Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Bandaoarap nhl - unknown...

Tài liệu Bandaoarap nhl - unknown

.PDF
761
392
80

Mô tả:

BanDaoARap
BÁN ĐẢO Ả RẬP THẢM KỊCH HỒI GIÁO & DẦU LỬA Tác giả: Nguyễn Hiến Lê Nhà xuất bản: Văn Hoá Năm xuất bản: 1994 Đánh máy: Quocdung, Dqskiu, Binhnx2000, Ttdd, Ngbichthuy Sửa chính tả: Nambun Tạo eBook lần đầu: Tovanhung Ngày hoàn thành: 1/9/2006 http://www.thuvien-ebook.com Tạo eBook lần hai: Goldfish (có sửa lỗi và bổ sung) Ngày hoàn thành: 3/12/2013 TVE-4u MỤC LỤC Vài lời thưa trước TỰA PHẦN THỨ NHẤT: MỘT CHÚT ĐỊA LÍ VÀ CỔ SỬ Chương I: BẢN LỀ CỦA BA CHÂU: Á, PHI, ÂU Lòng bán đảo Lưỡi liềm phì nhiêu Miền sông Nil Miền Maghreb Chương II: BÁN ĐẢO Ả RẬP THỜI THƯỢNG CỔ Văn minh cổ Ai Cập Văn minh Mésopotamie Dân tộc Hébreu PHẦN THỨ NHÌ: ĐẾ QUỐC CỦA HỒI GIÁO Chương III: MOHAMED VÀ HỒI GIÁO Mohamed sáng lập đạo Hồi Mohamed thống nhất Ả Rập Chương IV: ĐẾ QUỐC Ả RẬP Đợt xâm lăng thứ nhất Đợt xăm lăng thứ nhì Thiên đường của Ả Rập Văn minh Ả Rập Ả Rập bị Thổ đô hộ Chương V: CON BỆNH THỔ VÀ CÁC BÁC SĨ TÂY PHƯƠNG VỚI MUSTAPHA KÉMAL Napoléon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? Con bệnh Thổ Pháp đào kênh Suez – Anh Pháp ngoạm lần đế quốc Thổ Anh tìm được dầu lửa ở Ba Tư Hiệp ước Sèvres – Anh Pháp chia cắt Thổ Mustapha Kémal và cuộc cách mạng Thổ PHẦN THỨ BA: ĐẾ QUỐC CỦA DẦU LỬA - MÀN NHẤT: ANH PHÁP Chương VI: ANH PHÁP CHIA NHAU BÁN ĐẢO Ả RẬP Ba Tư và Afghanistan canh tân Vấn đề Hồi giáo ở Nga sau cách mạng tháng mười Chính sách mâu thuẫn của Anh ở Ả Rập - Mật ước Sykes-Picot Lawrence muốn lập sự nghiệp ở Ả Rập Cuộc khởi nghĩa của Ả Rập Anh nuốt lời hứa với Ả Rập – Lawrence hối hận Chương VII: IBN SÉOUD, VỊ ANH HÙNG CHINH PHỤC SA MẠC Chí lớn của Ibn Séoud Ibn Séoud chiếm lại được Ryhad Ibn Séoud lập đồn điền để nắm được dân Ibn Séoud chiếm La Mecque, làm vua xứ Ả Rập Saudi Ibn Séoud trị dân và phát triển canh nông Mỹ tìm được mỏ dầu ở Ả Rập Saudi Chương VIII: CÁC PHONG TRÀO QUỐC GIA Ở THUỘC ĐỊA ANH VÀ PHÁP Phong trào quốc gia ở Ả Rập Anh phá ngầm Pháp ở Liban và Syrie – Cuộc khởi nghĩa của dân tộc Druse Cuộc khởi nghĩa ở Maroc Sáu tiểu bang Hồi giáo ở Nga Chương IX: DO THÁI TRỞ VỀ “ĐẤT HỨA” Ở PALESTINE Tình cảnh Do Thái ở các nước Hồi giáo ...và ở châu Âu Herlz và cuốn “Quốc gia Do Thái” Bản tuyên ngôn Balfour Chương X: THẾ CHIẾN THỨ NHÌ Tình hình Anh đầu thế chiến Trận Bắc Phi và ảnh hưởng của nó tới Ai Cập Irak khởi nghĩa và thất bại Anh mau chân chiếm Syrie và Liban của Pháp Mỹ hất cẳng Anh ở Ả Rập Saudi Anh Nga tranh giành ảnh hưởng ở Iran Tình hình yên ổn ở Transjordanie và Palestine PHẦN THỨ TƯ: ĐẾ QUỐC CỦA DẦU LỬA - MÀN HAI: MĨ NGA Chương XI: TÌNH HÌNH BÁN ĐẢO Ả RẬP SAU THẾ CHIẾN THỨ NHÌ Chương XII: CHIẾN TRANH LẬP QUỐC ISRAËL Do Thái xung phong vào Palestine Chiến tranh Ả Rập – Israël Các quốc gia Ả Rập đều quyết tâm xé bỏ Hiệp ước 1949 Israël phát triển mạnh Chương XIII: BÌNH MINH TRÊN SÔNG NIL Nasser trong chiến tranh 1948-49 Nasser đảo chính truất ngôi Farouk Nasser làm Tổng thống “Sứ mạng của Islam” và chính sách trung lập của Nasser Chương XIV: HIỆP ƯỚC BAGDAD Chính sách Menderès ở Thổ Mĩ giúp Thổ chống Nga Thổ móc OTAN vào OTASE Mossadegh quốc hữu hoá dầu lửa Các quốc gia Ả Rập phản đối hiệp ước Bagdad Chương XV: TỪ VỤ QUỐC HỮU HÓA KINH SUEZ TỚI CHIẾN TRANH SUEZ Nasser nhận viện trợ của Nga mà không theo Nga Nasser quốc hữu hoá kinh Suez Phản ứng của Mỹ Anh Pháp Âm mưu Israël Anh Pháp Chiến tranh Suez Hậu quả của chiến tranh Suez Chương XVI: EISENHOWER VÀ HAI ÔNG VUA Ả RẬP Chính sách Eisenhower Vua Saud và em là Fayçal Saud qua Mĩ Ả Rập chia làm hai phe Chương XVII: LIÊN MINH Ả RẬP VÀ KHỐI CỘNG HÒA Ả RẬP THỐNG NHẤT Vua Hussein Biến cố 1957 ở Jordanie Liên minh Ả Rập Tình hình Syrie sau thế chiến – Dầu lửa Anh và dầu lửa Mĩ vật nhau Khối Cộng hoà Ả Rập Thống nhất Chương XVIII: IRAK HÁT KHÚC MARSEILLAISE Đời sống nhân dân Irak Đời sống dân thành thị Nouri Said, Pierre Laval của Irak Cách mạng 14-7-1958 Chia rẽ trong nội bộ Chẳng có gì thay đổi cả! Chương XIX: HỢP RỒI CHIA, CHIA RỒI HỢP - CHIẾN TRANH DẦU LỬA Đảo chính và đảo chính! Tân Cộng hoà Ả Rập Đảo chính ở Thổ Chiến tranh dầu lửa Koweit, thánh địa của đế quốc dầu lửa Chương XX: CHIẾN TRANH ISRAËL - Ả RẬP NĂM 1967 Israël chuẩn bị chiến tranh Trung Quốc xen vào, tình hình thêm căng thẳng Ả Rập đại bại Nasser quá tin Nga mà mang nhục Và bi kịch vẫn tiếp diễn NIÊN BIỂU Vài lời thưa trước Như chúng ta đã biết, trong Hồi kí và trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê đều bảo: “Từ năm 1963 tôi viết nhiều bài đả đảo chính sách của bọn thực dân cả Đông lẫn Tây ở bán đảo Ả Rập, và đề cao tinh thần đấu tranh của các nước Hồi giáo trên bán đảo đó. Sau tôi dùng các bài đó cho vào hai cuốn Bài học Israël xuất bản năm 1968 và Bán đảo Ả Rập xuất bản năm 1969”. Tuy cụ Nguyễn Hiến Lê bảo “Từ năm 1963” nhưng tôi thấy trong bảng kê các bài đăng trên Bách khoa năm 1962 có các bài sau đây mà tôi đoán là cụ đã cho vào cuốn Bài học Israël: Số 125: Quốc gia Israël Số 123: Vụ Exodus Số 122: Từ vụ Dreyfus tới L’État juif Số 138: I. P. Semmelweiss”. (theo Đời viết văn của tôi, NxbVăn hoá Thông tin, tr. 350-351). Riêng đối với cuốn Bán đảo Ả Rập, tôi đoán cụ Nguyễn Hiến Lê còn dùng các bài sau đây đăng trên Bách Khoa năm 1960, số 86, 87: Mustapha Kémal; số 107, 109, [1] 110, 111 năm 1961: Ibn Séoud (Sđd, tr. 350). Hơn hai năm rưỡi trước, bạn Quocsan và tôi đã có ý định tạo lại eBook Bán đảo Ả Rập do Tovanhung thực hiện ngày 1-92006 (bạn Quocsan đã chuyển eBook cũ sang định dạng .doc từ tháng 3-2011), nhưng vì không có sách giấy nên chúng tôi chỉ sửa được một số lỗi rồi tạm ngưng. Gần đây bạn Hoaithu84 có gởi cho tôi bản scan Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê II – Sử học, trong đó có cuốn Bán đảo Ả Rập in theo bản Văn hoá - TT – 1995, nên tôi tiếp tục sửa lỗi và bổ sung các chỗ sai sót, đặc biệt là chép thêm 4 bản đồ và 2 tiểu mục cuối: “Và bi kịch vẫn tiếp diễn”, “Niên biểu” từ Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê II, ngoài ra tôi còn chép 2 bản đồ (màu giấy đã úa vàng) và một số hình ảnh khác từ Website Vietsciennes. Xin chân thành cảm ơn Quocdung, Dqskiu, Binhnx2000, Ttdd, Ngbichthuy, Nambun, Tovanhung, Quocsan, Hoaithu84 và xin được chia sẻ cùng các bạn. Goldfish TỰA Bán đảo Ả Rập là đế quốc của Hồi giáo mà cũng là đế quốc của dầu lửa vì dầu lửa chi phối nó cũng như Hồi giáo, còn mạnh hơn Hồi giáo. Hồi giáo xuất hiện thế kỷ thứ VII, phải dùng mấy trăm ngàn quân trên một thế kỷ mới chinh phục được một đế quốc tuy là rộng lớn nhất thời cổ nhưng cũng chỉ gồm miền Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Nam Âu, tức khu ven Địa Trung Hải, Hồng Hải, vịnh Ba Tư, từ Đại Tây Dương tới sông Indus. Dầu lửa mới xuất hiện ở tây bắc bán đảo Ả Rập (Mésopotamie) từ sau Thế chiến thứ nhất - hiện nay ở Kirkuk du khách còn được trông thấy cái mả giếng dầu đầu tiên của Irak, cũng có thánh giá, cũng có mộ bia ghi ngày sinh 15-10-1927 và ngày tử 28-8-1940 - mà chỉ trong ba bốn chục năm đã chinh phục được ba phần tư thế giới, châu Âu, châu Á, châu [2] Phi và còn phát triển nữa vì người ta đã tính dầu ở bán đảo Ả Rập chiếm 80% dầu trên thế giới. Hồi giáo hiện nay, sau 13 thế kỷ phát triển bằng gươm súng, kinh sách, nghệ thuật, mới có được khoảng 400 triệu tín đồ, một phần sáu nhân số trên địa cầu; còn dầu lửa Ả Rập thì đã “ban phước lành” cho ít nhất là một tỷ rưỡi người. Nó còn linh thiêng hơn Mohamed: các chính khách, kinh tế gia lỗi lạc nhất Tây phương: Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Ý, Hà Lan, bây giờ lại thêm cả Nhật, chỉ đánh thấy cái hơi của nó thôi cũng đủ mê man, nhẩy tưng tưng lên, hoa dân múa tay như bị vía Cô vía Bà nhập vậy. Ngay như người Mĩ trung thành rất mực với “the american way of life” (lối sống Mĩ) mà cũng chịu nhìn whisky soda, coca cola, nước cà chua, thịt bò áp... mà ăn chà là, uống nước giếng, cải trang làm Ả Rập đi lang thang trong sa mạc để đánh hơi dầu lửa. Sức mạnh của dầu lửa kinh khủng, cả Hồi giáo, Ki Tô giáo, Phật giáo... chống lại cũng không nổi. Ta cứ ví dụ rằng bao nhiêu kinh sách của các tôn giáo đó bỗng mất hết và tất cả các tu sĩ trên thế giới bỗng ăn cháo lú, quên hết những lời Chúa dạy, Phật dạy thì nhân loại có thể kém văn minh một chút, nhưng nhất định là vẫn tồn tại. Nhưng nếu các giếng dầu trên thế giới bỗng nhiên chết “bất tử” như giếng Kirkuk năm 1940 thì chẳng những cả nền văn minh vĩ đại của chúng ta sụp đổ mà nhân loại sẽ chết đói, chết rét đến một nửa là ít. Không có dầu lửa thì không có điện, xe hơi, máy bay, máy cày, máy lạnh, máy sưởi v.v… kỹ nghệ sẽ chết đứng và canh nông sẽ ngắc ngoải. Đã xây mả cho dầu lửa thì tại sao người ta không nghĩ dựng tượng cho dầu lửa? Muốn cho xứng thì tượng phái cao lớn gấp hai tượng Thần Tự Do ở New York . Vì Tự Do chỉ là một đứa con dĩnh ngộ của văn minh cơ giới ngày nay - người ta bảo vậy - mà dầu lửa mới chính là cha của văn minh đó. Và tôi xin đề nghị cũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan