Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở việt nam 2008...

Tài liệu Báo cáo gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở việt nam 2008

.PDF
110
305
124

Mô tả:

Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2011 Dự án VINE Tác giả ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường Đại học Y tế Công cộng, Việt Nam CN. Trần Khánh Long, Trường Đại học Y tế Công cộng, Việt Nam CN. Bùi Ngọc Linh, Trường Đại học Y tế Công cộng, Việt Nam GS. TS. Theo Vos, Trường Sức khỏe dân số, Đại học Queensland, Úc TS. Ngô Đức Anh, Trường Sức khỏe dân số, Đại học Queensland, Úc TS. Nguyễn Thanh Hương, Trường Đại học Y tế Công cộng, Việt Nam Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tổ chức Atlantic Philanthropies đã tài trợ cho dự án “Cung cấp các bằng chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam” (dự án VINE). Nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” là một cấu phần của dự án VINE. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang ii Dự án VINE MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................................ viii TÓM TẮT............................................................................................................................ 1 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 3 2. MỤC TIÊU ...................................................................................................................... 4 2.1. MỤC TIÊU CHUNG................................................................................................................4 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ...............................................................................................................4 3. PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................................ 5 3.1. ƯỚC TÍNH TỬ VONG ............................................................................................................5 3.2. SỐ NĂM SỐNG MẤT ĐI DO TỬ VONG SỚM (YLL)...........................................................8 3.3. SỐ NĂM SỐNG MẤT ĐI DO TÀN TẬT (YLD).....................................................................9 3.4. CÁC NHÓM BỆNH HOẶC CHẤN THƯƠNG .......................................................................9 3.5. DÂN SỐ ................................................................................................................................11 3.6. CHIẾT KHẤU .......................................................................................................................11 3.7. TRỌNG SỐ BỆNH TẬT........................................................................................................12 3.8. TRỌNG SỐ TUỔI .................................................................................................................14 3.9. TỶ LỆ MỚI MẮC VÀ THỜI GIAN MẮC.............................................................................15 4. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH VÀ CHẤN THƯƠNG ............................................ 17 4.1. LAO.......................................................................................................................................17 4.2. HIV/AIDS..............................................................................................................................17 4.3. TIÊU CHẢY ..........................................................................................................................18 4.4. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP ....................................................................................................18 4.5. UNG THƯ .............................................................................................................................19 4.6. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .............................................................................................................20 4.7. CÁC BỆNH TÂM THẦN KINH............................................................................................21 Rối loạn do lạm dụng rượu ....................................................................................................21 Rối loạn lo âu ........................................................................................................................21 Mất trí nhớ ............................................................................................................................21 Trầm cảm..............................................................................................................................22 Lạm dụng ma túy ..................................................................................................................22 Động kinh .............................................................................................................................22 Tâm thần phân liệt.................................................................................................................23 Trường Đại học Y tế Công cộng Trang iii Dự án VINE 4.8. CÁC KHUYẾT TẬT VỀ GIÁC QUAN .................................................................................23 Khiếm thị ..............................................................................................................................23 Khiếm thính ..........................................................................................................................24 4.9. BỆNH MẠCH VÀNH (ISCHEMIC HEART DISEASE) .......................................................24 4.10. ĐỘT QỤY............................................................................................................................25 4.11. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) ...............................................................26 4.12. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP (OSTEOARTHRITIS).............................................................26 4.13. CHẤN THƯƠNG ................................................................................................................27 5. KẾT QUẢ...................................................................................................................... 29 5.1. TỬ VONG VÀ KỲ VỌNG SỐNG.........................................................................................29 5.2. GÁNH NẶNG DO TỬ VONG Ở VIỆT NAM (YLL) ............................................................30 5.3. SỐ NĂM SỐNG TÀN TẬT (YLD)........................................................................................34 5.4. SỐ NĂM SỐNG TÀN TẬT HIỆU CHỈNH (DALYs) ............................................................39 5.5. MÔ HÌNH GÁNH NẶNG BỆNH TẬT THEO TUỔI VÀ GIỚI .............................................46 5.6. CÁC BỆNH VÀ CHẤN THƯƠNG CỤ THỂ.........................................................................53 Các bệnh truyền nhiễm ..........................................................................................................54 Ung thư .................................................................................................................................56 Đái tháo đường......................................................................................................................59 Các bệnh tâm thần kinh .........................................................................................................60 Các khuyết tật về giác quan ...................................................................................................62 Bệnh tim mạch ......................................................................................................................64 Bệnh cơ xương khớp .............................................................................................................67 Chấn thương..........................................................................................................................69 BÀN LUẬN ....................................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 79 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 82 Trường Đại học Y tế Công cộng Trang iv Dự án VINE DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các cụm điều tra nguyên nhân tử vong theo các trường Đại học Y .....................................7 Bảng 2. 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong theo giới ...............................................................29 Bảng 3. 10 nguyên nhân hàng đầu của YLL theo giới....................................................................34 Bảng 4. 10 nguyên nhân hàng đầu của YLD theo giới ...................................................................39 Bảng 5. 10 nguyên nhân hàng đầu của DALYs theo giới...............................................................46 Bảng 6. 10 nguyên nhân hàng đầu của DALYs ở lứa tuổi 0-14 ở cả hai giới..................................47 Bảng 7. 10 nguyên nhân hàng đầu của DALYs ở lứa tuổi 15-44 theo giới .....................................49 Bảng 8. 10 nguyên nhân hàng đầu của DALYs ở lứa tuổi 45-69 theo giới .....................................51 Bảng 9. 10 nguyên nhân hàng đầu của DALYs ở lứa tuổi 70+ theo giới ........................................53 Bảng 10. Các nguồn số liệu hiện mắc, mới mắc và vấn đề về chất lượng số liệu của các bệnh/chấn thương chính .................................................................................................................................77 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 1. Mô hình cơ bản của bệnh sử dụng trong DISMOD2 ......................................................... 16 Hình 2. Mô hình chung của ung thư sử dụng trong tính toán YLD (bao gồm khoảng trọng số bệnh tật và thời gian mắc)...................................................................................................................... 20 Hình 3. YLL của 3 nhóm bệnh lớn, Việt Nam 2008 ...................................................................... 30 Hình 4. YLL của 3 nhóm bệnh lớn theo giới, Việt Nam 2008........................................................ 30 Hình 5. YLL của các phân nhóm bệnh ở nam giới, Việt Nam 2008 ............................................... 31 Hình 6. YLL của các phân nhóm bệnh ở nữ giới, Việt Nam 2008.................................................. 31 Hình 7. YLL của 3 nhóm bệnh lớn theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008 ............................................. 32 Hình 8. YLL của 3 nhóm bệnh lớn theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008 ................................................ 32 Hình 9. YLL của các phân nhóm bệnh theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008........................................ 33 Hình 10. YLL của các phân nhóm bệnh theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008 ........................................ 33 Hình 11. YLD của 3 nhóm bệnh lớn, Việt Nam 2008 .................................................................... 34 Hình 12. YLD của 3 nhóm bệnh lớn theo giới, Việt Nam 2008 ..................................................... 35 Hình 13. YLD của các phân nhóm bệnh ở nam, Việt Nam 2008 .................................................... 35 Hình 14. YLD của các phân nhóm bệnh ở nữ, Việt Nam 2008....................................................... 36 Hình 15. YLD của 3 nhóm bệnh lớn theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008 ........................................... 36 Hình 16. YLD của 3 nhóm bệnh lớn theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008.............................................. 37 Hình 17. YLD của các phân nhóm bệnh theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008 ..................................... 37 Hình 18. YLD của các phân nhóm bệnh theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008 ....................................... 38 Hình 19. DALYs của 3 nhóm bệnh lớn, Việt Nam 2008................................................................ 40 Hình 20. Tỷ lệ YLL và YLD trong tổng gánh nặng bệnh tật theo giới, Việt Nam 2008................. 40 Hình 21. DALYs của các phân nhóm bệnh, Việt Nam 2008 .......................................................... 41 Hình 22. DALYs của 3 nhóm bệnh lớn theo giới, Việt Nam 2008 ................................................. 41 Hình 23. DALYs của các phân nhóm bệnh ở nam, Việt Nam 2008................................................ 42 Hình 24. DALYs của các phân nhóm bệnh ở nữ, Việt Nam 2008 .................................................. 42 Hình 25. DALYs của 3 nhóm bệnh lớn theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008....................................... 43 Hình 26. DALYs của 3 nhóm bệnh lớn theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008 ......................................... 44 Hình 27. DALYs của các phân nhóm bệnh theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008 ................................. 44 Hình 28. DALYs của các phân nhóm bệnh theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008.................................... 45 Trường Đại học Y tế Công cộng Trang v Dự án VINE Hình 29. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 0-14, Việt Nam 2008 .................................. 47 Hình 30. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 15-44 ở nam, Việt Nam 2008 ..................... 48 Hình 31. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 15-44 ở nữ, Việt Nam 2008........................ 48 Hình 32. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 45-69 ở nam, Việt Nam 2008 ..................... 50 Hình 33. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 45-69 ở nữ, Việt Nam 2008........................ 50 Hình 34. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 70+ ở nam, Việt Nam 2008 ........................ 52 Hình 35. DALYs của các phân nhóm bệnh ở lứa tuổi 70+ ở nữ, Việt Nam 2008........................... 52 Hình 36. YLL và YLD của các bệnh chính, Việt Nam 2008 .......................................................... 54 Hình 37. Gánh nặng bệnh tật của các bệnh truyền nhiễm theo giới, Việt Nam 2008...................... 54 Hình 38. Bình quân DALYs (trên 100.000 dân) của các bệnh truyền nhiễm theo tuổi ở nam, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 55 Hình 39. Bình quân DALYs (trên 100.000 dân) của các bệnh truyền nhiễm .................................. 56 theo tuổi ở nữ, Việt Nam 2008 ...................................................................................................... 56 Hình 40. DALYs của các loại ung thư theo giới, Việt Nam 2008................................................... 57 Hình 41. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các loại ung thư ............................................... 58 ở nam giới, Việt Nam 2008 ........................................................................................................... 58 Hình 42. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các loại ung thư ............................................... 58 ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................. 58 Hình 43. DALYs của bệnh đái tháo đường theo giới, Việt Nam 2008............................................ 59 Hình 44. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của bệnh đái tháo đường theo tuổi ở nam giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 59 Hình 45. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của bệnh đái tháo đường theo tuổi ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 60 Hình 46. DALYs của các bệnh tâm thần kinh theo giới, Việt Nam 2008........................................ 60 Hình 47. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh tâm thần kinh .................................... 61 ở nam giới, Việt Nam 2008 ........................................................................................................... 61 Hình 48. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh tâm thần kinh .................................... 62 ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................. 62 Hình 49. DALYs của các khuyết tật về giác quan theo giới, Việt Nam 2008.................................. 62 Hình 50. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các khuyết tật về giác quan ở nam giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 63 Hình 51. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các khuyết về giác quan................................... 63 ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................. 63 Hình 52. DALYs của các bệnh tim mạch theo giới, Việt Nam 2008 .............................................. 64 Hình 53. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh tim mạch ........................................... 65 ở nam giới, Việt Nam 2008 ........................................................................................................... 65 Hình 54. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh tim mạch ........................................... 65 ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................. 65 Hình 55. Gánh nặng của các bệnh đường hô hấp theo giới, Việt Nam 2008 ................................... 66 Hình 56. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh đường hô hấp .................................... 66 ở nam giới, Việt Nam 2008 ........................................................................................................... 66 Hình 57. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh đường hô hấp .................................... 67 ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................. 67 Hình 58. Gánh nặng bệnh tật của các bệnh cơ xương khớp theo giới, Việt Nam 2008.................... 67 Hình 59. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh cơ xương khớp .................................. 68 ở nam giới, Việt Nam 2008 ........................................................................................................... 68 Trường Đại học Y tế Công cộng Trang vi Dự án VINE Hình 60. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các bệnh cơ xương khớp .................................. 68 ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................. 68 Hình 61. DALYs của các chấn thương không chủ định theo giới, Việt Nam 2008 ......................... 69 Hình 62. Gánh nặng do tử vong sớm và gánh nặng do tàn tật của các chấn thương không chủ định, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 70 Hình 63. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các các chấn thương không chủ định ở nam giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 71 Hình 64. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các các chấn thương không chủ định ở nữ giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 71 Hình 65. DALYs của chấn thương có chủ định theo giới, Việt Nam 2008 ..................................... 72 Hình 66. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các các chấn thương có chủ định ở nam giới, Việt Nam 2008.............................................................................................................................. 73 Hình 67. Bình quân DALYs trên 100.000 dân của các các chấn thương có chủ định ở nữ giới, Việt Nam 2008 ..................................................................................................................................... 73 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phân nhóm bệnh tương ứng với mã ICD-10.................................................................83 Phụ lục 2. Trọng số bệnh tật ..........................................................................................................85 Phụ lục 3. Tử vong theo giới tính, tuổi và nguyên nhân .................................................................93 Phụ lục 4. YLL theo giới tính, tuổi và nguyên nhân.......................................................................95 Phụ lục 5. YLD theo giới tính, tuổi và nguyên nhân ......................................................................97 Phụ lục 6. DALY theo giới tính, tuổi và nguyên nhân ...................................................................99 Phụ lục 7. Tỷ lệ hiện mắc YLD theo giới tính, tuổi và nguyên nhân ............................................101 Trường Đại học Y tế Công cộng Trang vii Dự án VINE CHỮ VIẾT TẮT BoD Gánh nặng bệnh tật (Burden of Disease) COPCORD Chương trình định hướng cộng đồng kiểm soát bệnh thấp khớp (Community-Oriented Program for the Control of Rheumatic Disease) COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính DALY Năm sống tàn tật hiệu chỉnh (Disability-adjusted life years) DW Trọng số bệnh tật (disability weight) GBD study Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden of Disease study) HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ICD Hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế PTO method Phương pháp Hoán đổi về con người (Person Trade-Off method) VA Điều tra nguyên nhân tử vong sử dụng phương pháp phỏng vấn (Verbal autopsy) VINE Project Dự án “Cung cấp bằng chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam” VMIS Điều tra Chấn thương Liên trường ở Việt Nam (Vietnam Multi-center Injury Survey) WHO Tổ chức Y tế Thế giới YLD Số năm sống tàn tật (Years lived with disability) YLL Số năm sống mất đi do tử vong sớm (Years of life lost) Trường Đại học Y tế Công cộng Trang viii Dự án VINE TÓM TẮT GÁNH NẶNG BỆNH TẬT DO TỬ VONG SỚM (YLL)  Gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm của các bệnh và chấn thương ở nam giới của Việt Nam năm 2008 là 4,1 triệu YLL và ở nữ giới là 2,7 triệu YLL.  Các nguyên nhân chính của YLL năm 2008 bao gồm các bệnh tim mạch (24%), ung thư (21%) và chấn thương không chủ định (17%).  Đột quỵ (14%), tai nạn giao thông (9%) và ung thư gan (7%) là các nguyên nhân chính gây tử vong ở nam giới.  Đột quỵ (17%), tai nạn giao thông (4%) và viêm phổi (4%) là 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở nữ giới.  10 nguyên nhân hàng đầu của YLL đóng góp 58% trong tổng gánh nặng do tử vong sớm ở nam và 51% trong tổng gánh nặng do tử vong sớm ở nữ. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT DO TÀN TẬT (YLD)  Gánh nặng bệnh tật do tàn tật của cả hai giới của Việt nam năm 2008 đều là 2,7 triệu YLD.  Các bệnh tâm thần kinh (33%), chấn thương không chủ định (20%) và các khuyết tật về giác quan (8%) là ba nhóm nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng do tàn tật cho nam giới.  Bệnh tâm thần kinh (41%), các khuyết tật giác quan (11%) and bệnh cơ xương khớp (10%) là 3 nguyên nhân chính gây nên gánh nặng bệnh tật cho nữ  Lạm dụng rượu (14%), trầm cảm (11%) và tai nạn giao thông (8%) là ba nguyên hàng đâu gây nên gánh nặng bệnh tật không tử vong của nam giới trong khi 3 nguyên nhân này ở nhóm nữ giới là trầm cảm (29%), khuyết tật về mắt (10%), thoái hóa khớp (9%).  Mười nguyên nhân hàng đầu của YLD đóng góp 71% trong tổng gánh nặng do tàn tật ở nam và 81% trong tổng gánh nặng do tàn tật ở nữ. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 1 Dự án VINE GÁNH NẶNG BỆNH TẬT  Tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 là 12,3 triệu DALYs, trong đó gánh nặng bệnh tật ở nam giới chiếm 56% tổng gánh nặng.  Gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm chiếm 56% tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 60% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 50% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ.  Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không truyền nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ.  Chấn thương không chủ định (18%), các bệnh tim mạch (17%) và các bệnh tâm thần kinh (14%) là các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở nam giới trong khi ở nữ giới các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật là các bệnh tâm thần kinh (22%), các bệnh tim mạch (18%) và ung thư (12%).  Ở nam giới, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (10%), tiếp đến là tai nạn giao thông (8%) và các rối loạn do lạm dụng rượu (5%).  Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (12%), tiếp đến là đột quỵ (10%) và khiếm thị (4%).  Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phổi) là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật.  Tai nạn giao thông và HIV/AIDS chiếm một phần tư tổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới độ tuổi 15-44. Trầm cảm và tai nạn giao thông chiếm 32% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ giới độ tuổi này.  Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam (14%) và nữ (9%) độ tuổi 45-69. Ở độ tuổi trên 70, đột quỵ gây ra 22% tổng DALYs ở nam và 24% tổng DALYs ở nữ. CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU  Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều số liệu dịch tễ học có chất lượng cao có thể sử dụng để tính toán gánh nặng bệnh tật. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 2 Dự án VINE  Thiếu sự nhất quán giữa kết quả của các nghiên cứu/điều tra khác nhau về một bệnh.  Nên có một trung tâm lưu trữ số liệu chi tiết của các nghiên cứu/điều tra để từ đó các nhà nghiên cứu có thể phân tích sâu và giám sát chất lượng số liệu.  Cần đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống ghi nhận tử vong và số liệu trong bệnh viện. 1. GIỚI THIỆU Nhu cầu về sử dụng dịch vụ y tế ngày càng tăng do sự tăng lên về dân số đặt ra một thách thức cho tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Nguồn lực hạn chế đòi hỏi chính phủ các nước phải cân nhắc kỹ trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Thiếu các bằng chứng khoa học định hướng cho việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực là rào cản chính đối với việc xây dựng chính sách y tế. Việc ra quyết định đúng đắn trong phân bổ nguồn lực (dựa trên các tác động về sức khỏe) phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có các thông tin chính xác và có thể dùng để so sánh. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Harvard và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng một phương pháp tổng quát để đo lường những mất mát về mặt sức khỏe của quần thể cho Báo cáo Phát triển Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 1993. Mất mát về sức khỏe được đo lường bằng chỉ số DALY - năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (sau đây chúng tôi sẽ gọi là Năm sống tàn tật hiệu chỉnh) cho phép đo lường kết hợp gánh nặng do tử vong và tàn tật. Về phương diện chính sách, chỉ số DALY có ưu điểm là cho phép đo lường tình trạng sức khỏe của quần thể bằng một chỉ số tổng hợp cả tác động của tử vong và tàn tật lên sức khỏe. Điều này cho phép so sánh quy mô của các vấn đề sức khỏe khác nhau và so sánh chi phí-hiệu quả của các can thiệp cho một vấn đề sức khỏe hay cho một số bệnh. Thông tin về quy mô của các vấn đề sức khỏe hiện tại và trong tương lai, cùng với thông tin về khả năng đáp ứng dịch vụ y tế bằng các can thiệp có tính chi phí - hiệu quả là những thông tin rất hiệu quả dành cho các nhà hoạch định chính sách. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 3 Dự án VINE Mục đích của Nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” là đo lường gánh nặng của bệnh và chấn thương ở Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp của nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” (GBD). Báo cáo này cung cấp các thông tin dịch tễ học nhất quán cho một danh sách bệnh và chấn thương ở Việt Nam năm 2008. Theo sau báo cáo này sẽ là báo cáo về gánh nặng bệnh tật của một số yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” là một cấu phần của dự án “Cung cấp các bằng chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam” (VINE) trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Y tế, trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y tế công cộng và Đại học Queensland-Úc. Các nghiên cứu viên của trường Đại học Y tế công cộng và Đại học Queensland chịu trách nhiệm thực hiện nghiên cứu này trên cơ sở sử dụng thông tin về nguyên nhân tử vong của nghiên cứu Điều tra nguyên nhân tử vong bằng phương pháp phỏng vấn (VA) và các thông tin thu thập từ các nghiên cứu dịch tễ học hoặc các nguồn số liệu khác. Kết quả của hai nghiên cứu này được sử dụng cho các đánh giá chi phí – hiệu quả thuộc cấu phần thứ ba của dự án VINE. 2. MỤC TIÊU 2.1 MỤC TIÊU CHUNG Cung cấp đánh giá tổng thể về gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm và tàn tật theo từng nguyên nhân bệnh và loại chấn thương. 2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ  Ước lượng tỷ lệ tử vong của Việt Nam năm 2008 theo tuổi và giới.  Cung cấp các số liệu mới mắc, hiện mắc, tử vong và thời gian mắc theo tuổi và giới của từng bệnh và loại chấn thương một cách đồng nhất.  Đo lường gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm, do tàn tật và do cả hai phần này (chỉ số DALY). Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 4 Dự án VINE 3. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” chủ yếu sử dụng phương pháp của nghiên cứu GBD. Nghiên cứu GBD lần đầu tiên được thực hiện vào đầu những năm 1990 với mục tiêu đo lường gánh nặng của bệnh và chấn thương của các quần thể khác nhau và xác định các vấn đề sức khỏe chính trên toàn cầu [1]. Phương pháp của nghiên cứu cho phép lượng hóa tất cả các tình trạng bệnh/chấn thương bằng một chỉ số tổng hợp gọi là chỉ số DALY. DALYs của một bệnh hay tình trạng sức khỏe được tính bằng tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm (YLL) trong quần thể và số năm sống “khỏe mạnh” mất đi do tàn tật (hoặc số năm phải sống với bệnh hay tình trạng sức khỏe đó) (YLD) của các trường hợp mới mắc bệnh hay tình trạng sức khỏe đó: DALY = YLL + YLD DALYs trong nghiên cứu GBD được chiết khấu ở mức 3% và áp dụng trọng số tuổi trong khi DALYs của nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” cũng được chiết khấu nhưng không áp dụng trọng số tuổi. Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc áp dụng trọng số tuổi với ý nghĩa gán cho những người ở độ tuổi lao động có trách nhiệm xã hội cao hơn trẻ em và người già [2]. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp trọng số bệnh tật (DW) của nghiên cứu GBD và nghiên cứu của Hà Lan [3], trong đó nghiên cứu của Hà Lan tính toán DW chi tiết hơn cho các mức độ trầm trọng của bệnh. 3.1. ƯỚC TÍNH TỬ VONG Số liệu tử vong theo nguyên nhân được tính dựa trên điều tra đại diện quốc gia về nguyên nhân tử vong sử dụng phương pháp xác định nguyên nhân tử vong bằng phương pháp phỏng vấn (VA) thực hiện tại 192 xã của 16 tỉnh thành đại diện cho 5 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam là Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, Quảng Ninh, Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 5 Dự án VINE Hải Dương, Thanh Hóa, Bình Định, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang. Điều tra sử dụng kỹ thuật chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn với đơn vị mẫu đầu tiên là tỉnh thành và hộ gia đình là đơn vị lên danh sách (listing units). Mẫu nghiên cứu gồm có 668.142 hộ gia đình với 2.616.056 người, đại diện cho khoảng 3% dân số Việt Nam. Ghi nhận tử vong Danh sách những trường hợp tử vong trong khoảng thời gian 01/01/2008 đến 31/12/2008 được lấy từ 3 hệ thống sổ sách ghi nhận tại tuyến xã: ghi nhận của trạm y tế xã, ghi nhận của Ủy ban nhân dân xã và ghi nhận của cơ quan dân số. Với mỗi trường hơp tử vong, các thông tin về người chết (tuổi, giới, ngày mất) và địa chỉ hộ gia đình được ghi lại nhằm thuận tiện cho việc tìm hộ gia đình để phỏng vấn về nguyên nhân tử vong. Xác định nguyên nhân tử vong Giai đoạn 2 của quá trình thu thập số liệu về tử vong là phỏng vấn người chăm sóc chính của người đã mất. Ở Việt Nam, điều tra nguyên nhân tử vong sử dụng phương pháp phỏng vấn lần đầu tiên được áp dụng để ước tính tử vong mẹ và tử vong sơ sinh [4] và sau đó là xác định nguyên nhân tử vong ở người trưởng thành tại Fila Bavi, một hệ thống giám sát dân số cách Hà Nội khoảng 1 giờ đi bằng ô tô [5, 6]. Để điều tra nguyên nhân tử vong sử dụng phương pháp phỏng vấn cho toàn quốc, bộ câu hỏi chuẩn của WHO đã được chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam dựa trên những kinh nghiệm thu được qua nghiên cứu tại Fila Bavi. Bộ câu hỏi bao gồm 2 phiếu: một phiếu phỏng vấn cho các trường hợp tử vong chu sinh và trẻ dưới 12 tuổi và phiếu thứ 2 cho các trường hợp tử vong vị thành niên và người trưởng thành. Bộ câu hỏi thu thập các thông tin về (i) gia đình và các đặc điểm dân số học; (ii) các dấu hiệu và triệu chứng thông qua bảng kiểm; (iii) các câu hỏi mở để tìm ra các thông tin về tình trạng ốm đau/bệnh tật dẫn đến tử vong; và (iv) thông tin về việc tiếp cận dịch vụ y tế trong khoảng thời gian ốm đau trước khi chết. Bản tiếng Anh của bộ câu hỏi đã được dịch ra tiếng Việt và thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức cho nghiên cứu. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 6 Dự án VINE Ở mỗi xã được chọn, 2 điều tra viên được tuyển là nhân viên trạm y tế (y tá hoặc nữ hộ sinh) và cán bộ dân số. Điều tra viên được tập huấn trong 3 ngày về các kỹ năng phỏng vấn điều tra nguyên nhân tử vong. Quá trình tập huấn tập trung vào kỹ thuật làm dịu nỗi đau và các kỹ năng truyền thông để động viên người chăm sóc chính của người đã mất tham gia vào cuộc phỏng vấn và đưa ra các câu trả lời chính xác, đầy đủ. Ngoài ra, điều tra viên cũng được tập huấn đầy đủ các nội dung của bộ câu hỏi, mục đích chính của từng câu hỏi và hướng dẫn cụ thể cách ghi lại các câu trả lời. Phương pháp tập huấn gồm có thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai và thực hành. Trong quá trình tập huấn cũng đề cập đến việc các kiến thức về y khoa của điều tra viên có thể gây nhiễu/sai lệch kết quả phỏng vấn và hướng dẫn cụ thể cách hỏi và ghi lại câu trả lời cho từng câu hỏi là phương pháp để hạn chế yếu tố nhiễu này. Quá trình điều tra nguyên nhân tử vong được điều phối bởi 5 trường đại học Y Dược là Đại học Y Dược Thái Nguyên và Đại học Y Hà Nội ở miền Bắc, Đại học Y Dược Huế ở miền Trung, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y Dược Cần Thơ ở miền Nam. Để thuận tiện cho việc chuẩn bị và điều phối, 16 tỉnh thành được chia thành 5 cụm (Bảng 1) tương ứng với vị trí địa lý của mỗi trường. Mỗi trường chịu trách nhiệm thu thập thông tin về nguyên nhân tử vong, thẩm định lại phiếu điều tra để xác định nguyên nhân tử vong và mã hóa nguyên nhân tử vong vào các nhóm. Điều tra hoàn thành trong 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2009. Bảng 1. Các cụm điều tra nguyên nhân tử vong theo các trường Đại học Y STT Tên trường Đại học Y Tỉnh phụ trách 1 Hà Nội Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa 2 Thái Nguyên Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La 3 Huế Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa 4 HCM HCM, Lâm Đồng, Bình Dương 5 Cần Thơ Cần Thơ, An Giang Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 7 Dự án VINE Tổng số 9.293 phiếu điều tra đã được thẩm định bởi một nhóm các bác sỹ y khoa có kinh nghiệm tại mỗi trường Đại học Y Dược và nhóm này xác định nguyên nhân tử vong vào phiếu xác định nguyên nhân tử vong chuẩn [7]. Nguyên nhân chính gây tử vong được xác định và mã hóa theo Hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế phiên bản 10 (ICD-10) bởi các bác sỹ y khoa đã được học về mã hóa ICD và có khả năng tiếng Anh tốt (có thể sử dụng phiên bản tiếng Anh của ICD-10). Phân tích thống kê Có nhiều phương pháp gián tiếp như phương pháp Preston-Coale [8] nhằm đánh giá tính chưa đầy đủ của hệ thống ghi nhận tử vong. Khi sử dụng phương pháp này đối với các trường hợp tử vong được ghi nhận trong Điều tra biến động dân số năm 2006 của Tổng Cục thống kê, kết quả về tính đầy đủ rất thấp của hệ thống ghi nhận tử vong (54% đối với tử vong ở nam và 69% đối với tử vong ở nữ) có vẻ không hợp lý. Vì vậy, chúng tôi sử dụng ước lượng tử vong trẻ em và khả năng tử vong ở độ tuổi 15-59 của nghiên cứu GBD mới [9, 10]. Ước lượng tử vong của Việt Nam năm 2008 được tính theo phương pháp hồi quy các số liệu tử vong hiện có trên toàn cầu từ năm 1950. Chúng tôi cho rằng những ước lượng này là đáng tin cậy nhất trong các số liệu hiện có. Chúng tôi sử dụng chương trình phần mềm ModMatch của nghiên cứu GBD để đưa các số liệu về tử vong trẻ em và người trưởng thành vào bảng sống. Sau đó mô hình nguyên nhân tử vong theo tuổi và giới của nghiên cứu VA được áp dụng đối với ước lượng tử vong của tất cả các nguyên nhân trong bảng sống để có được số liệu tử vong theo nguyên nhân của toàn quốc. 3.2. SỐ NĂM SỐNG MẤT ĐI DO TỬ VONG SỚM (YLL) YLL là cấu phần tử vong của DALYs và được tính theo kỳ vọng sống chuẩn của mỗi tuổi. YLL ở các trường hợp tử vong tại mỗi nhóm tuổi theo giới được ước tính từ tuổi trung bình khi tử vong và kỳ vọng sống chuẩn tại tuổi trung bình khi tử vong ở nhóm tuổi đó. Công thức cơ bản để tính YLL là: YLL = N * L Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 8 Dự án VINE Trong đó N là số trường hợp tử vong theo nhóm tuổi và giới và L là kỳ vọng sống chuẩn theo nhóm tuổi và giới. Với tỷ lệ chiết khấu 3%, công thức tính sẽ là: YLL = N * (1-e-0.03L) /0.03 3.3. SỐ NĂM SỐNG MẤT ĐI DO TÀN TẬT (YLD) Mất mát về sức khỏe của những tình trạng sức khỏe không tử vong được tính dựa vào tỷ suất mới mắc của tình trạng sức khỏe đó (bệnh tật hoặc chấn thương) trong năm nghiên cứu. Với mỗi trường hợp mới mắc, số năm sống khỏe mạnh mất đi do tàn tật được tính bằng cách nhân thời gian mắc bệnh hoặc chấn thương trung bình (đến khi khỏi hoặc tử vong) với trọng số về mức độ trầm trọng (trọng số bệnh tật) của bệnh hoặc chấn thương đó. Công thức cơ bản để tính YLD là: YLD = I * DW * L Trong đó I là số trường hợp mới mắc trong thời gian nghiên cứu, DW là trọng số bệnh tật và L là thời gian mắc bệnh hoặc chấn thương trung bình (tính bằng năm). Với tỷ lệ chiết khấu 3%, công thức tính sẽ là: YLD = I * DW * L*(1-e-0.03L) / 0.03 Để cho ngắn gọn trong báo cáo này trở về sau chúng tôi gọi YLD là số năm sống tàn tật. 3.4. CÁC NHÓM BỆNH HOẶC CHẤN THƯƠNG Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu GBD là xây dựng phương pháp ước tính nhất quán và tin cậy các số liệu về gánh nặng bệnh tật, loại trừ được sự ước tính quá cao về gánh nặng bệnh tật của một bệnh hay chấn thương nào đó do tính nhiều lần. Cách tiếp cận của nghiên cứu là xác định các nhóm bệnh hoặc chấn thương hoàn toàn riêng biệt của hơn 100 tình trạng sức khỏe và 400 giai đoạn bệnh sử dụng mã ICD-10. Trong nghiên cứu của Việt Nam, các bệnh/chấn thương được chia làm 3 nhóm lớn, 22 phân nhóm bệnh hoặc chấn thương và các bệnh hoặc chấn thương cụ thể theo đúng cấu trúc của danh sách bệnh và chấn thương của GBD (Phụ lục 1). Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 9 Dự án VINE Báo cáo này mô tả phương pháp đã được sử dụng để tính gánh nặng do tàn tật (YLD) của 42 bệnh và chấn thương theo các giai đoạn hoặc hậu quả bệnh. Các bệnh và chấn thương được lựa chọn trên cơ sở được cho là đóng góp đáng kể vào tổng gánh nặng do tàn tật dựa trên xếp hạng của nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật (BoD) tại Thái Lan năm 1999 [11] và các số liệu hiện có ở Việt Nam. Danh sách các bệnh và chấn thương được lựa chọn cho nghiên cứu này chưa được đầy đủ, do đó kết quả của một số tình trạng bệnh hoặc chấn thương phải ngoại suy do hạn chế về số liệu hiện có ở Việt Nam. Ngược lại, ước tính gánh nặng bệnh tật do tử vong được cho là khá đầy đủ trong điều kiện hạn chế của việc thu thập số liệu về nguyên nhân tử vong hiện nay. Do vậy, để hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam, chúng tôi sử dụng một số giả định sau đây để tính gánh nặng do tàn tật của 41 bệnh và chấn thương không được phân loại riêng:  Đối với các bệnh/chấn thương có tỷ lệ tử vong cao, chúng tôi sử dụng tỉ số YLD/YLL của các nhóm bệnh liên quan được phân loại riêng trong danh sách để tính gánh nặng do tàn tật của các bệnh hoặc chấn thương đó.  YLD cho một số tình trạng bệnh/chấn thương ở Việt Nam được tính bằng cách nhân tỉ số YLD/YLL của bệnh/chấn thương đó trong nghiên cứu BoD của Thái Lan năm 1999 với YLL của Việt Nam. Chúng tôi sử dụng phương pháp ngoại suy này đối với suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), bệnh tim do tăng huyết áp (hypertensive heart disease), bệnh tim do viêm (inflammatory heart disease), các bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh. Đối với các bệnh đường tiêu hóa, YLD ở Việt Nam được tính bằng tỉ số YLD/YLL của các bệnh đường tiêu hóa ở Thái Lan. YLD của các nhóm “khác” trong mỗi phân nhóm như “các bệnh tim mạch khác”, “các ung thư khác”, “các bệnh lý thời kỳ chu sinh khác”, “các bệnh ở bà mẹ khác”, “các nhiễm khuẩn khác” được ngoại suy sử dụng tỉ số YLD/YLL của các bệnh trong phân nhóm đã được tính YLD và YLL. Vì số liệu các nghiên cứu hiện nay của Việt nam chỉ cho phép ước tính YLD trực tiếp cho động kinh và mất trí nhớ một các chính xác nên YLD của “các bệnh tâm thần kinh khác” được tính từ tỉ số tổng YLD/tổng YLL của động kinh và mất trí nhớ của Việt nam. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 10 Dự án VINE  Đối với những bệnh/chấn thương có tỷ lệ tử vong thấp mà không được phân loại riêng trong danh sách, để tính YLD, chúng tôi sử dụng tỷ lệ YLD theo tuổi và giới từ nghiên cứu BoD ở Thái Lan năm 1999. 3.5. DÂN SỐ Dân số được ước tính dựa trên điều tra dân số quốc gia năm 1999 và 2009. Hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây cung cấp số liệu về số người, số hộ gia đình và các đặc tính dân số. 3.6. CHIẾT KHẤU DALY đo lường số năm sống khỏe mạnh mất đi trong tương lai của mỗi trường hợp tử vong hay mỗi trường hợp mới mắc bệnh/chấn thương. Như vậy, DALY được coi là phương pháp đo lường dựa trên số liệu mới mắc hơn là số liệu hiện mắc. Nghiên cứu GBD áp dụng mức chiết khấu 3% đối với những năm sống mất đi trong tương lai để ước tính giá trị hiện tại của những năm sống đó. Ví dụ, khi áp dụng chiết khấu 3%, một năm sống khỏe mạnh của 10 năm sau có giá trị thấp hơn 24% giá trị của một năm sống khỏe mạnh ở hiện tại. Áp dụng chiết khấu cho những lợi ích trong tương lai là phương pháp chuẩn được sử dụng trong các phân tích kinh tế. Việc áp dụng chiết khấu đối với DALY trong tính toán sức khỏe dân số [12] nhằm đảm bảo:  Nhất quán với phương pháp đo lường kết quả về sức khỏe trong các phân tích chi phí - hiệu quả.  Tránh việc gán trọng số quá lớn cho các trường hợp tử vong ở lứa tuổi trẻ (nếu không áp dụng trọng số tuổi và chiết khấu thì một trường hợp tử vong ở 0 tuổi của nam giới đóng góp YLL nhiều hơn một trường hợp tử vong ở tuổi 25 là 44% và một trường hợp tử vong ở tuổi 40 là 97%; nếu áp dụng chiết khấu 3% thì một trường hợp tử vong sơ sinh chỉ đóng góp YLL nhiều hơn 12% so với một trường hợp tử vong ở 25 tuổi và 29% so với một trường hợp tử vong ở 40 tuổi).  Tránh được những nghịch lý trong lựa chọn đầu tư cho nghiên cứu hay cho loại trừ một bệnh nào đó: giả dụ việc đầu tư cho nghiên cứu hoặc cho loại trừ một Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 11 Dự án VINE bệnh nào đó có cơ hội thành công, nếu không áp dụng chiết khấu thì tất cả kinh phí hiện tại sẽ được cho là nên đầu tư vào bệnh đó bởi lợi ích tương lai của việc đầu tư này là vô hạn. Chiết khấu có tác động rất lớn đến việc ước tính quy mô của kết quả sức khỏe. Chiết khấu làm thay đổi giá trị của các trường hợp tử vong ở các độ tuổi khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu nào cho kết quả về sức khỏe, cho dù là do yêu cầu về mặt kỹ thuật tính toán, cũng có thể dẫn đến sự phân chia không thể chấp nhận được về mặt đạo đức giữa các thế hệ. Do không dễ giải quyết những vấn đề xung quanh chiết khấu, nghiên cứu GBD công bố cả 2 kết quả về gánh nặng bệnh tật: có chiết khấu và không có chiết khấu. Mức chiết khấu 5%/năm thường được sử dụng trong kinh tế y tế và các phân tích chính sách xã hội trong nhiều năm. Trong những thập niên gần đây, các nhà môi trường và các nhà phân tích năng lượng thay thế đã tranh luận rất nhiều về việc áp dụng mức chiết khấu thấp hơn đối với các quyết định mang tính xã hội. Nghiên cứu xác định ưu tiên trong kiểm soát bệnh tật của Ngân hàng Thế giới và nghiên cứu GBD đều sử dụng tỷ lệ chiết khấu 3% [13,14]. Hội đồng phân tích chi phí-hiệu quả trong y dược của Mỹ gần đây đã khuyến cáo về việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu 3% trong các nghiên cứu chi phí-hiệu quả đối với cả chi phí và kết quả sức khỏe [15] và phải có phân tích độ nhạy đối với kết quả thu được. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tỷ lệ chiết khấu 3% đối với DALY. 3.7. TRỌNG SỐ BỆNH TẬT DALY sử dụng giá trị “ưu tiên” của các tình trạng sức khỏe khác nhau, được gọi là “trọng số bệnh tật” (DW). Trọng số bệnh tật đo lường mức độ “ưu tiên” của xã hội đối với mỗi tình trạng sức khỏe. Trọng số này không thể hiện sự trải nghiệm khi sống trong điều kiện tàn tật hay tình trạng sức khỏe nào đó hay thể hiện giá trị xã hội của một người sống trong điều kiện sức khỏe đó. Nó chỉ đo lường sự “ưu tiên” của xã hội đối với tình trạng sức khỏe đó so với tình trạng sức khỏe “lý tưởng”. Trọng số bệnh tật có giá trị từ 0 đến 1 với 0 là hoàn toàn khỏe mạnh và 1 là tử vong. Trường Đại học Y tế Công cộng Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan