cá thể và tôn giáo tín ngưỡng thực hiện theo trình tự 3 bước: (1) Lập danh sách nền; (2) Rà soát danh sách thực tế trên từng địa bàn và (3) Tổng hợp danh sách đơn vị điều tra. Đây là căn cứ quan trọng để huy động lực lượng điều tra viên, phân chia địa bàn, phát phiếu điều tra, thu thập thông tin. Để nắm bắt thực trạng và tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, trong tháng 4 năm 2012 đã thực hiện Điều tra chọn mẫu về thực trạng và khó khăn trong SXKD với 9332 doanh nghiệp, báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ, phục vụ kịp thời kỳ họp Chính phủ đầu tháng 5/2012 và công bố cùng với kết quả rà soát doanh nghiệp trong dịp họp báo công bố số liệu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2012 tại Tổng cục Thống kê; - Thu thập thông tin: áp dụng phương pháp thu thập thông tin phỏng vấn trực tiếp và điều tra gián tiếp tùy theo từng đối tượng điều tra. Đây là công việc trọng tâm, thu 10 hút nhiều nguồn lực và được Ban chỉ đạo TĐT các cấp tập trung nhất trong Tổng điều tra. Các giám sát viên độc lập, thanh tra ngành thống kê đã đến các địa bàn điều tra, đơn vị điều tra để kiểm tra, giám sát công việc này. Về khối doanh nghiệp: phiếu điều tra được phát tới gần 400 ngàn doanh nghiệp, tỷ lệ số phiếu thu về cả nước đạt 85%, số còn lại là các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động (13%), không hợp tác với điều tra viên (2%). Các Tập đoàn, Tổng công ty có hoạt động kinh tế hạch toán toàn ngành thu được 100% phiếu điều tra. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an: thu thập 100% phiếu của các cơ sở trực thuộc hai Bộ. Tỷ lệ thu phiếu khối cơ sở cá thể và tôn giáo, tín ngưỡng đạt 100%, khối hành chính sự nghiệp đạt 96 - 98%, số còn lại chủ yếu là các phiếu điều tra các đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố, đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy ý thức chấp hành Luật Thống kê và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ của nhiều cơ quan Trung ương không nghiêm túc bằng cấp địa phương. Điều tra viên tiến hành thu thập thông tin tại cơ sở 6. Kiểm tra, xử lý và tổng hợp số liệu Các phiếu điều tra thu về đã được kiểm tra, làm sạch và nghiệm thu từ cấp xã, huyện, tỉnh. Trong tháng 9, 10 và đầu tháng 11 năm 2012 Ban chỉ đạo TĐT Trung ương đã tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Tập đoàn, Tổng công ty có hoạt động hạch toán toàn ngành. Công tác nghiệm thu chia hai giai đoạn: nghiệm thu kết quả nhập tin khối doanh nghiệp bằng phần mềm máy tính tại Ban chỉ đạo TĐT Trung ương và nghiệm thu trực tiếp số lượng, 11 chất lượng các loại phiếu tại các Ban chỉ đạo TĐT cấp tỉnh. Các phiếu đạt yêu cầu về chất lượng sau nghiệm thu đã cho nhập tin, xử lý và tổng hợp theo chương trình phần mềm thống nhất do Ban chỉ đạo TĐT Trung ương cung cấp. Công tác tổng hợp nhanh kết quả sơ bộ thể hiện trong báo cáo này được thực hiện từ báo cáo nhanh các cấp từ địa phương đến Trung ương và cơ sở dữ liệu phiếu doanh nghiệp. Kiểm tra phiếu điều tra được thực hiện ở nhiều cấp 7. Công bố thông tin Theo phương án Tổng điều tra qui định, thông tin về kết quả Tổng điều tra do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố theo qui định của pháp luật. Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh chỉ công bố kết quả Tổng điều tra ở địa phương mình theo đúng kết quả do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã công bố. Số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12 năm 2012. Kết quả chính thức công bố vào Quý III năm 2013. 12 PHẦN II KẾT QUẢ SƠ BỘ TỔNG ĐIỀU TRA 13 I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 14 Sau khi trở thành thành viên chính chức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với kinh tế thế giới và khu vực. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng gây tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước do những biến động của kinh tế thế giới. Với nhiều thuận lợi đan xen không ít khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều thay đổi trong giai đoạn năm 2007 đến 2012. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra 2012 đã thể hiện một số điểm đáng lưu ý về những thay đổi đó 1. Số lượng và lao động của các loại hình đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp tiếp tục tăng nhanh Tính đến thời điểm 1/7/2012 cả nước có gần 5,2 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tăng 27,5% so với năm 2007 - tương đương 1,1 triệu đơn vị, tăng bình quân hàng năm khoảng 5%. Số lượng lao động trong các đơn vị là 22,5 triệu người, tăng 37,2% tương đương 6,1 triệu lao động so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,7%, cao hơn tốc độ tăng số lượng cơ sở, thể hiện sự mở rộng qui mô bình quân của các cơ sở. Tuy nhiên tốc độ tăng của thời kỳ này đã thấp hơn thời kỳ 2002 - 2007 (43,9% và 54,9%) Bảng 1.1. Tốc độ tăng số lượng và lao động của các đơn vị kinh tế, HCSN (%) Tổng số 1. Đơn vị kinh tế - Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Cơ sở SXKD cá thể phi nông lâm nghiệp, thủy sản 2. Đơn vị hành chính, sự nghiệp Trong đó: đơn vị sự nghiệp 3. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Số lượng Bình quân 2012/2007 hàng năm 27,5 5,0 28,2 5,1 173,1 22,3 0,9 0,17 Lao động Bình quân 2012/2007 hàng năm 37,2 6,5 41,0 7,1 66,0 10,7 -11,8 -2,5 23,5 4,3 18,2 3,4 5,9 10,2 28,0 1,2 2,0 5,1 20,6 22,9 8,3 3,8 4,2 1,6 Các đơn vị kinh tế phát triển nhanh hơn nhiều so với các đơn vị hành chính sự nghiệp và đóng góp tới 27,07 điểm phần trăm tăng về số lượng cơ sở trong khi khu vực hành chính sự nghiệp và tôn giáo tín ngưỡng chỉ đóng góp 0,43 điểm phần trăm. Về số lượng lao động, các con số đóng góp cho mức tăng chung 37,2% tương đương của 2 khu vực là 33,6 và 3,6 điểm phần trăm. 15 Hình 1.1. Tốc độ tăng số lượng và lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp. Doanh nghiệp là loại hình dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Tính đến thời điểm 01/4/2012 cả nước có gần 342 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216,5 nghìn DN và gấp 2,7 lần năm 2007 (125 nghìn DN), trong đó 312,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Khối doanh nghiệp thu hút 10,9 triệu lao động trong đó 10,77 triệu người trong các doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 65% (tương đương 4,3 triệu người) so với 6,6 triệu lao động năm 2007. Bình quân hàng năm số lượng doanh nghiệp tăng 22,3%; số lao động tăng 10,7%. Loại hình kinh tế tập thể - hợp tác xã - hiện có 13,6 nghìn, tương đương năm 2007 về số lượng và giảm 11,8% về lao động. Số lượng các hợp tác xã thuộc ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 52%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 24%, dịch vụ chiếm 24% (trong đó 8% là các quỹ tín dụng). Cả nước có 4,6 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 89,5% tổng số đơn vị, cơ sở) với 7,8 triệu lao động (chiếm 35%). Mức tăng bình quân hàng năm về số cơ sở là 4,3% và 3,4% về lao động. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn tới 89,5% về số lượng đơn vị nhưng khối này chỉ chiếm tỷ trọng 35% về số lượng lao động trong tổng số đơn vị kinh tế HCSN. Khu vực này tuy đóng góp khiêm tốn trong GDP nhưng lại có ý nghĩa xã hội lớn trong việc tạo doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, thu hút số lượng lớn việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2012. 16 Số lượng các đơn vị thuộc khối hành chính, sự nghiệp có mức tăng không cao như các đơn vị kinh tế, bình quân hàng năm 1,2%, tuy nhiên riêng các đơn vị sự nghiệp tăng khá về số lượng đơn vị với 10,2% và 22,9% về lao động. Số lượng các cơ sở thuộc đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức xã hội có mức tăng cao nhất trong khu vực hành chính sự nghiệp với 10,8% về số lượng (bình quân hàng năm tăng 2,1%) và 13,4% về lao động (bình quân năm tăng 2,6%). Thời kỳ 2007 – 2012 cũng ghi nhận sự phát triển khá nhanh số lượng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đến thời điểm 1/7/2012 cả nước có gần 36 nghìn cơ sở thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau như đạo Phật, Thiên chúa giáo, đạo Cao đài, đạo Tin lành, đạo Hồi...với 133 nghìn chức sắc, lao động làm việc thường xuyên tại các cơ sở này. Sự phát triển các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của người dân. 2. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển khu vực dịch vụ Xét về tổng số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp So với kết quả TĐT 2007, số lượng các đơn vị hoạt động trong khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 13,7%, lao động tăng 6,3% nhưng tỷ trọng giảm từ 23,0% xuống 20,5% về số lượng đơn vị và 42,1% xuống 41,7% về lao động, trong khi đó số lượng các đơn vị thuộc khu vực dịch vụ tăng 31,6% về số lượng và 40,4% về lao động, tỷ trọng số đơn vị tăng từ 76,7% lên 79,3% và 55,5% lên 56,7% về lao động. Điều đó thể hiện khá rõ về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển khu vực dịch vụ. Hình 2.1. Số đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp phân theo khu vực kinh tế 17 Hình 2.2. Lao động trong các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp phân theo khu vực kinh tế Sự gia tăng số lượng và lao động của khu vưc dịch vụ đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng GDP. Năm 2011 khu vực dịch vụ có mức tăng GDP cao nhất với 6,99%, năm 2012 tăng 6,42% và ước tính đóng góp 2,7 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng 5,03% của GDP Xét riêng khối doanh nghiệp Chia theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 3.875 DN, chiếm 1,1%, tăng 61,5% về số lượng đơn vị nhưng giảm 0,5% về số lao động so với năm 2007; khu vực công nghiệp và xây dựng có 107.322 DN, chiếm 31,4%, gấp 2,2 lần về số lượng và tăng 50% về số lao động; khu vực dịch vụ có 230.406 DN, chiếm 67,4%, gấp 2,8 lần về số lượng đơn vị và gấp 2 lần về số lao động. Hình 2.3. Cơ cấu doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế 18 Đến cuối năm 2011, trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, có 97,1 nghìn doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 31%), thu hút tới 7 triệu lao động (chiếm 64,8%), lợi nhuận trước thuế đạt 176,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,8% và đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 293 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57%. Tuy nhiên, cơ cấu đóng góp của khu vực công nghiệp và xây dựng đã giảm dần trong 5 năm qua. Cơ cấu đóng góp ở 3 chỉ tiêu: số lao động, lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực này năm năm trước lần lượt là 70,3%, 63,9% và 63,2%. Hình 2.4. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế Các doanh nghiệp dịch vụ hiện chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng doanh nghiệp, nguồn vốn và doanh thu. Số DN đang hoạt động của khu vực này thời điểm 01/01/2012 là 212,4 nghìn DN, chiếm 68,1% tổng số DN và 32,9% lao động. Nguồn vốn huy động vào khu vực này năm 2011 đạt 10.123 nghìn tỷ đồng chiếm 66,6%, doanh thu thuần đạt 6.001 nghìn tỷ đồng chiếm 56,2%, cơ cấu đóng góp của khu vực này có chiều hướng tăng lên trong 5 năm qua. Đáng chú ý là ở một số ngành dịch vụ, số lượng DN và lao động có mức tăng bình quân hàng năm cao hơn mức tăng chung như kinh doanh bất động sản (34% và 26,7%); dịch vụ hành chính và hỗ trợ (32,9% và 23,1%); hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ (34,9% và 23,1%); giáo dục đào tạo và y tế tăng khá nhanh: giáo dục đào tạo tăng bình quân năm 29,2% số DN và 32,5% số lao động, y tế tăng 31,3% và 30,4%. 3. Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh về quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh về số lượng và lao động theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Chia theo loại hình, DN nhà nước có 3,3 nghìn DN, chiếm 1% tổng số DN; 328,8 nghìn DN ngoài nhà nước, chiếm 96,3% và 9,5 nghìn DN FDI, chiếm 2,8%. Do chủ trương cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm gần 400 doanh nghiệp, khu 19 vực ngoài nhà nước tăng 211,6 nghìn doanh nghiệp, tỷ trọng trong tổng số DN tăng từ 93,7% năm 2007 lên 96,3% tỷ trọng lao động tăng từ 49% lên 62%. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình Hình 3.1. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình Tuy nhiên xét về kết quả SXKD, khu vực DNNN vẫn cao, cụ thể: Bảng 3.1. Tỷ trọng huy động vốn và kết quả SXKD của doanh nghiệp năm 2011 (%) DN Nhà nước DN ngoài NN DN FDI Huy động vốn 33,7 50,7 15,6 Doanh thu thuần SXKD 28,0 52,5 19,5 Lợi nhuận trước thuế 45,0 25,1 29.9 Nộp ngân sách nhà nước 35,0 33,0 32,0 So với năm 2007, các tỷ trọng trên của doanh nghiệp ngoài nhà nước đều tăng khá: huy động vốn từ 29,4% lên 50,7%, doanh thu thuần 47,8% lên 52,5%, lợi nhuận trước thuế 11,8% lên 25,1%, nộp ngân sách nhà nước từ 17,6% lên 33%. Đáng chú ý là các con số nêu trên của các doanh nghiệp FDI lại thể hiện một xu hướng thiếu tích cực: tỷ trọng huy động vốn giảm từ 19,1% xuống 15,6%; doanh thu thuần tăng từ 16,3% lên 19,5% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm từ 51,7% xuống 29,9%; nộp ngân sách giảm từ 44,7% xuống 32%. Điều này liên quan chặt chẽ đến vấn đề hiệu quả của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp FDI có qui mô lớn được cho là thực hiện chính sách chuyển giá nhằm trốn thuế ở Việt Nam, tối đa hóa lợi nhuận thu được 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan