Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử [báo cáo] nhóm 3 tiêu chuẩn hàng hóa và quy trình đánh giá sự phù hợp...

Tài liệu [báo cáo] nhóm 3 tiêu chuẩn hàng hóa và quy trình đánh giá sự phù hợp

.DOCX
22
363
126

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- BÁO CÁO TIÊU CHUẨN HÀNG HÓA VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP TRONG THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Lớp tín chỉ: TMA410(1-1718).1 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thanh Hà Hà Nội, tháng 11 năm 2017 DANH SÁCH THÀNH VIÊN MSV Họ tên 1411120010 Ngô Phương Anh 1411120030 Bùi Thị Kim Dung 1411120050 Nguyễn Thị Thanh Hoa 1411120090 Dương Thị Hà Mi Công việc - Phần 1.1, 2.2 Thuyết trình Phần 1.4 Làm slide chương 1 Phần 2.1 Làm slide chương 2 Phần 1.2, 1.3 Thuyết trình MỤC LỤC I. Tổng quan về quy chuẩn và đánh giá sự phù hợp...............................................4 1.1 Tổng quan...........................................................................................................4 1.2 Các hệ thống đánh giá tiêu chuẩn quốc tế..........................................................6 1.3 Cơ sở hạ tầng đánh giá chất lượng quốc gia (NQI)...........................................9 1.4 Tác động của tiêu chuẩn sản phẩm...................................................................11 1.4.1 Đối với an toàn, sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường ......................................................................................................................................11 1.4.2 Đối với việc nâng cao chất lượng và công nghệ.......................................12 1.4.3 Đối với thương mại...................................................................................12 II. Thực tiễn hoạt động thiết lập tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn tại các quốc gia.................................................................................14 2.1 Nguyên tắc và tập quán....................................................................................14 2.1.1 Những nguyên tắc cơ bản..........................................................................14 2.1.2 Tạo thuận lợi cho quá trình đánh giá sự phù hợp.....................................16 2.2 Kinh nghiệm từ thực tiễn..................................................................................19 I. Tổng quan về quy chuẩn và đánh giá sự phù hợp 1.1 Tổng quan Có hai vấn đề như sau: - Vấn đề về tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn sản phẩm đưa ra các đặc tính cụ thể của sản phẩm như kích thước, hình dạng, thiết kế, chức năng, hay cách dán nhãn hoặc đóng gói. Những tiêu chuẩn được áp dụng bởi các cơ quan chính phủ và mang tính bắt buộc thì thường được gọi là quy chuẩn kỹ thuật hoặc vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS), và được quản lý bởi WTO thông qua Hiệp định TBT và Hiệp định SPS. Số lượng quy tắc kĩ thuật đã gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng và xu hướng gần đây cho thấy rằng tốc độ đang tăng đáng kể. Số lượng rào cản kĩ thuật được thống kê vào năm 2008 gấp đôi so với năm 2000. Cụ thể, đối với các mặt hàng thực phẩm - Các doanh nghiệp đều công nhận rằng các tiêu chuẩn kĩ thuật và kiểm dịch là một trong những vấn đề lớn nhất của thuận lợi hóa thương mại. Các nhà xuất khẩu ở các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với những rủi ro bị giữ hàng khi hàng nông sản của họ cập bến nước nhập khẩu vì lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt vệ sinh và nguồn gốc. Vấn đề đặt ra, là đôi khi chính các tiêu chuẩn này bị đánh giá là rất thiếu hợp lí. Và điều này gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển. + Ví dụ, vào năm 2002, Úc đặt ra quy định rằng thịt gà nhập khẩu từ Thái Lan phải được hun nóng trong vòng 143 phút tại nhiệt độ 70 độ C để tránh mầm bệnh. Tất nhiên, quá trình làm nóng thịt gà như vậy làm ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng thịt gà, cũng như thị trường thịt gà nhập khẩu Thái Lan tại nước Úc. + Ví dụ thứ hai vào năm 2009 về sản phẩm tôm sú được nhập khẩu từ Thái Lan vào thị trường Úc. Theo đó Úc yêu cầu tôm sú tới từ Thái Lan phải được kiểm tra các vấn đề liên quan tới triệu chứng chấm trắng (white spot syndrome) và virus vàng ở đầu (Yellow Head Virus). - Vấn đề tiếp theo là vấn đề đánh giá sự phù hợp Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kĩ thuật tương ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây: a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình; b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường; c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý; g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa; h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa. Quy trình đánh giá sự phù hợp ở rất nhiều nước làm tăng đáng kể thời gian xuất khẩu hàng hóa. Ví dụ như ở Thái Lan, thời gian để thực hiện các thủ tục đánh giá quy chuẩn (bao gồm các khâu lấy mẫu, kiểm tra, giám định và các thủ tục khác) mất tới 30 ngày. Các nhà xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận thấy rằng rất khó khăn để có thể đáp ứng được các đánh giá tiêu chuẩn từ các quốc gia phát triển. Lý do là vì họ thiếu những cơ sở hạ tầng có chất lượng tại quốc gia của họ, ví dụ như họ thiếu các cơ sở có năng lực trong việc đánh giá và cấp chứng nhận cho hàng hóa của họ ngay tại quốc gia của họ. Hơn nữa, việc có được một chứng nhận từ nước ngoài cũng tốn kém chi phí, thời gian và sức lực. 1.2 Các hệ thống đánh giá tiêu chuẩn quốc tế • ISO ISO là tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). Tổ chức phi chính phủ này được thành lập vào năm 1947, tại Thụy Sĩ. Việt Nam tham gia tổ chức này vào năm 1977 và là thành viên thứ 77 ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu, giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả của ngàn. Được xây dựng dựa trên sự đồng thuận trên toàn thế giới, các tiêu chuẩn ISO giúp phá vỡ những rào cản mậu dịch quốc tế. Hiện tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó 3 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là: - Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000, ISO 9001, ...) là hệ thống tiêu chuẩn quản - lý chất lượng sản phẩm. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14004, ...) là hệ thống tiêu chuẩn - quản lý môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003…) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm. • IEC IEC là Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission - IEC), là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, thành lập từ năm 1906. IEC là một tổ chức hàng đầu thế giới chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các công nghệ điện, điện tử và công nghệ liên quan. Những công nghệ này được gọi chung là “kỹ thuật điện”. IEC cung cấp một nền tảng chung cho các công ty, ngành công nghiệp và chính phủ gặp gỡ, thảo luận và phát triển các Tiêu chuẩn Quốc tế họ yêu cầu. IEC cũng quản lý các hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ điện, điện tử đó là: - IECEE: Hệ thống thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các - thiết bị và linh kiện kỹ thuật điện. IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử và các vật liệu - liên quan. IECEx: Hệ thống chứng nhận với tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng trong môi trường dễ cháy nổ. Tất cả các Tiêu chuẩn Quốc tế của IEC đều được dựa trên sự thống nhất hoàn toàn và đại diện cho nhu cầu của các thành viên chủ chốt của mỗi quốc gia tham gia vào công việc của IEC. Mỗi quốc gia thành viên, dù lớn hay nhỏ, đều nắm một phiếu bầu và có quyền lên tiếng đóng góp ý kiến về những điểm nên có trong một Tiêu chuẩn Quốc tế của IEC. Các ấn phẩm của IEC có thể dùng như nền tảng cơ bản cho tiêu chuẩn hóa quốc gia và dùng như tài liệu tham khảo khi soạn thảo hồ sơ thầu và hợp đồng quốc tế. • CODEX CODEX là Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế, do Ủy ban CODEX - CAC (Codex Alimentarius Commission) ban hành, bao gồm các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, các hướng dẫn về thực phẩm và các tài liệu liên quan như quy phạm thực hành theo Chương trình Tiêu chuẩn Thực phẩm của FAO/WHO. Trong hệ thống tiêu chuẩn của CODEX hiện nay gồm có hơn 100 tiêu chuẩn, hướng dẫn và quy phạm thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn 200 tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm, 1.777 điều khoản về phụ gia thực phẩm, 3.086 điều về mức dư lượng tối đa đối với thuốc bảo vệ thực vật, 481 điều khoản về mức dư lượng tối đa đối với thuốc thú y trong thực phẩm. • IAF IAF là Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum - IAF). IAF quản lý những thỏa thuận về các lĩnh vực gồm các hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình tương tự đánh giá sự phù hợp. IAF hoạt động với hai mục đích cơ bản. Mục đích thứ nhất là đảm bảo các tổ chức công nhận thành viên của diễn đàn chỉ công nhận cho các tổ chức đủ năng lực thực hiện công việc và không nảy sinh xung đột lợi ích. Mục đích thứ hai là thiết lập những thỏa thuận các bên cùng công nhận, gọi là Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (Multilateral Recognition Arrangements - MLA) giữa các tổ chức công nhận thành viên, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua đảm bảo chứng nhận công nhận đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên thế giới. MLA góp phần tăng sự tự do mậu dịch quốc tế thông qua việc loại trừ các rào cản kỹ thuật để giao thương. Diễn đàn IAF hoạt động nhằm tìm ra phương thức hiệu quả nhất để đạt được một hệ thống duy nhất cho phép các công ty có chứng chỉ đánh giá sự phù hợp được công nhận ở một nơi nào đó trên thế giới cũng được công nhận ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mục tiêu của MLA chính là nhằm bao quát tất cả các tổ chức công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới, nhờ đó loại bỏ được nhu cầu chứng nhận sản phẩm hay dịch vụ của các nhà cũng cấp ở mỗi quốc gia mà họ bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Chứng nhận một lần - được chấp nhận ở mọi nơi. • ILAC ILAC là Tổ chức công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC). ILAC quản lý những thỏa thuận về công nhận thanh tra và phòng thí nghiệm. Cả hai tổ chức IAF và ILAC hợp tác với nhau cùng nỗ lực thúc đẩy công nhận và đánh giá sự phù hợp trên toàn thế giới. • OIML OIML là Tổ chức Đo lường Hợp pháp Quốc tế, là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực đơn vị đo lường. OIML thúc đẩy sự hài hòa toàn cầu các thủ tục đo lường hợp pháp, là nền tảng và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Từ đó bảo đảm rằng chứng nhận phương tiện đo lường trong các quốc gia là tương thích lẫn nhau, do đó tạo thuận lợi cho thương mại các thiết bị đo lường và các sản phẩm dựa trên các thiết bị đo. Các sản phẩm này bao gồm các thiết bị nặng, taxi mét, tốc độ kế, các thiết bị đo nông sản như đo độ ẩm ngũ cốc, các thiết bị y tế liên quan như đo khí thải và nồng độ cồn. OIML làm việc chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác như Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM), Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) để đảm bảo khả năng tương thích giữa công việc của mỗi tổ chức. Các tổ chức không có thẩm quyền pháp lý để áp đặt giải pháp lên các thành viên của nó, nhưng khuyến nghị của OIML thường được các quốc gia thành viên sử dụng như là một phần của pháp luật trong nước của chính họ. • BIPM BIPM là Văn phòng Cân đo Quốc tế, là một trong ba tổ chức tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập nhằm duy trì Hệ đo lường quốc tế (SI) theo tinh thần Công ước Mét. Hai tổ chức còn lại cũng có nhiệm vụ duy trì hệ SI là Hội nghị toàn thể về Cân đo (CGPM) và Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM). Căn cứ theo Công ước Mét, BIPM giúp đảm bảo tính thống nhất trong cân đo theo SI trên phạm vi toàn cầu. Họ làm được điều này thông qua một chuỗi các ủy ban tư vấn có thành viên là các phòng thí nghiệm đo lường quốc gia của các quốc gia thành viên Công ước Mét, kết hợp với phòng thí nghiệm của chính BIPM. BIPM tiến hành các nghiên cứu liên quan đến đo lường, tham gia và tổ chức các so sánh mang tính quốc tế đối với các tiêu chuẩn đo lường của các quốc gia, đồng thời còn thực hiện đo lường cho các nước thành viên. BIPM có nhiệm vụ quan trọng trong công tác duy trì sự chuẩn xác của đo lường thời gian trong ngày trên phạm vi thế giới. Họ kết hợp, phân tích và tính bình quân các chuẩn thời gian nguyên tử chính thức từ các nước thành viên nhằm tạo ra một thời gian chuẩn đơn nhất mang tính chính thức, được gọi là Giờ phối hợp quốc tế (UTC). 1.3 Cơ sở hạ tầng đánh giá chất lượng quốc gia (NQI) Cơ sở hạ tầng đánh giá chất lượng (NQI) có thể hiểu là toàn bộ một khuôn khổ thế chế được đưa ra để xây dựng, áp dụng và thực thi các tiêu chuẩn (bao gồm các hoạt động giám định, thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận và thủ tục công nhận), nhằm bảo đảm tính phù hợp của hàng hóa, quy trình sản xuất hay dịch vụ; hạn chế các rào cản thương mại và tạo điều kiện hợp tác về kỹ thuật. Để tạo nên một cơ sở hạ tầng như vậy, thì các tổ chức trong đó phải cung ứng được những “đầu ra” dưới đây: • Standardization Là các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch (SPS), các văn bản chính thức có chứa các yêu cầu mà một sản phẩm, quy trình, hoặc dịch vụ phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn chuẩn thường được nghiên cứu và công bố dưới sự bảo trợ của cơ quan tiêu chuẩn quốc gia và phải phù hợp với những tiêu chuẩn, biện pháp của tổ chức thế giới khác như: WTO, IEC hoặc ISO, … • Metrology Là các biện pháp khoa học, công nghệ. Metrology nhằm đảm bảo nhằm đảm bảo sự chính xác của các biện pháp đo lường khi chúng có ảnh hưởng đến sự minh bạch trong các giao dịch kinh tế, cũng như sự phù hợp của các công cụ đo lường được sử dụng cho nganh công nghiệp, sản xuất hoặc giám định. Metrology có thể được chia nhỏ như sau: • Đo lường khoa học: là sự phát triển và tổ chức ở mức cao nhất của tiêu chuẩn đo lường. • Đo lường pháp luật: là sự đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của các phép đo khi chúng có ảnh hưởng đến tính minh bạch của thương mại, thực thi pháp luật, sức khoẻ và an toàn. • Đo lường công nghiệp: là sự vận hành thỏa đáng của các dụng cụ đo được sử dụng trong công nghiệp, sản xuất và thử nghiệm. • Testing Là việc xác định đặc tính của sản phẩm so với yêu cầu mà tiêu chuẩn đặt ra. Trước đây, các phòng thí nghiệm của chính phủ là đơn vị chịu trách nhiệm chính tiến hành các thí nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực tư nhân cũng đã tham gia tiến hành việc kiểm nghiệm này. • Certification Là sự chứng minh, chứng nhận một cách chính thức rằng một sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức hoặc cá nhân đã đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn. Điều này đã trở thành một hoạt động thương mại thường xuyên và thiết yếu, được cung cấp bởi cả tổ chức cộng đồng và tư nhân. • Accreditation Là thủ tục mà theo đó một cơ quan thẩm quyền (cơ quan công nhận) chính thức thừa nhận rằng một tổ chức có đầy đủ khả năng để cung ứng một dịch vụ nhất định (ví dụ như thí nghiệm, kiểm tra, hoặc chứng nhận). Cơ quan công nhận đánh giá nhân sự và hệ thống quản lý hỗ trợ của các đối tượng và có thể yêu cầu thí nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực tế khi có liên quan. Hầu hết các nước đều có một cơ quan công nhận quốc gia duy nhất chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực công nhận để hưởng lợi từ tính kinh tế theo quy mô, cũng như thống nhất với các thỏa thuận quốc tế. Khi một quốc gia không có cơ quan công nhận, các tổ chức muốn được chứng nhận có thể tìm kiếm sự công nhận từ các cơ quan công nhận quốc tế. 1.4 Tác động của tiêu chuẩn sản phẩm Khi được sử dụng hiệu quả, các tiêu chuẩn đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, góp phần nâng cao và tiếp thu công nghệ, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Dưới đây trình bày rõ hơn về tác động của các tiêu chuẩn đối với các lĩnh vực vừa kể trên. 1.4.1 Đối với an toàn, sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường Bảo vệ an toàn và sức khoẻ con người và môi trường là một mục đích quan trọng của các tiêu chuẩn sản phẩm. Ngoài ra chúng còn để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của động thực vật; môi trường, người tiêu dùng khỏi các hành vi lừa đảo, chẳng hạn như ghi nhãn sai lệch. Các quy chuẩn kỹ thuật này cũng được ban hành ở một số quốc gia để đảm bảo chất lượng (ví dụ tiêu chuẩn về kích cỡ của một số loại trái cây và rau quả) hay để thúc đẩy thương mại và hài hòa hóa kỹ thuật (ví dụ, tiêu chuẩn về thiết bị viễn thông để đảm bảo tính tương thích). Các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn an toàn tối thiểu cho phép người tiêu dùng đánh giá chất lượng hoặc sự an toàn của sản phẩm trước khi mua và từ đó, các nhà quản lý sẽ loại bỏ các sản phẩm không an toàn khỏi thị trường. Không tuân thủ các tiêu chuẩn tham chiếu chất lượng quốc tế tối thiểu có thể sẽ để lại những hậu quả đáng kể. Những ví dụ nổi trội có thể kể ra liên quan tới các vấn đề an toàn do nhập khẩu đồ chơi, thức ăn thú cưng và dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. 1.4.2 Đối với việc nâng cao chất lượng và công nghệ Một NQI hiệu quả sẽ đem lại cho các doanh nghiệp cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cũng như góp phần thay đổi công nghệ bằng cách tiếp cận với các công nghệ được mã hoá khi các tiêu chuẩn giữa các đối tác thương mại được chia sẻ. Các tiêu chuẩn đã chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy việc áp dụng các đặc tính của quy trình và sản phẩm mong muốn (độ tin cậy, độ bền, v.v ...) và cung cấp các lộ trình để nâng cao chất lượng. Ví dụ, tiêu chuẩn ISO 9001 của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế cung cấp cho các tổ chức một mô hình để theo dõi thiết kế, thực hiện và đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng. Bởi thông tin thể hiện trong các tiêu chuẩn không độc quyền, nó tạo ra một tập hợp các thông tin kỹ thuật có thể được chuyển giao giữa các công ty và các quốc gia, do các doanh nhân, nhà khoa học và kỹ sư tự do tiếp cận và sử dụng để tạo ra các ý tưởng và công nghệ mới. Nếu thiếu đi các động lực và sự phối hợp kịp thời có thể dẫn đến việc thiếu đầu tư vào việc xây dựng các tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có thể sử dụng các tiêu chuẩn tương thích đó để xác định thông số kỹ thuật của sản phẩm đối với đầu vào và đầu ra cụ thể trong chuỗi giá trị toàn cầu như một công cụ chiến lược, chứ không áp dụng các tiêu chuẩn như vậy để mở rộng quyền lực thị trường. 1.4.3 Đối với thương mại Nhiều tiêu chuẩn đem lại lợi ích cho thương mại, được nhắc đến ngay sau lợi ích cải thiện sức khoẻ, an toàn hoặc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, rào cản phi thuế quan đối với thương mại dưới hình thức các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng với biện pháp SPS cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà kinh tế. Các nhà sản xuất gia tăng chất lượng không chỉ giúp cải thiện sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt các nhu cầu của người tiêu dùng mà còn gia tăng cơ hội mở rộng doanh nghiệp sang thị trường xuất khẩu mới. Ngày nay, khi càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế trong một loạt các lĩnh vực khác nhau, từ đó đòi hỏi các nhà cung cấp phải tuân thủ các tiêu chuẩn được xác định bởi những người mua thống lĩnh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Số lượng các tiêu chuẩn này gia tăng không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp mà còn được chia sẻ trên toàn thế giới bao gồm các chuỗi cung ứng, các quốc gia và các thành phần kinh tế. Các nhà sản xuất vì thế đòi hỏi cần phải có sự phối hợp và giấy chứng nhận xuất hiện để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Theo đó, rất cần một hệ thống toàn diện giữa các bên liên quan để tạo thuận lợi cho việc thiết lập, phổ biến và chứng nhận các tiêu chuẩn. Mặt khác, nếu các tiêu chuẩn không hợp lý, khó tìm hay khó xác định được chính xác có thể gây cản trở thương mại. Việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia cụ thể làm cho lợi thế kinh tế toàn cầu theo quy mô trở nên khó khăn. Một số lượng lớn các tiêu chuẩn sẽ gây thêm nhiều chi phí lên các doanh nghiệp. Theo Ngân hàng thế giới 2007 (WB2007), trong số các doanh nghiệp được khảo sát tại khu vực Mỹ La tinh, tại mỗi 1 thị trường xuất khẩu khác nhau, các doanh nghiệp đó lại phải tuân thủ các chi phí bổ sung cho các tiêu chuẩn kỹ thuật, khiến chi phí của doanh nghiệp tăng thêm tới 10%. WTO xác định bốn nguồn chi phí mà các nhà xuất khẩu phải chịu, là tác động từ các tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia khác nhau. Thứ nhất, doanh nghiệp đó sẽ bị mất lợi thế kinh tế theo quy mô nếu như doanh nghiệp đó phải điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đa dạng trong từng thị trường. Thứ hai, việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật nói chung cần được tiến hành và xác nhận thông qua các thủ tục đánh giá quy chuẩn (bao gồm các khâu lấy mẫu, kiểm nghiệm, giám địnhvà nhiều thủ tục khác) mà những chi phí đánh giá sự phù hợp thường này lại do nhà xuất khẩu gánh chịu. Thứ ba, sự tồn tại của các tiêu chuẩn kỹ thuật gây ra các chi phí thông tin, bao gồm chi phí liên quan đến đánh giá tác động kỹ thuật của các quy chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, dịch và phổ biến thông tin sản phẩm, và đào tạo chuyên gia. Thứ tư, các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với những chi phí không mong đợi khác khi gặp phải các quy chuẩn mới, bởi họ thường có ít thông tin hơn, do đó ít thời gian để điều chỉnh so với các công ty ở nước nhập khẩu. Vì thế, việc Chính phủ tạo thuận lợi hóa thương mại bằng cách hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, chính phủ cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến các tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn của đối tác thương mại chủ chốt với các nền công nghiệp dẫn đầu. II. Thực tiễn hoạt động thiết lập tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn tại các quốc gia 2.1 Nguyên tắc và tập quán 2.1.1 Những nguyên tắc cơ bản Ở hầu hết các nước, số lượng các qui chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng ngày càng tăng lên. Xu hướng này cho thấy phản ứng của các chính phủ trước đòi hỏi ngày một tăng của công chúng về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của hàng nhập khẩu. Những đòi hỏi tương tự thường gây sức ép đối với các cơ quan có chức năng khi xây dựng và áp dụng những qui định chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, đối với cùng một sản phẩm nhưng mỗi quốc gia có thể lại có các tiêu chuẩn và các qui định riêng, khác biệt và điều này dẫn đễn các rào cản kỹ thuật trong lưu thông hàng hoá và thương mại. Một khi các đối tác thương mại không dựa vào các tiêu chuẩn hài hoà, tương đương thì họ sẽ phải theo đuổi và trả giá cho việc đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật riêng biệt của các quốc gia và khu vực. Do đó, để hạn chế tối thiểu các rào cản thương mại không cần thiết có thể bị gây ra bởi các tiêu chuẩn này, khi chuẩn bị dự thảo hay áp dụng các quy định về kĩ thuật hay biện pháp SPS thì những nguyên tắc sau đây cần được tôn trọng và tuân thủ trong phạm vi rộng nhất có thể: (1) Không phân biệt đối xử Các quy định kỹ thuật nên chấp nhận các sản phẩm được nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào, theo một cách không được kém thuận lợi hơn so với các sản phẩm tương tự từ chính quốc gia mình, hay các quốc gia khác. Điều này phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử được quy định tại Điều 1 GATT (Tối huệ quốc) và Điều 2 (Đối xử quốc gia). Mặc dù vậy, khi xét đến các quy tắc trong SPS, ta có thể thấy sự linh hoạt trong đó đã đi chệch khỏi nguyên tắc tối huệ quốc, khi mà mục đích của chúng là ngăn chặn sự xâm nhập của thực vật, loài gây hại, hay bệnh dịch, do mức độ phổ biến của những mầm mống có hại trên lại khác nhau ở mỗi quốc gia. (2) Tránh những trở ngại không cần thiết cho thương mại Các quy định về kỹ thuật chỉ nên được tạo ra nhằm đáp ứng những mục đích chính đáng (như là nhằm đảm bảo an ninh quốc gia; bảo vệ con người, động thực vật; hay bảo vệ môi trường). Các tiêu chuẩn này nên được dựa trên các rủi ro nếu hàng hóa không phù hợp. Mặc dù Hiệp định SPS không cấm các nước tự mình đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng nếu làm vậy thì các thành viên WTO phải đưa ra được lý do chính đáng. Hơn thế, trong một nỗ lực hạn chế trở ngại không cần thiết, các quy định cần cụ thể hóa các yêu cầu về sản phẩm, hơn là chỉ đưa ra mẫu thiết kế sản phẩm hoặc đơn giản là mô tả các yêu cầu. (3) Hài hòa hóa Bản chất của hài hòa hóa tiêu chuẩn là làm cho các tiêu chuẩn của các nước về cùng một đối tượng xích lại gần nhau vàng tốt (cả về thủ tục, quy trình xây dựng lẫn nội dung, hình thức thể hiện và trình bày) nhằm xóa bỏ nhưng sự khác biệt gây ra các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với giao lưu khoa học – công nghệ và thương mại quốc tế. Như đã được đề cập ở các phần trên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của mỗi nước thường bao gồm những tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và các tiêu chuẩn quốc gia do nước đó tự xây dựng. Như vậy, các tiêu chuẩn quốc tế có thể được áp dụng một cách trực tiếp hoặc qua một quá trình điều chỉnh sao cho “hài hóa” với điều kiện quốc gia. Đây là một cách để giảm chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất. (4) Minh bạch Tính minh bạch này cần được thể hiện qua: (i) Cho phép một khoảng thời gian là ít nhất 60 ngày để các bên liên quan có ý kiến nhận xét về bản tiêu chuẩn dự thảo (ii) Cung cấp bản sao dự thảo một cách kịp thời cho các bên liên quan kể cả trong và ngoài nước, và chi phí các bên là như nhau, không kể đến chi phí vận chuyển (iii) Kết hợp các ý kiến nhận được trong bản tiêu chuẩn cuối cùng và giải thích tại sao tiêu chuẩn đó lại được áp dụng chứ không phải một tiêu chuẩn quốc tế chung. (iv) Ngay khi một tiêu chuẩn được đưa vào áp dụng thì phải kịp thời công bố (v) Thông báo cho các đối tác thương mại (thông qua WTO) và cho phép một khoảng thời gian để các bên liên quan quen với tiêu chuẩn mới, trước khi nó đi vào thi hành. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần thiết lập các cổng thông tin để trả lời các câu hỏi liên quan đến quy định và thông báo cho các nước khác những quy định mới. (5) Công nhận tương đương và công nhận lẫn nhau Các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ở nước ngoài cần được công nhận là có giá trị tương đương miễn là chúng đáp ứng được các mục tiêu của tiêu chuẩn quốc gia. Bất cứ khi nào có thể, các quốc gia nên tiến hành việc công nhận quy chuẩn và tiêu chuẩn lẫn nhau. 2.1.2 Tạo thuận lợi cho quá trình đánh giá sự phù hợp Đối với đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hiệu phù hợp trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, Để hạn chế những tác động tiêu cực mà quy trình này có thể gây ra cho thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, quy trình đánh giá sự phù hợp cần được tiến hành theo các nguyên tắc cơ bản sau: (1) Hạn chế lượng thông tin cần cho việc đánh giá sự phù hợp và xác định chi phí tới mức tối thiểu Những thông tin được cung cấp cần được bảo mật triệt để, nhằm bảo vệ lợi ích thương mại hợp pháp của người nộp đơn, bất kể đó là sản phẩm nội địa hay có nguồn gốc nước ngoài. Lệ phí cho quy trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, cần đảm bảo được tính không phân biệt đối xử và nhất quán với việc ngăn chặn các rào cản không cần thiết đối với thương mại. Quy trình xem xét các khiếu nại liên quan tới hoạt động đánh giá sự phù hợp cũng nên được cân nhắc, nhất là cần phải có hành động khắc phục khi khiếu nại đó được chứng minh là hợp lý. (2) Hoàn thành quy trình đánh giá sự phù hợp nhanh nhất có thể Khoảng thời gian tiêu chuẩn cho mỗi quy trình đánh giá sự phù hợp nên được công khai minh bạch. Bên cạnh đó, khi nhận đơn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền nên nhanh chóng kiểm tra các văn bản, chứng từ được cung cấp và thông báo cho bên nộp đơn một cách chính xác và đầy đủ. Bên có thẩm quyền nên gửi kết quả đánh giá sớm nhất có thể để tạo điều kiện cho các biện pháp khắc phục được tiến hành nếu cần thiết. Không những vậy, các cơ quan được khuyến khích là nên hướng đến một hệ thống đánh giá sáng tạo và linh hoạt để giảm thời gian “chờ đợi” của hàng hóa, mà vẫn đáp ứng được yêu cầu bắt buộc từ quy trình đánh giá sự phù hợp. Ví dụ như vào năm 2001, trong trường hợp xi măng Indonesia xuất khẩu sang Philippines, nếu kết quả giám định mà người xuất khẩu cung cấp, được tiến hành bởi một phòng thí nghiệm được công nhận bởi Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm Châu Á Thái Bình Dương, đồng thời kết quả đó được công nhận bởi Cục đo lường chất lượng Philippines, thì lô hàng xi măng đó có thể được bán tại thị trường Philippines trong khi hàng mẫu vẫn đang trải qua bài kiểm tra bắt buộc kéo dài 28 ngày tại phòng thí nghiệm ở Phiippines. (3) Đơn phương chấp nhận kết quả quy trình đánh giá sự phù hợp của các quốc gia khác bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại không cần thiết là hệ quả của việc thử nghiệm và chứng nhận trùng lặp. Bên cạnh đó, cũng mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy cạnh tranh công bằng, và kết quả là người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Sự công nhận như vậy cũng bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu không tốn thêm chi phí cho việc đánh giá lại. Tuy nhiên, muốn vậy thì các quy trình đánh giá giữa các quốc gia cần có sự tương đương nhất định. (4) Cho phép các cơ quan đánh giá sự phù hợp đặt tại nước ngoài được tham gia vào quy trình này Ngoài ra, các nước phát triển cần đặc biệt chú trọng đến các biện pháp sau đây để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu: (1) Tuân theo những hướng dẫn và khuyến nghị về đánh giá sự phù hợp, được công bố bởi các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế. Việc sử dụng các quy trình chung, như các hướng dẫn, khuyến nghĩ hay tiêu chuẩn quốc tế từ các cơ quan kiểm nghiệm, giám định và cấp giấy chứng nhận quốc tế có thể góp phần đạt được sự minh bạch trong quy trình đánh giá sự phù hợp. Các quốc gia đang phát triển cũng được khuyến khích tham gia vào công tác chuẩn bị dự trù cho các hướng dẫn khuyến nghị sẽ được điều chỉnh bởi các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế. Lý do là vì các quy trình được chấp nhận bởi các quốc gia nhập khẩu có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu trong thị trường này. (2) Tích cực đàm phán các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Regconition Agreement – MRA) Các thỏa thuận công nhận giữa các chính phủ, về các quy trình đánh giá sự phù hợp, sẽ là tiền đề để loại bỏ việc kiểm định hay cấp giấy chứng nhận trùng lặp. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Thỏa thuận công nhận lẫn nhau của Tổ chức công nhận phòng thí nghiệp châu Á Thái Bình Dương (APLAC) đến nay bao gồm 27 cơ quan công nhận ở 15 quốc gia trong khu vực. MRA này cho phép các báo cáo kiểm tra, giám định và giấy chứng nhận từ quốc gia xuất khẩu cũng sẽ được chấp nhận ở nước nhập khẩu. Từ đó giảm chi phí, và thời gian cho việc tái kiểm tra, tái giám định hay tái chứng nhận. Không thể phủ nhận công tác công nhận lẫn nhau đang ngày càng được nhìn nhận như một bằng chứng của việc hoàn thiện quy trình đánh giá sự phù hợp, tuy nhiên các cơ quan công nhận không thể bắt buộc chính quyền trong nước phải chấp nhận một giấy chứng nhận đã được cấp bởi một phòng thí nghiệm nước ngoài hay một cơ quan giám định có tên trong MRA. Rõ ràng quyết định có chấp nhận hay không hoàn toàn thuộc quyền hành của chính phủ đó. (3) Phát triển một hệ thống công nhận quốc gia, được chấp thuận trên phạm vi quốc tế Như đã được đề cập ở trên, cơ quan công nhận quốc gia là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia, vì nó có trách nhiệm xác nhận khả năng của các cơ quan đánh giá sự phù hợp như các phòng thí nghiệm, địa chỉ cung cấp giấy chứng nhận hay kết quả kiểm nghiệm cho các nhà xuất khẩu. Trong khi hệ thống công nhận quốc gia đóng vai trò rất lớn trong việc làm tăng khả năng cung ứng cũng như chất lượng của các dịch vụ đánh giá, thì lý tưởng hơn là hệ thống này cũng được các quốc gia khác công nhận. 2.2 Kinh nghiệm từ thực tiễn Kinh nghiệm của vùng châu Á Thái Bình Dương trong việc thực hiện tiêu chuẩn hóa và đánh giá tiêu chuẩn Các nước ASEAN đã đạt được sự đồng thuận rất triển vọng liên quan tới quy trình đánh giá quy chuẩn. Cụ thể, vào năm 1998 các quốc gia ASEAN đã kí một khung thỏa thuận của MRAs (thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau). Ba mặt hàng trong MRAs lần lượt là các thiết bị điện tử điện lạnh, điện tử viễn thông và hóa mĩ phẩm được kí kết một vài năm sau đó. Trong đó, các quốc gia thành viên được yêu cầu phải chấp nhận các báo cáo kiểm tra (test report) hoặc các chứng chỉ đã được phát hành bởi các phòng thí nghiệm trước đó. Điều này giúp giảm chi phí kiểm tra cũng như làm giảm gánh nặng lên hệ thống kiểm tra và chứng chỉ trong tất cả các quốc gia ASEAN. Hơn thế nữa, thỏa thuận chấp nhận lẫn nhau MRA giữa ASEAN cho mặt hàng điện tử điện lạnh cũng cho phép và công nhận hiệu lực đối với các báo cáo kiểm tra và chứng chỉ được phát hành bên ngoài các quốc gia ASEAN, với điều kiện các kiểm tra đó phải được thực hiện bởi một bên thứ ba đã được hội đồng đánh giá tiêu chuẩn ASEAN (CABs) thừa nhận và quy định. Vì vậy, một khi hoàn thành được điều kiện nêu trên, thì hàng hóa nhập khẩu sẽ không còn phải chịu bất kì một quy trình đánh giá tiêu chuẩn nào nữa khi thông quan vào nước nhập khẩu. Hệ thống cung cấp chứng chỉ điện tử cho sản phẩm nông nghiệp ở New Zealand Chứng chỉ điện tử hay còn gọi là E-cert, một ứng dụng website được sử dụng tại cơ quan quản lý an toàn thực phẩm New Zealand, cung cấp các cam kết từ chính phủ tới chính phủ rằng tất cả các sản phẩm động vật xuất khẩu từ New Zealand phải tuân thủ với các quy tắc của nước nhập khẩu. Có ba hệ thống E-cert: - E-cert cho các sản phẩm động vật được sử dụng cho các sản phẩm xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm bơ sữa (ví dụ: thịt, hải sản, gia súc, trứng, đồ ăn cho thú cưng, sản phẩm từ ong, da động vật, len. - E-cert cho các sản phẩm bơ sữa xuất khẩu - E-cert về kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu. Hệ thống E-cert này được sở hữu và vận hành bởi cục an toàn sinh học bộ nông nghiệp và lâm nghiệp của New Zealand. Mục đích cơ bản của E-cert là để theo dõi hiện trạng của thị trường và tình trạng của hàng hóa kể từ khi sản xuất tới khi xuất khẩu, để tiếp nhận và in chứng chỉ xuất khẩu. Nội dung của những chứng chỉ xuất khẩu này được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin kiểm soát sự tuân thủ của hàng hóa đối với các yêu cầu nhập khẩu. Một chứng nhận xuất khẩu sẽ được coi là available tại các đường biên giới nước nhập khẩu (có thể tồn tại dưới hai hình thức điện tử và văn bản). Ví dụ, E-cert cho các sản phẩm từ động vật được hỗ trợ bởi một hệ thống các chứng từ điện tử, chính hệ thống này kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa trong NewZealand. Tất cả những chứng từ này được gọi là các chứng từ hợp lệ. Có tất cả ba nhóm người dùng liên quan đến E-cert: - Nhóm người dùng trong nền công nghiệp New Zealand (bao gồm có người gửi hàng và người nhận hàng) - Nhóm người trung gian (giám định viên và cơ quan kiểm tra) - Cơ quan kiểm tra tại biên giới các nước nhập khẩu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan