Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Báo cáo đánh giá ngoài THCS Hồng Thuỷ...

Tài liệu Báo cáo đánh giá ngoài THCS Hồng Thuỷ

.DOC
57
203
135

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) 3 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 4 Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 5 Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 8 II. TỰ ĐÁNH GIÁ 9 Tiêu chuẩn 1 9 Tiêu chí 1 10 Tiêu chí 2 11 Tiêu chí 3 12 Tiêu chí 4 14 Tiêu chí 5 15 Tiêu chí 6 16 Tiêu chí 7 18 Tiêu chí 8 19 Tiêu chí 9 20 Tiêu chí 10 21 Tiêu chuẩn 2 23 Tiêu chí 1 23 Tiêu chí 2 24 Tiêu chí 3 25 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 26 27 Tiêu chuẩn 3 29 Tiêu chí 1 29 Tiêu chí 2 30 Tiêu chí 3 31 Tiêu chí 4 32 Tiêu chí 5 33 Tiêu chí 6 34 Tiêu chuẩn 4 36 Trang 1 Tiêu chí 1 37 Tiêu chí 2 38 Tiêu chí 3 39 Tiêu chuẩn 5 40 Tiêu chí 1 41 Tiêu chí 2 42 Tiêu chí 3 43 Tiêu chí 4 44 Tiêu chí 5 46 Tiêu chí 6 47 Tiêu chí 7 48 Tiêu chí 8 50 Tiêu chí 9 51 Tiêu chí 10 52 Tiêu chí 11 53 Tiêu chí 12 54 III. KẾT LUẬN CHUNG 56 Phần III. PHỤ LỤC Trang 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO Chữ viết tắt ANTT BCH BDCBQLGD BDCMNV BĐDCMHS BDHS BDKTQLNN BDLLCT BGDĐT CBGVNV CM CNTT CSVC ĐH ĐMGDPT GD GV HC HĐ HS HT KHTN KHXH NV NVVP PPDH QĐ SX TB TDTT THCS TPT TT VN VSMT Nội dung chữ viết tắt An ninh trật tự Ban chấp hành Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Ban đại diện cha mẹ học sinh Bồi dưỡng học sinh Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước Bồi dưỡng lý luận chính trị Bộ giáo dục đào tạo Cán bộ giáo viên nhân viên Chuyên môn Công nghệ thông tin Cơ sở vật chất Đại học Đổi mới giáo dục phổ thông Giáo dục Giáo viên Hành chính Hội đồng Học sinh Hiệu trưởng Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Nhân viên Nhân viên văn phòng Phương pháp dạy học Quyết định Xuất sắc Trung bình Thể dục thể thao Trung học cơ sở Tổng phụ trách Tổ trưởng Văn nghệ Vệ sinh môi trường Trang 3 XD XH Xây dựng Xã hội BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 6 X 2 X 7 X 3 X 8 X 4 X 9 X 5 X 10 X Tiêu chuẩn 2:Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 4 X 2 X 5 X 3 X Tiêu chuẩn 3:Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 4 X 2 X 5 X 3 X 6 X Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 3 X 2 X Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 7 X 2 X 8 X 3 X 9 X 4 X 10 X 5 X 11 X 6 X 12 X Tổng số các chỉ số đạt: 108/108 tỷ lệ 100%; Trang 4 Tổng số các tiêu chí đạt: 36 tỷ lệ 100% Phần I CƠ SỞ DỮ LIỆU Tên trường (theo quyết định mới nhất): Trường THCS Hồng Thủy Tên trước đây (nếu có): Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục – Đào tạo Lệ Thủy Họ và tên Quảng Tỉnh/thành phố hiệu trưởng Võ Thành Đồng Bình (giám đốc) Huyện/quận/thị xã/thành Lệ Thủy Điện thoại 0919427229 phố Xã/phường/thị trấn Hồng Thủy FAX Đạt chuẩn quốc gia 2011 Website thcshongthuy.edu.vn Số điểm Năm thành lập 1965 1 trường Công lập X Tư thục Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Trường liên kết với nước ngoài Trường phổ thông DTNT 1. Số lớp Số lớp X Có học sinh khuyết tật Có học sinh bán trú Có học sinh nội trú Loại hình khác X Năm học Năm học Năm học Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Khối lớp 6 5 Khối lớp 7 5 Khối lớp 8 6 Khối lớp 9 6 Cộng 22 2. Số phòng học 4 5 5 6 20 5 4 5 5 19 3 5 4 5 17 Năm học Năm học Năm học Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Tổng số Phòng học kiên cố Năm học 2011- 2012 4 3 5 4 16 Năm học 2011- 2012 11 11 10 8 8 8 8 8 8 8 Trang 5 Phòng học bán kiên cố Phòng học tạm Cộng 3 3 1 0 0 0 0 0 0 0 11 11 10 8 8 3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá: Tổng số Nữ Dân tộc Hiệu trưởng 1 0 (giám đốc) Phó hiệu trưởng 1 0 (phó giám đốc) Giáo viên 35 24 Nhân viên 5 5 Cộng 42 29 b) Số liệu của 5 năm gần đây: Tổng số giáo viên Tỷ lệ giáo viên/lớp Tỷ lệ giáo viên/học sinh (học viên) Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên Trình độ đào tạo Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn Ghi chú 1 1 13 2 15 22 3 27 Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 -2009 Năm học 2009 -2010 Năm học 2010 -2011 Năm học 2011-2012 46 43 39 34 33 2,09 2,15 2,05 2,0 2,06 0.055 0.058 0.056 0.055 0.058 2 4 4 6 2 2 Trang 6 4. Học sinh (học viên) Tổng số - Khối lớp 6 - Khối lớp 7 - Khối lớp 8 - Khối lớp 9 Nữ Dân tộc Đối tượng chính sách Khuyết tật Tuyển mới Lưu ban Bỏ học Học 2 buổi/ngày Bán trú Nội trú Tỷ lệ bình quân học sinh (học viên)/lớp Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi - Nữ - Dân tộc Tổng số học sinh/học viên hoàn thành chương trình cấp học/tốt nghiệp - Nữ - Dân tộc Tổng số học sinh/học viên giỏi cấp tỉnh Tổng số học sinh/học viên giỏi quốc gia Tỷ lệ chuyển cấp (hoặc thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng) Năm học 2007 -2008 Năm học 2008 -2009 Năm học 2009 -2010 Năm học 2010 -2011 Năm học 2011-2012 829 191 189 210 239 415 736 159 191 186 200 359 697 176 160 183 178 338 619 121 175 152 171 320 565 135 120 167 143 287 293 632 287 573 341 191 6 4 159 4 3 176 5 4 121 2 3 135 2 1 37.7 36.8 36.7 36.4 35.3 97% 98% 98,5% 99% 99,5% 51% 51,5% 50,5% 51% 53% 221 195 178 168 136 108 105 97 85 70 2 3 1 1 6 75% 80% 78% 80% 85% Trang 7 Phần II TỰ ĐÁNH GIÁ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đi từ Bắc vào Nam đến xã đầu tiên của Huyện Lệ Thủy ai cũng muốn ngắm nhìn khuôn viên thoáng đãng, sân trường bê tông rợp bóng cây xanh, những bồn hoa tươi rực màu sắc đỏ của một ngôi trường ven Quốc lộ 1A, đó là trường THCS Hồng Thủy. Được đặt trên địa bàn xã Hồng Thủy - là một xã có bề dày về phong trào giáo dục của huyện Lệ Thủy, trường THCS Hồng Thủy vẫn âm thầm thắp sáng những tài năng cho quê hương, đất nước. Nhìn những đổi thay hôm nay với bao niềm tự hào, đó là một chặng đường biết bao thăng trầm của thời gian. Được tách từ trường PTCS Hồng Thủy vào tháng 9 năm 1990, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước thì môi trường giáo dục trên điạ bàn còn nhiều bất cập như CSVC lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng chỉ có 4 phòng học, văn phòng tạm bợ. Học sinh bỏ học nhiều, các bậc phụ huynh ít quan tâm đến việc học của học sinh. Địa phương và các đoàn thể thì hầu như không có việc đầu tư xây dựng trường lớp. Trước sự dẫn dắt của thầy hiệu trưởng Nguyễn Thanh Lê (năm học 1990 - 1991), thầy hiệu trưởng Lê Quang Trình (từ năm 1991 đến năm 2003) và thầy hiệu trưởng Võ Thành Đồng (từ năm 2003 đến nay), trường THCS Hồng Thuỷ đã có những những bước đi vươn lên ngang với các trường trong cụm và trong huyện. Đặc biệt, phong trào phát triển tốt kể từ những năm 1997 trở lại đây, hệ thống trường lớp phát triển nhanh, đồng bộ, đạt các yêu cầu về cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy giáo dục. Trong 5 năm trở lại đây, trường luôn được công nhận là tập thể lao động tiên tiến; Chi bộ được công nhận trong sạch vững mạnh; Công đoàn nhà trường được công nhận là công đoàn vững mạnh cấp tỉnh. Xã được công nhận đạt chuẩn Phổ cập THCS năm 2004. Tỷ lệ học sinh vào THPT cao so với các vùng trong huyện. Do vậy, tỷ lệ Phổ cập THPT đạt trên 70%. Hàng năm có nhiều con em của địa phương vào các trường đại học, cao đẳng. Có năm hơn 30 em thi đỗ vào các trường đại học, có nhiều em được đi học nước ngoài. Năm học 2007 - 2008 có 39 em vào đại học, cao đẳng. Trong các năm học gần đây, trường THCS Hồng Thuỷ đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học thể hiên sử dụng các bài giảng điện tử, sử dụng mạng Internet khai thác các thông tin dạy học. Vì vậy, chất lượng dạy- học được nâng cao rõ rệt. Trường đã thiết lập trang Web mang tên thcshongthuy.edu.vn bước đầu mang lại những kết quả trong việc trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong dạy học và phần nào giảm bớt các bảng biểu thông báo trong văn phòng nhà trường. Trường đã tiến hành nối mạng LAN (20 máy) cho văn phòng, thư viện và cho các máy ở phòng học Tin, hệ thống Wifi (2 cái) đã phủ kín khu vực trường, vì vậy bước đầu mang lại một số kết quả tốt trong giảng dạy và học tập. Thành quả lớn nhất của nhà trường là trường được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia trong năm 2011. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích của nhà trường đạt được thì trong những năm học vừa qua và hiện tại, nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn đó là: So với yêu cầu của một trường đạt chuẩn quốc gia thì cơ sở vật chất phục vụ cho dạy Trang 8 và học cũng như các hoạt động khác vẫn còn phải tiếp tục tăng cường. Các phòng bộ môn hiện tại chưa đạt chuẩn. Hệ thống các nhà cấp 4 đang xuống cấp, các loại bàn ghế 5 chỗ ngồi còn nhiều, không đảm bảo cho điều kiện đổi mới dạy học hiện nay. Một số giáo viên lớn tuổi còn chưa tiếp cận với công nghệ thông tin, còn lúng túng khi ứng dụng CNTT vào dạy học. Thực hiện việc tự đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh gồm 11 thành viên đủ các thành phần: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Thư kí Hội đồng, các tổ trưởng chuyên môn, đại diện Hội đồng trường, tổ trưởng tổ Văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể, giáo viên có uy tín. Hội đồng tự đánh giá phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thu thập các thông tin minh chứng theo các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá bằng phiếu, nhóm trưởng tập hợp thông tin minh chứng. Tổ thư ký tập hợp dự thảo báo cáo. Việc tự đánh giá chất lượng giáo dục là quá trình tự xem xét, kiểm tra, đánh giá nhằm giúp nhà trường tự nhận biết được thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, của trường đang ở cấp độ nào, uy tín, vị thế của nhà trường đối với cha mẹ học sinh, địa phương, nhân dân và với ngành đạt được đến đâu. Từ đó, có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và báo cáo, giải trình với các cơ quan chức năng và đăng kí kiểm định chất lượng để được công nhận theo quy định tại Thông tư số 42/2012/TT- BGD ĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2012. Tóm lại, qua kết quả tự đánh giá trường THCS Hồng Thủy nhận thấy: Nhà trường có những mặt mạnh và một số mặt yếu nhất định; so với bộ tiêu chí, trường tự đánh giá : ĐẠT CẤP ĐỘ 3. II. TỰ ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Mở đầu: Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều lệ trường THCS. Các tổ chức được thành lập đúng quy định, dưới sự quản lí chỉ đạo dân chủ, công bằng và sáng tạo của Hiệu trưởng. Các tổ chức đi vào hoạt động có nền nếp. Các cán bộ đều là những giáo viên đủ chuẩn, có kinh nghiệm trong việc thực thi nhiệm vụ. Hoạt động các tổ chức, các cán bộ là nền tảng thúc đẩy và góp phần quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Hệ thống lớp học có đủ các khối từ 6 đến 9, số lượng mỗi lớp dưới 36 em. Hội đồng trường được thành lập đúng thủ tục, cơ cấu tổ chức và hoạt động theo các quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở. Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường hàng năm tiến hành đánh giá các phong trào, hoạt động, các cá nhân, tập thể khách quan, chính xác, thực hiện kịp thời qua mỗi học kỳ, mỗi năm học. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch công tác cụ thể qua từng năm, học kì, tháng, tuần thống nhất bám sát, thống nhất theo kế hoạch của nhà trường. Các tổ chuyên môn sinh hoạt đúng định kỳ theo tháng, 2 tuần 1 lần đánh giá triển khai kịp thời các hoạt động của tổ. Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính cơ quan; Có đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động giáo dục theo quy định của Điều lệ của Trường trung học cơ sở; Tổ chức các phong trào thi đua có nền nếp, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động:“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng Trang 9 tạo”, cuộc vận động: “Hai không” với bốn nội dung, phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã xây dựng các kế hoạch quản lý chỉ đạo toàn diện các hoạt động giáo dục, quản lý CBGVNV, HS chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý theo luật định, đúng quy trình, công khai dân chủ. Việc quản lý tài sản, tài chính của nhà trường thực hiện có nền nếp. Hàng năm đã tổ chức kiểm kê đánh giá việc sử dụng bảo quản và rút kinh nghiệm cho năm sau nghiêm túc; hồ sơ lưu giữ đầy đủ, có hệ thống, làm tốt tuyên truyền phòng chống bạo lực, quản lý chặt chẽ công tác an ninh ATTT trường học, môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo an toàn, thân thiện, có tác dụng tích cực hỗ trợ các hoạt động dạy học. 1.1. Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Hiê ̣u trương, pho hiêụ trương và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng thi đua và khen thương, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác. b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. 1.1.1. Mô tả hiện trạng: Trường có 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng đúng theo quy định trường hạng 3 có trình độ chuyên môn ĐHSP; đã được tham gia các lớp bồi dưỡng lí luận chính trị, nghiệp vụ quản lí giáo dục; Có quyết định bổ nhiệm và các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ [H1-1-01-01]; [H1-1-01-02]. Trường có Hội đồng trường gồm 11 thành viên được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-HTngày 28/9/2010 của Hiê ̣u trưởng trường THCS Hồng Thuỷ [H1-1-01-03]. Có các hội đồng tư vấn khác đó là: Hội đồng giáo dục, Hội đồng thi đua, khen thưởng, Ban kiểm tra nội bộ, đánh giá xếp loại giáo viên được thành lập theo từng năm học đầy đủ thành phần do hiệu trưởng quyết định và được quy định rõ về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động cụ thể [H1-1-01-04]; [H1-1-01-05]; [H1-1- 01- 06]. Chi bộ Đảng của nhà trường hàng năm có từ 15 đến 24 đảng viên [H1-1-0107];[H1-1-01-08];[H1-1-01-09]. Tổ chức Công đoàn hàng năm có từ 38 đến 50 đoàn viên, thời điểm hiện tại gồm 42 đoàn viên lao động trong đó biên chế 38, hợp đồng 04, được biên chế thành 04 tổ Công đoàn; Chi đoàn thanh niên nhà trường có từ 20 đến 35 thành viên, thời điểm hiện tại gồm 21 đoàn viên giáo viên [H1-1-0110], có Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hàng năm với 16 đến 22 chi đội với tổng số từ 539 đến 830 đô ̣i viên [H1-1-01-11];[H1-1-01-06]. Hàng năm trường có 3 tổ chuyên môn: tổ Toán Lý gồm có 08 đến 12 GV, tổ Hoá Sinh gồm có 11 đến 15 GV, tổ Văn Sử gồm có 13 đến 16 GV đảm bảo đủ để giảng dạy các bộ môn và 1 Tổng phụ trách Đội. Tổ Văn phòng có 5 viên chức làm văn thư lưu trữ, kế toán, y tế trường học, thiết bị, thư viện. Tất cả được thành lập đúng theo quy định của Điều lệ trường trung học [H1-1-01-12]; [H1-1-01-13]. Trang 10 1.1.2. Điểm mạnh: Nhà trường có Chi bộ đảng với số lượng đảng viên hàng năm khá đông, đây là một điều kiện thuận lợi để Chi bộ nhà trường phân công phụ trách, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện tốt các tổ chức đoàn thể trong trường. Các tổ chức, bộ máy trong nhà trường được kiện toàn đầy đủ, phù hợp, đúng quy định, cơ cấu đúng thành phần, phân công nhiệm vụ rõ ràng theo quy định. Nhà trường có đủ biên chế cán bộ quản lý. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đã tốt nghiệp ĐHSP, đã qua các lớp BD nghiệp vụ, có quyết định bổ nhiệm quản lý và các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ, tường minh. Hội đồng thi đua và khen thưởng của nhà trường luôn làm tốt mọi chức năng, nhiệm vụ theo quy định, góp phần động viên và thúc đẩy thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường nhằm thực hiện thành công chiến lược giáo dục của nhà trường, của ngành giáo dục. Có đủ các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng số lượng đúng biên chế, co điều kiện để hỗ trợ nhau trong các hoạt động chung của nhà trường nhăm gop phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 1.1.3. Điểm yếu: Hô ̣i đồng trường mới thành lâ ̣p tháng 9 năm 2010 nên công tác chỉ đạo, giám sát các hoạt động nhà trường chưa được phát huy đúng mức. Tham gia các hoạt đô ̣ng Đoàn còn hạn chế vì thời gian dành nhiều cho viê ̣c đầu tư chuyên môn và kinh phí hoạt đô ̣ng hạn chế. 1.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức của nhà trường phù hợp với quy định của Điều lệ trường trung học; hàng năm kiê ̣n toàn các hô ̣i đồng tư vấn, các ban trong nhà trường kịp thời. Tiếp tục rút kinh nghiê ̣m để Hô ̣i đồng trường hoạt đô ̣ng có hiê ̣u quả cao hơn. Quán triê ̣t, phổ biến đầy đủ các văn bản, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiê ̣m vụ của ngành, của trường cho các thành viên trong Hô ̣i đồng trường, các ban trong nhà trường nghiên cứu để làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đầu tư kinh phí cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để có điều kiên hoạt đô ̣ng. 1.1.5. Tự đánh giá tiêu chí 1: Đạt 1.2. Tiêu chí 2. Lơp học, số học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học. a) Lớp học được tổ chức theo quy định; b) Số học sinh trong một lớp theo quy định; c) Địa điểm của trường theo quy định. 1.2.1. Mô tả hiện trạng: Hàng năm trường thường có 16 đến 22 lớp, đủ 4 khối lớp học từ lớp 6 đến 9 biên chế số lượng dưới mức tối đa quy định. Mỗi khối thường có 4 lớp và số lượng trong khoảng từ 120 đến 134 học sinh. Năm học 2008 - 2009 khối 9 có 6 lớp. Năm Trang 11 học 2010 - 2011số học sinh lớp 6 tuyển vào chỉ biên chế 3 lớp có ít hơn so với các năm học trước 1 lớp [H1-1-02-01]. Màng lưới cán bộ lớp được tổ chức đúng theo quy định của điều lệ trường trung học, Mỗi lớp gồm có 1 lớp trưởng 2 lớp phó và mỗi lớp có 4 tổ trưởng, 4 tổ phó, do học sinh các lớp bầu ra [H1-1-02-02]. Toàn trường hàng năm có khoảng từ 531- 830 học sinh. Sĩ số bình quân 35 em/lớp, lớp nhiều nhất có 41 học sinh, lớp ít nhất có 30 học sinh [H1-1- 02- 01]; [H1-1- 02- 03]. Trường đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có quy hoạch tổng thể được UBND Huyện phê duyệt, đủ điều kiện tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học [H1-1-02-04]. Trường đóng trên vùng đất trung tâm của xã, thuộc địa phận thôn Thạch Thượng 1. Phía Bắc và Phía Đông giáp đường giao thông liên thôn, Phía Nam giáp nhà dân thôn Thạch Thượng 1 – xã Hồng Thuỷ, phía Tây giáp với trục đường quốc lộ 1A. Trường gần trung tâm xã, thuận lợi cho HS trong việc sinh hoạt, học tập, tổ chức các hoạt động tập thể cũng như giao lưu văn hóa. 1.2.2. Điểm mạnh: Trường có đủ các khối lớp học từ lớp 6 - 9 biên chế sĩ số lớp nằm trong giới hạn quy định, bình quân toàn trường 35 em/lớp. Màng lưới cán bộ lớp được tổ chức đúng theo quy định của Điều lệ trường trung học do học sinh các lớp bầu ra, nhà trường chuẩn y. Địa điểm của trường được xác định đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học. Trường được đặt ở trung tâm của xã là vị trí có nhiều thuận lợi cho HS học tập, sinh hoạt, tổ chức các hoạt động tập thể giao lưu văn hóa. 1.2.3. Điểm yếu: Quy hoạch khuôn viên trường, sân học thể dục gần đường quốc lộ 1A, các phương tiện giao thông qua lại nhiều nên gây ồn ảnh hưởng đến sự học tập của học sinh và khó đảm bảo an toàn giao thông tuyệt đối cho HS trong quá trình đi lại học tập. 1.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Trồng nhiều cây xanh xung quanh khuôn viên trường để vừa làm giảm lượng tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra vừa che mát cho học sinh. Làm rào chắn bảo vệ và hoàn chỉnh sân bãi luyện tập TDTT, đảm bảo an toàn cho HS luyện tập vui chơi. Giáo dục tuyên truyền cho HS ý thức chấp hành luật lệ giao thông đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tham gia giao thông, đặc biệt là những lúc ra vào cổng trường. Phối hợp với cơ quan liên quan làm các biển báo giao thông cảnh báo trên đoạn đường trước cổng trường. Hoàn thành trong năm học 2012 - 2013 1.2.5. Tự đánh giá tiêu chí 2: Đạt 1.3. Tiêu chí 3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật. a) Hoạt động đúng quy định; Trang 12 b) Lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trương thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình; c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ. 1.3.1. Mô tả hiện trạng: Trường có các tổ chức cần thiết theo quy định. Chi bộ Đảng hàng năm thường có từ 15 đến 24 đảng viên, chi ủy có 3 người [H1-1-01-01]. Công đoàn hàng năm có từ 38 đến 50 đoàn viên, thời điểm hiện tại gồm 42 đoàn viên lao động trong đó biên chế 38, hợp đồng 04, được biên chế thành 04 tổ Công đoàn; BCH có 5 ủy viên [H1-1-01-14]. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hàng năm có từ 21 đến 35 đoàn viên giáo viên, BCH chi đoàn có 5 ủy viên [H1-1-01-10], Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có 483 đến 830 đội viên qua hàng năm, BCH liên đội có 16 đến 22 ủy viên, Hội đồng thi đua và khen thưởng có 13 ủy viên [H11-01-05], Hội đồng tư vấn có 13 ủy viên [H1-1-01-05]; Hội cha mẹ học sinh có 16 ủy viên cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở; tổ chức hoạt động đúng quy định. Riêng Hội đồng trường mới được thành lập, có 11 ủy viên đã xây dựng đầy đủ các văn bản pháp quy và bước đầu triển khai hoạt động; [H1-1-03-02]; [H1-1-03-03]; [H1-1-03-04]; [H1-1-01-06]. Các tổ chức nhà trường được xây dựng và kiện toàn biên chế đầy đủ, tổ chức hoạt động có hiệu quả bám sát các quy định của Điều lệ trường trung học và các văn bản hướng dẫn liên quan. Lãnh đạo, tư vấn có hiệu quả cho hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình [H1-1-03-01]; [H1-103-02]; [H1-1-03-03]; [H1-1-03-04]; [H1-1-03-05]; [H1-1-03-6]; [H1-1-03-7]; [H1-103-08]; [H1-1-01-09]; [H1-1-03-10]; [H1-1-03-11]. Thực hiện đầy đủ việc rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ [H1-103-09]; [H1-1-03-10]; [H1-1-03-11]; [H1-1-03-06]; [H1-1-01-06]. 1.3.2. Điểm mạnh: Các tổ chức nhà trường được xây dựng và kiện toàn đầy đủ, tổ chức hoạt động đúng quy định có hiệu quả bám sát các quy định của Điều lệ trường trung học và các văn bản hướng dẫn liên quan. Các nghị quyết của Hội đồng trường được triển khai thực hiện nghiêm túc, lãnh đạo, tư vấn có hiệu quả cho hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ. Các tổ chức trong trường đã tiến hành rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động qua hàng năm góp phần hỗ trợ tích cực cho viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ chính trị của nhà trường . Chi bộ hàng năm đều được Đảng ủy Xã Hồng Thủy đánh giá xếp loại tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Các đảng viên đều được xếp loại đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các năm. Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội phối hợp tổ chức các hoạt động có hiệu quả, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động, tổ chức được nhiều phong trào thi đua bổ ích. 1.3.3. Điểm yếu: Các quyết định thành lập của các tổ chức trong trường chưa lưu giữ đầy đủ (chi bộ, chi đoàn, liên đội). Hoạt động tổ công đoàn chưa tốt do chưa có thời gian hợp lí để sinh hoạt tổ công đoàn. Trang 13 Nề nếp hoạt động Đội hàng năm chưa thực sự tốt đối với một trường có số lượng học sinh đông. 1.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục kiện toàn các hội đồng, phân công phân nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu các năm học. Tạo điều kiện để các tổ chức nhà trường làm tốt việc rà soát đánh giá hiệu quả công tác định kỳ theo quy định, đi sâu vào nội dung hoạt động đúng, chức năng nâng cao hiệu quả. Tập trung xây dựng cũng cố tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn - Đội vững mạnh; Tiếp tục tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú phù hợp đạt kết quả cao. Xây dựng lộ trình để ổn định nề nếp hoạt động đội dự kiến hoàn thành trong năm học 2012 – 2013. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hợp lí về thời gian để tổ công đoàn hoạt động tốt. Động viên khen thưởng đúng mức để khuyến khích các tổ chức hoạt động trong nhà trường có hiệu quả. 1.3.5. Tự đánh giá tiêu chí 3: Đạt 1.4. Tiêu chí 4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận khác đối vơi trường chuyên biệt) theo quy định tại Điều lệ trường trung học. a) Co cơ cấu tổ chức theo quy định. b) Xây dựng kế hoạch hoạt đô ̣ng của tổ theo tuần, tháng, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định. c) Thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ của tổ theo quy định. 1.4.1. Mô tả hiện trạng: Hàng năm trường có 3 tổ chuyên môn: tổ Toán Lý gồm có 08 đến 12 GV, tổ Hoá Sinh gồm có 11 đến 15 GV, tổ Văn Sử gồm có 13 đến 16 GV đảm bảo đủ để giảng dạy. Cơ cấu tổ chức của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đầy đủ đúng thành phần. Mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó [H1-1-04-01]; [H1-1-04-02]; [H1-101-13]; [H1-1-01-06]. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng đã xây dựng được kế hoạch công tác năm tháng tuần cụ thể, đầy đủ, rõ ràng; Sinh hoạt tổ đều đặn; Tổ chức sinh hoạt hai tuần một lần tập trung vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch nhà trường phân công. Hằng tháng tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ. Có hồ sơ tổ chuyên môn đầy đủ [H1-1-04-03]; [H1-104-04]. Các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc bám sát các quy định tại Điều lệ trường trung học, hoàn thành các nhiệm vụ được phân công theo các kế hoạch đề ra. Tổ văn phòng, các tổ và bộ phận khác thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của hiệu trưởng phân công. Mỗi học kỳ đã các tổ đã tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ. Có hồ sơ lưu giữ đầy đủ [H1-1-04-03]; [H1-1-0405]; [H1-1-01-13]; [H1-1-04-06]; [H1-1-04-04]; [H1-1-01-06]. Trang 14 1.4.2. Điểm mạnh: Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đã được kiện toàn biên chế đầy đủ. Các tổ đã xây dựng được kế hoạch công tác năm tháng tuần cụ thể và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học; Tổ chức sinh hoạt định kỳ đều đặn tập trung vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch nhà trường phân công. Thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc bám sát các quy định tại Điều lệ trường trung học; Hàng tháng đã tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; Có hồ sơ tổ chuyên môn đầy đủ. 1.4.3. Điểm yếu: Một số nội dung, công việc trong hoạt động nghiệp vụ thư viện, văn phòng văn thư lưu trữ thiếu cụ thể. Một số nội dung trong các kế hoạch tổ chuyên môn xây dựng chưa cụ thể như hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, bồi dưỡng HSG, đổi mới kiểm tra đánh giá. Biên bản sinh hoạt tổ CM có một số phiên họp chưa thể hiện hết các nội dung công việc hoạt động tổ theo kế hoạch. 1.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tăng cường các biện pháp chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, cải tiến hình thức sinh hoạt tổ, tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và giải quyết những vấn đề mới, khó trong chương trình. Nhật ký đầy đủ các nội dung triển khai thực hiện trên các loại hồ sơ tổ chuyên môn. Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức các tổ chuyên môn, Văn phòng theo đúng quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học theo kế hoạch; Tổ Văn phòng tập trung tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ theo công việc được phân công của từng thành viên như: quản lý lưu trữ hồ sơ trường học, phổ cập, thư viện. 1.4.5. Tự đánh giá tiêu chí 4: Đạt 1.5. Tiêu chí 5. Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường. a) Chiến lược được xác định rõ ràng băng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website của Sơ giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo hoặc website của nhà trường (nếu co); b) Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; c) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn. 1.5.1. Mô tả hiện trạng: Nhà trường đã xây dựng được chiến lược phát triển từ năm 2011 đến năm Trang 15 2016, bằng văn bản, đã được Phòng GD-ĐT và UBND Huyện lệ Thủy trực tiếp phê duyệt [H2-1-05-01] đã được công khai trên website của nhà trường [H2-1-05-02], từ năm 2009 – 2010. Về cơ bản chiến lược được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục trung học cơ sở. Qua hàng năm các báo cáo sơ tổng kết của trường (có nội dung đánh giá về nguồn lực, nhân lực, tài lực và CSVC) [H1-1-01-06] được xây dựng cụ thể, từ năm 2008 – 2010 Nhà trường đã thực hiện tốt các nghị quyết đại hội đảng bộ, NQ HĐND về định hướng PTKT-XH của địa phương, của ngành [H2-1-05-03], từ 2007 – 2012 Hàng năm đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội thông qua những cuộc họp hay sữa đổi định hướng chiến lược có các báo cáo biên bản họp có nội dung rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường; văn bản điều chỉnh chiến lược được cấp có thẩm quyền phê duyệt (KH phát triển hàng năm) [H2-1-05-04], từ 2007 – 2012. 1.5.2. Điểm mạnh: Chiến lược phát triển được xây dựng bằng văn bản xác định rõ mục tiêu phấn đấu nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp thực hiện trong từng giai đoạn. Kế hoạch chiến lược phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện đầy đủ kịp thời chế đô ̣ báo cáo với các cấp ngành liên quan. Trong tổ chức các hoạt động và điều hành quản lý, nhà trường luôn luôn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của trường đã đề ra. Nội dung chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục theo quy định tại Luật Giáo dục và đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phổ biến rộng rãi trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, được phụ huynh học sinh toàn trường đồng tình, ủng hộ góp phần hoàn thành từng giai đoạn của chiến lược phát triển trung hạn(2011-2016) đề ra cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. 1.5.3. Điểm yếu: Chưa thực sự chủ động và còn khó khăn về ngân sách đầu tư để thực hiện chiến lược của nhà trường. 1.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục rà soát chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường từng năm học để có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tăng trưởng CSCV. Tiếp tục nghiên cứu các văn bản để xây dựng kế hoạch Tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền đầu tư kinh phí xây dựng thực hiện mục tiêu của kế hoạch đặt ra đặc biệt là nguồn tài chính để tăng trưởng cơ sở vật chất. 1.5.5. Tự đánh giá tiêu chí 5: Đạt 1.6. Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nươc, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Trang 16 a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục; b) Thực hiện chế đô ̣ báo cáo định kỳ, báo cáo đô ̣t xuất theo quy định; c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 1.6.1. Mô tả hiện trạng: Các tổ chức và cán bộ viên chức trong trường đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp [H1-1-01-06].Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục [H2-1-06-01]; [H1-1-03-05]. Thực hiện đầy đủ kịp thời chế đô ̣ báo cáo định kỳ, báo cáo đô ̣t xuất với các cấp ngành liên quan theo quy định [H2-1-06-02]; [H1-1-01-06]. Trong tổ chức và quản lý, nhà trường luôn luôn đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động. Các công việc lớn như xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch xây dựng, mua sắm CSVC, hàng tháng triển khai kế hoạch, đánh giá thi đua khen thưởng, xếp loại viên chức của trường đều đã được bàn bạc dân chủ lấy ý kiến tập thể để đạt được sự nhất trí cao trước khi triển khai thực hiện [H1-1-03-05]; Các kết quả, công việc đều đã được công khai rõ ràng cụ thể theo các quy định, nguyên tắc của quy chế dân chủ đề ra [H2-1-06-03]. Quy chế dân chủ đã có sự điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn qua các hội nghị viên chức hàng năm [H11-01-06]; [H2-1-06-04]; [H2-1-06-05]. 1.6.2. Điểm mạnh: Các tổ chức và cán bộ viên chức trong trường đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục. Thực hiện đầy đủ kịp thời chế đô ̣ báo cáo với các cấp ngành liên quan. Trong tổ chức các hoạt động và điều hành quản lý, nhà trường luôn luôn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của trường đã đề ra. 1.6.3. Điểm yếu: Việc tổ chức tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, công văn chỉ thị của ngành cho đội ngũ đôi lúc còn lồng ghép trong các sinh hoạt hội họp khác Thông tin báo cáo với các cấp có lúc chưa kịp thời. 1.6.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục tuyên truyền bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ cốt cán; động viên tự học tự nghiên cứu, tìm hiểu chính Trang 17 sách pháp luật của Đảng và nhà nước để có kinh nghiệm, nhận thức tầm nhìn tốt, làm gương sáng lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ; tạo điều kiện để cán bộ viên chức thực hiện Quy chế dân chủ, tham gia các hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên văn phòng và các bộ phận liên quan thường xuyên theo dõi hộp thư điện tử của trường của phòng của cấp trên để thực hiện chế độ báo cáo kịp thời. 1.6.5. Tự đánh giá tiêu chí 6: Đạt 1.7. Tiêu chí 7: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua. a) Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học; b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ; c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. 1.7. 1. Mô tả hiện trạng: Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường đầy đủ theo quy định tại Điều 27, Điều lệ trường trung học. Nhà trường có sổ đăng bộ; sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, sổ theo dõi phổ cập giáo dục; sổ gọi tên và ghi điểm; sổ ghi đầu bài; học bạ học sinh; sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của hội đồng trường; hồ sơ thi đua; hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên; hồ sơ kỷ luật; sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến; sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục; sổ quản lý tài chính; hồ sơ quản lý thư viện; hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh; tổ chuyên môn có sổ kế hoạch hoạt động chuyên môn và biên bản ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn. Các giáo viên có Giáo án; sổ ghi kế hoạch giảng dạy và sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp) [H2-1-07-01]. Quản lý hành chính cơ quan nghiêm túc, đảm bảo thời gian, có nền nếp, cán bộ viên chức thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ phân công, tác phong, lối sống viên chức mẫu mực, có văn hóa tạo được nét bản sắc riêng. Thực hiện tốt các phong trào thi đua [H2-1-07-02]; [H1-101-06]. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường được thiết lập đầy đủ theo danh mục quy định của Điều lệ trường trung học. Lưu trữ hồ sơ, các văn bản đầy đủ, khoa học theo quy định của Luật Lưu trữ [H2-1-07-01]; [H1-1-01-06]. Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước [H2-1-07-03]. Nhà trường đã tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn thể cán bộ viên chức, học sinh và phụ huynh. Ban chỉ đạo các cuộc vận động và phòng trào thi đua đã được thành lập, có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Sau mỗi kỳ, năm có sơ kết, tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm và có biện pháp bổ sung rút kinh nghiệm. Trong những năm qua nhà trường đã tổ chức được nhiều phong trào thi đua thiết thực có ý nghĩa nâng cao chất lượng GD toàn diện qua các hội thi như đã 3 lần tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” 2 Trang 18 lần tổ chức Hội thi “Hoa Trạng Nguyên”, 2 lần tham gia hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo VN và hội thi “Chúng em đến với các làn điệu dân ca” của huyện đạt giải cao(giải Ba và giải Nhất) giải Ba chúng em đến với các làn điệu dân ca. Các phong trào thi đua được tổ chức chặt chẽ khoa học có bản sắc. Các cuộc vận động và phong trào thi đua đã tác động tích cực đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường[H2-1-07-04]; [H1-1-03-05]. 1.7. 2. Điểm mạnh: Bộ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường được thiết lập đầy đủ theo quy định của Điều lệ trường trung học. Việc lưu trữ hồ sơ, các văn bản đầy đủ, khoa học theo quy định của Luật Lưu trữ. Thực hiện tốt các cuộc vận động, tổ chức được khá nhiều phong trào hội thi bổ ích. Trong những năm qua đã tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, cụ thể có ý nghĩa thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện như hội thi: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”; Hội thi: “Hoa Trạng Nguyên”; hội thi: “Hát dân ca” 1.7. 3. Điểm yếu: Kinh phí dành cho việc tổ chức các phong trào và khen thưởng còn hạn chế. 1.7. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua có hiệu quả hơn, chú ý đầu tư kinh phí tăng giá trị các mức động viên khen thưởng; Nghiên cứu để làm phong phú thêm các hình thức thi đua khen thưởng hấp dẫn. Tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng cơ sở vật chất nhằm phối hợp tổ chức các phong trào thi đua có hiệu quả hơn. 1.7.5. Tự đánh giá tiêu chí 7: Đạt 1.8. Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt đông ̣ giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. a) Thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vụ quản lý các hoạt đô ̣ng giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học. b) Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định của Bộ GDĐT và các cấp co thẩm quyền. c) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật. 1.8.1. Mô tả hiện trạng: Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp [H3-1-08-01], đã phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở theo quy định do BGDĐT ban hành; quản lý tốt học sinh theo Điều lệ trường trung học; [H3-1-08-02]; [H1-1-01-06]. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm có kế hoạch chặt chẽ từ nhà trường đến từng giáo viên dạy [H3-1-08-03], chấp hành thủ tục cấp phép, việc kiểm tra chỉ đạo đúng theo quy định của BGDĐT và các cấp có thẩm quyền [H3-1-08-04]; [H31-08-05]; [H3-1-08-06]. Trang 19 Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật. Trong 4 năm qua đã giải quyết chế độ hưu 14 người, tiếp nhận mới 14 người, hợp đồng ngắn hạn thay thế GV nghỉ ốm, sinh con căn cứ theo biên chế giao hàng năm 17 người [H3-1-08-07]. 1.8.2. Điểm mạnh: Hiệu trưởng nắm vững và triển khai kịp thời nghiêm túc, đầy đủ các công văn hướng dẫn của các cấp về quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Tổ chức kiểm tra với nhiều hình thức linh hoạt và đánh giá cán bộ, giáo viên, học sinh khách quan chính xác. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm chặt chẽ chấp hành đúng theo quy định; Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên kịp thời để phục vụ công việc nhà trường. 1.8.3. Điểm yếu: Quản lý các hoạt động tập thể HS chưa thật chặt chẽ. 1.8.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các luật, điều lệ để điều hành quản lý tốt, đúng quy định pháp luật các hoạt động nhà trường, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên và học HS đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, để cập nhật thông tin liên quan, điều hành công việc nhà trường kịp thời, khoa học. Xây dựng kế hoạch kiểm tra quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học. 1.8.5. Tự đánh giá tiêu chí 8: Đạt 1.9. Tiêu chí 9: Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường. a) Hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định; b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước; c) Công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. 1.9.1. Mô tả hiện trạng . Hồ sơ quản lý tài chính, tài sản của nhà trường chặt chẻ [H3-1-09-01]. Có đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định [H3-1-09-02]; [H3-1-09-03]; [H3-1-09-04]; [H1-1-01-06]. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm đã lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản kịp thời, nghiêm túc theo quy định của Nhà nước, theo hướng dẫn của phòng Tài chính-Kế hoạch huyện [H3-1-09-05]; [H3-1-09-06]; [H3-1-09-04]. Việc công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm tra tài chính được tiến hành đúng định kỳ theo quy định [H3-1-09-07], Hàng quý đã được phòng Tài chính-Kế hoạch huyện kiểm tra định kỳ, trường đã xây dựng được quy Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan