Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp nhu cầu kinh doanh nông nghiệp của các nông hộ và...

Tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp nhu cầu kinh doanh nông nghiệp của các nông hộ và cán bộ khuyến nông

.PDF
73
145
85

Mô tả:

AGRIBIZ PROJECT - 005/04VIE MINISTRY OF AGRICULTURE & RURAL DEVELOPMENT BÁO CÁO THÀNH TỰU THEO MỐC SỰ KIỆN ĐỆ TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH CARD BÁO CÁO LẦN 3 Kết quả số 2.1 và 3.1 NHU CẦU KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ VÀ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG Tháng 2, 2006 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE MỤC LỤC Các chữ viết tắt.....................................................................................................................3 1. Giới thiệu và bối cảnh.......................................................................................................5 2. Định nghĩa mốc sự kiện và báo cáo kết quả.....................................................................6 3. Phương pháp.....................................................................................................................6 3.1 Đội ngũ cán bộ điều tra ...........................................................................................6 3.2 Phương pháp điều tra thực tế...................................................................................7 3.3 Việc lựa chọn nông hộ và hình thức trang trại .........................................................7 4. Các thành tựu đã đạt được...............................................................................................8 4.1 Nhu cầu của các nông hộ.........................................................................................8 4.1.1 Hệ thống nông nghiệp vùng đồi núi........................................................................8 4.1.2 Hệ thống nông nghiệp ở vùng đồng bằng ...............................................................9 4.1.3 Hệ thống nông nghiệp ở vùng duyên hải ................................................................9 4.1.4 Các chuỗi cung KDNN ..........................................................................................9 4.2 Nhu cầu của các cán bộ cung cấp dịch vụ kinh doanh..............................................9 4.3 Chương trình phát triển chương trình đào tạo và các modules tập huấn .................10 5. Tính bền vững và các vấn đề quan trọng.......................................................................11 5.1 Phương pháp thí điểm ...........................................................................................11 5.2 Phát triển nghiên cứu trường hợp ..........................................................................12 Phụ lục 1: Bảng các mốc quan trọng .................................................................................13 Phụ lục 2: Hội thảo đánh giá công tác điều tra thí điểm...................................................16 Phụ lục 3: Các nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................16 Phụ lục 4: Phân tích chuỗi cung KDNN tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................43 Phụ lục 5: Nhu cầu tập huấn KDNN của cán bộ khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế....55 2 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Các chữ viết tắt Agribiz CARD CRD DARD ĐHKT DSTs FEDS GO GoV HCCP HCE HTX IC KDNN LU MOET NN$PTNT NZ Sào TLSX TNHH TSCĐ TT-Huế VA Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn Trung tâm Phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đại học Kinh tế Huế Cán bộ hỗ trợ huyện Khoa Kinh tế và Phát triển Tổng giá trị sản xuất Chính phủ Việt Nam Hệ thống đo lường chất lượng sản phẩm Đại học Kinh tế Huế Hợp tác xã Chi phí trung gian Kinh doanh nông nghiệp Đại học Lincoln Bộ Giáo dục và Đào tạo Nông nghiệp và phát triển nông thôn New Zealand Đơn vị đo lượng diện tích của địa phương, tương đương 500m2. Tư liệu sản xuất Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định Tỉnh Thừa Thiên Huế Giá trị gia tăng 3 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Thông tin về đơn vị NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM Tên dự án Khoa Kinh tế & Phát triển Đơn vị Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Huế Giám đốc dự án phía Việt Nam TS. Mai Văn Xuân Đơn vị Úc Đại Học Lincoln Nhân sự Úc Giáo sư Keith Woodford Ngày bắt đầu Tháng 2, 2005 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Tháng 12, 2007 Ngày kết thúc (đã thay đổi) Tháng 12, 2007 Kỳ báo cáo Tháng 2- tháng 7, 2005 Người liên lạc Ở Úc: Trưởng dự án Tên: Giáo sư Keith Woodford Telephone: +64 3 3252811, +64 3 3253604 Chức vụ: Giáo sư Nông nghiệp và quản lí Kinh doanh nông nghiệp Fax: +64 3 3253244 Tổ chức: Đại học Lincoln, New Zealand Email: [email protected] Ở Úc: Hành chính Tên: Giáo sư Keith Woodford Telephone: +64 3 3252811 +64 3 3253604 Chức vụ: Giáo sư Nông nghiệp và quản lí Kinh doanh nông nghiệp Fax: +64 3 3253244 Tổ chức: Đại học Lincoln, New Zealand Email: [email protected] Ở Việt Nam Tên: Chức vụ: Tổ chức: TS. Mai Văn Xuân Giám đốc Dự án Trưởng Khoa Kinh tế & Phát triển. Đại học Kinh tế Huế 4 Telephone: 84-54-538332; 0914019555 Fax: 84-54-529491 Email: [email protected] AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE 1. Giới thiệu và bối cảnh Mục đích của Báo cáo mốc sự kiện này nhằm báo cáo những thành tựu mà Dự án Agribiz đã đạt được trong thời gian qua. Thông qua báo cáo này chúng tôi nêu ra các công việc đã được tiến hành để đánh giá nhu cầu tập huấn KDNN đối với các nông hộ và các cán bộ khuyến nông cung cấp dịch vụ kinh doanh nông nghiệp. Dự án Agribiz nhằm mục tiêu phát triển nguồn lực KDNN bền vững ở Trường Đại học Kinh tế (HCE) - Đại học Huế. Dự án này được tài trợ thông qua chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn do Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) tài trợ và được thực hiện thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). Đại học Lincoln (LU) ở New Zealand (NZ) cùng với Đại học Kinh tế Huế sẽ phát triển và thực hiện một chương trình xây dựng năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu về KDNN của các nông hộ ở Miền Trung. Các mục tiêu và kết quả mong đợi của Dự án Agribiz bao gồm: Mục tiêu Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở miền trung Việt Nam bằng cách cung cấp cho họ những kĩ năng KDNN cần thiết. Từ đó họ có thể cải thiện được sinh kế của mình. Kết quả mong đợi • Kĩ năng nghiên cứu ứng dụng và giảng dạy KDNN, kỹ năng tư vấn và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ Trường Đại học Kinh tế Huế được nâng cao; • Trường Đại học Kinh tế Huế có chương trình giảng dạy KDNN được cải thiện; • Nâng cao kĩ năng và kiến thức KDNN cho đội ngũ cán bộ các cấp ở các tỉnh vùng dự án, giúp họ có khả năng tiến hành các khóa đào tạo KDNN cho các nông hộ; • Kĩ năng KDNN các nông hộ tốt hơn và được hỗ trợ hiệu quả hơn bởi các cơ quan cấp tỉnh. Tình trạng đói nghèo ở các vùng nông thôn, đặc biệt là trong các nhóm dân tộc thiểu số là một đặc điểm nổi bật của Miền Trung. Chính phủ Việt Nam (GoV) và nhiều nhà tài trợ đã có những chương trình trong khuôn khổ của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS) nhằm giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên hiện nay nguồn lực trong các đơn vị ở miền Trung chưa đủ khả năng để hỗ trợ cho các dự án. KDNN là một lĩnh vự nghiên cứu mới ở Việt Nam. Hiện nay, cả nước chỉ có hai trường đại học (trong đó có trường Đại học Kinh tế Huế) có chương trình đào tạo bậc Đại học về chuyên ngành KDNN. Các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam bị hạn chế do sự thiếu hụt kiến thức cũng như các kĩ năng KDNN của cán bộ nông nghiệp tỉnh và các cố vấn địa phương. Khi Việt Nam chuyển mục tiêu từ an ninh lương thực sang một mục tiêu mà các hoạt động tạo thu nhập được ưu tiên hàng đầu thì các kĩ năng KDNN sẽ thực sự vô cùng quan trọng. Dự án Agribiz được chính thức bắt đầu vào tháng 3 năm 2005 khi các chuyên gia KDNN của đại học Lincoln đến làm việc với trường Đại học Kinh tế Huế. Một trong những kết quả của chuyến viếng thăm này là đã phát triển được phương pháp luận đánh gía nhu cầu KDNN của các nông hộ. Vào tháng 7 năm 2005, dự án đã tiến hành Hội thảo khai trương dự án. Các chuyên gia của Đại học Lincoln đã thực hiện tập huấn về KDNN cho cán bộ trường Đại học Kinh tế Huế. Trong thời gian Hội thảo, kế hoạch cho công tác điều tra thực tế nhằm thu thập thông tin về nhu cầu KDNN của các nông hộ cũng như các cán bộ cung cấp dịch vụ 5 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE đã được vạch ra. Đánh giá kiến thức và kĩ năng KDNN của các nông hộ và các cán bộ khuyến nông cũng là một hoạt động chính của dự án. Hoạt động này được thể hiện trong các Mục tiêu dự án 2.0 và 3.0. Mục tiêu 2.0: Các nông hộ (nam và nữ) có được cơ hội tiếp cận các dịch vụ KDNN nhằm cải thiện thu nhập của mình ở các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Kon Tum. Mục tiêu 3.0: Phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh và các cán bộ cung cấp dịch vụ về các kĩ năng và phương pháp KDNN để từ đó họ có thể giúp các nông hộ (bao gồm cả phụ nữ và các dân tộc thiểu số) cải thiện sinh kế của mình tốt hơn. Báo cáo này nhằm xem xét lại các Kết quả mốc sự kiện, đồng thời thảo luận các thành tựu và đưa ra các vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của dự án. 2. Định nghĩa mốc sự kiện và báo cáo kết quả Báo cáo kết quả dự án Agribiz được thể hiện chi tiết trong Phụ Lục 1, phần 2 trong hợp đồng giữa trường Đại học Lincoln và Hassall & Associated International1 (xem Phụ Lục 1). Mốc sự kiện 3 được mô tả là: Nhu cầu KDNN của các nông hộ và đội ngũ khuyến nông. Các kết quả: Kết quả 2.1: Nhu cầu của các nông hộ và các cán bộ cung cấp dịch vụ khuyến nông (chung và riêng) được xác định; và Kết quả 3.1: Đề cương chương trình phát triển Chưong trình đào tạo KDNN và các Module đào tạo KDNN cho cán bộ cung cấp dịch vụ được xây dựng. 3. Phương pháp Kế hoạch sơ bộ cho công tác điều tra thực tế đã được các chuyên gia KDNN của Đại học Lincoln (gồm giáo sư Keith Woodford, tiến sĩ Sandra Martin và ông Stewart Pittaway) và các cán bộ cao cấp của các sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thuộc 4 tỉnh vùng dự án vạch ra trong hội thảo tháng 7 năm 2005 vừa qua. Theo kế hoạch trước đây của dự án thì việc điều tra khảo sát nông hộ sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2005. Tuy nhiên do kinh nghiệm về KDNN của cán bộ trường Đại học Kinh tế Huế còn hạn chế. Vì vậy, việc phân chia công tác khảo sát thành các giai đoạn sẽ có hiệu quả hơn. Và theo phương pháp này thì chúng tôi đã tiền hành điều tra thí điểm tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đội ngũ cán bộ trường Đại học Kinh tế Huế đã hoàn thành công tác điều tra tại Thừa Thiên Huế trong tháng 8, 9 và 10 năm 2005. Công tác điều tra ở 03 tỉnh còn lại được thực hiện trong quý đầu của năm 2006. 3.1 Đội ngũ cán bộ điều tra Bốn nhóm điều tra đã được hình thành (xem trang 8 Báo cáo 6 tháng đầu). Mỗi nhóm có một trưởng nhóm. Tất cả các nhóm này đều đã tham gia vào công tác điều tra thí điểm tại Thừa Thiên Huế. Trong thời gian tới, mỗi nhóm sẽ được cử đến làm làm việc tại mỗi tỉnh còn lại. 1 Hassall & Associates International là quản lý dự án Hỗ trợ của chương trình CARD theo hợp đồng với AusAID 6 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE 3.2 Phương pháp điều tra thực tế Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) được áp dụng cho cả việc phân tích trang trại và phân tích chuỗi cung KDNN (xem phần 11 trang 25 Báo cáo 6 tháng đầu). Phương pháp nghiên cứu trường hợp mang tính toàn diện, cung cấp cho các cán bộ điều tra một khuôn mẫu để từ đó họ có thể theo đuổi các lĩnh vực quan tâm có thể nảy sinh trong quá trình thu thập thông tin. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cũng cung cấp một nguồn tài liệu giảng dạy quý giá khi mỗi nghiên cứu trang trại và chuỗi cung được hoàn thành. Một trong những lí do sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp là để cho các giáo viên của trường Đại học Kinh tế Huế phát triển nguồn tài liệu giảng dạy. 3.3 Việc lựa chọn nông hộ và hình thức trang trại Xuất phát từ các mục tiêu và tính đa dạng về điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái của 4 tỉnh mà các nông hộ và các hình thức trang trại được chọn lựa phải đảm bảo mang tính điển hình. Các nghiên cứu trường hợp phải mang tính minh hoạ. Khảo sát phải bao gồm các nông hộ nghèo nguồn lực cũng như các nông hộ giàu nguồn lực ở cả vùng đồng bằng, đồi núi hay duyên hải. Các hoạt động kinh doanh nông nghiệp quan trọng của mỗi vùng sinh thái, đặc biệt là các cây trồng tạo nguồn thu tiền mặt hoặc và các loại vật nuôi mang định hướng thị trường được lựa chọn để phân tích chuyên sâu. Phương pháp nghiên cứu này tránh lặp lại các trường hợp tương tự đã được nghiên cứu trước đó ở các tỉnh khác. Việc chọn lựa các trang trại/nông hộ nhằm minh hoạ được các nhu cầu sau: • Các hệ thống nông nghiệp khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau; • Các mục tiêu khác nhau của các nông hộ và các cơ sở nguồn lực khác nhau; o Cơ cấu thu nhập và chi phí khác nhau. • Các cơ hội khác nhau; o Cải thiện các hoạt động kinh doanh hiện tại, o Các hoạt động kinh doanh mới, o Các cơ hội chuỗi cung. • Thực trạng của người dân tộc thiểu số nghèo (ví dụ: tự cung tự cấp, các mục tiêu và các vấn đề). • Các hình thức phân tích khác nhau (ví dụ: luồng tiền, thu nhập hỗn hợp...). Việc chọn lựa các chuỗi cung (supply chain) nhằm minh hoạ các nhu cầu sau: • Các sản phẩm khác nhau và các vùng khác nhau; • Các chuỗi ngắn, dài; • Các chuỗi cơ hội; • Các sản phẩm cho thị trường chính thức (xuất khẩu) hay không chính thức; • Chuỗi cung có nhiều hay ít cơ hội cho các nông dân cải thiện vị thế của mình trong chuỗi cung; • Các chuỗi cung với các trở ngại khác nhau (ví dụ: công tác hậu cần, bảo quản sản phẩm...). 7 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Công tác điều tra thực tế đã được hoàn thành ở 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghệ An2. Đối với 2 tỉnh còn lại là Kon Tum và Quảng Ngãi sẽ được tiến hành điều tra vào tháng 3-2006. Kết quả điều tra thực tế ở Thừa Thiên Huế đã được báo cáo tại Seminar tổ chức ở Thừa Thiên Huế vào tháng 11 năm 2005. Hai cán bộ của trường Đại học Lincoln, Ông Stewart Pittaway và bà Sandra Martin, cùng với một đại diện của chương trình CARD, ông Keith Milligan cũng đã tham gia vào buổi seminar đó. Các báo cáo nghiên cứu KDNN ở Nghệ An đang dần được hoàn thiện. Ở Thừa Thiên Huế, 12 nghiên cứu trường hợp đã được hoàn thiện, 4 trang trại cho mỗi vùng sinh thái (duyên hải, đồng bằng và vùng đồi núi). Cần chú ý rằng 4 trang trại của các nông dân thuộc dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi cũng đã được phân tích. Đối với tỉnh Nghệ An, 6 trang trại và chuỗi cung của các doanh nghiệp quan trọng đã được đưa vào nghiên cứu. Trong số đó có 2 trang trại thuộc vùng duyên hải, 2 ở vùng chuyển giao giữa vùng đồng bằng với vùng đồi núi và 2 ở các vùng cao của tỉnh. 3.4 Đánh giá lại điều tra thí điểm Phương pháp khảo sát chính là các cuộc phỏng vấn. Phương pháp này cũng được áp dụng cùng với phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA) đối với các cán bộ HTX, Sở NN&PTNT, cán bộ hỗ trợ huyện. Các mẫu câu hỏi điều tra đã được các cán bộ khoa Kinh tế và Phát triển soạn thảo và được các chuyên gia Đại học Lincoln xem xét và góp ý. Thêm vào đó, phân tích thống kê mô tả cũng đã được tiến hành. Kết quả của các cuộc khảo sát đã được Tiến sĩ Sandra Martin và ông Stewart Pittaway xem xét lại trong Seminar tháng 11 năm 2005. Các chuyên gia này trước tiên xem xét các báo cáo kết quả của nhiều nghiên cứu trường hợp, sau đó trực tiếp gặp gỡ các nhóm điều tra để thảo luận về kết quả và phương pháp luận. Các chuyên gia cũng đã đề xuất một số phương pháp bổ sung cho các phương pháp đang được sử dụng. Một số nghiên cứu trường hợp đã được trình bày tại hội thảo dự án được tổ chức ở Đại học Kinh tế Huế vào tháng 11 năm 2005. Việc hoàn thiện thêm phương pháp nghiên cứu đã được thảo luận và thống nhất. Các chuyên gia của Đại học Lincoln và ông Kieth Milligan đánh giá cao những kết quả đạt được tại seminar này. Chương trình seminar và danh sách những người tham gia được thể hiện ở Phụ lục 2. 4. Các thành tựu đã đạt được Phần này vạch ra những kết quả chính đã đạt được qua khảo sát nhu cầu đào tạo KDNN của các nông hộ, đội ngũ cán bộ khuyến nông và các chuỗi KDNN. 4.1 Nhu cầu của các nông hộ Nhu cầu của các nông hộ thay đổi theo các vùng sinh thái và các hình thức trang trại. Nhu cầu của các nông hộ ở Thừa Thiên Huế và Nghệ An được thảo luận dưới đây. 4.1.1 Hệ thống nông nghiệp vùng đồi núi Công tác điều tra thực tế cho thấy nông dân vùng đồi núi muốn cải thiện hệ thống nông nghiệp của mình, đặc biệt là nâng cao thu nhập. Thực tế cho thấy kiến thức và kĩ năng KDNN của các nông dân ở vùng này rất thấp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất của họ. Trong các yếu tố đó có sự thiếu hụt vốn, đất và lao động cũng như các kĩ năng và kiến thức cần thiết để tiến hành công việc kinh doanh của mình. Một trong những mong muốn lớn nhất của họ là được tập huấn về lĩnh vực KDNN. Hiện tại các nông dân ở vùng đồi núi gặp những trở ngại 2 Công tác điều tra ở Nghệ An đã được hoàn thành trong tháng 1 và đã được trình bày trong báo cáo này. 8 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE trong việc tiếp cận các thông tin thị trường do sự cô lập và cơ sở hạ tầng (giao thông) yếu kếm. Các dịch vụ khuyến nông ở vùng này còn nghèo nàn, sự hỗ trợ và cố vấn kĩ thuật rất hạn chế. Rủi ro đối với sản xuất của người dân ở đây rất cao do sự biến động của giá cả thị trường và thiên tai. Những người nông dân ở đây rất mong muốn được tập huấn nhiều hơn về phân tích và quản lí rủi ro cũng như vạch kế hoạch kinh doanh. 4.1.2 Hệ thống nông nghiệp ở vùng đồng bằng Những người nông dân vùng đồng bằng hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghệ An khi được phỏng vấn đã thể hiện mong muốn được tập huấn về KDNN để có thể cải thiện được sản xuất và sinh kế. Mặc dù được tiếp cận các thông tin thị trường tốt hơn các nông dân ở vùng cao, những người dân ở vùng này cũng cần có thêm kiến thức và kĩ năng về phân tích ngân sách toàn bộ trang trại và phân tích từng hoạt động kinh doanh để có thể lựa chọn các hoạt động cũng như việc kết hợp các hoạt động kinh doanh tốt hơn cho nông trại của mình. Công tác hậu cần và tạo giá trị gia tăng thông qua bảo quản và đóng gói cũng rất quan trọng. Những người dân ở đây đã thể hiện mong muốn được đào tạo về quản lí chất lượng và phát triển thương hiệu. 4.1.3 Hệ thống nông nghiệp ở vùng duyên hải Việc nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cá và cua là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất ở vùng duyên hải. Những người tham gia vào hoạt động này thường là những người giàu nguồn lực. Họ được tiếp cận thông tin thị trường, tín dụng và hỗ trợ kĩ thuật tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc nuôi tôm thường có rủi ro cao và gây ô nhiễm môi trường. Giá tôm thị trường hay biến động, và tôm lại dễ mắc bệnh. Giá tôm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm. Những người nông dân này muốn được đào tạo nhiều hơn về quản lí chất lượng để cải thiện thu nhập và hi vọng trong tương lai tôm của họ được tiêu thụ ở thị trường châu Âu. Họ cũng mong muốn được học cách đối phó với các rủi ro trong nuôi tôm. 4.1.4 Các chuỗi cung KDNN Nhiều nghiên cứu chuyên sâu chuỗi cung KDNN đã được tiến hành. Có hai kiểu chuỗi cung là chuỗi cung hợp tác và chuỗi cung cơ hội. Trong hầu hết các trường hợp, luồng thông tin trong chuỗi không rõ ràng. Người dân (người sản xuất) thường không biết các thành viên khác trong chuỗi, ngoại trừ các thành viên trực tiếp với họ. Họ cũng không biết đến biên thị trường và tạo giá trị. Điều này gây khó khăn cho họ trong việc mặc cả và định giá bán do thiếu thông tin thị trường. Do đó việc cải thiện vai trò và vị trí của những người nông dân trong chuỗi cung là rất quan trọng. Điều này có thể đạt được thông qua việc cải thiện tiếp cận thông tin thị trường của người nông dân và kĩ năng của họ trong việc phân tích thị trường. Các cán bộ khuyến nông, những người mà nhu cầu về kiến thức và kĩ năng KDNN sẽ được phân tích bên dưới là những người có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. 4.2 Nhu cầu của các cán bộ cung cấp dịch vụ kinh doanh Một trong những nhiệm vụ chính của những người này là giúp đỡ người nông dân làm KDNN và quản lí trang trại. Tuy nhiên, kiến thức về KDNN của họ còn hạn chế và họ thường gặp phải những khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, một cuộc đánh giá nhu cầu đào tạo đã được tiến hành, xác định những kiến thức và kĩ năng gì mà họ cần. Tóm tắt kết quả đánh gía nhu cầu đào tạo của các cán bộ khuyến nông được trình bày bên dưới. Những khó khăn chủ yếu mà các cán bộ khuyến nông gặp phải trong công tác của mình được trình bày trong Bảng 1, bao gồm: 9 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE (i) thiếu hụt kiến thức chuyên môn do đào tạo chưa đầy đủ; (ii) thiếu kinh nghiệm thực tế; (iii) thiếu kĩ năng về phương pháp đào tạo; (iv) thiếu thông tin. Hầu hết các khó khăn trên bắt nguồn từ bản thân của những cán bộ này. Các cán bộ của chính phủ cũng đối mặt với những khó khăn như trên nhưng chủ yếu là do thiếu đào tạo chuyên môn. Điều này làm nổi rõ nhu cầu được đào tạo của các cán bộ này nhằm đáp ứng với các vấn đề nảy sinh trong công việc của mình. Bảng 1: Nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông Vấn đề Cán bộ xã (%) Cán bộ huyện và tỉnh (%) Thiếu kiến thức chuyên môn do chưa được đào tao đầy đủ 75,47 43,40 Thiếu kinh nghiệm thực tiễn 47,17 41,51 Thiếu kĩ năng, phương pháp đào tạo 75,47 58,49 Thiếu thông tin 60,38 75,47 Nguồn: Khảo sát thực tế, dự án Agribiz, Thừa Thiên Huế, 2005 Đối với cán bộ huyện và tỉnh, bên cạnh những khó khăn kể trên, còn có những trở ngại khác trong công việc của họ. Tuy nhiên chúng không đáng kể vì chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Những khó khăn mà các cán bộ khuyến nông này đang phải đối mặt cho thấy họ cần được đào tạo về lĩnh vực KDNN (Xem chi tiết ở Phụ lục 5). 4.3 Chương trình phát triển chương trình đào tạo và các modules tập huấn Chương trình nhằm phát triển chương trình đào tạo cho các khoá tập huấn và các chương trình đào tạo chính quy đã được các chuyên gia KDNN Đại học Lincoln thảo luận trong tháng 11 năm 2005 vừa qua. Công tác chuẩn bị biên soạn tài liệu tập huấn và xem xét chương trình đào tạo KDNN tại Trường Đại học Kinh tế Huế được thống nhất là bắt đầu vào tháng 4 năm 2005. Vẫn còn hai hoạt động chính của dự án được thực hiện vào đầu năm 2006 là phần rất quan trọng đối với sự phát triển các chương trình đào tạo và tập huấn. Hai hoạt động đó là: • Hoàn thành công tác điều tra thực tế ở 03 tỉnh còn lại và phân tích kết quả nghiên cứu; • Chuyến đi công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm của các cán bộ nòng cốt của dự án tới Đại học Lincoln, New Zealand. Chương trình dự kiên dưới đây đã được nhất trí và sẽ được phát triển tiếp tục trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2006. 10 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Bảng 2: Tóm tắt chương trình dự kiến 2006 Hoạt động dự án Thời gian Nhận xét Điều tra thực tế ở Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi Tháng 1 đến tháng 3, 2006 - Phân tích kết quả điều tra và viết báo cáo Tháng 1 đến tháng 3, 2006 - Chuyến đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại trường Đại học Lincoln, NZ Tháng 2, 2006 Cán bộ Đại học Kinh tế Huế sẽ thảo luận kết quả điều tra bước đầu và sẽ được tập huấn phương pháp và cách thức tiếp cận KDNN cũng nhu phát triển chương trình đào tạo và tập huấn. Phân tích sơ bộ nhu cầu đào tạo có được từ các cuộc điều tra thực tế Bắt đầu vào tháng 11, 2005 Các đề tài tập huấn sơ bộ bao gồm:  Làm thế nào để so sánh các hoạt động kinh doanh?  Phương pháp phân tích tài chính nào được sử dụng?  Cách thức thu thập và sử dụng thông tin? Tháng 2/3, 2006 Kế hoạch cho Hội thảo phát triển chương trình tập huấn và đào tạo Sẽ được thảo luận sâu hơn trong chuyến đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại NZ, chương trình và thời gian đã được nhất trí vào tháng 03, 2006. 5. Tính bền vững và các vấn đề quan trọng 5.1 Phương pháp thí điểm Việc chọn lựa phương pháp thí điểm để thu thập thông tin nhằm đảm bảo chất lượng của các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra thực tế. Công tác điều tra đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian và chi phí. Các tỉnh Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi lại cách xa Huế. Điều này đòi hỏi phải thận trọng trong việc chọn lựa phương pháp điều tra. Vì vậy, điều tra thí điểm là một cách tiếp cận cần thiết và quan trọng để có được kinh nghiệm và phương pháp đúng đắn cho việc triển khai điều tra trên diện rộng. Chính nhờ vậy mà các nhóm điều tra có được kinh nghiệm nghiên cứu trường hợp trước khi điều tra ba tỉnh còn lại. 11 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thí điểm khiến cho dự án sẽ chậm trễ hơn so với dự kiến. Theo dự kiến, việc điều tra cả 04 tỉnh phải được hoàn tất vào tháng 12 năm 2005. Các cuộc điều tra ở các tỉnh sẽ được hoàn thành vào tháng 1, 2 và 3 năm 2006. Kết quả điều tra sẽ được sử dụng để phát triển các khoá tập huấn (training course) và các chương trình đào tạo (curriculum) KDNN tại trường Đại học Kinh tế Huế. Việc phát triển khoá đào tạo dự kiến bắt đầu vào tháng 4, 5 năm 2006 để không bị ảnh hưởng do việc điều tra ở 03 tỉnh khác bị chậm. 5.2 Phát triển nghiên cứu trường hợp Việc sử dụng các nghiên cứu trường hợp rất quan trọng, hỗ trợ phát triển giảng dạy KDNN tại Đại học Kinh tế Huế. Mục đích của việc này là phát triển những tài liệu về các nghiên cứu trường hợp là nguồn tài liệu bổ sung cho việc giảng dạy KDNN. Giáo viên sẽ sử dụng các nghiên cứu trường hợp này làm ví dụ thích hợp hỗ trợ cho bài giảng của mình. Hiện tại chưa có cuốn sách KDNN nào được viết với bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam. 12 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Phụ lục 1: Bảng các mốc quan trọng 13 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Các mốc quan trọng STT Tham chiếu khung lô gic (Kết quả) Mô tả/ Chi tiết 1 Hợp đồng được kí kết với CARD 2 Báo cáo 6 tháng đầu 3 2.1 3.1 Nhu cầu KDNN của các nông hộ và đội ngũ cán bộ khuyến nông 4 Báo cáo 6 tháng lần 2 5 Báo cáo 6 tháng lần 3 6 1.3 3.2 3.3 Chương trình tập huấn và giảng dạy KDNN được phát triển Các tài liệu kết quả o o o o o o o o o o o o 7 Báo cáo 6 tháng lần 4 o o o o 8 Năng lực KDNN của đội ngũ cán bộ Đại học Kinh tế, Sở NN & PTNT và các cá nhân, những người cung cấp dịch vụ được thông qua 1.2 2.2 3.4 o o o o Hợp đồng nghiên cứu được kí kết Mốc sự kiện và lịch chuyển tiền Đệ trình báo cáo Cam đoan của các cán bộ Úc, đầu vào tập huấn và thiết bị Xác định nhu cầu của nông hộ và các cán bộ cung cấp dịch vụ (cộng đồng và tư nhân) về lĩnh vực KDNN Vạch ra chương trình phát triển bài giảng và chương trình đào tạo đối với các cán bộ cung cấp dịch vụ Đệ trình báo cáo Cam đoan của các cán bộ Úc, đầu vào tập huấn và thiết bị Đệ trình báo cáo Cam đoan của các cán bộ Úc, đầu vào tập huấn và thiết bị Bản sao chương trình giảng dạy KDNN tại HCE được chuẩn bị, chấp thuận của HCE và được đệ trình lên MOET Bản sao các bài giảng KDNN cho các cán bộ cung cấp dịch vụ. Đệ trình báo cáo Cam đoan của các cán bộ Úc, đầu vào tập huấn và thiết bị Phản hồi của các thành viên tham dự về các khoá tập huấn thí điểm tại Trường Đại học Kinh tế Huế, phân tích các cán bộ cung cấp dịch vụ, bổ sung vào bài giảng tập huấn nếu cần. Các cán bộ có năng lực trong việc giảng dạy lĩnh vực KDNN cho các cán bộ cung cấp dịch vụ và nông hộ được cấp bằng. Bản sao chương trình giảng dạy chính quy bao gồm chi tiết cho mỗi môn học. Ứng dụng các nghiên cứu trường hợp có hiệu quả vào bài giảng cho các sinh viên chưa tốt nghiệp và nông dân. Hoàn thành khảo sát trình độ năng lực của các cán bộ khuyến nông tỉnh, các cán bộ cung cấp dịch vụ. Các kiến thức và kĩ năng chuẩn về KDNN của cán bộ HCE, 14 Thời hạn Tháng 4, 2005 Tháng 9, 2005 Tháng 12, 2005 Tháng 3, 2006 Tháng 9, 2006 Tháng 10, 2006 Tháng 3, 2007 Tháng 6, 2007 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE 9 Báo cáo 6 tháng lần 5 o o o o 10 1.1 2.1 3.5 (mới) Các nông hộ, cán bộ cung cấp dịch vụ, các chương trình nghiên cứu áp dụng các kĩ năng KDNN o o o 11 Báo cáo hoàn thành dự án o o tóm tắt việc phát triển các kĩ năng và kiến thức cập nhật và xem xét chất lượng của việc giảng dạy KDNN. Đệ trình báo cáo Cam đoan của các cán bộ Úc, đầu vào tập huấn và thiết bị Ít nhất là 12 dự án phát triển nông trại cho các nông hộ được chuẩn bị theo những người tham gia trong 4 tỉnh mục tiêu (TT-Huế, Quảng Ngãi, Nghệ An và Kon Tum) Số lượng các hợp đồng chính thức về nghiên cúu KDNN với Đại học Kinh tế Huế và đội ngũ CRD. Số lượng các ấn phẩm về nghiên cứu KDNN trong vùng, trong nước cũng như trên thế giới. Chuẩn bị lịch tập huấn cho năm 2007 – 2008 và dự đoán nhu cầu của các đối tượng tham gia là những người cung cấp dịch vụ. Phân tích chuỗi cung KDNN đối với 3 vụ mùa ưu tiên, xác định các vùng phát triển để cải thiện lợi ích cho các nông hộ. Đệ trình báo cáo Cam đoan của các cán bộ Úc, đầu vào tập huấn và thiết bị Tổng 15 Tháng 09, 2007 Tháng 12, 2007 Tháng 03, 2008 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Phụ lục 2: Hội thảo đánh giá công tác điều tra thí điểm 16 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO HỘI THẢO PHÂN TÍCH TRANG TRẠI VÀ CHUỖI CUNG Ngày 24 tháng 11, 2005 Nội dung công việc 8:00 Đón tiếp đại biểu 8:30 Giới thiệu thành phần tham dự 8:40 Diễn văn khai mạc Hội thảo Cán bộ phụ trách Hồ Thị Quý An Lê Thị Kim Tuyển TS. Bùi Dũng Thể TS. Nguyễn Văn Phát Hiệu trưởng nhà trường 14:10 14:50 15:10 Thông tin cập nhật về chương trình dự án Agribiz Phát biểu tham dự Hội thảo của điều phối viên chương trình CARD Phương pháp nghiên cứu Giải lao Phân tích trang trại và chuỗi cung: Nông trại vùng đồng bằng Phân tích trang trại và chuỗi cung: Nông trại ở vùng gò đồi Thảo luận Giải lao Phân tích trang trại và chuỗi cung: Nông trại vùng duyên hải Đánh giá nhu cầu đào tạo KDNN Giải lao Lập kế hoạch cho 6 tháng tiếp theo 16:30 Phát biểu kết thúc Hội thảo 8:50 9:00 9:15 9:30 9:50 10:30 11:10 11:30 13:30 17 Ông Stewart Pittaway TS. Keith Milligan, Điều phối viên chương trình CARD TS. Mai Văn Xuân, Giám đốc dự án Ths. Nguyễn Ngọc Châu Ths. Trần Văn Hoà Toàn thể Hội thảo TS. Phùng Thị Hồng Hà Ths. Trương Chí Hiếu Ông Stewart Pittaway TS. Keith Milligan TS. Mai Văn Xuân AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Phụ lục 2.2: DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM DỰ HỘI THẢO Stt Họ và tên Đơn vị công tác 1 2 3 4 Tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Hoàng Trung Ân Ông Phạm Đình Văn Ông Hoàng Hữu Hè Ông Trần Văn Hiền 5 6 Đại học Lincoln, New Zealand Ông Stewart Pittaway TS. Sandra Martin 7 Chương trình CARD TS. Keith Milligan Chương trình CARD 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đại học Kinh tế Huế TS. Mai Văn Xuân TS. Bùi Dũng Thể TS. Nguyễn Văn Phát Ths. Lê Sĩ Hùng Ths. Nguyễn Thị Thanh Bình Ths. Nguyễn Ngọc Châu Ths. Nguyễn Văn Cường TS. Phùng Thị Hồng Hà CN. Nguyễn Lê Hiệp Ths. Trương Chí Hiếu Ths. Trần Văn Hòa Ths. Phan Văn Hòa Ths. Phạm Xuân Hùng CN. Nguyễn Quang Phục Ths. Trương Tấn Quân CN. Trần Minh Trí Ths. Trần Hữu Tuấn Ths. Phạm Thị Thanh Xuân CN. Trần Đoàn Thanh Thanh CN. Phan Thị Nữ Ths. Lê Nữ Minh Phương Ths. Lê Thị Hương Loan CN. Nguyễn Đình Chiến CN. Nguyễn Bá Tường Ths. Nguyễn Văn Lạc Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế Đại học Lincoln Đại học Lincoln 14 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE 33 34 35 36 Ths. Lê Thị Kim Liên CN. Trần Hạnh Lợi CN. Trần Thị Thanh Thuỷ CN. Tôn Nữ Hải Âu Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế Đại học Kinh tế Huế 15 AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE Phụ lục 3: Các nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Thừa Thiên Huế 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng