Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo kiến tập quản lý chất lượng...

Tài liệu Báo cáo kiến tập quản lý chất lượng

.DOCX
20
694
73

Mô tả:

MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ÁNH HỒNG.............................. 3 I. Lịch sử hình thành và phát triển:........................................................................... 3 II.Quá trình hình thành phát triển -- Sự xuất hiện của một thương hiệu :................ 3 III.Địa chỉ liên lạc: ....................................................................................................3 IV.Sơ đồ tổ chức:...................................................................................................... 4 V.Định vị thương hiệu ÁNH HỒNG:...................................................................... 4 Chương 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM............................. 5 I.Giới thiệu chung về Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 mà công ty áp dụng .................6 1.Cơ sở ................................................................................................................6 2.Phạm vi và đối tượng của tiêu chuẩn .............................................................. 6 3.Nguyên tắc : Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng:........................ 6 4.Các bước áp dụng ............................................................................................7 II.Nội dung yêu cầu trong Tiêu chuẩn ISO 22000:2005.......................................... 7 1.Trao đổi thông tin tác nghiệp – quy trình đánh giá nội bộ ..............................7 2.Quản lý hệ thống – sắp xếp, quản lý hồ sơ ......................................................7 3.Hệ thống thực hành sản xuất tốt – GMP (good manufacturing practices)...... 9 4. Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh – ssop (standard sanitation operating procedure) ........................................................................................12 5.Kế hoạch HACCP ( HACCP – Là Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm ) ................15 III.Những thuận lợi - khó khăn khi áp dụng ISO 22000. 16 6.Thuận lợi : ......................................................................................................16 7.Khó khăn: .......................................................................................................16 Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................... 18 I.Bài học kinh nghiệm của bản thân....................................................................... 18 II.Những chia sẻ của người làm việc Quản lý chất lượng tại công ty. ...................18 III.Kiến nghị với giáo viên – nhà trường................................................................ 20 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀỀ CÔNG TY TNHH ÁNH HÔỀNG I. Lịch sử hình thành và phát triển: - Thập niên 90, Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (GĐ C.ty hiện thời) có một cửa hàng nhỏ tại số 61 Nguyễn Cư Trinh Q1- TP. HCM, và tự chế biến các sản phẩm như: Bánh Flan, Sữa Tươi, Yaourt, Rau Câu … để phục vụ trực tiếp Người Tiêu Dùng tại cửa hàng. - Với tâm nguyện kinh doanh mong muốn :  Có được công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng tự nhiên của nguyên liệu. Hạn sử dụng ngắn, sản phẩm luôn tươi mới.  Đem đến sản phẩm giữ nguyên tối đa tinh chất tự nhiên từ nguyên liệu.  Từ đó Chị Hồng đã có đươc tầm nhìn về mô hình công nghiệp: Sản xuất bánh Flan với số lượng lớn, chất lượng, có bao bì tiện dùng và mẫu mã đẹp … sẽ là một thành công lớn trong tương lai. Danh mục sản phẩm: 5 loại sản phẩm thực phẩm 1. bánh plan 2. thạch dừa 3. yaout 4. rau câu 5. jelly hương trái cây II. Quá trình hình thành phát triển - Sự xuấất hiện c ủa m ột th ương hiệu - Ngày 17/04/1995: mẻ bánh đầu tiên với số lượng 200 hộp Bánh Flan nhãn hiệu Ánh Hồng được đưa ra thị trường, giới thiệu bán tại các cửa hàng tạp hóa có tủ mát. - Ngày 22/12/2000: Khánh thành xưởng sản xuất tại bình Dương với quy mô 700 m2 - Ngày 17/10/2001: Thành lập công ty TNHH Thực Phẩm Ánh Hồng. - Ngày 30/04/2004: Mở rộng xưởng sản xuất với quy mô 2100 m2. - Từ 2007 – 2014: Công ty tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở cho việc kiểm soát và quản lý hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh việc sản xuất sản phẩm, xây dựng hệ thống sản xuất, chiến lược kinh doanh và định vị thương hiệu. -Dự kiến 2015 - 2017 : Đầu tư nhà máy sản xuất mới với quy mô 10.000 m2, tại khu công nghiệp Vsip 1. III. Địa chỉ liên lạc: - 61 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM ĐT: (84.8) 3836.0921 - 3837.8821 Fax: (84.8) 3837.7665 Email: [email protected] Website: www.anhhongfood.com Facebook: https://www.facebook.com/anhhong.foods?ref=tn_tnm IV. V. Sơ đồồ tổ chức Định vị thương hiệu ÁNH HÔỀNG: Chương 2: HỆ THÔỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2005 TCVN ISO 22000:2007 I. Giới thiệu chung vêồ Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 mà cồng ty áp dụng 1. Cơ sở Tiêu chuẩn ISO 22000 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng từ năm 2005, ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Việt Nam biên soạn TCVN ISO 22000:2007 hoàn thành năm 2007 và chính thức áp dụng tại công ty nên còn gọi là ISO 22000:2007. Nó hoàn toàn tương đương với ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này tập trung vào an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 qui định các yêu cầu đối với quản lý an toàn thực phẩm, kết hợp các yếu tố quan trọng sau:  Trao đổi thông tin tác nghiệp.  Quản lý hệ thống(ISO 9001).  Các chương trình tiên quyết.  Các nguyên tắc HACCP. 2. Phạm vi và đốối tượng của tiêu chuẩn  Hệ thống quản lý chất lượng trong cơ sở chế biến thực phẩm  Các quy phạm GMP,SSOP trong cơ sở chế biến thực phẩm  Các nguyên tắc HACCP trong cơ sở chế biến thực phẩm 3. Nguyên tắốc : Tuân thủ 8 nguyên tắốc của Quản lý châốt lượng:  Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng  Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo  Nguyên tắc 3 : Sự tham gia của mọi người  Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình  Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống  Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục  Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện  Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng 4. Các bước áp dụng  Xác định phạm vi áp dụng.  Khảo sát hiện trạng của doanh nghiệp: cơ sở vật chất, thiết bị, con người, nhà cung ứng, tình hình sản xuất. Lập kế hoạch chi tiết vế các công việc cần thực hiện, yêu cầu nguồn lực, tiến độ,  phân công trách nhiệm.  Thực hiện kế hoạch đã lập.  Áp dụng thử, đánh giá nội bộ.  Điều chỉnh, khắc phục sau đánh giá nội bộ.  Chọn tổ chức chứng nhận và đăng ký được chứng nhận.  Duy trì chứng nhận.  Không ngừng cải tiến. II. Nội dung yêu cấồu trong Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 1. Trao đổi thống tin tác nghiệp – quy trình đánh giá nội bộ - 6 tháng đánh giá các phong ban với nhau để tìm ra lỗi không phù hợp. từ đó đưa ra các điểm không phù hợp. - Trưởng các nhóm sẽ tổng hợp lại và trình lên lãnh đạo. - 6 tháng/lần họp xem xét lãnh đạo. - Đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hiệu chỉnh, sửa đổi tiếp theo. 2. Quản lý hệ thốống – sắốp xêốp, quản lý hốồ sơ - form mẫu - Thủ tục ISO 22000:2005 - Thủ tục ISO 22000:2005 - Hồ sơ nguyên vật liệu động vật - Hồ sơ nguyên vật liệu động vật - Hồ sơ nguyên vật liệu phụ gia - Hồ sơ bao bì - Hồ sơ quy trình sản xuất bánh plan - Hồ sơ quy trình sản quất yaourt - Hồ sơ quy trình sản xuất rau câu - Hồ sơ quy trình sản xuất rau câu dừa - Hồ sơ quy trình sản xuất jelly - Hồ sơ quy trình sản xuất jelly uống - Hồ sơ quy trình sản xuất thạch dừa - Hồ sơ SSOP - Hồ sơ sản xuất thành phẩm - Hồ sơ vệ sinh xe giao hàng - Hồ sơ giấy kiểm dịch - Hồ sơ biên bản thông báo - Hồ sơ đề xuất - Hồ sơ định mức sản xuất - Hồ sơ khiếu nại khách hàng - Hồ sơ sản phẩm KHP - Hồ sơ công bố chứng nhận chất lượng - Hồ sơ kết quả thử nghiệm và COA - Hồ sơ ORRP 3. Hệ thốống thực hành sản xuâốt tốốt – GMP (good manufacturing practices) a. GMP là gì? Hệ thống thực hành sản xuất tốt – GMP (Good Manufacturing Practices) là một hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và dược phẩm. b. Các chương trình tên quyêết của GMP:  Nhà xưởng: Thiết kế và xây dựng: + Nhà xưởng phải được thiết kế sao cho ngăn ngừa việc xâm nhập của côn trùng và những ô nhiễm từ bên ngoài, đủ không gian để thực hiện quá trình chế biến thực phẩm. + Nhà xưởng phải có tường màu sáng, các chỗ tiếp nối phải được thiết kế thuận lợi cho việc vệ sinh. Cửa sổ phải được trang bị lưới che, cửa chính phải có bề mặt nhẵn, không thấm và luôn đóng kín. Cuối cùng, nền, tương và trần nhà phải xây dựng bằng các vật liệu chắc chắn, phẵng và dễ làm vệ sinh. + Ánh sáng cũng là yếu tố cần thiết trong nhà xưởng, cần phải cung cấp đầy đủ. Hệ thống không khí được trang bị để tránh sự ngưng tụ hơi nước, sức nóng và bụi. Hệ thống cống được thiết kế thích hợp và tránh nhiễm chéo. Lưu đồ và sự nhiễm chéo: + Dụng cụ và thiết bị phải được nhận diện để tránh sử dụng lẫn lộn và có qui định hướng dẫn sử dụng. + Nghiêm cấm nhân viên di chuyển từ khu vực sơ chế sang khu vực chế biến để tránh nhiễm chéo. + Nhà xưởng phải được thiết kế theo lưu trình một chiều từ đầu váo tới đầu ra, đường đi của nhân viên và thiêt bị theo một chiều để tránh nhiễm chéo cho sản phẩm. + Các khu vực được cách biệt thích gợp để tránh nhiễm chéo. Cơ sở diện tích: + Nhà vệ sinh, phòng thay đồ, nhà ăn: được tách biệt, luôn trong tình trạng vệ sinh và không hướng trực tiếp vào khu vực sản xuất. + Các bồn rửa tay: được trang bị nước và trong khu vực sản xuất một cách thích hợp với xà bông, bàn chải, khăn sử dụng một lần, máy sáy khô tay.  Máy móc thiết bị: Các yêu cầu chung về thiết kế của máy móc và thiết bị; + Các máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm được thiết kế từ các vật liệu không rỉ sét. + Các máy móc được trang bị phù hợp với công nghệ chế biến thực phẩm Lắp đặt thiết bị: + Lắp đặt các thiết bị với các khoảng cách thích hợp sao cho có thể dễ dàng vệ sinh xung quanh và bên dưới. + Các hóa chất, các dầu bôi trơn và các loại sơn sử dụng cho máy móc phải được phê duyệt và phù hợp cho việc chế biến thực phẩm. Bảo trì và hiệu chuẩn thiết bị: + Lập danh mục các thiết bị cần bảo trì và hiệu chuẩn. + Lập kế hoach bảo trì và hiệu chuẩn. + Thuyết lập các hướng dẫn bảo trì và hiệu chuẩn. + Thẩm tra hiệu quả thực hiện bảo trì và hiệu chuẩn. + Lưu hồ sơ bảo trì và hiệu chuẩn.  Nhà cung ứng đảm bảo chất lượng: - Lập tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng. - Thực hiện đánh giá nhà cung ứng. - Lập danh sách nhà cung ứng được chấp nhận. - Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu khi nhận vào. - Lưu hồ sơ đánh giá nhà cung ứng và hồ sơ kiểm tra nguyên vật liệu.  Vệ sinh: - Lập kế hoạch vệ sinh. - Lập qui trình và tiêu chuẩn vệ sinh. - Hóa chất vệ sinh tẩy rửa được phê duyệt. - Các nhân viên được huấn luyện. - Kiểm tra hiệu quả việc vệ sinh bằng phương pháp kiểm tra vi sinh bề mặt tiếp xúc thực phẩm. - Giám sát và lưu hồ sơ vệ sinh.  Kiểm soát côn trùng, động vật: - Thiết lập qui trình kiểm soát côn trùng. - Lập sơ đồ vị trí diệt động vật gây hại. -Các hóa chất được phép sử dụng. - Nhan viên được huấn luyện. - Giám sát các nhà thầu phụ. - Lưu hồ sơ kiểm soát côn trùng. - Các phương pháp được sử dung.  Nhân sự: - Kiếm soát vệ sinh cá nhân. - Thực hiện huấn luyện đào tạo. - Kiếm soát sức khỏe công nhân. - Lưu hồ sơ nhân viên.  Xếp dỡ, lưu kho, bao gói và phân phối: - Xếp dỡ tránh gây hư hỏng và nhiễm chéo - Đóng gói bao bì thích hợp, nhận diện sản phẩm, dán nhãn. - Kiểm soát việc phân phối (vệ sinh xe, nhiệt độ,…) và nhà thầu phụ. - Lưu kho các nguyên vật liệu đầu vào. Các hóa chất, bao bì phải được lưu kho riêng biệt và có sự kiểm soát nhiệt độ thích hợp trong quá trình lưu kho.  Nhận diện, truy vết và thu hồi sản phẩm: - Tất cả các sản phẩm được nhận diện và truy vết qua các công đoạn từ khâu nhập nguyên vật liệu cho đên phân phối qua các hồ sơ chế biến, các thể nhận diện, mã số sản phẩm và bao bì. - Thiết lập qui trình thu hồi sản phẩm khi có sự cố xảy ra ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. 4. Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh – ssop (standard sanitation operating procedure) c. SSOP là gì? SSO cùng GMP, kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Song, GMP là Quy phạm sản xuất, là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, nghĩa là GMP quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố ô nhiêm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Còn SSOP là Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nghĩa là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP. d. Các chương trình tên quyêết của SSOP:  An toàn nguồn nước: - Lập sơ đồ hệ thống cung câp nước. - Kiểm soát hoạt động hệ thống xử lý nước.: + Bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn (kiểm tra đường ống, hiện tượng chảy ngợc, vệ sinh bể chứa nước) + Kiểm tra dư lượng chlorine hàng ngày. + Bơm chlorine đinh lượng và hệ thống kiểm soát tự động. - Kiểm tra chất lượng nước: + Lập kế hoạch và lấy mẫu phân tích. + Xử lý kết quả phân tích.  Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm. - Làm sạch và khử trùng: + Hóa chất và nồng độ sử dụng. + Phương pháp vệ sinh. + Tần suất thích hợp + Giám sát và lưu hồ sơ vệ sinh.  Ngăn ngừa nhiễm chéo: - Kiểm soát sự lưu thông của nguyên liệu, bao bì, sản phẩm, di chuyển của công nhân, phế liệu. - Kiểm soát hoạt động, sự di chuyển của công nhân ở các khu vực có độ sạch khác nhau. - Ngăn cách hoạt động sản xuất các sản phẩm có đọ rủi ro cao, phân biệt các dụng cụ ở từng khu vực có độ sạch khác nhau. - Kiểm soát chiều thông gió và hệ thống xử lý nước thải.  Vệ sinh cá nhân.: - Qui định về bảo hộ lao độngvà vệ sinh cá nhân. - Qui định việc thực hiện rửa vs khử trùng tay. - Giám sát việc thực hiện vệ sinh và lưu hồ sơ. - Thẩm tra hiệu quả việc rửa tay và vệ sinh.  Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn: - Qui định kiểm soát vệ sinh bề mặt tiếp xúc với thực phẩm. - Qui định hoạy động bảo trì và giám sát các dầu bôi trơn. - Kiểm soát sự ngưng tụ hơi nước.  Sử dụng bảo quản hóa chất: - Lập danh mục các hóa chất được phép sử dụng. - Điều kiện bảo quản và sử dụng hóa chất. - Qui định sử dụng và ghi nhãn các loại hóa chất (phải nhận diện rõ các hóa chất độc hại) - Hướng dẫn và đao tạo sử dụng. - Giám sát việc xuất nhập và sử dụng hóa chất hàng ngày.  Sức khỏe công nhân: - Kiểm tra sức khỏe định kỳ. - Giám sát tình trạng sức khỏe công nhân hàng ngày. - Thông báo và kiểm tra sức khỏe khách tham quan. - Lưu sổ theo dõi sức khỏe công nhân và hồ sơ xử lý.  Kiểm soát động vật gây hại: - Lập qui trình kiểm soát động vật gây hại. - Lập hồ sơ, kế hoạch đặt bẫy và phun xịt. - Thực hiện và giám sát theo kế hoạch. - Lưu hồ sơ.  Kiểm soát chất thải: - Chất thải rắn: kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, chứa đựng, tần suất và trách nhiệm người thực hiện. - Chất thải lỏng: kiểm soát hoạt động của hệ thống thoát nước, vệ sinh và bảo trì, kiểm soát sự chảy ngược. 5. Kêố hoạch HACCP ( HACCP – Là Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm ) - Phải lập thành văn bản kế hoạch HACCP và phải có các thông tin sau cho từng điểm kiểm soát tới hạn (CCP) đã được nhận biết: a) Mối nguy hại về an toàn thực phẩm cần kiểm soát tại CCP b) Biện pháp kiểm soát c) Giới hạn tới hạn d) Thủ tục theo dõi e) Khắc phục và các hành động khắc phục cần tiến hành nếu vượt quá các giới hạn tới hạn f) Trách nhiệm và quyền hạn g) Hồ sơ theo dõi. - Phải thiết lập các giới hạn tới hạn để đảm bảo không vượt quá mức chấp nhận đã xác định về mối nguy hại an toàn thực phẩm của sản phẩm cuối và các giới hạn tới hạn phải đo lường được. - Hệ thống theo dõi phải bao gồm các quy trình, hướng dẫn và hồ sơ có liên quan về: a) Các phép đo hoặc giám sát cung cấp kết quả trong một khoảng thời gian thích hợp; b) Thiết bị theo dõi được sử dụng; c) Các phương pháp hiệu chuẩn thích hợp. d) Tần suất theo dõi; e) Trách nhiệm và quyền hạn liên quan tới việc theo dõi và đánh giá kết quả theo dõi; f) Các yêu cầu và phương pháp của hồ sơ. - Các phương pháp và tần suất theo dõi phải cho phép xác định kịp thời điểm giới hạn tới hạn bị vượt quá để cách ly sản phẩm trước khi sản phẩm đó được sử dụng hoặc tiêu dùng. III. Những thuận lợi - khó khăn khi áp dụng ISO 22000. 6. Thuận lợi :  Đối với nhà máy của công ty là nhà máy mới, áp dụng GMP sẽ tạo được môi trường, cơ sở vật chất phù hợp ngay từ đầu, đảm bảo sản xuất được sản phẩm đạt mục tiêu. Quan trọng nhất là tạo thương hiệu cho công ty ( ISO quốc tế )  Nhà nước đã ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải áp dụng HACCP.  Các doanh nghiệp và các ngành muốn áp dụng thành công HACCP đều phải tuân thủ những yêu cầu về cơ sở vật chất và vệ sinh theo GMP. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng và các yêu cầu cấp thiết về vệ sinh công nghiệp chưa được đảm bảo thì việc đầu tiên là phải giải quyết các việc đó trước. Chính vì vậy mà GMP được gọi là hệ thống tiền đề, tiên quyết, còn HACCP là hệ thống bổ trợ cho các cơ sở đã áp dụng GMP nhưng muốn kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn. Muốn áp dụng HACCP thí các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng GMP trước, không có GMP thì không thể có HACCP.  Kiểm soát hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình một cách chặt chẽ nhất. Bên cạnh kiểm soát được mối liên quan đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. Nếu có sai xót thì dễ dàng truy tìm được nguyên nhân một cách chính xác, nhanh chóng. 7. Khó khắn:  Phải thay đổi thói quen trong sản xuất, vệ sinh. Khi mà ý thức của công nhân viên chưa cao.  Mặt bằng nhà máy có diện tích không đủ yêu cầu.  Quy trình sản xuất có sẵn không phù hợp yêu cầu của GMP: có khu vực gây ô nhiễm chéo, cơ sở vật chất của hoạt động vệ sinh công nghiệp còn thiếu.  Dây chuyền công nghệ chưa phù hợp yêu cầu của GMP, cần có kinh phí sửa chữa nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị mới.  Công nhân không thực hiện đúng các quy định theo yêu cầu: Cần chuẩn bị nguồn nhân lực có chất xám. Một nhà máy đạt chuẩn GMP cần có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn biết và tự giác áp dụng, có khả năng phân tích, điều khiển các thiết bị kỹ thuật, vật tư chuyên ngành. Vấn đề này muốn thực hiện được cần phải có sự chuẩn bị và đào tạo trước đó một vài năm.  Chính vì những vấn đề về diện tích nhà máy, dây chuyền sản xuất, nhân công, … mà đòi hỏi phải tốn chi phí rất cao của công ty ( khoảng 4 tỷ gồm 3 tỷ 3 cho cơ sở vật chất và 700 triệu cho chi phí khác ( tư vấn, lãnh đạo, … ) Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. Bài học kinh nghiệm của bản thấn - Trước khi đi kiến tập tại nhà máy, phải tìm hiểu rõ và có ghi chép những vấn đề liên quan: tìm hiểu về ISO, về công ty, công nhân viên, … Bên cạnh phải nắm rõ đường đi xuống nhà máy, tránh trễ hẹn vì tắt đường hay tìm đường đi, để không ảnh hưởng đến hiệu quả và tránh mất thời gian của buổi kiến tập. - Khi xuống nhà máy sản xuất thực phẩm, không trang điểm quá đậm, quần áo thoải mái, lịch sự; tóc buộc cao, gọn gang; móng tay cắt ngắn, sạch sẽ. Và mang giày dép dễ tháo để thuận tiện cho việc di chuyển từ văn phòng xuống nhà máy, qua các phòng ban, căn tin, khu sản xuất, … - Nên có buổi trao đổi trước với nhân viên công ty, người trực tiếp hướng dẫn kiến tập để tránh mất thời gian và đạt hiệu quả cao cho buổi kiến tập. II. Những chia sẻ của người làm việc Quản lý chấất lượng tại cồng ty. Vì công ty Ánh Hồng là công ty sản xuất, tiêu dùng hàng thực phẩm nên: - Quy trình sản xuất tại công ty luôn phải đảm bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. Mỗi nhân viên khi di chuyển ra vào các phòng ( phòng vệ sinh, phòng bảo hộ lao động, căn tin, văn phòng, …) đều phải rửa tay đủ 9 bước, thay quần áo lao động, tóc, móng tay gọn gàng, sạch sẽ. - Khi ra vào nơi nguyên vật liệu, nơi sản xuất phải mang ủng, không được chạm tay trực tiếp vào thành phẩm. - Hồ sơ quản lý chất lượng của công ty tại nhà máy luôn phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Khi muốn xem hồ sơ, kiểm tra, báo cáo, … phải thông báo cho người có chức trách, trách việc làm lộn xộn hồ sơ hay mất mát. - III. Kiêấn nghị với giáo viên – nhà trường. - Giáo viên hướng dẫn cụ thể hơn, yêu cầu rõ ràng hơn cho sinh viên trước khi đi kiến tập để các công ty thấy được sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của sinh viên khi liên kết với nhà trường và doanh nghiệp. - Nếu có thể, nhà trường nên tổ chức thường xuyên hơn cho sinh viên nhiều buổi kiến tập trong nhiều môn khác để sinh viên có them kinh nghiệm thực tế, bổ ích cho việc học tập trên lớp và việc tìm kiếm việc làm sau này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng