Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Báo cáo chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh yếu kém...

Tài liệu Báo cáo chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh yếu kém

.DOC
7
539
117

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HỒNG THUỶ  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  Hồng Thuỷ, ngày 12 tháng 5 năm 2012 Số: ......../BC-CM BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ PHÂN LOẠI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, HỌC SINH YẾU I. HỌC SINH GIỎI: 1. Thành lập đọi tuyển. Khối 6: Ngữ văn, Toán. Khối 7: Toán, Ngữ văn, Anh văn. Khối 8: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học Khối 9: Thi giải Toán qua mạng, Tiếng Anh qua mạng, Thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 (Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hoá, Sinh học) - Đối với khối 6: Lựa chọn đội tuyển bồi dưỡng Toán 12 em, đội tuyển Ngữ văn từ 12 em. Các đội tuyển chọn học sinh từ đội tuyển dự bồi dưỡng Toán, Tiếng Việt Tiểu học năm học 2010 - 2011 và một số HS xếp loại học lực Khá - Giỏi khác. - Đối với khối 7: Lựa chọn đội tuyển bồi dưỡng Toán 12 em, đội tuyển Ngữ văn 12em, đội tuyển Anh văn từ 6 em. Các đội tuyển chọn những học sinh đã tham gia bồi dưỡng HSG Toán, Ngữ văn năm trước, những học sinh đạt danh hiệu HSG, học sinh tiên tiến có điểm TBm cả năm môn Toán, Ngữ văn, Anh văn đạt 7,0 điểm trở lên; trường hợp học sinh không đạt điểm TBm cả năm môn bồi dưỡng 7,0 trở lên phải có ý kiến của BGH. - Đối với khối 8: Thành lập đội tuyển bồi dưỡng Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học mỗi đội tuyển 6 em. Tuyển chọn những học sinh đã tham gia bồi dưỡng HSG Toán, Ngữ văn, tiếng Anh năm trước, những học sinh đạt danh hiệu HSG, học sinh tiên tiến có điểm TBm môn từ 7,0 trở lên và môn tham gia bồi dưỡng đạt từ 7,5 trở lên năm học trước. Những học sinh được lựa chọn không thuộc danh sách gọi bồi dưỡng của Phòng Giáo dục tại THCS Kiến Giang. - Đối với khối 9: + Thi giải Toán qua mạng Internet. Tổ chức thành lập đội tuyển từ 5 - 6 học sinh. Tuyển chọn những học sinh đã tham gia bồi dưỡng HSG các môn, những HS có điểm tổng kết môn Toán từ 8,0 trở lên năm học trước. + Thi HSG Lớp 9: Gồm 04 em đang học tại THCS Kiến Giang và 4 HS bồi dưỡng Lịch sử tại trường. Hoá : 02 (Võ Hoàng Thành, - 9E, Châu Thị Thanh Huệ - 9D) Sinh: 01 (Nguyễn Lê Chí Bảo – 9E). 1 Vật lí: 01 ( Nguyễn Thị Thanh Nhàn – 9A). Sử 9: 4HS – Địa 9 4HS (bồi dưỡng đến tháng 1 tham gia thi chọn tại PGD) Giao GVCN lớp có HS tham gia bồi dưỡng phối hợp với PHHS, GVCN lớp bồi dưỡng để làm tốt công tác số lượng, bảo đảm an toàn cho HS trong quá trình bồi dưỡng. Từ Thị Hồng Thanh: Bồi dưỡng Hoá 9 Hoàng Thị Mùi: Bồi dưỡng Sinh 9 Lê Văn San: Bồi dưỡng Vật lí 9 Nguyễn Thị Thuỷ: Bồi dưỡng sử 9 Đào Thị Thu Thương: Bồi dưỡng Địa 9 Nội dung dạy tuyến 2: Hỗ trợ HS giải các bài tập do giáo viên tuyến 1 giao; hỗ trợ kiến thức, phương pháp làm bài theo từng phần học. 2. Nội dung: - Môn Toán 6, Ngữ văn 6, Toán 7, Ngữ văn 7, Anh văn 7: Chương trình: 81 tiết (27 buổi x 3 tiết/buổi) * 15 tiết ôn tập và mở rộng kiến thức. * 58 tiết luyện tập, rèn kỹ năng vận dụng, giải toán theo chương trình của PGD. * 8 tiết kiểm tra (4 bài x 2 tiết/bài) Nội dung: Kiến thức môn học lớp trước và lớp đang học. - Môn Hóa 8, Lý 8, Địa 8, Sử 8, Sinh 8 Chương trình 72 tiết (24 buổi x 3 tiết/buổi) * 15 tiết ôn tập kiến thức lớp trước. * 59 tiết ôn tập, mở rộng và nâng cao, rèn kỹ năng theo chương trình PGD. * 8 tiết kiểm tra. (4 bài x 2 tiết/bài) Nội dung: Kiến thức môn học lớp trước và lớp đang học. - Giải Toán và tiếng Anh qua mạng Internet lớp 9: Tổ chức dạy từ khi Bộ GD bắt đầu tổ chức cuộc thi đến khi kết thúc hội thi với thời lượng 2 tiết/tuần. - Đến gần thời gian 01 tháng chuẩn bị tổ chức hội thi, giáo viên bồi dưỡng tất cả các môn chủ động báo cáo với chuyên môn sắp xếp để tăng thời lượng bồi dưỡng lên 02 buổi/tuần. 3. Phương pháp dạy. * Giáo viên bồi dưỡng phải có phần hướng dẫn và yêu cầu HS nắm được nội dung bài học trong giờ chính khoá, giao công việc cho học sinh về nhà theo từng phần học. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng. 2 * Hướng dẫn mở rộng kiến thức phương pháp vận dụng, giải toán. * Hướng dẫn học sinh phương pháp nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng (giao nhiệm vụ cụ thể) * Kiểm tra. 4. Giải pháp. 9.1. Đối với học sinh: - Học sinh tham gia bồi dưỡng phải thực hiện nghiêm túc thời gian bồi dưỡng. Chuẩn bị đủ các tài liệu tham khảo mà giáo viên bồi dưỡng yêu cầu. Tích cực chủ động học tập trên lớp. Làm bài tập ở nhà đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên bồi dưỡng. Ghi nhớ sâu, kỹ những kiến thức, dạng bài tập đã học, tránh nhớ máy móc, rập khuôn. Chú ý rèn luyện kỹ năng, phương pháp giải các dạng bài tập. Nộp lệ phí bồi dưỡng đầy đủ theo quy định. 9.2. Văn phòng: Văn thư lập danh sách HSG, TT lớp 5,6,7 năm học trước. Kế toán có nhiê ̣m vụ đảm bảo kinh phí phục vụ dạy học, và khen thưởng. 9.11 Ban giám hiệu nhà trường duyệt danh sách đội tuyển, chương trình; kiểm tra việc thực hiện nề nếp quy chế chuyên môn của giáo viên. 9.3. Trách nhiê ̣m của BGH: - Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng lựa chọn đội tuyển; - Tổ chức họp PH có học sinh tham gia bồi dưỡng. - Căn cứ TKB chính khoá để lên lịch bồi dưỡng (có phê duyệt của Hiệu trưởng). Duyệt chương trình bồi dưỡng, kiểm tra hồ sơ bài soạn, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng để góp ý bổ sung, động viên, đôn đốc giáo viên và học sinh tích cực trong dạy và học. - Quản lý tốt nề nếp dạy và học trong quá trình bồi dưỡng. Tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng tài liệu tham khảo, phô tô in ấn tài kiệu dạy học. Tổ chức thi thử để đo nghiệm, đánh giá chất lượng của các đội tuyển và có biện pháp điều chỉnh sau thi thử. 9.4. Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên lên chương trình bồi dưỡng đảm bảo dung lượng trong từng buổi dạy. Tích cực dự giờ trao đổi góp ý cho giáo viên bồi dưỡng để có sự điều chỉnh trong giảng dạy. Chỉ đạo giáo viên bộ môn tiếp sức thêm cho học sinh trên các giờ chính khóa. 9.5. Giáo viên bồi dưỡng căn cứ số tiết nêu trên để lên chương trình của bộ môn, phần chương trình dạy theo chuyên đề của Phòng GD sẽ thực hiện sau 15/11; lựa chọn nội dung phù hợp chương trình để thực hiện. Tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tham khảo để bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng bồi dưỡng. Động viên nhắc nhở học sinh tích cực trong học tập và làm bài tập ở nhà đầy đủ. Cần phủ kín đủ kiến thức cơ bản trong chương trình chính khóa kết hợp với bài tập nâng cao. Rèn luyện cho học sinh phương pháp giải các dạng bài tập và tư duy lôgic, tránh ghi nhớ máy móc. Không ồm đồm quá nhiều 3 kiến thức trong một buổi dạy. cần sử dụng bản đồ tư duy để hê ̣ thống hóa lại kiến thức cho học sinh. Ra bài tập ở nhà cho học sinh phù hợp với nội dung kiến thức đã dạy trong buổi, chữa bài tập ở nhà đầy đủ, chỉ ra điểm sai sót của học sinh trong làm bài để các em nhớ sâu, kỹ. Phương châm bồi dưỡng dựa trên quan điểm cày sâu cuốc bẩm. Các bộ môn thuộc khoa học xã hội, giáo viên cần có biện pháp động viên mềm dẽo để thu hút, lôi cuốn các em tham gia học tập tích cực. Tìm ra phương pháp bồi dưỡng tích cực với đối tượng bồi dưỡng. Học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng từ những đồng chí đã có bề dày kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng. Họp phụ huynh để phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh bồi dưỡng để nhắc nhở động viên học sinh trong học tập. Giáo viên bồi dưỡng phải có số điện thoại của bố hoặc mẹ học sinh trong đội tuyển để liên hệ. 9.6. Giáo viên chủ nhiệm lớp học sinh nằm trong các đội tuyển thường xuyên theo dõi, nhắc nhở động viên học sinh trong học tập. Phối kết hợp với giáo viên bồi dưỡng và phụ huynh học sinh để nắm bắt thông tin kịp thời và có biện pháp hỗ trợ. Tạo điều kiện cho học sinh trong các đội tuyển không tham gia vào các buổi lao động hay các hoạt động xã hội khác. 9.7. Giáo viên bộ môn có nhiệm vụ bồi dưỡng tại chỗ bảo đảm cho những học sinh tuyển chọn bồi dưỡng đủ điều kiện dự kiểm tra (điểm TBm kỳ I đạt 8,0 trở lên đối với các môn KHTN; đạt 7,5 trở lên đối với các môn KHXH). Đối với những giáo viên Toán và tiếng Anh lớp 6,7,8,9 cần hướng dẫn học sinh thành lập nick name để các em tự tham gia thi giải Anh và Toán qua mạng ở trường và ở nhà. 9.8. Thư viện: Chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu để phục vụ cho giáo viên và học sinh bồi dưỡng. 9.9. Phụ huynh học sinh tham gia bồi dưỡng nên tạo điều kiện về thời gian và tài liệu học tập của con em. Cho các em ăn uống đầy đủ, có sức khỏe để học tập. Động viên, nhắc nhở học sinh tích cực tự học ở nhà. Những gia đình có điều kiện nên mua máy vi tính và nối mạng cho con em học tập, thi Toán và Anh qua mạng. Cần quản lý tốt các em khi sử dụng máy vi tính và mạng Internet. Tạo điều kiện cho học sinh khoản lệ phí bồi dưỡng cho giáo viên theo quy định. Hỗ trợ thêm tiền xăng xe cho giáo viên trong thời gian giáo viên dạy tăng buổi bồi dưỡng. II. HỌC SINH YẾU, KÉM. 1.Thành lạp các lớp: *) Đối với học sinh lớp 6: Căn cứ váo chất lượng từ tiểu học, song đầu năm nhà trường yêu cầu giáo viên dạy các bộ môn văn hóa cơ bản đã có sự kiểm tra để nắm tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh. Từ đó lập danh sách đối tượng học sinh yếu kém theo dõi và phụ đạo kiến thức kịp thời. *). Đối với học sinh lớp 6,7, 8: Theo kế hoạch của phòng GD nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng từ đầu năm, chọn các môn Toán, Văn và Tiếng Anh. 4 Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong năm học 2011 - 2012 và căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. Giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu và học sinh kém nộp cho nhà trường nắm bắt số lượng. Khi lập sanh sách yêu cầu phải ghi rõ học sinh yếu kém những kĩ năng nào và định hướng phụ đạo. Giáo viên tích cực triển khai công tác phụ đạo học sinh yếu kém, trên cơ sở khảo sát môn lớp mình phụ trách chọn được danh sách học sinh yếu kém cần phụ đạo để có tác động đúng đối tượng khi lên lớp nhằm tạo cơ hội để các em học tập phấn đấu vươn lên. Đặc biệt giáo viên phải tích cực nhiệt tình và chủ động đề xuất kế hoạch để nhà trường tổ chức phụ đạo bổ sung thêm những kiến thức khiếm khuyết nhằm hạn chế tỹ lệ học sinh yếu kém và xác định coi đó là biện pháp để giúp giảm tỹ lệ học sinh ngồi nhầm lớp 2. Công tác dạy phụ đạo: -Nhà trường lập kế hoạch về dạy đối tượng học sinh yếu kém và phân công giáo viên dạy phụ đạo chủ yếu là giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy lớp đó. Tập trung phụ đạo 8 môn văn hóa cơ bản: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa. Anh. Biên chế lớp học: Mỗi khối 1 lớp (Dạy tất cả các môn) Phân công giáo viên dạy: Khối Giáo viên dạy 6 7 8 9 Môn Toán Vật lí Hóa Văn Anh Sinh Địa Sử Đ/c:Sành Đ/c: San Đ/c:Thức Đ/c: Việt Đ/c:Hà(b) Đ/c: Hà(a) Đ/c:Lê Tình Đ/c:Hân Đ/c: Hiền Đ/c:Bông Đ/c:Duyên Đ/c:V Anh Đ/c:Hân Đ/c: Hiền Đ/c: Việt Đ/c: San Đ/c: An Đ/c: Quang Đ/c: Duyên Đ/c: Tình Đ/c:Vỹ Đ/c:Thủy Đ/c: Liễu Đ/c: San Đ/c: Thanh Đ/c:Hương Đ/c:Phượng Đ/c: Mùi Đ/c:Vỹ Đ/c:Thuỷ Giáo viên phụ trách lớp: Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Đc:Hà(b) Đc: Bông Đc: Quang Hương GV phụ trách lớp chịu trách nhiệm theo dõi số lượng, quản lí lớp, theo dõi việc kí sổ đầu bài của giáo viên và bố trí chổ ngồi cho học sinh. Lịch dạy: Tổ chức dạy vào chiều Thứ bảy hàng tuần tại phòng học của khối 6 và dạy vào các buổi chiều. Bộ phận chuyên môn sắp xếp lịch và thời gian hợp lí đảm bảo môn Toán Văn 2 tiết/tuần, các môn còn lại 1 tiết/tuần. 3. Công tác quản lý chỉ đạo: -Tổ chức họp Hội Cha,mẹ học sinh yếu kém. 5 Tổ chức việc kiểm tra, qua từng tháng, từng kì đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. -Nghiên cứu, hoạch định kinh phí chi trả để động viên giáo viên. -Quản lý thời gian, kế hoạch chương trình dạy học với các giải pháp sau: + Lên chương trình dạy phụ đạo (có tổ và chuyên môn duyệt)và thực hiện nghiêm túc chương trình, soạn bài đúng quy định. + Quản lí ghi sổ đầu bài và tên bài dạy đúng theo từng ngày . - Quản lý chất lượng học sinh: Nhà trường theo dõi chất lượng học sinh qua các bài kiểm tra định kì. 4. Các giải pháp chỉ đạo: Đối với Ban giám hiệu: Lên kế hoach phụ đạo theo thời khóa biểu cố định, lập sổ đầu bài theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên, kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy của giáo viên hồ sơ giáo án. Thường xuyên dự giờ đánh giá giáo viên đặc biệt theo dõi việc chú trọng đối tượng yếu kém của giáo viên trong quá trình giảng dạy trên lớp. Đối với giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm: Lập sơ đồ lớp học rõ ràng cụ thể đánh dấu vị trí đối tượng yếu kém trên sơ đồ. Bố trí học sinh yếu kém ở những vị trí thuận lợi cho việc kèm cặp của giáo viên bộ môn. Phải có sự bố trí xen kẻ giữa đối tượng yếu kém và đối tượng khá giỏi nằm tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tiếp thu bài học. Tìm hiều rõ về hoàn cảnh gia đình của những đối tượng yếu kém để có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên bộ môn: Lập kế hoạch, chương trình phụ đạo học sinh yếu kém theo từng giai đoạn. Thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém theo phan công và theo lịch của chuyên môn. Thực hiện kèm cặp đối tượng học sinh yếu kém trong các giờ dạy chính khóa thể hiện rõ trong các hoạt động của bài sọan và phân bố thời gian để đến với đối tượng học sinh yếu kém Giảng dạy trên lớp: ở từng phần mỗi tiết học cần lựa chon hình thức hoạt động cho học sinh cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm thời gian tạo cơ hội tiếp cận với đối tượng học sinh yếu kém nhằm kèm cặp hướng dẫn tiếp sức thêm. Công tác kiểm tra, chấm bài của học sinh: Đối với học sinh yếu kém, trong từng bài tập giáo viên cần chấm sữa lỗi thật kĩ, tiếp tục tạo mẫu về bài làm Năm chác những kiến thức nội dung học sinh còn non yếu. Đối với tổ chuyên môn: Tăng cường công tác giúp đỡ giáo viên cồn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực còn hạn chế,. Thiết kế các giáo án để dạy đối tượng học sinh yếu kém théo từng loại bài., trng đó cần tạo cơ hội tiếp cận với yếu kém. Phân bố thời gian và các câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu kém. 6 Tổ chức dạy thể nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đồng nghiệp và bản thân xây dựng nộ sung khoa học và phụ đạo hiện quả. Đối với các tổ chức trong nhà trường: Công đoàn và chi đoàn nhà trường động viên đoàn viên trong công tác dạy phụ đạo và khuyến kích biểu dương các cá nhân có thành tích tốt trong công tác này. Độ TNTP tổ chức các phong trào về hoạt động Đội như phong trào “Đôi bạn cùng tiến” : Dựa vào sơ đồ lớp học giáo viên phụ trách lớp kết hợp với đội thiếu niên để theo dõi kiểm tra việc thực hiện của các nhóm. Hàng tuần, tháng cần có biểu dương trong các buổi chào cờ. Phối hợp với họi cha mẹ học sinh kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - PGD (bc), - TTCM (th), - GV BD, Ktoán (th), Võ Thành Đồng - Lưu VP, - Đăng website 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan