Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5...

Tài liệu Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 5

.DOC
21
377
102

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 5" A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài : - Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt môn Toán có vị trí quan trọng vì : + Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động và cần thiết để học các môn khác ở Tiểu học và học tập tiếp môn Toán ở các bậc học trên . + Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt ở thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống . + Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ , phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phan phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người lao động như cần cù, cẩn thận có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch . - Bậc tiểu học được xác định là bậc học nền tảng, thế nên nền tảng có vững chắc thì hiệu quả đào tạo các bậc học trên mới đạt yêu cầu. Muốn xây dựng nền tảng vững chắc ở bậc tiểu học thì người giáo viên phải có ý thức bồi dưỡng kiến thức cơ bản đạt chuẩn cho từng môn học quy định trong chương trình. Trong đó môn toán là môn đòi hỏi kiến thức cơ bản phải đạt chuẩn rất cao, nhất là đối với các phép toán với số thập phân. - Trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia của toán học thì phép tính chia là khó nhất, dễ sai nhất đối với học sinh. Phép chia khó vì phép chia kết hợp cả phép trừ và phép nhân, trong một bài toán học sinh phải kết hợp cả ba phép tính chia, nhân và trừ nhẩm một cách thành thạo thì mới có thể làm đúng. - Phép chia với số thập phân thì càng khó hơn vì nó có 4 trường hợp “ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên”, “Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân” , “ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân” , “ Chia một số thập phân cho một số thập phân” cho nên khi chia học sinh thường lẫn lộn từ trường hợp này sang trường hơp khác vì thế dẫn đến bài toán sai. Đó là ly do mà tôi chon đề tài : Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A 1 trường tiểu học Mỹ Phước A làm tốt các dạng bài toán chia số thập phân” 2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng khả năng làm phép tính chia với số thập phân ở Lớp 5A1, từ đó đưa ra những biện pháp giúp học sinh tính toán tốt các bài toán chia về số thập phân ở lớp 5. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao kết quả học tập, đồng thời tiếp tục học lên các lớp trên và vận dụng thiết thực vào thực tế cuộc sống. 3 . Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các biện pháp vận dụng phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở lớp 5. Trọng tâm là các phép tính về chia số thập phân. - Khảo sát thực trạng về nội dung đề tài - Đề xuất những giải pháp nghiên cứu áp dụng vào việc dạy học Toán về chia số thập phân nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả học tập. 4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Là học sinh lớp 5A 1 4.1 . Đối tượng nghiên cứu trường tiểu học Mỹ Phước A (2009 – 2010) Nhìn chung môn toán ở lớp tôi chưa cao nhất là khả năng làm toán chia về số thập phân. Vì vậy để giúp học sinh làm tốt các phép tính chia về số thập phân tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh lý và những yếu tố tâm lý, môi trường sống, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức lựa chọn các phương pháp phù hợp dể giúp học sinh làm tốt các bài toán có phép tính chia về số thập phân. 4.2 : Phạm vi nghiên cứu Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A 1 trường tiểu học Mỹ Phước A làm tốt các dạng bài toán chia số thập phân. - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I 1 - Cơ sở lý luận 1.1 Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh Đối với tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học các em vẫn còn thích chơi và thích học các môn hát nhạc, mỹ thuật, thể dục thủ công vì các môn này học sinh ít phải tư duy mà có thể vừa học vừa chơi. Do đó khi học môn toán đòi hỏi phải tư duy nhiều thì các em dẽ chán nản, rất ít học sinh chịu khó tìm ra cách làm, nhất là với các phép tính về số thập phân, hơn nữa các bài toán thường là những con số nên dễ dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán. Mà theo nguyên lý giáo dục “Học đi đôi vơí hành”, có thực hành nhiều thì các kiến thức các em lĩnh hội được trên ghế nhà trường các em sẽ dễ dàng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Nhất là đối với các kiến thức về số thập phân sẽ giúp học sinh vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Nhà bác học Mĩ, G.Polia đã nói “ Sự kích thích tốt nhất cho việc học tập là sự thích thú” . Để tránh gây sự nhàm chán cho các em khi làm các phép tính với các con số thập phân, để giúp học sinh học tập một cách sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập thì người giáo viên cần tạo không khí giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò bằng cách điều khiển hoạt động của từng cá nhân học sinh và tập thể học sinh. Tốt nhất là tổ chức các tình huống có vấn đề đòi hỏi có sự dự đoán, sự tranh luận của học sinh. Những tình huống đó cần phù hợp với trình độ học sinh .Cần biết dẫn dắt học sinh tự tìm cách tính, tìm ra cái mới để mỗi ngày mỗi trưởng thành. 1.2. Mục tiêu, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy họcToán 5. Theo định hướng chung của phương pháp dạy học Toán 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của SGK Toán 5 và các đồ dùng dạy học Toán, để từng học sinh (hoặc từng nhóm học sinh) tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung đó theo năng lực cá nhân của học sinh. Toán 5 kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học Toán đã sử dụng trong giai đoạn các lớp 1, 2, 3, 4 đồng thời tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học giúp học sinh tự nêu các nhận xét, các quy tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn (so với lớp 4). Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong học tập môn Toán ở đầu giai đoạn các lớp 4, 5; tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của học sinh theo mục tiêu môn Toán ở lớp 5. Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 là nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh hiện nay. Vì kiến thức học lớp 5 là cơ sở cho các em tiếp tục học lên Trung học cơ sở dễ dàng hơn. Vận dụng phương pháp đổi mới để hình thành cho học sinh kỹ năng tính toán năng động, phát huy tính sáng tạo trong học tập. Học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức lâu bền có hệ thống chặt chẽ để tiếp tục học lên lớp trên và sâu xa hơn nữa là tạo nguồn nhân lực cho địa phương cho xã hội vì đây sẽ là những người có óc sáng tạo và làm việc năng động. 1.3 Vị trí – Nhiệm vụ – Mục tiêu môn Toán lớp 5 - Vị trí Môn Toán có một hệ thống kiến thức cơ bản và những phương thức rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kỹ năng Toán học là những công cụ cần thiết để học các môn khác và ứng dụng trong thực tiễn. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh và nhiều mặt: phát triển tư duy logic, bồi dưỡng, phát triển những năng lực trí tuệ (trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích – tổng hợp, chứng minh…) nó còn giúp học sinh phương pháp suy nghĩ, làm việc, góp phần giáo dục những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của người lao động. - Nhiệm vụ Giáo dục Toán học là một bộ phận của giáo dục Tiểu học. Do đó môn Toán có nhiệm vụ góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là : Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tiếp tục hoặc đi vào cuộc sống lao động. Thông qua việc làm trên, bước đầu phát triển năng lực trừu tượng hóa – khái quát hóa, phân tích – tổng hợp biết vận dụng kiến thức vào các hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành rèn luyện phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lý, phù hợp với tâm lý của từng lứa tuổi các khả năng suy luận. - Mục tiêu dạy chia số thập phân : + Bước đầu nhận biết 4 dạng chia số thập phân + Biết chia các dạng số thập phân và vận dụng thành thạo vào tính toán trong học tập và trong cuộc sống. CHƯƠNG II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu Năm học 2009 – 2010 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A1. Trong quá trình giảng dạy tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau : + Thuận lợi : - Nhà trường đã cung cấp đầy đủ các loại sách cho giáo viên và học sinh trong nghiên cứu và dạy học . - Trang bị một số đồ dùng, thiết bị cho giáo viên và học sinh phục vụ cho giảng dạy . - Có bảng chống loá, đủ bàn ghế, phòng học đầy đủ ánh sáng . - Hàng tuần tổ chức các cuộc họp khối thảo luận chương trình để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. Mỗi tháng một chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học là cơ hội giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau . + Khó khăn : Lơp 5A1 do tôi chủ nhiệm đa số học sinh phần lớn là con em của nông dân nghèo hàng ngày phải đi làm thuê sinh sống, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình đặc biệt là việc học tập của các em, hằng ngày chỉ cố công vào việc tìm cch sinh nhai. Các em tiếp thu bài chậm mà hay chóng quên. Bên cạnh những em học tốt còn rất nhiều em về nhà còn mê chơi, các em phải phụ giúp gia đình làm những việc như : Trông em, giữ vịt, cắt lúa mướn,... các em đi học thường hay nghỉ học nhiều . Tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển còn ở trong giai đoạn " Tư duy cụ thể " . đó việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó . Nhưng các phép tính liên quan đến số thập phân đòi hỏi các em phải dựa trên những cái đã biết, cái đã học để suy luận tìm ra kiến thức mới . Khi hình thành các phép tính chia số thập phân cho đến nay chưa tìm được mô hình chúng minh nên quy tắc còn mang tính áp đặt. - Hơn nữa do các phép tính với số thập phân các em mới chỉ được học ở lớp 5 nên khi làm bài các em cần phải tư duy mới làm được nên học sinh thường chán nản, làm biếng thường các em giải qua loa cho xong chuyện. Các em làm các phép tính hay lẫn lộn quy tắc này áp dụng cho phép tính kia hay đạt tính không chính xác Ví dụ : Khi làm tính chia số thập phân các em hay áp dụng lẫn lộn giữa các phép tính Chia số thập phân cho số tự nhiên, Chia số tự nhiên cho số thập phân…. Yêu cầu bài toán : Thực hiện đặt tính 95,2 : 68 ( SGK Toán 5 trang 64) Đối với bài này các em phải thực hiện chia phần nguyên hết rồi chia phần thập phân, nhưng do áp dụng quy tắc lộn nên các em thêm số 0 vào số chia và như vậy là các em làm sai. 952 680 Kết quả thống kê khả năng làm phép tính chia số thập của lớp 5A1 lúc đầu như sau : Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 28 2 6 11 9 Từ những thực trạng trên nên tôi chọn đề tài này nghiên cứu đề giúp học sinh lớp 5A 1 làm tốt phép tính chia số thập phân. Chương III : Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5A1 trường tiểu học Mỹ Phước A làà m tốt các dạng bàà i tóan chia số thập . Các phép tính liên quan đến số thập phân được vận dụng nhiều các dạng toán ở chương trình lớp 5 như : Số đo thời gian, toán chuyển động đều, hình học, tìm tỉ số phần trăm … và phép tính chia có liên quan rất nhiều đến những dạng toán này vì thế khi dạy các trường hợp chia số thập phân tôi dạy kĩ giúp học sinh nắm chắc kiến thức từng trường hợp . 1. Dạy cho học sinh nắm căn bản bốn dạng chia số thập phân. 1.1 : Dạy “ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên” - Học sinh đọc ví dụ 1: ( SGK Toán 5 trang 63) - Giáo viên tóm tắt lên bảng 8,4m ? Hỏi : Tìm mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào ? Học sinh : lấy 8,4 m : 4 Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề 8,4 : 4 = ? (m) Bước 2: Hướng dẫn giải quyết vấn đề Hỏi : Để bài toán này về dạng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên các em cần làm gì? ( Đổi 8,4m = 84 dm) Học sinh thực hiện chia 84 4 4 21 (dm) 0 Yêu cầu học sinh đổi 21 dm = 2,1m - Giáo viên đặt tính, hướng dẫn học sinh tính 8, 4 4 4 . . 8 chia 4 được 2 ,viết 2 ; 2,1 (m) . 2 nhân 4 bằng 8 ; 8 trừ 8 bằng 0 , viết 0 -Viết dấu phẩy vào bên phải 2 . 0 . Hạ 4 ; 4 chia 4 được 1 , viết 1 ; - 1 nhân 4 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0 , viết 0 . Giáo viên vừa nói vừa thực hiện phép tính - Học sinh nghe và ghi nhớ Hỏi : Các em có nhận xét gì về cách thực hiện phép chia 8,4 : 4 = ? m Học sinh nêu : + Đặt tính như số tự nhiên. + Chia phần nguyên ( 8 ) của số bị chia (8,4) cho số chia (4) + Viết dấu phẩy vào bên phải 2 ở thương + Tiếp tục lấy 4 ở phần thập phân của số bị chia cho 4 ở số chia Ví dụ 1: 72,58 : 19 = ? ( SGK Toán 5 trang 64) - Học sinh thực hiện cá nhân vào bảng con 72 ,58 19 15 5 3,82 0 38 0 Học sinh tự nêu cách tính - Hỏi : Để thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào? - Học sinh nhìn vào 2 bài toán trên bảng trả lời: + Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia. + Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiên phép chia. + Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia. - Nhiều em đọc lại và học thuộc trước khi tổ chức cho học sinh bước sang phần luyện tập . 1.2 : Dạy “ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân” - Sau khi học sinh đọc ví dụ 1 ( SGK toán 5 trang 65 ) Hỏi : để tìm cạnh của sân hình vuông ta làm như thế nào ? Học sinh : lấy 27 m : 4 Giáo viên nêu vấn đề : 27 : 4 = ? (m ) - Học sinh thực hiện chia 27 4 3 6 Hỏi : Như các em đã học thì còn chia nữa được không? ( Không chia được vì 3 không chia được cho 4) Giáo viên nói: Như các em đã học ở lớp dưới thì bài toán chia đến đây là xong, nhưng các em đã được học số thập phân thì các em phải thực hiện chia tiếp bằng cách viết dấu phẩy sau số 6 ở thương và thêm 0 vào sau số 3 để thực hiện chia tiếp. 27 30 20 0 4 . 27 chia 4 được 6 , viết 6 ; 6,75 6 nhân 4 bằng 24 , 27 trừ 24 bằng 3 , viết 3 . Để chia tiếp , ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 và viết thêm chữ số 0 vào bên phải 3 được 30 30 chia 4 được 7 , viết 7 ; 7 nhân 4 bằng 28 , 30 trừ 28 bằng 2 , viết 2. Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20 20 chia 4 được 5 , viết 5 ; 5 nhân 4 bằng 20 ; 20 trừ 20 bằng 0 , viết 0 . viên vừa thực hiện phép chia vừa hướng dẫn từng bước. - Học sinh quan sát, lắng nghe - Giáo viên đưa ví dụ 2 ; 43 : 52 = ? - Giáo Hỏi : Các em có nhận xét gì về phép tính này?( Số bị chia nhỏ hơn số chia) - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa trên kiến thức số thập phân bằng nhau để tìm số thập phân bằng với 43 - Học sinh nêu : 43 = 43,0 - Giáo viên : Như vậy ta có phép chia 43,0 : 52 = ? Hỏi : Phép chia 43,0 : 52 có dạng nào ta đã học ? ( Dạng chia một số thập phân cho một tự nhiên) - Học sinh thực hiện chia ( đối với những học sinh khá, giỏi) Còn những học sinh trung bình yếu giáo viên theo dõi hường dẫn, giúp đỡ. 43, 0 52 1 40 0,82 36 Hỏi : Như vậy muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ta làm như thế nào? Học sinh tự nêu: + Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta tiếp tục chia bằng cách viết dấu phẩy vào bên phải của thương, viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp. + Nếu còn dư ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia và có thể cứ làm như thế mãi. Giáo viên nói thêm cho học sinh nắm tránh làm sai khi chia số thập phân. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân có hai trường hợp: - Thứ nhất là số bị chia lớn hơn số chia như ở ví dụ 1 ta chia số tự nhiên cho số tự nhiên nếu dư ta tiếp tục chia như ta đã rút ra ghi nhớ - Thứ hai là số bị chia nhỏ hơn số chia như ở ví dụ 2 thì ta đưa về chia số thập phân cho số tự nhiên. 1.3 : Dạy “ Chia một số tự nhiên cho một thập phân” - Giáo viên tổ chức cho học sinh tính rồi so sánh kết quả theo nhóm: Nhóm 1 : 25 : 4 và ( 25 x 5 ) : ( 4 x 5) 6,25 và 125 : 20 6,25 = Nhóm 2 : 6,25 4,2 : 7 và ( 4,2 x 10 ) : ( 7 x 10) 0,6 và 42 0,6 = Nhóm 3 : : 70 0,6 37,8 : 9 và ( 37,8 x 100) : ( 9 x 100) 4,2 và 4,2 = 3780 : 900 4,2 Hỏi : Nhận xét gì về kết quả hai biểu thức các em vừa tính ? - Ba nhóm nêu kết quả và nhận xét ( Kết quả của hai biểu của mỗi nhóm có kết quả bằng nhau ) Hỏi : Vậy khi nhân số bị chia và số chia cùng một số khác 0 thì thương như thế nào? ( Thương không thay đổi) Ví dụ 1: Gọi 1 em đọc ( SGK toán 5 trang 69) Hỏi : Để tính chiều rộng mảnh vườn ta làm như thế nào? ( lấy 57 : 9,5 = ? m) Hỏi : Để đưa về dạng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ta làm như thế nào? ( Ta nhân cả số bị chia và số chia với 10) Dựa trên cách làm như trên để tính . 57 : 9,5 = ( 57 x 10) : ( 9,5 x 10 ) 57 : 9,5 = 570 : 95 Giáo viên nói : với mỗi bài chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta phải chuyên như vậy thì rất lâu và phức tạp nên ta có thể đặt tính như sau. 570 9, 5 - Giáo viên vừa đặt tính vừa hướng dẫn: + Ta thấy phần thập phân của số chia ( 9,5 ) có một chữ số, ta viết thêm một chữ số 0 vào phải số bị chia (57 ) được 570, đồng thời ta bỏ dấu phẩy ở số chia (9,5) được 95. Hỏi : Như vậy ta cũng đã đưa về trường hợp nào ? ( trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên) - Học sinh nêu cách chia và thực hiện chia , giáo viên ghi bảng. 570 95 0 6 (m) Vậy 57 : 9,5 = 6 (m) Ví dụ 2: 99 : 8,25 = ? Yêu cầu lớp quan sát nhận xét và nêu cách tính : Học sinh nhận xét : Phần thập phân của số chia ( 8,25) có hai chữ số ta viết thêm vào bên phải số bị chia( 99) hai chữ số 0 được 9900 và bỏ dấu phẩy ở số chia ( 8,25) được 825 Lớp tự chia vào bảng con. 9900 825 1560 12 0 Hỏi : Như vậy để chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh nhìn vào 2 ví dụ đã làm và nêu: + Chia một số thự nhiên cho một số thập phân ta đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0. + Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên. - Học sinh đọc ghi nhớ nhiều lần, tuyên dương những em thuộc bài ngay tại lớp . 1.4 : Dạy “ Chia một số thập phân cho một số thập phân” - Học sinh đọc ví dụ 1 ( SGK toán 5 trang 71) Hỏi : Để tìm 1 dm cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào? Học sinh : lấy 23,56 kg : 6,2 - Giáo viên nêu vấn đề : 23,56 : 6,2 = ? (kg) Yêu cầu học sinh nhân số bị chia và số chia cho 10 Học sinh thực hiện: 23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : ( 6,2 x 10) 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62 Hỏi : Các em hãy quan sát và nhận xét phép tính 23,56 : 6,2 và phép tính 235,6 : 62. Học sinh nêu: Dấu phẩy ở số bị chia dời sang phải một chữ số còn dấu phẩy ở số chia thì bỏ đi. Giáo viên đặt phép chia và cho học sinh nhận xét. 235,6 62 Học sinh nêu phần thần thập phân của số chia (6,2 ) có một chữ số nên chuyển dấu phẩy ở số bị chia ( 23,56) sang bên phải một chữ số được 235,6 và bỏ dấu phẩy ở số chia (6,2) được 62. Hỏi : Các em nhìn phép tính 235,6 : 62 nhận xét đây là dạng nào của phép chia số thập phân? ( Dạng chia một số thập phân cho một số tự nhiên). Học sinh thực hiện phép chia 23,56 6,2 4 96 3,8 (kg) 0 Ví dụ 2 : 82,55 : 1,27 = ? Học sinh quan sát và nêu nhận xét : phần thập phân của số chia (1,27) có hai chữ số ở phần thập phân nên em chuyển dấu phẩy ở số bị chia (82,55) sang phải hai chữ số được 8255 và bỏ dấu phẩy ở số chia (1,27) được 127 Hỏi : Như vậy ta được phép chia nào và nó có dạng nào? ( phép chia 8255 : 127 đây là dạng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên) Học sinh thực hiện vào bảng con. 8255 127 6 35 65 0 Vậy muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh tự nêu: + Chia một số thập phân cho một số thập phân ta đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang phải bấy nhiêu chữ số. + Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiên phép chia như chia số tự nhiên. Nói chung phép chia số thập phân có bốn dạng nhưng khi dạy chúng ta giúp học sinh đưa về hai dạng cơ bản là : 1. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.(cũng có thể là số tự nhiên ) 2. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Vì vậy khi dạy bước quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng nào ( học sinh nắm vững hai dạng cơ bản này khi chia các em sẽ không bị lẫn lộn) Lưu ý học sinh nhận thấy rằng khi đưa về hai dạng này thì số chia bao giờ cũng là một số tự nhiên, số bị chia có thể là số thập phân hoặc số tự nhiên. Ví dụ : 9 : 4,5 = ? Học sinh xác định : để làm phép tính trên ta áp dụng ghi nhớ : Chia một số tự nhiên cho một số thập phân . Học sinh thực hiện thao tác đầu là đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0 . Ta có : 90 45 Vậy bài toán đã đưa về trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên Hoặc ví dụ : 98 ,156 : 4,63 = ? Học sinh thực hiện thao tác đếm có hai chữ số ở ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải hai chữ số 98,15,6 4,63 Vậy bài toán đã đưa về trường hợp : Chia một số thập phân cho một số tự nhiên . 9815,6 463 * Để tránh học sinh lẫn lộn , trước tiên tôi cho học sinh xác định bài toán thuộc trường hợp nào, và nhắc lại quy tắc . Ví dụ : 47,7 : 7 = ? + Học sinh xác định đây là trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên . + Học sinh nêu ghi nhớ . Hoặc : 17,4 ; 1,45 = ? + Học sinh xác định đây là trường hợp chia số thập phân cho số thập phân . + Đưa về trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên . + Thực hiện phép tính . 2. Kiểm tra kiến thức thường xuyên và sử dụng nhiều hình thức dạy học: - Sau mỗi tiết học tôi tổ chức cho học sinh học thuộc quy tắc chia ngay tại lớp,bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, tổ chức cho học sinh khá, giỏi đọc trước ( có thể nhìn vào cách làm không nhìn vào ghi nhớ ) tiếp tục cho học sinh trung bình, yếu . - Vào đầu giờ ( 15 phút truy bài ) các tổ trưởng kiểm tra ghi nhớ các tổ viên , những em chưa thuộc phải ngồi học có sự giám sát của tổ trưởng . - Vào tiết học tôi kiểm tra và cho điểm ( kết hợp kiểm tra giữa lý thuyết và thực hành ,để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh .) * Trong mỗi tiết học tôi tổ chức nhiều hình thức dạy học để tránh sự nhàm chán của học sinh, giảm bớt sự khô khan với những phép chia số thập phân và tăng phần sinh động cho lớp học. Ví dụ : Bài chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Bài tập 3 :Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân.(SGK toán 5 trang 68) 2 5 ; 3 4 ; 18 5 Mục tiêu : - Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên. - Cách viết phân số dưới dạng số thập phân. Chuẩn bị : 3 bộ cho 3 nhóm, mỗi bộ gồm. - 3 phân số - 3 thẻ từ để học sinh ghi số thập phân đính vào phân số tương ứng - 1 bảng gồm 4 cột, mỗi cột có 2 ô. Cho 3 nhóm thi đua tiếp sức. - Mỗi em trong nhóm lấy 1 thẻ từ rồi ghi số thập phân và đính vào phân số tương ứng, tiếp tục như vậy cho hết - Nhóm nào xong trước và đúng hết là đội thắng cuộc Phân số 2 5 3 4 18 5 Số thập phân 0,4 0,75 3,6 * Trong các tiết sinh hoạt tập thể vào cuối tuần, sau phần đánh giá những ưu điểm, hạn chế về hạnh kiểm và học tập tuần qua, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi : Sau khi học xong phần chia số thập phân tôi tổ chức ôn tập cho các em bằng cách lấy 1 tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em chơi trò chơi " Đối vui toán học , đánh cờ ca - rô ,.... - Mục tiêu : Củng cố lại ghi nhớ, cách tính các trường hợp chia số thập phân . - Chuẩn bị : 16 yêu cầu bài tập hoặc câu hỏi tương ứng 16 số ô vuông . Các câu hỏi có nội dung liên quan đến về chia số thập phân : Ví dụ : + Thực hiện phép chia 17,4 : 1,45 = ? + Tìm X : 9,5 x x = 399 + Nêu ghi nhớ chia một số thập phân cho một số thập phân , Có số ô chữ như hình vẽ . - Cách tiến hành : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 00 14 11 12 15 16 13 - Chia làm 2 đội chơi ( mỗi đội 3 em ): Mỗi đội lần lượt chọn số , mỗi số chứa một câu hỏi, trả lời đúng đội ( 1) sẽ được đánh dấu X vào ô đó, đội 2 nếu trả lời đúng se đánh 0 vào ô mình chọn. Nếu đi được 3 số liên tiếp ( hàng ngang, hàng dọc , hoặc chéo ) sẽ thắng cuộc. Nhìn hình biết đội (1) thắng cuộc x 0 3 4 0 x 7 8 0 10 00 14 x1 12 15 16 13 Trò chơi gây hứng thú học tâp, học sinh tham gia tích cực nhờ vậy những kiến thức các em đã học được củng cố lại tất cả bốn trường hợp chia số thập phân đồng thời các em được luyện tập nhiều nên kĩ năng tính toán, nhất là tính chia cũng nhanh hơn. 3 .Giúp học sinh kiểm tra bài toán bằng cách thử lại: Đối với bài toán cung cấp kiến thức mới hay bài luyện tập thì bài tập số 1 bao giờ cũng là bài quan trọng nhất vì thế tôi cho học sinh làm việc cá nhân để việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh chính xác nhất. Ví dụ : Bài tập 1 ( SGK toán 5 trang 70) Tôi tổ chúc cho học sinh làm cá nhân vào bảng con 2 : 12,5 = ? 20 125 200 0,16 750 0 Lớp nhận xét kết quả. Hỏi: Để biết bạn làm có đúng hay không ta kiểm tra bằng cách nào? (Ta lấy thương nhân với số chia kết quả là số bị chia thì phép chia đúng) Học sinh nêu : Thử lại : 2 : 12,5 = 0,16 0,16 x 12,5 = 2 Học sinh tự kiểm tra bài của mình như vậy các em cũng tự củng cố được phép nhân một số thập phân với một số thập phân. 4. Giúp học sinh vận dụng chia số thập phân vào giải toán có lời văn : Sau khi học xong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia về số thập phân thì nhiều dạng toán có lời văn liên quan đến các phép tính đã học . Ví dụ : bài tập 2 (trang 139 ) - Học sinh 2 em đọc đề : Một máy bay bay được 1800km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay . - Phân tích đề : Hỏi : Đề bài cho biết gì? + Quãng đường : 1800 km . + Thời gian : 2, 5giờ . Hỏi : Đề bài yêu cầu tính gì ? Tìm vận tốc . Hỏi ; Tìm vận tốc ta làm như thế nào? Lấy quãng đường chia thời gian . - Lập kế hoạch giải : Học sinh ghi phép tính vào bảng con : 1800 : 2,5 = Hỏi : Xác định đây là trường hợp nào của phép chia số thập phân ? ( Chia một số tự nhiên cho một số thập phân ) Học sinh nêu ghi nhớ chia một số tự nhiên cho một số thập phân . - Thực hiện bài giải vào vở : Giáo viên gọi một em chữa bài trên bảng : Bài giải Vận tốc của máy bay : 1800 : 2,5 = 720(km / giờ ) Đáp số: 720km/giờ - Kiểm tra bài giải : Học sinh tự kiểm tra bài làm của mình dựa vào bài làm đúng trên bảng lơp và tự nêu được ưu điểm, hạn chế bài làm của mình . Hỏi : Để kiểm tra bài toán này đúng hay không các em làm như thế nào? ( lấy 720 x 2,5 = 1800 km ( là kết quả đúng ) 5 . Xây dựng nề nếp lớp học: Nề nếp lớp học là rất quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của mỗi học sinh, nhất là chất lượng học toán của các em. Nếu như các em thường xuyên nghỉ học, đi học không chuyên cần thì các em sẽ bị hổng kiến thức ngay bài các em nghỉ. Do vậy trong lớp tôi thường xuyên động viên các em đi học chuyên cần, chỉ nghỉ học khi ốm đau. Trong giờ học rèn nề nếp lớp ngồi học nghiêm túc chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài. Ví dụ học bài “ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên” - Đây là bài đầu tiên về phép chia số thập phân nếu các em ngồi học không nghim túc hay nghỉ học thì các em sẽ không biết chia và lúng túng khi học các dạng tiếp theo. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để đạt được hiệu quả trên trong công tác giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau : - Đầu năm lên kế hoạch điều tra theo dõi nắm từng đối tượng học tập của từng em - Trước khi lên lớp tôi luôn nghiên cứu bài dạy để tìm mục tiêu phương pháp thích hợp, đối với nội dung bài khó tôi cùng những giáo viên trong khối trao đổi hoặc hỏi ban giám hiệu để tìm phương pháp dạy học thích hợp. Trong tiết dạy cần sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học tôi liên hệ thư viện để mượn trước giờ học và tôi làm thêm được nhiều đồ dùng dạy học để tiết dạy sinh động mang hiệu quả cao hơn .. - Rèn cho học sinh tính đúng , tính chính xác khi làm bài cần nhớ lâu , nắm vững kiến thức, nắm bài có khoa học tránh trường hợp học vẹt, bằng phương pháp học nhóm ở nhà và ở lớp . - Liên hệ gia đình tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh yếu và nghỉ học nhiều, động viên phụ huynh tạo điều kiện cho các em có thời gian học ở nhà và kèm cặp thêm . - Ngoài ra tôi học thêm ở các bạn đồng nghiệp bằng nhiều hình thức, và tự học tự nghiên cứu qua sách vở, báo đài . - Phải thường xuyên tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi, trao dồi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, với nhiều hình thức như dự giờ, thao, hội giảng. - Tâm huyết với nghề nghiệp, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Không ngừng học hỏi, tìm tòi nhiều biện php đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học. - Tham mưu với nhà trường tổ chức mở chuyên đề dạy tốt môn toán đặc biệt là về phép tính chia số thập phân. KẾT QUẢ: - Từ các biện pháp trên và qua chất lượng học sinh tôi thấy kết quả học môn toán nói chung và nhất là khả năng làm tính phép chia số thập phân nói riêng ở lớp tôi đã năng cao lên rõ rệt, đa số các em tính toán thành thạo với những bài toán liên quan vế chia số thập phân. Qua kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II kết quả làm bốn dạng chia số thập phân của lớp 5A 1 đạt được cụ thể như sau: Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 28 7 11 10 0 Với kết quả đã đạt được sau mấy tháng áp dụng biện pháp nghiên cứu ta dễ dàng thấy được trình độ các em đã được nâng dần lên với tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi tương đối tốt hơn. C - PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn cho thấy : Kết quả dạy và học có chuyển biến rõ rệt. Bước đầu đã đem lại nhiều cái hay, cái đúng. Cái hay ở đây là cải thiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, học sinh thật sự là trung tâm trong quá trình dạy học, các em đã có động cơ thích thú khi học toán, các em đã tự mình tìm tòi học hỏi, đã có một thái độ học tập chăm chỉ. Với qúa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất