Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo môn thuế phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất t...

Tài liệu Báo cáo môn thuế phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở việt nam

.PDF
51
111
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG BÁO CÁO MÔN THUẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM GVHD: THS. Trần Thị Mơ Lớp: 11DNH2 Nhóm thực hiện : Nhóm 6 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM DANH SÁCH NHÓM: 1. Huỳnh Minh Nguyễn 2. Nguyễn Hửu Duy 3. Trần Khánh Duy 4. Nguyễn Thị Yến Ngọc 5. Huỳnh Thị Kim Phụng 6. Nguyễn Huy Toàn 7. Lưu Bích Trâm 8. Trương Hạnh Thanh Trúc 9. Phan Thị Ngọc Tuyền 10. Hà Ngọc Thúy Vy 11. Hồ Thị Hòa Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ Ở VIỆT NAM ................................1 1.1. Sơ lược về Thuế ...............................................................................1 1.1.1. Khái niệm, vai trò ........................................................................1 1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc chung về thuế...........................................2 1.1.3. Phân loại ......................................................................................2 1.2. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:..................................................4 1.2.1. Tên gọi .........................................................................................4 1.2.2. Đối tượng nộp thuế ......................................................................4 1.2.3. Đối tượng chịu thuế .....................................................................4 1.2.4. Thuế suất:.....................................................................................4 1.2.5. Ưu đãi,miễn giảm thuế ................................................................5 1.3. Quản lý thuế .....................................................................................5 1.3.1. Cơ cấu tổ chức ngành thuế Việt Nam..........................................5 1.3.2. Khái niệm và mục tiêu quản lý thuế ............................................8 1.4. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế ......................................................8 1.4.1. Đối tượng áp dụng .......................................................................8 1.4.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế........................................9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ CỦA VIỆT NAM ......10 2.1. Thực trạng thất thu thuế của Việt Nam..........................................10 2.1.1. Thực trạng chung của nền kinh tế .............................................10 2.1.2. Tình hình trốn thuế của các doanh nghiệp FDI .........................12 2.2. Nhận diện các hành vi gian lần thuế ..............................................14 2.2.1. Các hành vi gian lận thuế nội địa ..............................................14 2.2.2. Các hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ...................................................................................................19 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM: .......23 3.1. Nguyên nhân chung: ......................................................................23 3.1.1. Nguyên nhân chủ quan ..............................................................23 i 3.1.2. Nguyên nhân khách quan ..........................................................25 3.2. Nguyên nhân cụ thể: ......................................................................26 3.2.1. Nguyên nhân thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử .26 3.2.2. Nguyên nhân thất thu Thuế thu nhập cá nhân & Thuế thu nhập doanh nghiệp 28 CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM 4.1. ...............................................................................................34 Nhóm giải pháp chung ...................................................................34 4.1.1. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế ...................................................................................................34 4.1.2. Tổ chức tốt công tác cán bộ.......................................................36 4.1.3. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan .............36 4.1.4. Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục thuế phát triển ...................................................................................................37 4.1.5. Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý ..........................37 4.2. Một số giải pháp cụ thể ..................................................................38 4.2.1. Tăng cường quản lý người nộp thuế..........................................38 4.2.2. Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế..............................................39 4.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ...................................42 4.3. Xử lý nhanh, gọn các khoản nợ thuế .............................................44 ii LỜI MỞ ĐẦU iii CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ Ở VIỆT NAM 1.1. Sơ lược về Thuế 1.1.1. Khái niệm, vai trò 1.1.1.1. Khái niệm:  Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với NN, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do NN ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.  Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù NN và pháp luật.  Thuế hay thu NSNN là việc NN dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của NN.  Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và tài sản huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.  Đóng thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân. 1.1.1.2. Vai trò:  Huy động nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho nhà nước.  Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của NN nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN.  Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối  Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của NN đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.  Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. -1- 1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc chung về thuế 1.1.2.1. Đặc điểm  Thuế do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành.  Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với NN không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp.  Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa NN với các chủ thể khác trong xã hội.  Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN.  Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...). 1.1.2.2. Nguyên tắc chung Các sắc thuế đều cần thỏa mãn ba nguyên tắc chung sau đây:  Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.  Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém.  Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn). 1.1.3. Phân loại 1.1.3.1. Các sắc thuế khi phân loại theo phương thức đánh thuế sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu 1.1.3.1.1. Thuế trực thu (Direct tax) Thuế trực thu loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một.. Ví dụ: Thuế TNCN, Thuế TNDN…  Đặc điểm: -2-  Thuế này có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng,có tính phân loại đối tượng nộp.  Thuế trực thu có nhược điểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng, vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.  Thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho NN, nên họ cảm nhận ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn thuế.  Việc quản lí thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế gián thu 1.1.3.1.2. Thuế gián thu (Indirect tax) Thuế gian thu là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá.Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các DN) để đánh vào người tiêu dùng.Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất nhập khẩu...  Đặc điểm:  Thuế này dễ thu hơn thuế trực thu vì tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế (người tiêu dùng) với cơ quan thu thuế.  Thuế này dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của loại thuế này. 1.1.3.2. Phân loại theo cơ sở tính thuế:  Thuế thu nhập: cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được  Thuế tiêu dùng: cơ sở đánh thuế là giá hàng hoá được tiêu thụ  Thuế tài sản: cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của các thể nhân, pháp nhân. -3- 1.1.3.3. Phân loại theo mức thuế  Thuế đánh theo tỷ lệ % : thuế luỹ tiến, thuế luỹ thoái, thuế tỷ lệ cố định.  Thuế đánh trên mức tuyệt đối: Ấn định một số thu bằng tiền trên một đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng , diện tích, đơn vị sản phẩm. 1.1.3.4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách  Thuế trung ương và thuế địa phương. 1.2. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế: 1.2.1. Tên gọi Phản ánh nội dung chính của từng loại thuế và để phân biệt với những loại thuế khác. Thường đặt tên sắc thuế theo đối tượng đánh thuế (TNDN, TNCN...), theo từng mặt hàng (thuế rượu, thuế thuốc lá…) hoặc theo nội dung (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…) 1.2.2. Đối tượng nộp thuế Là cá nhân hoặc pháp nhân có đối tượng tính thuế, có trách nhiệm phải nộp  Người nộp thuế : người đem tiền thuế nộp cho cơ quan NN.  Người chịu thuế: người có thu nhập bị thuế điều tiết. 1.2.3. Đối tượng chịu thuế Là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp, là cơ sở tính thuế được thể hiện dưới dạng tiền tệ. Về cơ bản có 3 đối tượng tính thuế:  Giá trị hàng hóa, dịch vụ  Giá trị tài sản  Thu nhập của DN hoặc cá nhân. 1.2.4. Thuế suất: Thuế suất là linh hồn của 1 sắc thuế.  Thuế suất tuyệt đối: là mức thuế suất tính  Thuế suất tương đối: là mức thuế được tính thuế.  Thuế GTGT: 0%, 5%, 10%.  Thuế TTĐB: thuốc lá 65%, rượu 75%, -4-  Thuế môn bài: 3 trđ, 2 trđ, 1 trđ… 1.2.5. Ưu đãi,miễn giảm thuế Mục đích khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu KT... Ưu đãi về thuế suất: Áp dụng thuế suất thấp hơn trong thời gian nhất định với lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn đầu tư Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế : Miễn, giảm thuế cho toàn bộ TN hoặc phần TN cần khuyến khích Bên cạnh ưu đãi thuế suất, miễn giảm còn có các hình thức khấu hao nhanh, chuyển lỗ.. 1.3. Quản lý thuế 1.3.1. Cơ cấu tổ chức ngành thuế Việt Nam Ở Việt Nam bộ máy quản lý thuế được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương và chịu trách nhiệm quản lý trong phạm vi cả nước tất cả các loại thế, phí và lệ phí (thuế nội địa) cảu NSNN, các loại thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do ngành Hải quan quản lý. Cơ cấu tổ chức ngành thuế ở nước ta như sau: Chính phủ Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan Tổng cục thuế Kho bạc nhà nước Cục thuế Cục thuế Cục thuế Chi cục thuế Chi cục thuế Chi cục thuế Đội Tổ Hình 1-1. Cơ cấu tổ chức ngành thuế Việt Nam Bộ máy quản lý thuế được tổ chức thống nhất thành hệ thống theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. -5-  Ở Trung ương có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính.  Ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có các Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban nhan dan cùng cấp.  Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các cấp tương đương có Chi cục thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục thuế và Uỷ ban nhân dân huyện, thị cùng cấp. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục thuế Tổng cục thuế là tổ chức thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các khoản thu nội địa theo quy định của pháp luật. Tổng cục thế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính như sau:  Trình Bộ trưởng Bộ tài chính: Chiến lược phát triển, quy hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành thuế, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu thuế; đề xuất và tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.  Lập dự toán thu thuế hằng năm theo quy định của Luật NSNN.  Hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới tổ chức thu thuế và thu khác trên địa bàn và đảm bảo thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.  Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bộ máy thu thuế và các đổi tượng nộp thuế; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế: Ở cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và Cục thuế. Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Có các nhiệm vụ chính như sau:  Chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức, thực hiện văn bản pháp quy về thuế, quản lý công tác thu thuế và thu khác thống nhất trên địa bàn. -6-  Phân tích, đánh giá công tác quản lí thuế; tham mưu với cấp uỷ,chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, công tác thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.  Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế theo sự phân cấp; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc quản lý thu thuế. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế Chi cục Thuế đặt tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các đơn vị trực thuộc Cục Thuế, có chức năng quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn theo đúng quy định của Pháp luật. Chi cục thuế có các nhiệm vụ chính sau:  Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.  Phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương về lập dự toán NSNN, công tác thuế trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.  Tổ chức thực hiện các biện pháp thu thuế đối với các tổ chức, các nhân do Chi cục thuế trực tiếp quản lý: tính thuế, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế, và thu khác theo lênh của pháp luật thuế; đôn đốc các tổ chức, cá nhân nộp thuế đầy đủ kịp thời vào kho bạc.  Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với các tổ chức và các cá nhân nộp thuế nội bộ cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế. Sau đây là những nội dung chính của Quản lý thuế hiện hành tại Việt Nam. -7- 1.3.2. Khái niệm và mục tiêu quản lý thuế 1.3.2.1. Khái niệm Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện, bao gồm: Lập kế hoạch thu, tổ chức thu thuế, kiểm tra, thanh tra, xử lý phạt vi phạm nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật. Ngày nay vai trò của thuế ngày càng nâng cao, vì vậy bộ máy quản lý thuế ngày được hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn, hợp tác với đối tượng nộp thuế, giúp người nộp thuế thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. 1.3.2.2. Mục tiêu của quản lý thuế Một là, đảm bảo kế hoạch thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật nhằm tài trợ kịp thời cho những chi tiêu công cụ của nhà nước, đồng thời thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Hai là, nâng cao nhận thức của cán bộ thuế cũng như người nộp thuế, cán bộ thuế phải có trách nhiệm giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình thông qua công tác tiếp xúc, tuyên truyền, tư vấn, giải thích…Vấn đề người nộp thuế chưa nhận thức đúng về thuế là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất thu thuế và gian lận thuế. Ba là, cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế phải tôn trọng pháp luật về thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. 1.4. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế Hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế là hành vi do tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của các luật thuế, pháp lệnh về thuế, những quy định về lập chứng từ mua bán hàng hoá, mở và ghi sổ kế toán, những quy định về các khoản thu phí, lệ phí và các quy định hiện hành về các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước. 1.4.1. Đối tượng áp dụng Các nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về thuế (người vi phạm), không phân biệt cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. -8- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế do thực hiện các hành vi cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với mọi vi phạm pháp luật do mình gây ra. 1.4.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế gồm: vi phạm về chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định; vi phạm lập, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế; vi phạm về chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết đinh hành chính thuế. Hành vi vi phạm chậm nộp tiền thuế gồm: khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm của cơ quan thuế, công chức thuế trong quản lý thuế; vi phạm của Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế, Kho bạc nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc thực hiên jcacs quy định của Luật Quản lý thuế; vi phạm về thì hành quyết định cưỡng chết thi hành quyết định hành chính thuế. -9- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ CỦA VIỆT NAM 2.1. Thực trạng thất thu thuế của Việt Nam 2.1.1. Thực trạng chung của nền kinh tế Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Tài chính là hết sức nặng nề. Trước tình hình đó, toàn Ngành đang triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, hạn chế nợ đọng thuế nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, vi phạm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế… Những khó khăn chung của nền kinh tế đã tạo áp lực lớn thu NSNN của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung trong năm 2013. Trong khi đó, nhiệm vụ thu NSNN của ngành Thuế lại đang đối mặt với thực trạng trốn thuế và gian lận thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, số thu NSNN của ngành Thuế trong 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 390.712 tỷ đồng, tương đương 60,6% so với dự toán, bằng 107,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong tháng 8/2013, Ngành thu ước đạt 38.100 tỷ đồng, bằng 5,9% so với dự toán, bằng 101,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2012. Biểu đồ 2-1. Dự đoán thu NSNN của ngành thuế (tỷ đồng) Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thuế năm 2013 cho thấy, Thanh tra Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, trong đó có nội dung hoàn thuế GTGT tại 7 Cục Thuế (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình -10- Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bắc Ninh). Toàn Ngành đã tiến hành 1.064 cuộc kiểm tra nội bộ (riêng kiểm tra chuyên đề về thuế GTGT là 577 cuộc), đạt 53% kế hoạch, qua đó kiến nghị truy thu ước đạt 2,37 tỷ đồng nộp NSNN. Riêng trong tháng 7/2013, Tổng cục Thuế kiểm tra việc hoàn thuế GTGT tại 2 Cục Thuế An Giang và Long An. Kết quả, qua thanh, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại các cục thuế đã phát hiện NNT kê khai thiếu thuế GTGT số tiền là 65,8 triệu đồng và thuế TNDN phải tạm kê khai bổ sung 330 triệu đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2013, ngành Thuế đã thực hiện thanh, kiểm tra 18.198 DN, đạt 25,2% nhiệm vụ kế hoạch, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2012; Số thuế xử lý tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 3.185,9 tỷ đồng, bằng 99,7% so cùng kỳ năm 2012; Số tiền nộp vào NSNN là 2.342,8 tỷ đồng, bằng 73,5% so với số truy thu và phạt, tăng 54,5% so cùng kỳ. Trong đó, Ngành đã thanh tra, kiểm tra 382 DN lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn, phạt là 127,24 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 16,8 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 444,1 tỷ đồng. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn Ngành đã thu được 30% số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2012 chuyển sang. Tuy nhiên, tổng số nợ 6 tháng đầu năm vẫn ở mức cao với con số 64.632 tỷ đồng, tăng 15.497 tỷ đồng (tăng 32%) so với thời điểm 31/12/2012, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là 2 nhóm nợ: Tiền thuế nợ đến 90 ngày chiếm 27,5%, tăng 32,8% so với thời điểm 31/12/2012; Tiền thuế nợ trên 90 ngày chiếm tỷ trọng 54,8%, tăng 26,9% so với thời điểm 31/12/2012. Cùng với đó, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn nộp thuế GTGT cho 105.037 DN, với số tiền là 4.428,5 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế TNDN cho 45.037 DN, với số tiền thuế được gia hạn là 951,7 tỷ đồng. Những khó khăn chủ yếu tác động đến kết quả thu của ngành Thuế bao gồm hàng hóa tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao, tình trạng DN ngừng hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục xảy ra, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi... Không chỉ có vậy, lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, không ít DN sử dụng nhiều “mánh” để gian lận thuế như: kê khai thu nhập giảm để nộp thuế ít, khai -11- lỗ để trốn thuế, lập công ty “ma” để tự in hóa đơn thuế giá trị gia tăng GTGT... Đặc biệt, hiện tượng DN FDI kê khai lỗ đang khá phổ biến (khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều DN kê khai lỗ liên tục trong 3 năm). Thực trạng này đã gây tổn thất rất nhiều cho ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này ngay sau đây. 2.1.2. Tình hình trốn thuế của các doanh nghiệp FDI Hiện tượng DN FDI kê khai lỗ đang khá phổ biến (khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều DN kê khai lỗ liên tục trong 3 năm). Điển hình tại tỉnh Bình Dương - địa phương thu hút FDI khá tốt, năm 2010, trong tổng số 1.490 DN có tới 754 DN FDI kê khai lỗ, chiếm 50,6%. Đáng chú ý, dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài nhưng nhiều DN vẫn không ngừng mở rộng đầu tư. Từ năm 2006 đến nay, hiện tượng chuyển giá của các DN FDI ngày càng tinh vi hơn, với việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế. Những vụ việc chuyển giá “đình đám” thời gian qua của Coca - Cola, Adidas, Metro Cash & Carry, Keangnam và Nestlé... liên tục báo lỗ. Phải thừa nhận rằng hoạt động của khu vực DN FDI đã góp phần không nhỏ đến sự đổi thay, phát triển lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, đang bộc lộ nhiều hạn chế, cơ quan nhà nước không chỉ đau đầu, nhức nhối trước vấn nạn chuyển giá, lỗ giả, lãi thật, một bộ phận DN FDI đã bỏ trốn, “xù nợ” thuế xuất nhập khẩu… Phản ánh của nhiều cục hải quan cho thấy, DN FDI trốn nợ thuế đã ở mức đáng lo ngại, số nợ thuế mỗi vụ lên đến hàng chục tỷ đồng. Điển hình như trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Diing Long Việt Nam tại Bình Dương. Công ty này nợ thuế nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu lên tới hơn 17 tỷ đồng. Số tiền này chưa kịp thu hồi thì ban giám đốc của Diing Long đã về nước. Công ty rơi vào tình trạng vắng chủ trong khi tài sản đã thế -12- chấp tại ngân hàng. Hiện công ty chỉ còn một nhà xưởng trên diện tích 3 ha tại Mỹ Phước ước tính trị giá 70 tỷ đồng, song, tài sản này đã được thế chấp tại ngân hàng với số tiền vay trên 100 tỷ đồng. Với trường hợp như vậy, cơ quan hải quan gần như "bó tay" để đòi được thuế của doanh nghiệp. Đối tượng DN FDI bỏ trốn và nợ thuế chủ yếu tập trung ở các DN sản xuất xuất khẩu. Theo lý giải của một số chuyên gia kinh tế, do biến động kinh tế, sản xuất xuất khẩu khó khăn, giá nhân công tại Việt Nam cũng không còn cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực, nhiều DN FDI lợi dụng cơ hội này để “tháo chạy”. Thực tế DN FDI bỏ trốn, xù nợ thuế không còn là cá biệt. Hải quan Hải Phòng mới đưa ra thống kê, tại đơn vị hiện còn 14 DN nợ thuế có chủ là người nước ngoài đã bỏ trốn, với tổng số nợ gần 11,7 tỷ đồng. Các DN này mở tờ khai trong khoảng thời gian từ năm 2003 trở lại đây, số nợ của các DN bao gồm nợ thuế NK, thuế GTGT và một số trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp. Trong số 14 DN này, DN có số nợ nhiều nhất trên 7,2 tỷ đồng (gần 3,7 tỷ thuế GTGT và hơn 3,5 tỷ thuế NK) là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Kenmark. Lãnh đạo Hải quan Hà Nội cho biết, đơn vị đang rà soát các nguồn nợ thuế, tập trung vào đối tượng DN FDI. Còn theo Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh, hiện còn 1.114 DN nợ thuế bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng kí kinh doanh, không kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, ngưng và tạm ngưng hoạt động. Số DN nêu trên nợ thuế XNK tổng cộng trên 416 tỷ đồng. Theo Hải quan Đồng Nai, những DN phát sinh nợ đọng trên địa bàn còn có thể rà soát và đôn đốc kịp thời, nhưng với những trường hợp DN ngoài tỉnh, đặc biệt là DN FDI các biện pháp xem chừng không hiệu quả. Việc kiểm chứng hoạt động của các DN này để đôn đốc thuế rất tốn kém về chí phí đi lại, nhân lực để theo dõi. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan chức năng còn rời rạc, mang tính cục bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho yêu cầu quản lý thuế. Tại Bình Dương và Đồng Nai, rất nhiều trường hợp DN nước ngoài nợ thuế, bỏ trốn về nước không có cách nào thu hồi được thuế. Hầu hết các DN đều thế chấp -13- tài sản tại ngân hàng, khi DN có vấn đề khó khăn trong hoạt động, ngân hàng thu hồi tài sản, cơ quan hải quan không có nguồn để trích thu hồi thuế. Hiện nay, Hải quan Bình Dương và Đồng Nai cũng đang vướng vào vụ khó thu hồi thuế nợ trên 22 tỷ đồng của Công ty CP điện GREE (trụ sở tại KCN Việt Nam - Singapore). DN đã ngưng hoạt động, lãnh đạo DN "bặt vô âm tín". Không có cách nào thu hồi nợ thuế 13 tỷ đồng đối với trường hợp Công ty TNHH Woolim Vina (Hàn Quốc ngừng hoạt động từ cuối 2008), Hải quan Bình Dương cũng đã phải đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn đơn vị yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN này. Ngày 4/11/2010 Cục Hải quan Bình Dương đã đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng xuất cảnh đối với chủ DN để phối hợp xử lý số nợ thuế của công ty. Tuy nhiên, vụ việc cũng vô cùng phức tạp liên quan đến tòa án, ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng LD Shinhan Vina và công ty Woolim ind.Co.,Ltd (Công ty mẹ Công ty TNHH Woolim Vina) tại Hàn Quốc… 2.2. Nhận diện các hành vi gian lần thuế 2.2.1. Các hành vi gian lận thuế nội địa 2.2.1.1. Bỏ ngoài sổ sách kế toán Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Theo đó, người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các DN kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt. Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng. -14- 2.2.1.2. Tạo giao dịch bán hàng giả mạo Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền NSNN thông qua hoàn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Thủ đoạn này cũng liên quan đến hành vi giao dịch mua hàng giả mạo sẽ phân tích dưới đây nhằm giúp cho bên mua tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính thuế thu nhập DN. Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua hoàn thuế GTGT từ NSNN. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với phương thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Dạng gian lận này đã có một thời bị ngăn chặn đấu tranh quyết liệt nên giảm bớt nhưng trong vài năm gần đây lại có xu hướng bùng phát với những hình thức tinh vi hơn, đặc biệt có dấu hiệu trầm trọng là ở các tỉnh giáp ranh Campuchia. Lợi dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt để quay vòng hàng hóa. Sau khi làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam không qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này, các đối tượng cấu kết với đối tác nước ngoài để hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đề nghị hoàn thuế GTGT. Cùng với đó, các đối tượng này cũng áp dụng chiêu thức mua hóa đơn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào và chi phí tính thuế thu nhập DN. Không phải ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh đáng ngờ, kèm theo đó, số tiền hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia cũng tăng nhanh chóng: Năm 2011 tăng 196,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 190% so với năm 2011. Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo còn được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và cả ở các DN đang hoạt động kinh doanh bình thường. -15-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan