Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm Báo cáo chuyên đề bảo hiểm bh08 phần 4...

Tài liệu Báo cáo chuyên đề bảo hiểm bh08 phần 4

.PDF
20
88
90

Mô tả:

LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n nhiều so với Bảo Việt thu hàng tỷ đồng và Bảo Minh thu hàng trăm triệu đồng một năm. - Mặc dù việc uỷ thác cho các tổ chức giám định trung gian, độc lập thực hiện công tác giám định khi có rủi ro gây ra tổn thất cho hàng hoá đang có xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ riêng đối với PJICO mà còn đối với hầu hết các công ty bảo hiểm của Việt Nam hiện nay, nhưng việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định, hay việc chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giám định viên là rất cần thiết và quan trọng nhằm phát huy nội lực nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ nói chung. - Đặc biệt trong trường hợp công ty uỷ thác cho tổ chức giám định nước ngoài. PJICO không những phải chịu sức ép về phí giám định cao mà còn phải chịu hậu quả của sự thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kịp thời của giám định viên nước ngoài trong quá trình giám định cũng như trong việc tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất có hiệu quả. - Công tác quản lý và kiểm tra sự hoạt động của giám định viên còn chưa chặt chẽ, không thường xuyên, trong công tác giám định rất dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực nhằm trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại cho công ty. - Chế độ đãi ngộ cho giám định viên chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có sự khen thưởng thoả đáng, kịp thời cho những giám định viên có thàng tích tốt. Chính vì vậy chưa tạo ra được những đòn bẩy để khuyến khích họ hăng hái làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Giải quyết khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO. Nhằm đảm bảo nguyên tắc tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các chi nhánh đồng thời nhằm mục đích phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, PJICO đã ban hành quy định phân cấp bồi thường. Đối với các chi nhánh công ty, hạn mức phân cấp bồi thường mà chi nhánh được phép chi trả trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là 15.000 USD hoặc tính ra VND tương đương/ một vụ. Với các hồ sơ trên phân cấp, chi nhánh phải thu thập đầy đủ hồ sơ bồi thường theo quy định, khẩn trương làm báo cáo và có ý kiến của đơn vị gửi về công ty để xem xét giải quyết bồi thường. Trong một số trường hợp, mặc dù hồ sơ dưới phân cấp, thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chi nhánh công ty được phép giải quyết bồi thường nhưng trong quá trình này có những tình tiết phức tạp thì chi nhánh phải xin ý kiến của cấp lãnh đạo công ty bïi v¨n khoa 61 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n rồi mới đưọc xem xét giải quyêt bồi thường. Quá trình giải quyết khiếu nại đòi bồi thường ở PJICO được tiến hành theo trình tự sau: 3.1. Nhận hồ sơ khiếu nại. Gồm hai bước như sau: Bước 1: Nhận hồ sơ- Hồ sơ chứng từ khiếu nại đòi bồi thường bao gồm: - Hợp đồng bảo hiểm và giấy điều khoản bổ sung nếu có (bản gốc) - Kháng nghị hàng hải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra trên đường hành trình ở ngoài khơi. - Vận đơn đường biển (bản gốc) - Hoá đơn mua hàng (bản gốc) - Biên bản giám định của PJICO, đại lý của PJICO hoặc tổ chức giám định được PJICO uỷ thác (bản gốc) - Phiếu đóng gói hàng hóa (bản gốc) - Chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc cơ quan chức năng. - Giấy thông báo tổn thất - Công văn khiếu nại của chủ hàng - Những tài liệu liên quan đến người thứ 3 (nếu tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của người thứ 3) - Hoá đơn/ biên lai các chi phí khác. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà PJICO yêu cầu người khiếu nại đòi bồi thường phải xuất trình một số chứng từ có liên quan khác nhằm tạo điều kiện cho quá trình thẩm định hồ sơ và xem xét giải quyết bồi thường một cách chính xác, công bằng. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Thẩm định xem bộ hồ sơ trên đã đầy đủ, hợp pháp chưa? - Kiểm tra hồ sơ xem có đảm bảo đúng thời hạn khiếu nại theo quy định của hợp đồng không (nếu thiếu hồ sơ yêu cầu bổ sung trong vòng 30 ngày theo hợp đồng). - Vào sổ ghi thứ tự để tiện theo dõi các nghiệp vụ phát sinh - Sắp xếp và phân loại hồ sơ theo thứ tự ưu tiên để giải quyết, hồ sơ sắp hết thời hạn khiếu nại theo theo hợp đồng, hồ sơ về các vụ tổn thất lớn. - Hồ sơ còn thiếu chứng từ, tài liệu cần bổ sung thêm thì phải có văn bản yêu cầu bổ sung và thời hạn bổ sung gửi người khiếu nại. bïi v¨n khoa 62 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n 3.2. Xét bồi thường: Gồm 3 bước như sau: Bước 1: Xác định trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, cần xem xét tổn thất có thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng hay không? cần phải xét các yếu tố sau: - Người khiếu nại có quyền lợi bảo hiểm hay không? - Tổn thất xẩy ra có trong thời gian hiệu lực của hợp đồng hay không? - Tổn thất có vi phạm các điều khoản riêng hay không? - Tổn thất có phải do những rủi ro loại trừ gây ra hay không? - Tổn thất có thuộc phạm vi các điều khoản bảo hiểm thoả thuận hay không? - Trường hợp nếu tổn thất không thuộc phạm vị trách nhiệm của PJICO thì PJICO sẽ lập công văn gửi người khiếu nại về việc từ chối bồi thường và kèm theo là các lý do từ chối bồi thường. Bước 2: Tính toán số tiền bồi thường. Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì cán bộ xét bồi thường phải tính toán mức độ bồi thường, làm tờ trình để lãnh đạo theo phân cấp bồi thường xem xét và có ý kiến về việc bồi thường. Bước 3: Xem xét các chi phí khác thuộc trách nhiệm của bảo hiểm như chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí giám định, chi phí chuyển tải… yêu cầu các loại chi phí trên phải hợp lý và trong trường hợp đặc biệt phải có sự thoả thuận và cho phép của PJICO. 3.3. Trình lãnh đạo: - Làm tờ trình phân tích rõ nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm và cách tính số tiền bồi thường, nêu rõ các lý do chấp nhận bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Lý do tăng hoặc giảm số tiền bồi thường so với số tiền khiếu nại ước tính của chủ hàng. Đề nghị bồi thường bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. - Đối với những vụ tổn thất lớn, phức tạp sau khi đã dự thảo xong tờ trình cần thiết phải chuyển cho bộ phận Pháp chế, Kế toán tài vụ, Quản lý nghiệp vụ và thị trường tham gia ý kiến trước khi đưa trình duyệt với lãnh đạo. - Nghiên cứu lại ý kiến của lãh đạo sau khi trình duyệt, có thể bổ sung ý kiến hoặc các chứng từ cần thiết nếu cần, soạn thảo công văn gửi người khiếu nại thông báo số tiền bồi thường hay từ chối bồi thường. - Tất cả hồ sơ khiếu nại phải được xem xét, trình duyệt và bồi thường theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng là 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. bïi v¨n khoa 63 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n - Đối với những vụ bồi thường dưới phân cấp, các chi nhánh chủ động giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm về việc bồi thường đó. Sau khi bồi thường phải gửi thông báo về công ty. - Đối với hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường bằng ngoại tệ, công văn bồi thường lập 7 bản (1 gửi người khiếu nại, 1 bản gửi văn thư, 1 bản lưu nghiệp vụ, 2 bản gửi kế toán tài vụ, 2 bản gửi về công ty kèm theo giấy thông báo bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu theo mẫu in sẵn của PJICO). - Đối với hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường bằng đồng Việt Nam, công văn bồi thường lập 6 bản (1 gửi người khiếu nại, 1 bản gửi kế toán tài vụ, 1 bản lưu nghiệp vụ, 2 bản gửi về công ty, 1 bản lưu ở văn thư chi nhánh). - Đối với các vụ bồi thường trên phân cấp cần gửi công văn về công ty để có hướng giải quyết. 3.4. Lưu trữ hồ sơ: - Tất cả các hồ sơ đã được giải quyết bồi thường đều phải vào sổ, phân loại theo dạng tổn thất, rủi ro được bảo hiểm và theo chủng loại hàng hoá để có số liệu tính phí và hướng dẫn đề phòng, hạn chế tổn thất. - Vào sổ bồi thường để theo dõi số hồ sơ phát sinh, số hồ sơ đã giải quyết bồi thường, số hồ sơ đang tranh chấp, số hồ sơ còn tồn đọng và số tiền đã bồi thường để tránh nhầm lẫn, mất mát, chậm trễ giải quyết. - Các hồ sơ giải quyết bồi thường xong, phải sắp xếp theo thứ tự thời gian, chủng loại hàng hoá để lưu trữ (thời gian lưu trữ là 5 năm). Lưu ý: Sau khi xét bồi thường nếu lỗi có liên quan đến trách nhiệm của người thứ 3 thì công ty sẽ yêu cầu người khiếu nại làm giấy uỷ quyền để khiếu nại đòi người thứ 3 bồi thường đồng thời thu thập các chứng từ có liên quan. bïi v¨n khoa 64 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Sơ đồ quy trình lập hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO Người ược bảo hiểm Thông báo tổn thất Từ chối bồi thường Kiểm tra thông tin Lãnh đạo công ty Phòng nghiệp vụ bảo hiểm Hàng h i Thông báo bồi thường Phòng tái bảo hiểm Lập hồ sơ giám ịnh Đòi tái bảo hiểm Giám định độc lập Phòng Tài chính- Kế Thanh toán bồi thường Chú thích: - bïi v¨n khoa Các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Đánh giá rủi ro. Điều chỉnh phí. Đòi người thứ 3 65 Công việc quan hệ trực tiếp Công việc quan hệ bổ sung (nếu cần) bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Công tác bồi thường tổn thất về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực, đảm bảo giải quyết đúng, đủ, kịp thời - đảm bảo ổn định kinh doanh cho khách hàng khi gặp rủi ro gây ra tổn thất về hàng hoá và tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Qua đó, thấy rõ được tác dụng của bảo hiểm trong nền kinh tế nói chung và trong kinh doanh buôn bán ngoại thương nói riêng. Tình hình bồi thường tổn thất cho hàng hoá xuất nhập khẩu được bảo hiểm ở PJICO trong những năm qua tuy không có xu hướng gia tăng như của toàn bộ thị trường nhưng những vụ tổn thất lớn đã liên tiếp xẩy ra, ví dụ như: - Vụ sắt thép bị gỉ, thiều hụt trên tàu YOKOHAMA hành trình từ Thượng Hải - Trung Quốc về cảng Sài Gòn xảy ra ngày 29/09/1995 gây thiệt hại 200.925 nghìn USD. - Vụ Clinker được vận chuyển trên tàu VEGA 1 từ Koh Sichang đến Cần Thơ đã tổn thất toàn bộ khi tàu bị chạm đáy đắm tại Định An- Cần Thơ ngày 22/ 01/ 1999 gây thiệt hại 120.120 nghìn USD. - Vụ tàu CS ChangSun chở sắt thép từ Đài Loan đến cảng Hải Phòng đã bị mắc cạn và đắm trên đường vận chuyển ngày 02/ 05/ 1999 thiệt hại 116.000 nghìn USD. - Hay gần đây nhất là vụ đâm va giữa tàu Maritime Fidelity với tàu New Venture hậu quả là 2,2 tấn phân bón chở trên tàu bị tổn thất toàn bộ với trị giá trên 2,8 triệu USD (trong đó Bảo Việt bồi thường 1,8 triệu USD). Ngoài ra các tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: tàu bị cháy, đắm, mắc cạn, đam va, cướp biển, mất tích, không giao hàng, thiếu hụt, ướt, mốc. Mặt khác phạm vi địa lý của các vụ tổn thất xảy ra rất rộng, liên quan đến thông lệ, điều luật của nhiều nước khác nhau nên mức độ phức tạp trong quá trình giải quyết khiếu nại đòi bồi thường cũng rất cao. Tuy nhiên, PJICO đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết kịp thời những vụ tổn thất lớn nhằm baỏ vệ lợi ích tối đa cũng quyền lợi bïi v¨n khoa 66 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n của các bên. Công tác bồi thường của PJICO trong các năm qua được thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: Tình hình bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO từ 1995- 2000. Chỉ tiêu Năm 1995 Doanh thu phí bảo hiểm (1000 VND) 1.856.702 1996 5.648.321 4.951.883 87,67 1997 8.794.647 5.720.038 65,04 1998 14.591.608 10.412.571 71,36 1999 18.389.451 16.450.055 89,41 2000 21.193.548 10.899.842 51,43 Cộng 70.474.277 49.149.777 69,74 Số tiền bồi thường (1000 VND) Tỷ lệ bồi thường (%) 715.387 38,53 Nguồn số liệu: Phòng Giám định bồi thường - PJICO. Bảng số liệu trên cho thấy: Sự biến động của tỷ lệ bồi thường qua các năm rất lớn, điều này rất dễ hiểu vì rủi ro gây ra tổn thất hàng hoá là ngẫu nhiên, không thường xuyên và không theo một chu kỳ nhất định. Mặc dù năm 1999, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO tăng lên rất cao tới 89,41% đó là do trong năm này đã xảy ra một số vụ tổn thất lớn gây thiệt hại với tổng trị giá hàng hoá hơn 1 triệu USD nhưng nhìn chung thì tỷ lệ này có xu hướng giảm dần. Bình quân 1995-2000 tỷ lệ bồi thường là 69,74% (Tỷ lệ bồi thường bình quân bằng tổng số tiền bồi thường/ tổng doanh thu phí bảo hiểm) thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường bình quân nghiệp vụ toàn thị trường là 77,74% và đây cũng là tỷ lệ tương đối khả quan so với của Bảo Việt là 79,82% và của Bảo Minh là 73,64%. Đạt được kết quả này là do sự hỗ trợ của công tác đánh gía và quản lý rủi ro, công tác giám định trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất nên đã làm giảm số tiền bồi thường cho mỗi vụ. Đồng thời việc xác định đúng nguyên nhân gây ra tổn thất, đánh giá chính xác mức độ tổn thất đã hạn chế được sự gian lận, trục lợi bảo hiểm do vậy cũng làm giảm số tiền bồi thường. Tuy nhiên, do rủi ro gây ra tổn thất xảy ra là khách quan và tổn thất có thể nhiều hoặc ít và khác nhau giữa hàng bïi v¨n khoa 67 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n hoá xuất khẩu và nhập khẩu cho nên để thấy rõ hơn vai trò của công tác giám định, giải quyết khiếu nại đòi bồi thường ta xem xét bảng số liệu sau: bïi v¨n khoa 68 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Từ bảng số liệu trên, rất dễ nhận thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ bồi thường đối với hàng hoá nhập khẩu 2 năm 1995 và 1999. Năm 1995, tỷ lệ bồi thường cho hàng hoá nhập khẩu là 32,81% thì năm 1999 tỷ lệ này lên tới 90,63%. Sở dĩ như vậy là vì trong năm 1999 đã xảy ra một số vụ tổn thất hàng hoá nhập khẩu rất lớn thiệt hại ước tổng trị giá hàng hoá trên 1 triệu USD, còn trong 6 tháng cuối năm 1995 có ít rủi ro xẩy ra và giá trị tổn thất cũng rất nhỏ. Điều này cho thấy được tính chất khách quan của rủi ro và tổn thất xảy ra. Ngoại trừ 2 năm này, tỷ lệ bồi thường cho hàng hoá nhập khẩu những năm còn lại biến động tương đối ổn định, tỷ lệ ở mức trung bình và có xu hướng giảm dần. Bình quân từ 1995-2000, tỷ lệ bồi thường đối với hàng hoá nhập khẩu là 67,02% thấp hơn so với tỷ lệ bồi thường bình quân nghiệp vụ là 69,74%. Trong khi đó tỷ lệ bồi thường đối với hàng hoá xuất khẩu lại biến động khá phức tạp và luôn luôn ở mức cao. Thấp nhất là năm 1995 tỷ lệ này cũng đã là 61,36% và cao nhất vào năm 1996 tỷ lệ này lên tới 127,08%, bình quân từ 1995-2000 tỷ lệ bồi thường cho hàng hoá xuất khẩu là 90,49% cao gấp 1,35 lần so với hàng hoá nhập khẩu. Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng cũng không thể kết luận hay nhận định rằng rủi ro gây ra tổn thất đối với hàng hoá xuất khẩu lớn hơn so với hàng hoá nhập khẩu. Sở dĩ tỷ lệ bồi thường cho hàng hoá xuất khẩu cao là do một số nguyên nhân sau: Một là, hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm ở PJICO hầu hết đều uỷ thác công tác giám định cho các đại lý giám định nước ngoài khi có tổn thất xảy ra, do phí giám định của nước ngoài rất cao nên đã làm tăng số tiền bồi thường cho mỗi vụ tổn thất. Ngoài ra còn một số chi phí khác có liên quan cũng rơi vào trường hợp tương tự như trên nên tất cả các chi phí đó cùng với tổn thất thực tế đã làm tăng số tiền bồi thường lên rất cao. (Chi phí khác có thể là chi phí lưu kho, chi phí dỡ hàng tại cảng lãng nạn, chi phí chuyển tải, chi phí giám sát, chi phí thay thế bao bì, chi phí sửa chữa). Hai là, vì giám định được sự uỷ thác cho nên họ không mẫn cán trong việc giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm ở PJICO triển khai các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất một cách kịp thời, có hiệu quả khi tổn thất xảy ra. Điều này có thể làm tổn thất xảy ra nặng nề hơn dẫn đến làm tăng số tiền bồi thường cho tổn thất đó. Ba là, độ tin cậy của biên bản giám định không cao bởi lẽ công ty không thể kiểm soát được việc chủ hàng thông đồng với tổ chức giám định nhằm trục lợi bảo hiểm. Đặc biệt là trong việc xác định mức độ tổn thất và tỷ lệ giảm giá thương mại. Qua sự phân tích ở trên cho thấy quá trình giải quyết khiếu nại đòi bồi thường và xem xét bồi thường tổn thất có mối quan hệ rất chặt chẽ với công tác bïi v¨n khoa 69 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n giám định đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Để đánh giá được kết quả và hiệu quả một cách cụ thể hơn nữa trong công tác giải quyết khiếu nại đòi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO trong những năm vừa qua ta có bảng số liệu của một số chỉ tiêu sau: Bảng 11: Tổn thất phát sinh và giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO từ 1995-2000. Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2.268 2.712 2.896 1.Số đơn cấp đơn 427 2.Số vụ tổn thất phát sinh trong năm vụ 32 197 184 165 126 131 3.Số vụ tổn thất năm trước chuyển sang vụ 0 8 34 42 47 30 4.Số vụ giải quyết bồi thường vụ 24 171 176 160 143 149 5.Tỷ lệ giải quyết bồi thường % 75,00 83,41 80,73 77,29 82,66 92,54 6.Tỷ lệ tồn đọng % 25,00 16,59 19,27 22,71 17,34 7,46 7.Số vụ từ chối bồi thường vụ 0 13 8 15 1.182 1.473 12 17 Nguồn số liệu: Phòng Giám định bồi thường - PJICO. Mặc dù rủi ro gây ra tổn thất hàng hoá xuất nhập khẩu là rất phức tạp, xảy ra trên pham vị rộng lớn nên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác giám định cũng như trong việc giải quyết khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng, nhưng được sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp lãnh đạo cùng với sự quyết tâm, cố gắng của các cán bộ giám định bồi thường, công tác giải quyết khiếu nại xét bồi thường ở PJICO trong những năm qua vẫn được thực hiện tương đối tốt và kịp thời. Tỷ lệ giải quyết bồi thường có xu hướng tăng dần qua các năm, thấp nhất là năm 1995 với tỷ lệ là 75% và cao nhất là năm 2000 tỷ lệ này lên tới 92,54% cao gấp 1,23 lần năm 1995 và bình quân cả giai đoạn 1995-2000 là 82,63% cao hơn so với tỷ bồi thường bình quân toàn thị trường và một số công ty bảo hiểm khác. Cùng với sự gia của tỷ lệ giải quyết bồi thường thì tỷ lệ tồn đọng cũng giảm xuống một cách nhanh chóng. Cao nhất năm 1995 tỷ lệ này là 25% và bïi v¨n khoa 70 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 7,46%. Theo báo cáo của phòng Giám định bồi thường thì số vụ còn tồn đọng này chưa giải quyết được là vì chủ yếu do thiếu một số chứng từ cần thiết hoặc có liên quan đến tổn thất mà chủ hàng chưa xuất trình đầy đủ, hoặc có xuất trình nhưng chưa hợp lệ, chưa đúng thủ tục quy định. Ngoài ra còn có một số vụ tổn thất với giá trị hàng hoá rất lớn, liên quan tới trách nhiệm của nhiều bên và trong quá trình giám định, xét bồi thường vẫn còn có những tranh chấp, các bên chưa thống nhất được ý kiến chung. Vì vậy cần phải có thời gian để giải quyết một cách hợp lý. Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm trong nước cũng như công ty bảo hiểm trong nước với các công ty bảo hiểm nước ngoài. Vì vậy, nên khi xảy ra tổn thất đối với hàng hoá thì công tác xét duyệt bồi thường được PJICO rất coi trọng. Công ty luôn thục hiện và đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ, kịp thời và công bằng cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhằm nâng cao uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm, mặt khác vai trò tư vấn cho khách hàng trong việc giải quyết khiếu nại đòi bồi thường ở PJICO cũng ngày càng được chú trọng nâng cao. 4. Vấn đề "Đòi người thứ ba" trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO. Đòi bồi thường người thứ ba (hay bên thứ ba) là một công việc tương đối phức tạp, đặc biệt là trong trường hợp người thứ 3 là bên nước ngoài. Đã có nhiều trường hợp do thiếu những thủ tục, chứng từ cần thiết quan trọng mà PJICO đã không đòi được hết số tiền mà bên thứ ba phải trả hoặc thậm chí không đòi được bất kỳ một khoản tiền nào của họ. Do vậy những thủ tục đòi người thứ ba phải được giám định viên thực hiện hết sức chặt chẽ và rõ ràng. Sở dĩ liên quan đến giám định viên bởi vì những thủ tục đòi người thứ ba phải được tiến hành ngay khi mà hàng hoá bị tổn thất. Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển người thứ ba có thể là người chuyên chở, người làm công, cảng hoặc chủ hàng khác. Quy trình đòi người thứ ba sau khi giải quyết bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu ở PJICO được ban hành kèm theo quyết định cuả Tổng giám đốc PJICO số 113/ BH- HH/ 1995 ngày 15/ 07/ 1995. Khi hàng hoá có tổn thất, người được bảo hiểm phải làm ngay giấy yêu cầu giám định gửi cho bảo hiểm đồng thời phải làm thư dự kháng (thư từ khiếu nại người thứ ba) để gửi cho các bên có liên quan trong thời gian sớm nhất. Bởi lẽ các bên này có qui định riêng về thời gian cho phép khiếu nại theo luật trong nước hoặc quốc tế. Nếu thư dự kháng gửi ngoài thời gian qui định thì có thể các bên sẽ từ chối bồi thường (khi họ là người bïi v¨n khoa 71 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n gây ra tổn thất). Vì vậy người được phải bắt buộc làm như dự kháng khi có tổn thất xảy ra. Nếu không họ sẽ bị áp dụng các hình thức phạt chế tài, thậm chí bị từ chối bồi thường từ phía người bảo hiểm. Mục đích của việc làm thư dự kháng là nhằm thông báo tổn thất đến các bên có liên quan và để bảo lưu quyền khiếu nại cho người bảo hiểm đối với người thứ ba đã gây ra tổn thất cho hàng hoá. Sau khi chấp nhận yêu cầu giám định, giám định viên sẽ kiểm tra việc làm thư dự kháng đòng thời tiến hành công tác giám định tổn thất, sau đó đưa ra kết luận về nguyên nhân, tính chất và mức độ tổn thất. Tuy nhiên, điều thường gây ra trang cãi chính là việc xác định nguyên nhân hay là việc tìm ra lỗi thuộc về trách nhiệm của bên nào khi tổn thất xảy ra. Nếu nguyên nhân của tổn thất là khách quan và thuộc trách nhiệm của bảo hiểm thì bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm và như vậy bảo hiểm không có quyền đòi người thứ ba vì họ không có lỗi trong trường hợp này. Nhưng nếu nguyên nhân gây ra tổn thất là do lỗi của người thứ ba thì giám định viên phải tư vấn cho người được bảo hiểm làm ngay kháng cáo hàng hải gửi cho bên đã gây ra tổn thất đó (người được bảo hiểm gửi vì họ có quan hệ trực tiếp với bên thứ ba). Nếu bên thứ ba đồng ý với kết luận của giám định viên bảo hiểm, họ sẽ chấp nhận bồi thường tổn thất. Nhưng trong thực tế, họ thường mời các tổ chức giám định trung gian độc lập tiến hành giám định lại. Trong trường hợp này, giám định độc lập sẽ cùng với giám định của bảo hiểm và các bên liên quan cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất nguyên nhân cũng như mức độ của tổn thất. Nếu không thống nhất được thì phải ra toà để giải quyết, toà án sẽ chỉ định một tổ chức giám định khác độc lập tiến hành giám định lại, kết luận của tổ chức giám định này là quyết định cuối cùng. Lỗi thuộc về bên nào bên đó sẽ phải thanh toán phí giám định cho tổ chức giám định và chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp lỗi thuộc bên thứ ba, bảo hiểm vẫn phải bồi thường cho người được bảo hiểm sau đó mới tiến hành đòi người thứ ba. Để làm được công việc này người bảo hiểm phải có giấy uỷ quyền của chủ hàng (người được bảo hiểm) và một số chứng từ sau: * Nếu bên thứ ba là tàu cần phải: - Có hợp đồng vận chuyển gốc quy trách nhiệm của tàu khi lô hàng bị tổn thất (Bill of Loading). - Hàng bị hư hỏng trong khi vận chuyển hoặc khi tàu bị nạn, có kháng cáo hàng hải (Sea- protest). - Có biên bản xác nhận hàng bị tổn thất được lập ký giữa tàu và người nhận hàng. bïi v¨n khoa 72 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n - Hàng bị giao thiếu nguyên liệu có biên bản kết toán giao nhận hàng giữa tàu và cảng (ROC). ROC có ghi chú giữa tranh chấp của tàu về số lượng hàng hoá thừa hoặc thiếu, có thêm biên bản kết toán báo lại của cảng (CA-Correction Advice) và biên bản xác nhận hàng bị giao thiếu của đại lý tàu biển (CSCCertificate of Shortlanded Cargo). - Hàng bị mất mát hư hỏng tại tàu, có biên bản đổ vỡ do tàu gây ra (COR). Trường hợp biên bản đổ vỡ do tàu gây ra không xác định rõ số lượng hàng hoá bị tổn thất, có thêm biên bản giám định (SR- Servey report) xác định mức độ hàng bị mất mát, hư hỏng do tàu gây ra và xác nhận của đại diện của tàu (thường là đại lý của chủ tàu). Trường hợp biên bản giám định kết luận chung do cả tàu lẫn cảng gây nên nhưng không xác định rõ mức độ tổn thất của mỗi bên thì căn cứ vào số liệu bị tổn thất ghi trên biên bản đổ vỡ do tàu gây ra, xác định trách nhiệm của chủ tàu và đòi theo tỷ lệ tương ứng. - Có thư dự kháng, thư thông báo tổn thất hoặc thư khiếu nại hãng tàu khi phát hiện hàng hoá bị tổn thất, mất mát, thiếu hụt của người nhận hàng. - Chi tiết của lô hàng bị tổn thất (số B/L, tên hàng, tổng số kiện hàng hoặc trọng lượng hàng) ghi trên hợp đồng vận chuyển, chứng từ giao nhận hàng và biến bản giám định phải khớp nhau. - Số kiện hàng bị đổ vỡ, mất mát (nếu có) ghi trên biên bản đổ vỡ do tàu gây ra và biên bản giám định phải khớp với chi tiết đóng gói hàng (Packing list- PL). - Có hoá đơn mua hàng và P/L để tính giá trị hàng hoá bị tổn thất. * Nếu bên thứ ba là cảng: - Có B/L gốc xác nhận quyền sở hữu của chủ hàng. - Nếu tổn thất do tàu gây ra phải có ROC hoặc COR làm cơ sở loại trừ phần tổn thất không thuộc trách nhiệm của cảng. - Tổn thất do cảng gây nên cần có biên bản xác nhận với chữ ký của cảng và các bên liên quan (nếu cảng không chịu ký biên bản bắt buộc phải có chữ ký của hải quan). - Trong trường hợp cảng gây ra mất mát, hư hỏng đối với hàng hoá, cần có biên bản đổ vỡ và mất mát ghi xác nhận trọng lượng hàng hoá bị tổn thất và có biên bản giám định kết luận nguyên nhân của tổn thất thuộc trách nhiệm của cảng (ngày giám định phải trong thời gian bảo hiểm còn hiệu lực). - Có thông báo tổn thất hoặc thư khiếu nại cảng của người nhận hàng khi phát hiện tổn thất do cảng gây nên. - Chi tiết lô hàng ghi trên hợp đồng vận chuyển, biên bản đổ vỡ và mất mát, biên bản giám định phải khớp nhau. bïi v¨n khoa 73 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n - Số hiệu hàng bị đổ vỡ mất mát (nếu có) ghi trên biên bản đổ vỡ mất mát và biên bản giám định phải phù hợp với chi tiết đóng gói hàng hoá. - Trong trường hợp tổn thất do cả tàu lẫn cảng gây nên, phần tổn thất mà biên bản giám định quy trách nhiệm cho cảng phải là phần tổn thất không được ghi nhận trên COR. - Nếu biên bản giám định không đề cập đến biên bản đổ vỡ do tàu gây ra thì biên bản đổ vỡ mất mát cũng không ghi nhận là có biên bản đổ vỡ do tàu gây ra. - Có hoá đơn mua hàng và chi tiết đóng gói để tính trị giá hàng hoá bị tổn thất. - Hồ sơ đòi hỏi phải đảm bảo thời hạn đòi cảng theo quy định trong hợp đồng giao nhận ở cảng. Tất cả các chứng từ trên phải được giám định viên của bảo hiểm, thu thập đầy đủ trong cũng như sau quá trình giám định. Nếu do một lý do nào đó hay sơ suất mà thiếu đi một trong những giấy tờ này thì người thứ ba gây ra tổn thất sẽ tìm cách gây khó dễ để từ chối hay giảm đi số tiền bồi thường của mình. Đòi người thứ ba là công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề này. Là một công ty bảo hiểm mới ra đời, còn rất non trẻ trên thị trường, ngay khi đi vào hoạt động kinh doanh tiếp cận trực tiếp với thực tế PJICO đã gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc trong công tác đòi bồi thường thứ ba. Bảng 12: Tình hình đòi người thứ ba đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO từ 1995-2000 Đơn vị: 1000 VND Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. ST bồi thường 715.387 4.951.883 5.720.038 10.412.571 16.450.055 10.899.842 2. ST đòi người thứ ba 104.812 1.372.541 1.086.722 3.748.513 8.562.787 1.729.472 3. Tỷ lệ đòi BT 14,65 % 27,72% 19,00 % 35,99 % 52,05% 15,87 % Nguồn số liệu: Phòng Giám định bồi thường - PJICO. Do số liệu về công tác đòi người thứ ba chưa được thống kê một cách đầy đủ, chi tiết nên công ty mới chỉ có thể cung cấp cho bảng số liệu trên gồm có ba chỉ tiêu. Với ba chỉ tiêu này thì chưa đủ cơ sở để đành giá được hiệu quả của công tác đòi người thứ ba trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bïi v¨n khoa 74 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n vận chuyển bằng đường biển ở PJICO trong những những năm qua vì chỉ tiêu thứ ba- tỷ lệ đòi bồi thường chỉ nói lên được tỷ trọng số tiền bồi thường thu đựoc từ bên thứ ba so với tổng số tiền bồi thường mà công ty trả chứ không phản ánh được tỷ trọng số tiền bồi thường thu được từ bên thứ ba trong tổng số tiền bồi thường mà bên thứ ba phải trả do lỗi của mình gây ra tổn thất. nhưng chỉ biết rằng, do công ty còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế trong công tác này nên hàng năm mặc dù thu được số tiền bồi thường từ người thứ ba là tương đối lớn, song lại bỏ ra một khoản chi phí khá lớn và mất một thời gian khá dài mới thu được kết quả. Để nâng cao hiệu quả của công tác này trước hết cần phải không ngừng nâng cao trình độ của giám định viên. Bởi lẽ một giám định viên có đủ trình độ và kinh nghiệm sẽ không để xảy ra sơ xuất trong việc tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm, thực hiện những thủ tục cần thiết liên quan đến việc đòi người thứ ba khi có tổn thất xảy ra. Cũng chính các giám định viên là người thu nhận đầy đủ các chứng cứ chứng minh được mức trách nhiệm đối với tổn thất mà bên thứ ba phải gánh chịu. Thêm vào đó, công ty cần phải tăng cường mở rộng mối quan hệ hơn nữa đối với các tổ chức, các công ty có liên quan trong lĩnh vực này như: Hội luật sư, hay các công ty giám định độc lập… Hiện nay trên thế giới có một số công ty được giới bảo hiểm biết tới như là một tổ chức chuyên trách việc đòi nợ người thứ ba thuê có uy tín, ví dụ như công ty DUNFIN. Chỉ cần 35% số tiền đòi được, những công ty này sẽ giúp khách hàng của mình thu hồi đủ tiền. Cần phải thiết lập với những công ty này bởi lẽ có nhiều trường hợp bên thứ ba là bên nước ngoài, trong khi đó PJICO chưa có chi nhánh hay Văn phòng đại diện ở đó nên công tác này được thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có như vậy công ty mới vừa đảm bảo được hiệu quả kinh doanh vừa học hỏi tích luỹ được kinh nghiệm trong việc đòi người thứ ba- một vấn đề công ty còn yếu kém. 5. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO. Đề phòng và hạn chế tổn thất là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng. Đề phòng và hạn chế tổn thất, trước hết làm giảm thiểu tổn thất đối với hàng hoá từ đó làm giảm trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm và giảm thiệt hại đối với chủ hàng, hơn nữa nó còn giúp công ty bảo hiểm tăng được hiệu quả kinh doanh của mình cũng như giảm phí bảo hiểm cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Chính vì những lợi ích đó mà công tác đề phòng và hạn chế tổn thất không phải là công việc riêng có của công ty bảo hiểm mà nó còn là trách nhiệm đối với các bên liên quan liên quan như người chuyên trở và người được bảo hiểm. Nếu các bên liên quan không thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trước, trong và sau bïi v¨n khoa 75 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khi tổn thất xảy ra thì họ có thể phải chịu trách nhiệm với những tổn thất đó hoặc có thể bị người bảo hiểm từ chối bồi thường một phần hay toàn bộ giá trị tổn thất đã xảy ra. Ở PJICO công tác này được thực hiện khá tốt, ăn khớp và đạt hiệu quả tương đối cao trong thời gian vừa qua. qua phân tích tình tổn thất của một số mặt hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm chủ yếu ở PJICO như dầu thô, sắt thép, gạo, phân bón, máy móc thiết bị, đường, bột mỳ …(thường là theo điều kiện A và một số điều kiện như giao thiếu, mất cắp…) giám định viên của công ty đã phân loại, đánh giá và tổng kết ra được một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thất hàng hoá như rò rỉ, mất cắp, giao hàng thiếu tại cảng, ẩm mốc, vỡ nát, gỉ sét… từ đó, giám định viên đã đề xuất một số biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất có hiệu quả và được nhiều ý kiến đánh giá rất cao về tính thực tế của nó. Để đánh được tình hình thực hiện công tác này ở PJICO ta phân tích bảng số liệu sau: bïi v¨n khoa 76 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Bảng số liệu trên cho thấy: tỷ lệ tổn thất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm ở PJICO từ 1995-2000 có sự biến động khác nhau qua các năm. thấp nhất vào năm 1995 tỷ lệ tổn thất là 0,146% và cao nhất vào năm 1999 tỷ lệ này lên tới 0,382% gấp 2,62 lần năm1995. Tỷ lệ này tăng lên rất cao là do năm 1999 xảy ra một số vụ tổn thất lớn, trị giá hàng hoá bị tổn thất ước tính lên tới trên 1 triệu USD làm cho số tiền bồi thường của công ty tăng theo. Tỷ lệ tổn thất trung bình từ 1995-2000 khoảng 0,263% nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tổn thất bình quân hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tham gia bảo hiểm trên toàn bộ thị trường (0,352%). Tình hình tổn thất hàng hoá trên toàn bộ thị trường vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng mặc dù các nhà bảo hiểm gốc luôn áp dụng và tăng cường các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, tỷ lệ bồi thường trung bình từ 1995-2000 theo năm nghiệp vụ lên tới 77,74%. Nhưng ở PJICO, tình hình tổn thất qua các năm dường như có xu hướng ổn định hơn, điều đó chứng tỏ công tác đề phòng và hạn chế tổn thất vẫn phát huy tác dụng và có hiệu quả, trừ những năm 1996, 1999 tỷ lệ tổn thất lên rất cao là do có một số vụ tổn thất lớn gây ra bởi một số nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi như: tàu bị mắc cạn, đâm va, gặp bão trên hành trình vận chuyển hàng hoá. Mặt khác với xu hướng chung hiện nay là các khách hàng tham gia bảo hiểm thường mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình theo điều kiện A và có thể kèm theo một số điều kiện bảo hiểm bổ sung, vì thế nên phạm vi bảo hiểm là rất lớn, tổn thất nhỏ lại thường xuyên xảy ra. Điều này không chỉ làm tăng số tiền bồi thường của công ty mà còn làm cho công tác giám định, giải quyết bồi thường cũng thêm căng thẳng, phức tạp. Mặc dù, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty tăng dần qua các năm và thường chiếm khoảng từ 1,5%-2% doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ nhưng tình hình tổn thất vẫn không có xu hướng giảm. Tổng kết kinh nghiệm qua các năm trước, năm 2000 giám định viên của công ty đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với các cấp lãnh đạo là cần có thêm khoản chi phí hỗ trợ cho khách hàng tham gia bảo hiểm trong việc thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất như trang bị thêm các thiết bị, phương tiện mới nhằm hạn chế rủi ro gây ra tổn thất và hạn chế mức độ tổn thất khi có rủi ro xảy ra, kết quả là năm 2000 tỷ lệ tổn thất đã giảm xuống chỉ còn 0,164%. Nhìn chung, trong những năm vừa qua công tác đề phòng và hạn chế tổn thất ở PJICO đã được nhìn nhận một cách thấu đáo và ngày càng được quan tâm vì thế nên chất lượng và hiệu quả cũng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là công tác này được PJICO chú trọng thực hiện ngay từ khâu khai thác hợp đồng trong việc đánh giá và quản lý rủi ro, bám sát và tư vấn cho khách hàng về quy cách đóng gói, xếp dỡ hàng hoá, thuê phương tiện chuyên chở (tuổi tàu, phân hạng tàu, cờ tàu, độ tin cậy…) hay việc giám định hàng hoá ngay tại cảng đi đối với một số mặt hàng xuất khẩu nhằm đưa ra các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất có hiệu quả ngay từ ban đầu hành trình vận chuyển. Hơn nữa, vai trò của giám định đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất rất lớn nên công ty đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của các bïi v¨n khoa 77 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n giám định viên và không ngừng tạo lập mối quan hệ với các tổ chức có liên quan nhằm phối hợp chặt chẽ, kịp thời thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm. 6. Hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO. Tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu. Xuất phát từ khả năng tài chính của mỗi công ty bảo hiểm và đặc điểm của đối tượng tham gia bảo hiểm dẫn đến cần thiết phải áp dụng các phương pháp tái bảo hiểm với mọi công ty bảo hiểm. Mục đích của tái bảo hiểm là nhằm phân tán rủi ro và giảm bớt trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm gốc trong trường hợp có tổn thất xảy ra, đảm bảo số tiền bồi thường không vượt quá khả năng dự trữ tài chính của các công ty này. Trong khi tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ, công ty bảo hiểm phải xác định mức độ rủi ro về mặt tài chính có thể đảm đương được trong mỗi sự cố hoặc tổn thất. Khi đạt tớigiới hạn mà thường được gọi là "mức giữ lại" công ty sẽ phải thu xếp chuyển phần vượt mức giữ lại cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Nhờ có phương pháp tái bảo hiểm, mỗi đơn vị rủi ro được đem chia nhỏ thành nhiều phần, trách nhiệm thuộc về công ty bảo hiểm gốc chỉ là một phần trên toàn bộ giá trị của đơn vị rủi ro đó, các phần còn lại được phân tán cho công ty bảo hiểm hay công ty tái bảo hiểm khác. Cách thức tiến hành này nhằm phát huy cao nhất của quy luật số đông trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tái bảo hiểm là hoạt động rất cần thiết đối với mọi công ty kinh doanh bảo hiểm trong đó có PJICO. Quy trình tái bảo hiểm ở PJICO được thiết lập, thực hiện, kiểm soát một cách rất chặt chẽ đạt hiệu quả ngày càng cao. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một trong những nghiệp vụ truyền thống, có tỷ trọng doanh thu phí cao trong tổng doanh thu phí, hiệu quả của nghiệp vụ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Mặt khác, đặc điểm kinh doanh của nghiệp vụ này là đối tượng được bảo hiểm có giá trị rất cao, đó là những lô hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển trong một hành trình tươngđối dài ngày chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố khách quan nên thường xuyên bị tổn thất. Chính vì vậy hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được công ty rất quan tâm và chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ nói riêng và của toàn công ty nói chung. Đối với nghiệp vụ này, hoạt động nhựng tái bảo hiểm công ty có quy định mức giữ lại với số tiền bảo hiểm là 200.000 USD (hoặc tính ra VND tương đương). Những lô hàng hoá được bảo hiểm có giá trị trên 200.000 USD thì phần vượt mức giữ lại sẽ được tái đi và theo như quy định công ty phải tái bảo hiểm bắt buộc 20% phần vượt mức cho công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) trước khi tái bảo hiểm phần này ra nước ngoài, nhằm đảm bảo ổn định quá trình kinh doanh của công ty và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, công ty còn bïi v¨n khoa 78 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n thực hiện cả hoạt động tái bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung. Để đánh giá được một cách cụ thể ta phân tích bảng số liệu sau: bïi v¨n khoa 79 bé m«n b¶o hiÓm LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Qua bảng số liệu trên cho thấy, mức phí giữ lại trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở PJICO rất ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm, ngoại trừ hai năm 1996 và năm 1999 tỷ lệ giữ lại lần lượt là 79,01% và 81,42% là do trong 2 năm này tình hình tổn thất có diễn biến hết sức phức tạp, một số vụ tổn thất xảy ra làm thiệt hại khối lượng hàng hoá với giá trị rất lớn, tỷ lệ tổn thất có nguy cơ tăng cao. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định hoạt động kinh doanh của mình công ty đã phải chuyển nhượng cho các nhà nhận tái bảo hiểm với mức phí khoảng 1,2 tỷ đồng năm 1996 và trên 3,4 tỷ năm 1999 đồng thời tỷ lệ thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm trung bình 1995-2000 cũng đạt sấp xỉ 53% so với tổng phí nhượng tái. Tỷ lệ phí giữ lại ở mức bình quân từ 1995- 2000 là 84,4%, đây là một tỷ lệ tương đối cao so với mức trung bình của toàn bộ thị trường và một số công ty bảo hiểm trong nước. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tài chính của công ty rất ổn định và không ngừng được củng cố nhờ vào kết quả hoạt động kinh doanh khá cao hàng năm. Cùng với mức phí giữ lại ngày càng nhiều, PJICO cũng không ngần ngại các khoản thu phí nhận tái bảo hiểm hàng năm, trừ năm 1999 công ty phải chi trả bồi thường nhận tái bảo hiểm trung bình từ năm 1995-2000 chỉ khoảng 66,5% so với tổng phí nhận tái bảo hiểm. Qua đây cũng thấy được sự linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO. Để đạt được kết quả trên, PJICO đã phải không ngừng chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng của công tác nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu trong hoạt động tái bảo hiểm sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đông thời được sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ của các công ty nhận tái bảo hiểm trong và ngoài nước đặc biệt là một số công ty tái bảo hiểm lớn có uy tín trên thế giới của Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ. PJICO đã tạo lập được vị thế của mình trong hoạt động tái bảo hiểm nói riêng và kinh doanh bảo hiểm nói chung trên thị trường bảo hiểm. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở PJICO. Trong nền sản xuất hàng hoá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các công ty, các doanh nghiệp còn luôn phải đối mặt với cạnh tranh. Muốn thắng lợi trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải đều quan tâm làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoạt động bïi v¨n khoa 80 bé m«n b¶o hiÓm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan