Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm Báo cáo chuyên đề bảo hiểm bh11 phần 4...

Tài liệu Báo cáo chuyên đề bảo hiểm bh11 phần 4

.PDF
11
93
127

Mô tả:

Chuyªn ®Ò thùc tËp thời điểm kết thúc và mở đầu năm tài chính. Hàng năm chủ sử dụng lao động phải lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BBHXH theo mẫu C45-BH ban hành theo quyết định số 1124 ngày 12/12/1996 của bộ tài chính gửi cho cơ quan BHXH để theo dõi thực hiện. Cơ quan BHXH đẩy mạnh thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý lao động, quỹ lương làm căn cứ trích nộp BHXH. + Tăng cường công tác tuyên tuyền chế độ chính sách BHXH cho chủ sử dụng lao động và người lao động. Dựa vào tổ chức công đoàn tại các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Công khai hoá mức tham gia BHXH cho người lao động biết bằng cách hàng năm người lao động phải được kiểm tra sổ BHXH của mình một lần. + Phối hợp với thanh tra lao động và liên đoàn lao động, thanh tra nhà nước để tổ chức việc kiểm tra thực hiện bộ luật lao động tại các đơn vị sử dụng lao động. Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao động cố tình trốn tránh việc khai báo không đầy đủ laođộng và quỹ lương. Trong công tác xử lý cần thiết phân định rõ trách nhiệm của từng người và xử lý theo luật định đoói với chủ sử dụng lao động. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh yêu cầu nếu không đăng ký trích nộp BHXH thì không cấp đăng ký kinh doanh. + Bên cạnh đó cần có các chương trình phối hợp thực hiện chính sách BHXH với các ban ngành liên quan trên địa bàn để nắm bắt các thông tin về tăng giảm đầu mối phải tham gia, tình hình lao động, quỹ lương... 1.2 Nhóm các giải pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH. Công tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH là cơ sở để đẩy mạnh các biện pháp đông đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH. Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH cần đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH. - Phân công cán bộ chuyên quản thường xuyên bám các chủ sử dụng lao động để đôn đốc tiến độ thực hiện nộp BHXH. - Định kỳ hàng quý tiến hành thông báo nợ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH lớn cho giám đốc, chủ tịch công đoàn cơ sở, đồng thời báo cáo với cơ quan chủ quản và đảng uỷ cấp trên cơ sở đó làm rõ chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng và nhà nước do đó phải được xem xét là một chỉ tiêu quan trọnh trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị và mỗi tổ chức cơ sở đảng. - Coi trọng công tác thực hiện chính sách BHXH là công tác của mọi ngành, mọi cấp, đặc biệt tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền. Coi 61 Chuyªn ®Ò thùc tËp công tác thực hiện chính sách BHXH là công tác thường xuyên của các cấp chính quyền. Nơi nào biết tranh thủ sự phối hợp chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể thì nơi đó tiến độ thực hiện kế hoạch thu hàng năm đạt kết quả tốt. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành và xử lý nghêm những đơn vị cố tình dây dưa nợ đọng BHXH. Trên cơ sở thanh tra phát hiện nhân tố tích cực và những nhân tố yuế kém để đưa lên phương tiện thông tin đại chúng gây sức ép cho các đơn vị thực hiện. 2.Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH. Quản lý chi BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan BHXH, là một trong những biện pháp tránh tổn thất cho quỹ BHXH. Trong công tác quản lý chi BHXHcần thiết phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ sau: 2.1 Các biện pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn. - Tiến hành rà soát, đối chiếu giữa hồ sơ hưởng BHXH và danh sách chi trả cả về tiền lương, loại trợ cấp BHXH. - Quản lý chặt chẽ nguồn tiền mặt trong chi trả hàng ngày xuất tiền mặt cho các điểm chi trả đủ chi trong ngày, cuối ngày nếu còn thừa tiền thì phải nhập quỹ để quản lý. - Có giải pháp đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển từ kho bạc về cơ quan BHXH hoặc từ cơ quan BHXH đến địa điểm chi trả. - Soát xét lại hệ thống chi trả: từ ban chi trả cho đến các điểm chi trả, ban chi trả phải là người có năng lực, nhiệt tình công tác. Các điểm chi trả không nên quá phân tán sâu xuống các khối. Mỗi phường xã chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 điểm chi trả. - Tiến hành chi trả điểm danh, các đối tượng phải đến trực tiếp tại nơi chi trả để nhận tiền, trường hợp vắng mặt thì phải giải trình rõ mới chi trả. Chi trả điểm danh được tiến hành theo thứ tự tất cả các phường xã. - Thực hiện đúng quy định trong chi trả, hàng tháng, sau 5 ngày kể từ ngày nhận tiền cuối cùng nếu có đối tượng chưa nhận ban chi trả phải nộp tiền lại cho BHXH không được để tồn quỹ tiền mặt tại các ban chi trả phường xã. 2.2 Các giải pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH ngắn hạn. - Các đơn vị phải đăng ký tài khoản giao dịch của đơn vị cho cơ quan BHXH chuyển khoản kinh phí thanh toán 3 chế độ ngắn hạn cho đơn vị để chi trả cho đối tượng hưởng. 62 Chuyªn ®Ò thùc tËp - Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về thanh toán 3 chế độ, làm việc với ngành y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép nghỉ ốm cho bệnh nhân vì đó là chứng từ gốc để thanh toán. - Phối hợp với cơ quan tài chính các cấp trong cấp phát kinh phí hoạt động của bộ máy và kinh phí chi BHXH. Hàng quý cơ quan BHXH thông báo cho tài chính số kinh phí được chi 3 chế độ của từng đơn vị để các cơ sở khấu trừ kinh phí ngân sách cấp trả lương. Tránh cấp trùng gây lãng phí ngân sách nhà nước. - Định kỳ kiểm tra việc chi trả các chế độ cho đối tượng của đơn vị nhằm đảm bảo các chế độ được chi đến tận tay người lao động. 3. Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, phối hợp với BHXH tỉnh và các ngành pháp luật giải quyết dứt điểm các đề xuất klhiếu nại về BHXH. - Phối hợp tốt với BHXH tỉnh và đối tượng đang hưởng để sao lục đầy đủ hồ sơ đối tượng đang hưởng. Sắp xếp hồ sơ hợp lý theo từng loại đối tượng, từng vần, từng phường xã để tiện cho tra cứu điều chỉnh khi cần thiết. - Có sổ theo dõi đối tượng từng loại, theo dõ biến động tăng giảm, theo dõi hạn hưởng của đối tượng tuất và mất sức laođộng để thông báo kịp thời cho đối tượng và bộ phận kế hoạch tài chính để cắt giảm. - Giải quyết tốt đề xuất khiếu nại của đối tượng những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH thành phố, phải kiểm tra và xử lý kịp thời những vấn đề phải báo cáo xin ý kiến của cấp trên thì cũng phải kịp làm văn bản báo cáo cấp trên xử lý. Tránh để các vụ việc dây dưa kéo dài. 4. Đảm bảo những điều kiện cần thiết để đạt được các biện pháp trên. 4.1 Nâng cao trình độ cán bộ. Trình độ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chế độ BHXH. Để thực hiện tốt các giải pháp tăng cường thực hiện chế độ BHXH cần tập trung đào tạo lại cán bộ nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trên các phương tiện. - Những nghiệp vụ cơ bản trong tác nghiệp BHXH. - Những nghiệp vụ cơ bản trong quản lý tài chính trong cac doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, Những nghiệp vụ cơ bản trong phân tích hoạt động kinh tế, phân tích tình hình tài chính của các đơn vị sử dụng lao động. - Quản lý quỹ BHXH. - Cơ sở khoa học của việc hoạch định chế độ chính sách của BHXH. - Công nghệ thông tin(tin học trong quản lý BHXH). Bên cạnh đó cần thiết phải đào tao cán bộ làm công tác BHXH trong các đơn vị sử dụng lao động. Những cán bộ này có trách nhiệm thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người 63 Chuyªn ®Ò thùc tËp lao động của đơn vị mình. hàng năm đội ngũ cán bộ này cần được bồi dưỡng về pháp luật , các chính sách chế độ BHXH, cơ chế quản lý tài chính BHXH và một số nghiệp vụ khác về công tác quản lý BHXH. 4.2 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH. Cơ sở vật chất là yếu tố cực kỳ quan trọng để thực thi có hiệu quả công việc. Trong điều kiện hiện tại cần phải trang bị các yếu tố sau: - Đầu tư cơ sở làm việc và các trang thiết bị cần thiết đặt nền móng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tin học toàn đơn vị, toàn ngành. - Trang bị máy vi tính cho từng bộ phận để từng bước đưa toàn bộ danh sáchđối tượng tham gia, hồ sơ đang quản lý vào máy vi tính để quản lý chặt chẽ và tiện việc tra cứu. - Trang bị xe ô tô chuyên dùng để làm nhiệm vụ chuyên chở tiền mặt để chi trả cho đối tượng. 4.3 Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương. Hàng tháng phải báo cáo kịp thời tình hình thực hiện công tác BHXH cho cấp uỷ và chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Đối với những đơn vị nợ đọng phải thông qua cấp uỷ và công đoàn của các đơn vịquản lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên. - BHXH Việt Nam phải cụ thể hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước bằng các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho BHXH TP Vinh thực hiện một cách chính xác. - Kịp thời xử lý các vướng mắc Trong công tác BHXH đối với địa phương. 64 Chuyªn ®Ò thùc tËp KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BHXH VIỆT NAM, BHXH NGHỆ AN VÀ NHÀ NƯỚC 1. Đối với các đơn vị gặp nhiều khó khăn thực sự trong sản xuất kinh doanh có thể cho dừng đóng BHXH một thời gian, sau khi sản xuất kinh doanh ổn định thì bắt đầu tham gia tiếp. Khoản nợ cũ cho đơn vị trả dần váo các năm tiếp theo để đảm bảo kết cấu phân bổ phí trong giá thành sản phẩm thị trường chấp nhận dược và có lãi. 2. Đối với những đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước hoặc những đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng thực sự có hoạt động và có kết cấu phần BHXH đã trích thì chính phủ cho phép ngành BHXH kiểm tra xử phạt theo quy định nhưng phần xử phạt này chủ sử dụng lao động đó phải chịu trách nhiệm nộp phạt. Nếu tính vào đơn vị thì vô hình dung Nhà nước lại phạt Nhà nước, trong khi đó lỗi là do chủ sử dụng lao động. 3. Tổng kết mô hình chi trả BHXH cho người lao động dặc biệt là chi trả chế độ dài hạn. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình chi trả thống nhất toàn quốc. Mô hình này có thể tách khỏi chính quyền địa phương một phần tương đối. Song phải có đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn để xây dựng các trạm hoặc nhà phát tiền ở từng khu vực nhất định. 4. Xây dựng một khoản chi dự phòng rủi ro trong quá trình chi trả, để bù đắp các loại rủi ro như thiếu tiền do kiểm đếm tại quỹ hoặc tiền rách nát không đổi được. 5. Sớm xây dựng luật BHXH để trình quốc hội thông qua, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả công tác BHXH ở Việt Nam nói chung và BHXH thành phố Vinh nói riêng. 6. BHXH Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chung để các địa phương thể chế hoá khuyến khích thoả đáng tập thẻe cá nhân thực hiện tốt công tác BHXH. Đối với cán bộ trong ngành BHXH cần có chế độ thưởng thích hợp để động viên đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ an tâm công tác. 7. BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh cần xây dựng chương trình đầu tư tin học cho công tác BHXH kể cả đào tạo con người và cung cấp máy vi tính. 8. Chính phủ có văn bản hướng dẫn có vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong việc thực thi các chế độ BHXH trên địa bàn. 9. Việc triển khai thu BHXH, BHYT ở các đơn vị quốc doanh trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều khó khăn, sau khi phổ biến luật lao động sửa đổi cho các đơn vị, đề nghị UBND thành phố Vinh cho thành lập ban chỉ đạo gồm đại diện phòng tổ chức lao động, phòng thanh tra, liên đoàn lao động thành phố, BHXH TP để chỉ đạo thực hiện công tác BHXH ở các đơn vị ngoài quốc doanh. 65 Chuyªn ®Ò thùc tËp KẾT LUẬN BHXH ở nước ta đã thực hiện theo cơ chế mới được 8 năm. Tuy nhiên chế độ chính sách BHXH không phải xây dựng mới hoàn toàn mà là sự tiếp nối có sửa đổi một phần chính sách BHXH đã có trong cơ chế tâp trung quan liêu bao cấp trước đây. Chính vì vây, chính sách BHXH hiện hành không tránh khỏi những bất cập cần tháo gỡ. Trong cơ chế mới, nhiệm vụ quan trọng của hoạt động BHXH là phải tổ chức khai thác các đối tượng nằm trong diện phải tham gia BHXH dược tham gia đầy đủ, quản lý tốt nguồn tài chính BHXH và tổ chức chi trả các chế độ cho đối tượng đầy đủ kịp thời, đúng chế độ tiến tới góp phần cùng BHXH Việt Nam cân đối được nguồn quỹ thay thế được sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Với kết cấu 3 chương, chuyên đề đã nêu lên được một số vấn đề cơ bản về BHXH, tiến hành phân tích thực trạng công tác BHXH trên địa bàn thành phố kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn thành phố Vinh Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý bổ sung của thầy cô giáo trong bộ môn. Em mong được tiếp thu ý kiến và tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong bài viết tới và góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác BHXH ở nước ta. Để hoàn thành được bài viết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú công tác tại BHXH TP Vinh, thầy giáo hướng dẫn: thầy Mạc Văn Tiến và các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn. Vinh, ngày tháng năm 2003 Sinh viên thực hiện 66 Chuyªn ®Ò thùc tËp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm ĐHKTQD 2. Giáo trình kinh tế bảo hiểm Đại học Tài chính kế toán 3. Báo cáo tài chính BHXH Thành Phố Vinh. 4. Điều lệ hoạt động của BHXH Việt Nam 5. Các văn bản luật của một số loại hình bảo hiểm. 6. Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam. 7. Một số tài liệu khác. 67 Chuyªn ®Ò thùc tËp MỤC LỤC Lời mở đầu................................................................................................... 1 Chương I. Lý luận chung về BHXH ............................................................ 2 I. BHXH và sự cần thiết khách quan của BHXH ................................ 2 1. Sự cần thiết................................................................................................ 2. 2. Bản chất ..................................................................................................... 3 3. Chức năng của bảo hiểm xã hội .................................................................. 4 4. Tính chất của bảo hiểm xã hội .................................................................... 5 II. Những nội dung cơ bản của BHXH ........................................................... 5 1. Khái niệm về BHXH ................................................................................. 5 2. Đối tượng của bảo hiểm xã hội ................................................................... 6 3. Phạm vi bảo hiểm xã hội ............................................................................ 6 4. Quỹ bảo hiểm xã hội .................................................................................. 7 4.1. Khái niệm quỹ BHXH ............................................................................. 7 4.2. Đặc điểm ................................................................................................. 7 4.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH .................................................................. 8 4.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH ................................................................. 11 5. Trách nhiệm và quyền hạn các bên tham gia bảo hiểm xã hội .................. 12 6. Tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội .............................................................. 14 III. Quá trình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội .................................. 17 1. Trên thế giới ............................................................................................. 17 2. Tại Việt Nam............................................................................................ 18 IV. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội và chính sách kinh tế ... 20 1. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội ....................................... 20 2. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách kinh tế ...................................... 21 Chương II. Thực trạng thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Vinh (từ 1995 đến 2002) ............................................................................................ 23 I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện công tác BHXH trên địa bàn thành phố Vinh ......................................................................... 23 1. Đặc điểm về tự nhiên................................................................................ 23 68 Chuyªn ®Ò thùc tËp 2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 23 II. Hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh ................... 24 1. Hệ thống quản lý ...................................................................................... 24 2. Bộ máy hoạt động ................................................................................... 25 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH thành phố Vinh .................................. 25 2.2. Bộ máy hoạt động .................................................................................. 26 III. Tình hình công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Vinh giai đoạn 1995 -2002 ................................................................................................... 28 1. Quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý thu ở BHXH thành phố Vinh ........ 29 2. Quản lý đối tượng tham gia ...................................................................... 31 2.1. Đối tượng phải nộp BHXH .................................................................... 31 2.2. Kết quả đạt được ................................................................................... 32 3. Quản lý qũy lương trích nộp BHXH ......................................................... 35 3.1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng ........................................................................................... 35 3.2. Kết quả đạt được ................................................................................... 36 4. Quản lý nguồn thu BHXH ........................................................................ 38 4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu ........................................................... 38 4.2. Tình hình nợ đọng phí BHXH ................................................................ 40 III. Tình hình công tác quản lý chi BHXH TP Vinh ..................................... 41 1. Quy trình chi trả trợ cấp ........................................................................... 42 1.1. Đối với 3 chế độ ngắn hạn .................................................................... 42 1.2. Đối với chế độ dài hạn .......................................................................... 43 2. Quy định của BHXH Việt Nam về công tác chi trả chế độ ....................... 44 2.1. Chế độ trợ cấp ốm đau .......................................................................... 44 2.2. Chế độ trợ cấp thai sản ......................................................................... 45 2.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ........................... 46 2.4. Chế độ hưu trí ....................................................................................... 47 2.5. Chế độ tử tuất ........................................................................................ 48 3. Kết quả công tác chi trả ............................................................................ 49 69 Chuyªn ®Ò thùc tËp 4. Những bất cập trong công tác chi trả ........................................................ 52 V. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH và công tác cấp sổ cho người tham gia ....................................................................................................... 54 1. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH ........................................... 54 2. Công tác cấp sổ BHXH cho người tham gia ............................................. 55 VI. Đánh giá chung về quá trình thực hiện của BHXH TP Vinh................... 56 1. Ưu điểm ................................................................................................... 56 2. Những tồn tại ........................................................................................... 56 3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ................................................... 57 Chương III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh................................................. 59 I. Phương hướng hoạt động .......................................................................... 59 1. Định hướng hoạt động của BHXH Việt Nam ........................................... 59 2. Phương hướng nhiệm vụ của BHXH TP Vinh .......................................... 59 II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh............................................................................................ 60 1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu .............. 60 1.1. Nhóm các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH ...................................................................... 60 1.2. Nhóm các giải pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH........................................................................................................... 61 2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH ............. 62 2.1. Các biện pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn ......... 62 2.2. Các giải pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH ngắn hạn....... 62 3. Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, phối hợp với BHXH tỉnh và các ngành pháp luật giải quyết dứt điểm các đề xuất khiếu nại về BHXH ..................... 63 4. Đảm bảo những điều kiện cần thiết để đạt được các biện pháp trên .......... 63 4.1. Nâng cao trình độ cán bộ ...................................................................... 63 4.2. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH ......................... 64 70 Chuyªn ®Ò thùc tËp 4.3. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương ................. 64 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Nghệ An, và Nhà nước ....... 65 Kết luận....................................................................................................... 66 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 67 71
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan