Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo- các tai biến là các hiện tượng tự nhiên...

Tài liệu Báo cáo- các tai biến là các hiện tượng tự nhiên

.PDF
22
287
107

Mô tả:

I. Các tai biến là các hiện tượng tự nhiên: Trong suốt hai thập niên qua, những thảm họa tự nhiên như động đất, lũ lụt,... đã giết chết hàng triệu người trên hành tinh này, trung bình khoảng 150.000 người/năm. Những thất thoát về tài chính hầu như vượt quá 20 tỉ đô-la, chưa kể những tổn thất xã hội như thất nghiệp, bất ổn vể tinh thần và việc giảm năng suất. Chẳng hạn như cơn bão kèm theo lũ lụt ở Bangladesh năm 1970 và trận động đất ở Trung Quốc năm 1976, mỗi thảm họa đã gây tử vong 300.000 người. Vào năm 1991, một cơn bão khác đã ập vào Bangladesh giết chết 145.000 người. Trận đông đất 1995 ở Kobe, Nhật đã giết 5.000 người, phá hủy hàng nghìn tòa nhà và làm tổn thất 100 tỷ đô-la tài sản. Những thảm họa khủng khiếp này gây ra bởi những tai biến tự nhiên-những hiện tượng luôn tồn tại sự nhiễu loạn không khí và chuyển động kiến tạo- nhưng quy mô của chúng lại ảnh hưởng đến mật độ dân số và việc sử dụng đất. Tai biến tự nhiên là các quá trình tự nhiên. Chúng trở thành tai biến khi con người sống và làm việc trong khu vực có những quá trình này xảy ra. Công việc của các nhà địa chất môi trường là xác định các tai biến tiềm năng và cung cấp những thông tin có lợi cho các nhà quy hoạch và các nhà ra quyết định để họ có thể đưa ra nhiều khả năng chọn lựa khác nhau nhằm tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản một cách thấp nhất. Tác động của sự kiện thảm họa là hàm số của cường độ (lượng năng lượng thoát ra) và tần xuất (khoảng lặp lại), nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác bao gồm khí hậu, địa chất, thực vật, dân số và sử dụng đất. Là một bộ phận của tai biến tự nhiên, tai biến địa chất là những tai biến xảy ra trong lớp ngoài của vỏ trái đất, gây nhiều tổn thất cho sự sống và hoạt động của con người. Tai biến địa động lực (động đất, núi lửa, trượt lở, sụt lún, xói mòn, rửa trôi) và cũng có thể là những tai biến địa hóa (những vùng ô nhiễm tự nhiên). Tai biến địa động lực là tai biến địa chất liên quan đến sự vận động của lớp vỏ manti trên (tai biến địa động lực nội sinh) hoặc liên quan đến sự vận chuyển chất lưu trên bề mặt (nước ,không khí),dưới sự chi phối của lực trọng trường là tai biến động lực ngoại sinh. Nhìn chung, tần xuất của các sự kiện như thế có quan hệ nghịch với cường độ. Ví dụ, các trận động đất nhỏ xuất hiện thường xuyên hơn các trận động đất lớn. Những năm 1990 được Liên hợp quốc chọn là Thập kỷ Quốc tế về giảm thiểu thiên tai. Mục tiêu của chương trình này giảm thiểu mất mát sinh mạng và thiệt hại tài sản do các tai biến tự nhiên. Đạt được mục tiêu này đòi hỏi các phương pháp giảm nhẹ cả về các tai biến vật lý và các tai biến sinh vật học thường đi kèm với chúng. Ví dụ, động đất và lũ lụt, nước có thể bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, gia tăng sự lan tràn bệnh tật. I.1.Lợi ích của tai biến tự nhiên Cùng một sự kiện tự nhiên lấy đi sinh mạng con người và phá hủy tài sản, nhưng nó lại cho chúng ta những lợi ích quan trọng:  Lũ cung cấp chất dinh dưỡng cho đồng bằng ngập lụt như trường hợp của sông Mississippi và sông Nile trước khi xây đập Aswan.  Lũ gây xói mòn trên các sườn núi, phân phối trầm tích xuống các bãi biển từ các con sông và dội các chất ô nhiễm từ cửa sông vào môi trường ven bờ.  Trượt đất có lợi cho con người khi mảnh vụn trượt đất hình thành các đập, tạo thành các hồ ở khu vực miền núi. Các hồ này cung cấp kho nước có giá trị lớn và là tài nguyên mỹ quan quan trọng. 1  Các phún xuất núi lửa, trong khi có tiềm năng tạo ra các thảm họa thực sự, lại cung cấp cho chúng ta nhiều lợi ích. Thỉnh thoảng chúng tạo ra đất mới: Ví dụ, các đảo Hawaii hoàn toàn có nguồn gốc núi lửa giầu dinh dưỡng có thể lắng trên các đất có trước và nhanh chóng kết hợp với chúng. Núi lửa ở Hawaii Quần đảo Hawaii  Tương tự, động đất cũng cung cấp cho chúng ta các dịch vụ có giá trị lớn. Khi các đá bị phá hủy trong lúc xảy ra động đất, chúng có thể tạo ra các đới sét không thấm nước được gọi là sét lấp đầy đứt gẫy (fault gouge) dọc theo đứt gẫy. Ở nhiều nơi đới sét này hình thành rào chắn phía trên sườn dốc từ đứt gẫy tạo nên đập tích nước tự nhiên gần bề mặt.  Động đất cũng quan trọng trong quá trình hình thành núi và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều tài nguyên cảnh quan miền tây nước Mĩ. I.2.Những cái chết và thiệt hại do tai biến tự nhiên: Khi so sánh các ảnh hưởng của các tai biến khác nhau, chúng ta thấy rằng không những tai biến gây ra sự mất mát sinh mạng mà tai biến còn gây ra những tổn thất tài sản nhiều nhất. 2 Ở nước Mỹ số người chết nhiều nhất mỗi năm liên quan đến lốc xoáy và bão, mặc dầu sét, lũ, và bão nhiệt đới cũng gây thiệt hại nặng Chết người do động đất có thể biến động đáng kể theo từng năm, một trận động đất lớn riêng lẻ có thể giết rất nhiều người. Động đất gồm 3 loại: động đất kiến tạo,động đất núi lửa,và động đất nhân tạo.  Động đất kiến tạo xảy ra khi các mảng của vỏ trái đất trượt lên nhau như ở vành đai Thái bình dương hay đứt gãy San Andreas ở California. Đây là loại động đất mạnh nhất,gây tàn phá lớn nhất và khó tiên đoán chúng.  Động đất núi lửa thường nhỏ, tàn phá ít ,nó được quan tâm vì là điềm báo cho núi lửa bộc phát,như trước nhiều tuần trước khi núi lửa St Helen ở Washington xảy ra vào tháng 5 năm 1980 đã có các trận động đất.  Động đất nhân tạo gây ra do các vụ nổ ngầm bom nguyên tử hay bơm nước vào sâu trong lòng đất qua các giếng khoan loại này không tàn phá, đôi khi gây đổ vỡ các hầm ngầm của các khu mỏ. Người ta ước lượng rằng ở phần dân cư đông đúc của California có thể phải chịu 100 tỷ đôla thiệt hại trong khi chỉ vài ngàn người chết. Năm 1906 một trận động đất ở San Fransico tàn phá lớn và có khoảng 700 cư dân mất tích .Ở miền Bắc Armenia xảy ra một trận động đất vào năm 1988 giết chết 25000 cư dân và năm 1990 ở Rasht (Iran) một trận động đất giết chết 50000 cư dân. Năm 1994 động đất Northridge ở Los Angeles giết chết khoảng 60 người và tổn thất khoảng 20 đến 30 tỷ đôla tài sản. Tại Nhật một trận động đất vào năm 1995 phá vỡ nhiều tòa nhà và 6000 dân mất tích .Tại Việt Nam trong những năm gần đây động đất đã xảy ra ở Điện Biên Phủ làm nứt nẻ nhiều công trình. Động đất trên lãnh thổ Việt Nam thuộc nhóm động đất kiến tạo, phân bố dọc theo những đứt gãy khu vực,và những đứt gãy phân nhánh, do vậy tập trung thành các đới động đất phân bố dọc theo các đới phá hủy sâu.Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 10 chấn động với cường độ xấp xỉ 3 độ richter. Lũ lụt, trượt đất, đất trương nở và đông giá, mỗi loại sự kiện cũng gây ra tổn thất TB ở Mỹ khoảng 1.5 tỷ đôla. Đất trương nở cũng là một trong những tai biến gây thiệt hại nhất, mỗi năm trên 3 tỷ đôla. II. Đánh giá tai biến: Dự đoán thảm họa và đánh giá rủi ro Biết cách dự đoán về các thảm họa là một cố gắng quan trọng để có thể giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản. Đối với từng loại tai biến cụ thể, chúng ta phải có một số lượng thông tin nhất định đủ trong một số trường hợp để dự báo tai biến. Khi không có đủ thông tin để dự đoán chính xác, điều tốt nhất ta có thể làm là hoạch định khu vực nơi mà thảm họa có thể xuất hiện và suy luận nơi có thể xuất hiện những hiện tượng tương tự trong tương lai. Nếu chúng ta biết điều có thể xảy ra và những hậu quả của một sự kiện xuất hiện ở một vị trí cụ thể, chúng ta có thể đánh giá tính chất sự kiện đối với con người và tài sản, ngay cả khi chúng ta không thể dự báo chính xác khi nó sẽ xảy ra. II.1. Dự đoán và cảnh báo thảm họa: Những ảnh hưởng của thảm họa riêng biệt có thể được giảm thiểu nếu chúng ta có thể dự báo sự kiện này và đưa ra cảnh báo. Cố gắng thực hiện việc này bao gồm hầu hết hoặc tất cả các yếu tố sau đây: 1) Nhận dạng vị trí của tai biến, 2) Xác định xác xuất mà sự kiện với cường độ nhất định sẽ xuất hiện, 3) Quan sát những sự kiện báo trước, dự báo sự kiện và đưa ra cảnh báo II.1.1.Vị trí: Phần lớn, chúng ta biết nơi mà loại sự kiện cụ thể có khả năng xảy ra . 3 Quy mô động đất được dự báo dựa vào cường độ rung động của những động đất lịch sử, độ sâu của tâm trong và đặc điểm nền đất.Ở đây cần lưu y:  Vùng có cấu trúc nền vững chắc ,quy mô rung động yếu nhưng bán kính lan truyền chấn động lớn .Ngược lại , vùng có cấu trúc nền không vững chắc ,quy mô động đất sẽ mạnh ,nhưng bán kính lan truyền sẽ nhỏ.  Cùng một cường độ động đât ,thí dụ là 8 độ richter,nhưng ở vùng Tây nước Mỹ bán kính vùng động đất sẽ lớn hơn ở Califonia ,ly do nền đá ở miền Tây nước Mỹ có cấu trúc kết tinh tốt hơn nền đá ở California.  Chấn tâm nông thì quy mô động đất sẽ lớn, nhưng bán kính vùng ảnh hưởng trực tiếp sẽ nhỏ hơn. Ở qui mô toàn cầu những khu vực chủ yếu thường xảy ra động đất và phún xuất núi lửa được phác thảo bằng việc lập bản đồ các chấn tâm động đất và các đá núi lửa, các núi lửa trẻ. Ở qui mô khu vực, chúng ta biết từ những phún xuất quá khứ mà các khu vực lân cận của những núi lửa nào đó có thể bị đe dọa bởi các dòng bùn lớn hoặc tro trong sự kiện của phún xuất tương lai. Ở qui mô địa phương, những mô tả chi tiết về đất, đá và thủy văn có thể nhận dạng các sườn dốc có khả năng trượt lở (trượt đất) hoặc nơi mà đất có khuynh hướng phát triển tồn tại. Chúng ta có thể dự báo nơi mà lũ chắc chắn xuất hiện từ vị trí của đồng bằng ngập lụt và những chứng cứ như thế từ những trận lụt mới như vật liệu lũ và những dấu vết ngập cao. Sơ đồ tâm chấn của trận động đất Tứ Xuyên II.1.2.Xác suất xuất hiện: Xác định xác suất một hiện tượng sẽ xuất hiện tại một vị trí trong một thời gian riêng biệt là một phần cần thiết của dự báo tai biến. Đối với nhiều con sông, chúng ta có những dữ liệu khá đầy đủ về lưu lượng dòng chảy để phát triển mô hình khả năng xảy ra tai biến để có thể dự báo hợp lý số lượng trung bình các trận lụt với cường độ nào đó sẽ xảy ra trong 10 năm. Tương tự, hạn hán cũng được tính xác suất trên nền tảng của lượng mưa trong quá khứ ở một khu vực. 4 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tần xuất và cường độ II.1.3.Những sự kiện báo trước Rất nhiều sự kiện tai biến được báo trước bởi những dấu hiệu xảy ra trước.Ví dụ, mặt đất có thể trườn (di chuyển chậm chạp) trong thời kỳ dài trước khi trượt đất thực sự. Thường tốc độ trườn tăng lên tới sự sụt lở và trượt đất cuối cùng. Núi lửa đôi khi cũng phồng lên trước khi phún xuất, và thường sự gia tăng đáng kể xuất hiện trong hoạt động địa chấn cục bộ ở khu vực xung quanh núi lửa. Những chấn động báo trước và sự nâng dị thường có thể xảy ra trước động đất. Những sinh vật, đặc biệt là loài bò sát thường rất nhạy cảm với những rung động ,cũng như tiếng ì ầm trong lòng đất .Do vậy trước mỗi trận động đất chúng thường bị hoảng loạn và có hành vi bất thường . Do rung động nền đất sẽ có những biến động bất thường như giếng bị mất nước ,trên nền đất các khe nứt cũ phát triển , và xuất hiện của những khe nứt mới. Những sự kiện báo trước giúp dự đoán thời gian và vị trí mà sự kiện có thể xảy ra. Trườn trượt đất hoặc sự phồng lên của núi lửa có thể dẫn đến cảnh báo được đưa ra và mọi người sơ tán khỏi khu vực tai biến. Ví dụ: Rất nhiều nước, trong đó có cả Trung Quốc, đã dựa vào những thay đổi trong tự nhiên, chủ yếu là biểu hiện ở động vật, để dự báo động đất. Tuy nhiên, theo nhà địa chấn học Roger Musson, thuộc Cơ quan nghiên cứu địa lý Anh, cho đến nay phương pháp này vẫn không đáng tin cậy. 5 Tuy nhiên điều đó vẫn không ngăn được những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng. Thậm chí tờ báo lớn của Trung Quốc như tờ China Daily hôm thứ ba vừa qua cũng chất vấn vì sao không dựa vào tự nhiên để dự báo động đất. Theo những người trên mạng, dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khoảng ba tuần trước đó, khi một lượng lớn nước trong một hồ ở thành phố Enshi ở Hồ Bắc, cách tâm chấn khoảng 550km, đột nhiên biến mất. Nước trong hồ bị rút cạn Sau đó, ba ngày trước trận động đất, hàng ngàn con cóc không biết từ đâu xâm chiếm đường phố ở Miên Dương, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất. Cho đến nay ít nhất 2.000 người ở đây được thông báo là đã thiệt mạng. Người dân ở đây lúc đó cũng cho rằng những con cóc này có thể là dấu hiệu của một thảm họa thiên nhiên sắp ập đến. Tuy nhiên, theo tờ Huaxi Metropolitan, những người quản lý rừng địa phương lại cho rằng đó là hiện tượng bình thường. Và đúng vào ngày trận động đất xảy ra, những con ngựa vằn tự nhiên tự lao đầu vào cửa của vườn thú ở Vũ Hán, cách phía đông tâm chấn gần 1000km, tờ Vũ Hán buổi tối cho biết. Còn voi trong vườn thú giương vòi của chúng một cách hoang dại, suýt làm bị thương một nhân viên trong sở thú. 20 con sư tử cùng hổ ở đây, bình thường ngủ vào ban ngày, hôm đó lại đi đi lại lại bồn chồn. 5 phút trước trận động đất, hàng chục con công trống bắt đầu cất tiếng gáy. Theo nhà địa chất học Musson, có một vài lý do cho những biểu hiện khác thường đó. Khả năng sát nhất là sự chuyển động của lớp đá dưới mặt đất trước trận động đất đã tạo ra sóng điện mà một số loài động vật có thể hiểu được. Giả thuyết khác có thể là những con vật đó có thể cảm thấy những chấn động yếu trước trận động đất con người có thể cảm nhận được. Zhang Xiaodong, một nhà nghiên cứu tại Cục địa chấn học Trung Quốc cho biết, cơ quan của ông đã dùng những biểu hiện hoạt động của tự nhiên để dự đoán động đất được khoảng 20 lần trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, 20 lần đó không thấm vào đâu so với số lượng các trận động đất xảy ra ở Trung Quốc.  Dự báo: Với một số quá trình tự nhiên có thể dự báo một cách chính xác khi sự kiện đến. Lũ của sông Mississippi xuất hiện trong mùa xuân trong sự phản ứng tan tuyết hoặc các hệ thống bão khu vực lớn hoàn toàn có thể dự báo được, và chúng ta có thể dự báo khi nào thời gian sông sẽ đạt giai đoạn lũ cụ thể. Khi các cơn bão nhiệt đới được phát hiện rất xa ngoài biển và hướng vào bờ biển, chúng ta có thể dự báo thời gian và vị trí mà chúng có thể đánh vào đất liền. 6 Tsunamis, và sóng biển địa chấn, phát sinh bởi sự nhiễu loạn nước đại dương do động đất hoặc núi lửa dưới biển cũng có thể được báo trước, và trong một số trường hợp thời gian sóng đến được dự báo chính xác. Công tác nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến động đất đuwocj thực hiện phổ biến ở nhiều nước , trong đó có Việt Nam.Bản đồ được thành lập trên cơ sở cường độ rung động trong lịch sử và đặc điểm cấu tạo nền đất như :độ sâu của tầng đá móng ,bề dày của lướp trầm tích,đặc điểm địa chất công trình của nền ,và độ sâu của mực nước ngầm. Hoạt động núi lửa phu thuộc vào đặc điểm phát triển kiến tạo của khu vực, vì vậy dự báo bộc phát của núi lửa phải dựa vào bản đồ kiến tạo. Trên đó xác định những vị trí của núi lửa trong quá khứ, chọn những vị trí để theo dõi những diễn biến về đặc điểm địa chất và đặc điểm địa vật lý Trượt lở là sự dịch chuyển của đất đá trên bề mặt và gần bề mặt, do vậy công tác quan trắc là một trong những biên pháp quan trọng để theo dõi, dự báo và đánh giá mức độ dịch chuyển, đặc biệt là những dịch chuyển từ tốc độ trung bình đến chậm:như phương pháp viễn thám, quan trắc hiện trường, lập bản đồ phân vùng dự báo.  Cảnh báo: Sau khi sự kiện tai biến được dự đoán hoặc dự báo, công chúng phải được cảnh báo. Dòng thông tin dẫn đến cảnh báo thiên tai có thể xảy ra như trận động đất lớn hoặc lũ lụt. Ví dụ xem xét dự báo phún xuất núi lửa ở khu vực Hồ Mammoth của California. Các dữ liệu địa chấn đã gợi ý cho các nhà khoa học rằng đá nóng chảy đã đang di chuyển lên bề mặt. Xét thấy xác suất cao rằng núi lửa sẽ phún xuất và khả năng mất sinh mạng nếu điều đó xảy ra, sẽ là vô trách nhiệm cho các nhà khoa học không đưa ra những lời cảnh báo. Mặc dầu phún xuất không xảy ra, cảnh báo vẫn dẫn đến sự phát triển các lộ trình sơ tán và cân nhắc sự sẵn sàng cho tai biến. Kế hoạch này có thể tỏ ra rất hữu ích, vì chắc chắn rằng phún xuất núi lửa sẽ xuất hiện ở khu vực Hồ Mammoth trong tương lai. Kết quả của dự báo này, cộng đồng có sự am hiểu tốt hơn trước và như thế có khả năng xử lý tốt hơn nếu nó xảy ra. Tháng 7 năm 1986, hàng loạt trận động đất xảy ra với chu kỳ 4 ngày ở những vùng lân cận của Bishop, California, phía đông Sierra Nevada, bắt đầu bằng 1 trận với cường độ 3 và đỉnh điểm là sự tàn phá của trận động đất cường độ 6.1. Các nhà điều tra kết luận rằng một trận động đất lớn có xác suất cao sẽ xảy ra ở những vùng lân cận trong thời gian sắp tới và đã đưa ra cảnh báo. Những chủ đầu tư lo sợ lượng khách du lịch hè sẽ giảm, họ cảm thấy rằng lời cảnh báo thật sự vô trách nhiệm, những rung động được dự đoán không bao giờ thành hiện thực cả. Những chuyện liên quan đến việc này thuyết phục một số người để đưa kết luận rằng những dự đoán khoa học thì không có giá trị và nhứng lời cảnh báo thì không thể thành hiện thực. Vấn đề ở đây là sự nghèo nàn về tin tức ,thiếu thông tin nghiên cứu khoa học cũng như những thông tin đại chúng . Báo chí, tivi và radio có thể thất bại khi giải thích về các bằng chứng hoặc dự đoán tần suất của các thảm họa .Cái chính là xã hội trông chờ vào thông tin chính xác về điều gì đó sẽ xảy ra,mặc dù những nhà khoa học chưa chắc chắn về những lời dự báo. 7 thống dự đoán các tai biến tự nhiên II.2.Một số vấn đề đặc biệt: Nhà khoa học, thảm hoạ và thông tin đại chúng: Con người ngày nay học cách biết được những gì đang xảy ra ở xung quanh công việc của họ bằng cách xem tivi nghe đài đọc báo, hay tạp chí. Những thông tin về những sự kiện nhỏ về con người thì được quan tâm nhiều hơn là những dự báo khoa học. Thậm chí, lớn hơn cả là động đất hay núi lửa ở những vùng không phổ biến ít được tiếp nhận đề cập đến. Những chi tiết cần thiết thu hút sự chú ý về những câu chuyện và những sự kiện tác động đến con người và tài sản. Hoàn thành một số công việc chúng ta không xem xét một số mối quan hệ đặc biệt giữa tin tức khoa học và công việc nên rất khó thành công. Các nhà khoa học ngày càng bảo thủ , phê phán con người , sợ những lời trích dẫn sai . Khi đã có những nghiên cúư thí nghiệm chính xác, các nhà khoa học mới đưa tin lên phương tiện thông tin đại chúng. II.3. Đánh giá rủi ro: Trước khi con người có đủ lí trí để có thể thảo luận và điều chỉnh những thảm hoạ , họ phải có những ý kiến về rủi ro, những cái mà họ đối mặt dưới những viễn cảnh khác nhau. Phạm vi của đánh giá rủi ro được phát triển nhanh chóng trong sự phân tích những rủi ro, và được sử dụng song song nên hầu như là chắc chắn mở rộng phát triển. 8 Rủi ro của những tai biến được dịnh nghĩa như là kết quả của khả năng xảy ra những tai biến đó, , kết quả khi đã sảy ra(đó là sự thiệt hại cho con người, tài sản, hoạt động kinh tế , …) Có thể diễn tả đủ tính chất theo ty lệ, ví dụ chúng ta đang nghĩ rủi ro từ động đất, đến lò phản ứng hạt nhân chúng ta có thể đánh giá hậu quả của nó dưới dạng phóng xạ rò rỉ mà có thể liên quan đến những thiệt hại về người và những sinh vật sống khác, những tai biến lớn khả năng xảy ra thấp hơn những tai biến nhỏ nhưng hậu quả thì rất lớn. Trong bất kì một đánh giá nào điều quan trọng là tính toán các rủi ro cho các sự kiện khác, trong cùng điều kiện này có thể cho các trận động đất có cường độ khác nhau. Vấn đề thường xuyên xảy ra của phân tích các rủi ro là thiếu những dữ liệu quan trọng về phân tích từng khả năng có thể xảy ra về những tai biến địa chất như động đất và núi lửa , sự hiểu biết về các niên đại và quá khứ của những tai biến thì thường không đủ . Đơn giản nó có thể khó xác định kết quả của những tai biến hoặc những hệ địa tầng .Ví dụ, nếu chúng ta liên kết với những kết quả của những bức xạ phát ra ngoài môi trường chúng ta cần nhiều thông tin về vùng :sinh học ,địa chất , thuỷ học, khí tượng học. Tất cả trong chúng đều khó phân tích và phức tạp,mặc dù một số hạn chế hạn định phân tích rủi ro là bước đi sự đúng phương hướng . Khi chúng ta học nhiều về sự xác định khả năng có thể xảy ra và kết quả của những thiên tai nguy hiểm, chúng ta nên tính toán tới việc cung cấp nhiều hơn nữa . III. Con người phòng tránh thiên tai: Những cách của con người tránh thiên tai thì thường chủ yếu là: sau những tai hoạ chúng ta tiến hành tìm kiếm ,giải thoát , dập tắt và đáp ứng khẩn cấp nhu cầu , điều kiện về thức ăn ,nước uống và chỗ ở cho người dân. Không có sự phủ nhận về những hành động làm giảm sự mất mát tính mạng tài sản. Tuy nhiên , biện pháp cao hơn để giảm những nguy hiểm , là cố gắng tăng thêm những dự báo để đoán trước những thảm hoạ , những tác động,hậu quả của nó:  Sử dụng đất trồng để tránh những nơi ở nguy hiểm.  Xây dựng thêm khả năng giảm thiểu nguy hiểm như đê để kiểm soát lũ… là một trong số những biện pháp tránh những thiên tai trong tuơng lai xảy ra và có thể giảm bớt tính chất nguy hiểm của chúng.  Tai biến động đất gây rất nhiều tổn thất cho người và tài sản ,do vậy biện pháp tích cực để làm giảm tổn thất đó là quy định chặt chẽ về thiết kế cơ sở hạ tầng ,những công trình xây dựng nhằm để tránh đổ vỡ tương ứng với 9     quy mô động đất của vùng.Cụ thể như việc chọn vật liệu có kết cấu chịu đựng rung động ,thiết kế công trình chịu đựng được sự dao động. Khác với động đất ,thì khả năng dự báo vùng núi lửa một cách khá chính xác.Ở Nhật đã có nhiều nghiên cứu để làm giảm tổn thất do núi lửa trong đó có nghiên cứu biện pháp chống lũ bùn đá.Người Nhật đã thiết kế hệ thống chặn đập nhiều tầng để giữ những vụn đá làm giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ lưu. Về giảm thiểu tổn thất nhân mạng là dự báo,tổ chức sơ tán khi có một đợt bùng nổ sắp xảy ra.Vấn đề phức tạp nhất là tâm ly của người dân,họ vừa không đặt lòng tin vào các nhà khoa học,vừa có những ràng buộc về kinh tế ,tập quán nơi sinh sống. Quản ly ,quy hoạch việc sử dụng hợp ly tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu để làm giảm những tổn thất do trượt lở. Làm thoát nhanh tầng nước mặt và nước dưới đất tầng nông ,chông lại việc tích tụ nước ở sườn dốc,dùng phổ biến cho những vùng có độ ẩm lớn ,lượng nước tập trung cao vào mùa mưa.Nước ở bờ sườn được tháo khô bằng các rãnh tháo nước ,thiết bị tiêu nước.Tăng cường độ ổn định bằng lớp phủ thực vật ,bằng lớp phủ đá,tạo những đê chắn ở chân khối trượt. IV. Khí hậu toàn cầu và những tai biến Biến đổi khí hậu khu vực và toàn cầu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và những tác động mạnh mẽ lên các biến cố tự nhiên như thiệt hại do bão (lũ lụt và xói mòn), sự lở đất, hạn hán và cháy rừng.Điều này được minh họa một cách sâu sắc bởi hiện tượng Elnino – một biến cố khí hậu xảy ra với mức độ trung bình vài năm 1 lần (như năm 1995).Elnino làm gia tăng đáng kể một số thảm họa gần như toàn cầu bằng cách đưa một lượng sức nóng đáng kể vào khí quyển. Đây là sự nhiễu động của hệ thống khí quyển trên vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Ở điều kiện bình thường (El Nino chưa xảy ra): Trong khu vực biển nhiệt đới Thái Bình Dương, gió thổi từ Đông sang Tây Đại Dương làm cho các dòng biển nóng trên mặt biển di chuyển về phía Việt Nam, Philippin, Inđônêxia, biển phía bắc Úc – đây là nguyên nhân gây ra mưa bão tại khu vực này. Trong khi đó, dọc theo bờ biển Tây - Nam Mỹ thuộc khu vực phía đông Thái Bình Dương có một dòng nước lạnh mang nhiều cá và phù du sinh vật trồi lên từ đáy đại dương tiến về phía bờ (gần Pêru) mà người ta hay gọi là dòng biển lạnh Pêru làm cho thời tiết khô hanh tại khu vực này (màu xanh, trên hình vẽ). 10 Điều kiện thời tiết bình thường, chưa xảy ra El Nino Nhưng khi dòng biển lạnh (gần Peru) không trồi lên, đồng thời gió vẫn theo chiều như trước nhưng yếu đi làm cho dòng biển nóng dịch chuyển ngược lại, từ phía tây về phía đông Thái Bình Dương. Sự xuất hiện ngược lại của dòng biển nóng này là nguyên nhân gây ra những trận mưa lớn, bão tố, lũ lụt… tại nhiều quốc gia Nam Mĩ: Chilê, Pêru. Ngược lại, tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á, châu Úc hạn hán kéo dài. Đó chính là hiện tượng El Nino. Khi El ninô xảy ra Hiện tượng El Nino xuất hiện từ xa xưa nhưng thời gian ngắn với tần suất xuất hiện rất thấp, có khi vài chục năm mới xuất hiện một lần, mỗi lần chỉ một vài tháng. Nay nó đã kéo dài hàng năm trời với chu kì từ 4 – 10 năm /1 lần. Những năm xảy ra El Ninô gần đây là: 1957-1958, 1972-1973, 1976-1977, 1982-1983, 1997-1998. Hiện tượng Elnino thường bắt đầu vào dịp Giáng sinh. Phạm vi ảnh hưởng của các thảm họa tự nhiên mà được xem là do Elnino gây ra năm 1982-1983, khi đó lũ lụt, hạn hán và cháy rừng đã giết chết hàng ngàn người trên khắp thế giới và làm thiệt hại hàng tỉ đôla về mùa màng, cơ sở hạ tầng, tài sản… Đặc biệt, châu Úc, châu Mỹ và châu Phi bị ảnh hưởng rất mạnh.Có 1 vài tranh cãi về số lượng thiệt hại và tổn thất về đời sống trực tiếp do Elnino gây ra.Một vài nghiên cứu cho rằng ảnh hường của Elnino bị hạn chế ở khu vực nhiệt đới – nơi mà nó đã gây ra thiệt hại 2 tỉ đôla (7).Dù với lý do gì đi nữa thì năm 1982-1983 chắc chắn là khoảng thời gian đáng nhớ chịu tác động của các thảm họa tự nhiên do Elnino gây ra.Hạn hán ở Australia- nơi mà một ngọn lửa vào tháng 2/1983 đã thiêu rụi hơn 400000 ha, giết chết 74 người và phá hủy hơn 2000 ngôi nhà (8).Tổng cộng thiệt hại ở Australia khoảng 3 tỉ đôla.Ở những khu vực khô cằn ở Bolivia, Peru và Ecuador trên vùng duyên hải phía Nam Australia, lượng mưa trên 350 cm cao hơn mức thông thường 10-12 cm.Điều này gây nên lũ lụt thê thảm và lở đất đã giết chết trên 600 người gây tổn thất về thiệt hại khoảng 1 ti đôla.Lũ lụt và hạn hán ở những khu vực khác của miền Nam nước Mỹ cũng đã gây thiệt hại khoảng 3 tỉ đôla và trên 150 người thiệt mạng. 11 Hạn hán ở Ân Độ Hạn hán ở Australia Ở phía Bắc nước Mỹ,hạn hán xảy ra ở Mexico và trung tâm nước Mỹ. Bão lớn ở nước Mỹ đã làm khoảng 100 người thiệt mạng và gây thiệt hại trên 2 tỉ đôla.Đặc biệt, vùng duyên hải và vùng núi bị ảnh hưởng rất mạnh: sự xói mòn vùng duyên hải đã phá hủy nhiều nhà cửa, việc kinh doanh và lũ lụt từ những con sông nội địa đã gây ra nhiều thiệt hại về mùa màng và cơ sở hạ tầng (9, 10).Ở Châu Phi,hạn hán – một phần của Elnino , đã phá hủy mùa màng, nạn đói lan rộng.Nạn đói xảy ra tàn khốc nhất ở Châu Phi do 1 số nguyên nhân.Sự tác động của hạn hán đã gây ra sự khác nhau ở một số khu vực; vấn đề chính trị và hoang mạc hóa ở 1 vài nơi khiến cho việc gieo trồng và thu hoạch gặp khó khăn trong thời gian đầu; và nạn tăng dân số là vấn đề đang được quan tâm ở những khu vực đó của châu Phi. HẠN HÁN VÀ SA MẠC HÓA Ở CHÂU PHI. 12 Elnino chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nó đã gây ra những tác động lâu dài, chúng ta đã thấy được hậu quả của việc nóng lên toàn cầu mà chúng ta đang trải qua. Chúng ta đã góp phần làm khí hậu nóng lên do thải 1 lượng lớn khí CO2 vào khí quyển trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.Tuy nhiên, điều này xa với thực tế vì nhiều nhà khoa học vẫn chưa thuyết phục được con người về vấn đề nóng lên của toàn cầu.CO2 đã làm nóng bầu khí quyển do việc hấp thụ bức xạ tia hồng ngoại phát ra từ trái đất và hiện tượng được biết đến là hiệu ứng nhà kính.Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì về Elnino (mặc dù chính hững hành động liều lĩnh của con người đã góp phần tạo nên những biến cố này) nhưng chúng ta có thể làm giảm lượng CO 2 trong khí quyển bằng cách giảm quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. IV.1.Nguyên nhân của biến đổi khí hậu: Nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu là do sự gia tăng đáng kể một số lượng khí nhà kính vào khí quyển từ hoạt động của con người.Việc tăng lượng khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính ,làm tăng nhiệt đô của khí quyển trái đất kèm theo đó là biến đổi một loạt đặc trưng khí hậu khác. Trong 4 loại khí nhà kính được phát thải vào khí quyển (CO2,CH4.N2O,NOX) thì CO2 đóng vai trò quan trọng nhất trong khí nhà kính:  CO2 và NOX thải ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than,dầu,khí),nhiên liệu này được dùng trong lò hơi công nghiệp để phát điện,sản xuất xi măng , giấy ,đường,vật liệu xây dựng.Ngoài ra còn còn có đốt cháy củi,gỗ,chất thải của nông sản. 13  CH4 cũng tăng lên do hoạt động của con người ,đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp,xử ly nước thải ,khai thác nhiên liệu hóa thạch .  Oxit nito cũng tăng lên do hoạt động công nghiệp,nông nghiêp ,sản xuất một số loại axit.Các nguồn nhân tạo này ước tính phát thải khoảng 38 triệu tấn /năm. IV.2.Biếu hiện của sự biến đổi khí hâu trái đất: Nếu khí hậu vẫn có xu hướng tiếp tục nóng lên,mực nước biển sẽ dâng lên do băng tan và đại dương sẽ ngày càng được mở rộng ra.Kết quả là xói mòn bờ biển sẽ tăng lên.Khí hậu thay đổi làm cho khu vực sản xuất thực phẩm thay đổi do một vài nơi thì nhận được lượng mưa cao còn những nơi khác thì nhận được lượng mưa ít hơn.Sa mạc và khu vực nửa sa mạc được mở rộng và nhiều vùng phía Bắc có thể sản xuất nhiều hơn. Theo nghiên cứu quốc tế kéo dài 3 năm, băng quanh Bắc Cực đã giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua .Dự đoán tới cuối thế kỷ này sự ấm hóa toàn cầu sẽ làm tan chảy 80% mũ băng ở nơi đây trong mùa hè. Thay đổi thành phần, chất lượng khí quyển có hại cho con người và những sinh vật trên trái đất,đe dọa sự sống của nhiều loài ,của hệ sinh thái. Khí hậu thay đổi làm mùa xuân sớm hơn ,chim có thể sẽ không có sâu để mà bắt .Do thực vật nở hoa sớm hơn ,những động vật ăn cây cở, dưới tác động của nhịp sinh học sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người ,sức khỏe con người theo chiều hướng tiêu cực,nguy cơ phát bệnh tăng ,suy giảm khả năng miễn dịch ,bệnh truyền nhiễm phát triển như sốt rét,sốt xuất huyết. Biến đổi dân số toàn cầu, nguyên nhân gây nên chiến tranh và các biến động đột ngột các vấn đề chính trị và xã hội. Thay đổi chất lượng thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ quyển, chu trình tuần hoàn nước , chu trình sinh địa hóa. 14 Năng suất nông nghiệp và các ngành thủy sản giảm,do nước biển ấm lên ,các laoif cá có hiệu quả kinh tế cao sông ở vùng ôn hòa sẽ di cư đến sống ở vùng có vĩ độ cao hơn,hoặc xuống độ sâu hơn.Trữ lượng hải sản sẽ giảm sút khoảng 1/3 so với hiện nay. IV.3. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu Đến gần cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học mới xác định được chính xác tác động của con người làm BĐKH trên hành tinh. Năm 1992, LHQ đã triệu tập một hội nghị mang tính lịch sử tại Rio Dejanero (Brasil) để thông qua hiệp định khung về chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng xấu đi nhanh chóng bầu khí quyển trái đất mà nguyên nhân chủ yếu gây ra là KNK. Đồng thời thành lập một tổ chức trực thuộc để thẩm định về BĐKH toàn cầu, có tên là UB Liên chính phủ về BĐKH toàn cầu (IPCC). Tiếp theo, nhiều hội nghị, hội thảo tầm cỡ thế giới được tổ chức liên tục ở nhiều nước để thực thi cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu. Năm 2007, chương trình phát triển của LHQ (UNDP) phát hành báo cáo “phát triển con người 2007 – 2008”. LHQ đã làm hết khả năng để hỗ trợ cuộc chiến chống BĐKH nhằm bảo vệ nhân loại trước thảm hoạ vô cùng to lớn của thời đại mà chính do sự “vô thức” của con người gây ra. 15 Nghị định Thư Kyoto (Kyoto Protocol). Nghị định thư Kyoto ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia trên thế giới vào tháng 12/1997 ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) nhằm cắt giảm KNK. Trải qua hàng loạt cuộc thương thảo để phê duyệt, ký kết kéo dài trong 10 năm, mãi đến tháng 12/2007 đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết từ giai Hội nghị biến đổi khí hậu do đoạn 2008 – 2012 sẽ giảm phát thải KNK và tới năm Liên hiệp quốc tổ chức (Ảnh: 2012 sẽ đạt 5% của lượng phát thải 1990. http://www.citizen.co.za) Đáng tiếc, cho đến nay, Hoa Kỳ là nước phát thải KNK nhiều nhất vào khí quyển (trên 20% toàn thế giới) lại đứng ngoài vạch cam kết. Để nối tiếp nghị định Thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, LHQ vừa tổ chức hội nghị Bali (Indonesia) vào giữa tháng 12/2007. Ở Hội nghị này các nhà khoa học cung cấp thêm nhiều dữ liệu chính xác để các quốc gia yên tâm và đồng thuận hơn trong việc cắt giảm phát thải KNK. Thế nhưng đến ngày kết thúc, cũng quốc gia phát thải KNK nhiều nhất thế giới lại chưa tán thành văn bản cuối cùng của hội nghị, nên lộ trình Bali (Bali Road Map) phải kéo dài thêm 2 năm nữa, năm 2008 sẽ họp tại thành phố Poznan của Ba Lan, năm 2009 họp tại Kopenhagen – thủ đô Đan Mạch. Thế mới biết, lợi ích cục bộ của quốc gia vẫn trên lợi ích chung của nhân loại! V. Gia tăng dân số và các tai biến tự nhiên Việc gia tăng dân số là một vấn đề môi trường nghiêm trọng.Khi dân số tăng lên, nhu cầu của chúng ta về đất đai và tài nguyên lớn hơn,sự cần thiết của kế hoạch hóa để giảm đến mức tối thiểu các thảm họa tự nhiên.Đặc biệt, sự gia tăng dân số có thể làm cho nhiều người gặp rủi ro từ các tai biến tự nhiên và buộc họ phải ở lại những khu vực nguy hiểm.Mật độ dân số cao và cuộc sống ở những nơi nguy hiểm được minh họa một cách sâu sắc bởi sự mất mát của hàng ngàn cuộc đời ở Mexico và Colombia năm 1985. Thành phố Mexico là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, ước chừng khoảng 23 triệu người tập trung ở 1 khu vực khoảng 2300km2 và khoảng 1/3 số hộ gia đình (trung bình khoảng 5 người ) sống trong 1 căn phòng.Thành phố được xây dựng trên một nền hồ cổ xưa – cái mà xảy ra sự rung động địa chấn, và những khu vực của thành phố mỗi năm lại bị sụt xuống vài cm do nước rút khỏi mặt đất.Việc sụt xuống không giống nhau do đó những tòa nhà nghiêng về một bên hoặc thậm chí có thể bị rung động địa chấn tấn công nhiều hơn nữa.Vào 9/1985, Mexico bị tấn công bởi một trận động đất với cường độ 7.8 Richter đã làm 10000 người thiệt mạng. 16 Động đất ở Alaska Đ ộng đất ở Pakixtan Khi núi lửa Colombian Nervado del Ruiz phun trào vào năm 1845, nham thạch trào xuống phía dưới sườn đông dãy núi giết chết 1000 người.Trầm tích từ biến cố này được sản xuất làm giàu cho đất ở thung lũng sông Lagunilla và 1 trung tâm nông nghiệp được phát triển ở đó.Nơi được biết đến như Armerco và năm 1985, dân số của nó khoảng 22500 người.Vào ngày 13/11/1985, nham thạch với sự phun trào dữ dội của núi lửa đã chôn vùi Armerco, giết chết khoảng 21000 người hoặc mất tích .Điều đáng quan tâm của 140 năm nay là núi lửa đã rung hơn 20 lần do sự gia tăng dân số. Nói 1 cách châm biếm, khu vực bị tàn phá nhiều bởi các biến cố tương tự có đất đai màu mỡ,kích thích khu vực và dân số phát triển. Cuộc thảo luận về các vấn đề tự nhiên đã đưa ra 1 cách nhìn về nó sinh động hơn và có nhiều thay đổi.Cách hiểu này cho chúng ta thấy rằng chúng ta không thể xem nhẹ vai trò của môi trường sống.Một cảnh quan không có các biến cố tự nhiên có lẽ sẽ ít đa dạng hơn nhưng sẽ không còn nguy hiểm nữa và chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.Tai biến thì vẫn còn, chúng ta nên cố gắng kiểm soát các biến cố tự nhiên và cho phép chúng xuất hiện bao nhiêu lần.Tuy nhiên 17 nên nhớ rằng sự tàn phá là do tự nhiên và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên phải bao gồm cả việc quản lý các thiên tai như cháy rừng, bão và lũ lụt. VI. Những tai biến xảy ra gần đây VI.1. Trận động đất ở Tứ Xuyên- Trung Quốc Động đất Tứ Xuyên năm 2008 là một trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấn tâm thuộc huyện Vấn Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng, dân tộc Khương A Bá, cách Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, khoảng 90 km về phía Tây - Tây Bắc. Trận động đất này xảy ra vào lúc 06:28:01.42 UTC (14:28:01.42 giờ địa phương) ngày 12 tháng 5 năm 2008. Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Băc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan và thủ đô Hà Nội của Việt Nam Tổng số tử vong do động đất tại tỉnh này đã lên tới 55.239 người. Ngoài ra còn có 24.949 người mất tích, 281.066 người bị thương. Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn năm 1976, giết chết hơn 250.000 người. 18 VII.Kết luận Nguyên lý cơ bản của địa chất môi trường là ở đó luôn luôn có những quá trình vận động của trái đất gây nguy hiểm cho con người. Điều này trở thành những tai biến cho con người khi sống với thiên nhiên nguy hiểm hay thay đổi quá trình tự nhiên theo cách khác làm cho nó nguy hiểm hơn. Các thảm họa tự nhiên tiếp tục gây ra những cái chết và thiệt hại như lũ lụt,lở đất, động đất, núi lửa,gió, đất bị bành trướng, hạn hán, cháy rừng và xói mòn ven biển. Ngược lại tần số xuất hiện các biến cố nguy hiểm có liên quan đến cường độ của nó,tác động của nó lên con người như khí hậu, địa chất,thực vật và cách sử dụng đất. Các biến cố tự nhiên vừa mang đến tai họa nhưng cũng mang lại lợi ích như lũ lụt do sông gây ra và sự phun trào núi lửa đều cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. 19 Sóng thần ở Indonexia Tai biến tự nhiên gây ra số lượng người thiệt mạng nhiều nhất ở Mĩ là bão , ngư lôi,sấm chớp, lũ lụt và cuồng phong.Một trận động đất cũng gây ra thiệt hại rất lớn.Lũ lụt,lở đất,đất bị bành trướng và sương mù là nguyên nhân gây thiệt hại nhiều của cải.Những biến cố đòi hỏi sự khôi phục rất lâu như động đất, núi lửa, cháy rừng.Đất sử dụng có nhiều thay đổi,đô thị hóa và sự gia tăng dân số cũng gây ra nhiều thiệt hai ở Mĩ nhưng có thể dự đoán và cánh báo được nên những tai họa này đang được giảm đi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan