Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài văn lớp 3

.DOCX
5
224
145

Mô tả:

Trường tểu học Việt Hùng 3B Đặng Phan Mai Trang - Lớp Đề 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể về gia đình của em. Bài làm Gia đình yêu thương của em gồm bốn thành viên đó là: bố em, mẹ em, em và em gái của em. Ngôi nhà của em tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn ngập tiếng cười. Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình em là Bảo Trâm. Bảo Trâm có đôi mắt tròn và đen như hai hạt nhãn. Hai má của em lúc nào cũng ửng hồng như hai quả cà chua. Em Bảo Trâm rất thích múa hát, em hay hát cho cả nhà nghe sau mỗi bữa ăn. Người chị cả trong gia đình chính là em. Mọi người thường bảo em và em Bảo Trâm giống nhau như hai giọt nước. Em tên là Mai Trang, học sinh lớp 3B trường tiểu học Việt Hùng. Môn học em yêu thích nhất là môn Toán. Ngoài giờ học ở nhà em thường giúp mẹ trông em, quét nhà. Mẹ thường bảo em là cô Tấm nhỏ của mẹ. Người phụ nữ đảm đang nhất trong nhà chính là mẹ em. Mẹ em là nhân viên bán hàng. Buổi sáng mẹ đi làm, chiều về mẹ lại bận rộn với công việc gia đình. Buổi tối mẹ dành thời gian dạy em học bài và chơi với Bảo Trâm. Những lúc em bị ốm mẹ luôn dỗ dành em ăn cho mau khỏi bệnh. Mỗi khi em bị bạn bè trêu trọc mẹ thường vỗ về an ủi em. Mẹ giống như một cô tiên trong chuyện cổ tích. Trụ cột chính trong gia đình em là bố em. Bố em làm nghề kinh doanh. Bố em rất nghiêm khắc nhưng cũng rất vui tính. Bố hay kể chuyện hài gây cười cho cả nhà. Vào những ngày lễ, bố mẹ thường đưa chúng em đi chơi công viên. Bố giống như là một người thuyền trưởng lái con tàu gia đình đến bến bờ hạnh phúc. Em rất yêu gia đình của mình. Đó là mái ấm, là chỗ dựa cho em trên bước đường sau này. Đề 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân. Bài làm “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ chông, bao ngày mẹ mong con chào đời”. Đó là lời bài hát mà em yêu thích nhất từ khi em bắt đầu cắp Trường tểu học Việt Hùng 3B Đặng Phan Mai Trang - Lớp sách đến trường. Mẹ là người đã sinh ra em, cho em có mặt trên cõi đời này. Mẹ dạy em biết yêu thương, biết làm người tốt. Bây giờ em đã là học sinh lớp ba nhưng với mẹ em lúc nào cũng nhỏ bé như một thiên thần. Buổi sáng, mẹ dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ ăn, quần áo, sách vở để đưa em đến trường đúng giờ. Buổi chiều, mẹ lại đón em từ trường về nhà. Những lúc em học bài, mẹ như là cô giáo ân cần chỉ bảo em những bài tập khó. Buổi tối, trước khi đi ngủ mẹ thường đọc chuyện cổ tích cho em nghe. Những lúc em bị ốm, mẹ thức cả đêm để lo lắng, chăm sóc cho em. Vào ngày sinh nhật của em, mẹ tặng cho em những chiếc khăn len do chính tay mẹ đan với đủ màu sắc rất đẹp. Đó là món quà vô cùng ý nghĩa mà em luôn giữ gìn cẩn thận. Những khi em được điểm 10, đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và khen “ Con gái mẹ giỏi quá”. Mẹ là người phụ nữ đảm đang, mang lại hạnh phúc cho cả gia đình. Em rất biết ơn mẹ vì những tình cảm bao la mẹ dành cho em. Đề 3: Em hãy viết đoạn văn ngắn tả về quê hương em hoặc nơi em. Bài làm Vĩnh Phúc là quê hương yêu dấu của tôi. Nơi đó có những dãy núi Tam Đảo trùng điệp, mây phủ trắng như bông. Có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những nương dâu xanh bạt ngàn. Người dân quê tôi có truyền thống trồng dâu nuôi tằm từ bao đời nay. Sáng sớm, tôi thường theo bà ngoại đi hái dâu về cho tằm ăn. Những chú tằm màu xanh năm chen chúc trên nong ăn lá dâu nghe rào rào thật là thích. Những đồi chè non mơn mởn đang sắp vào mùa thu hoạch, trải dài như những dải lụa màu xanh. Rừng cọ với những tán lá to xòe bóng mát như những chiếc ô khổng lồ. Dòng sông Hồng chở nặng phù sa chảy uốn lượn quanh dải đất quê tôi. Vào những ngày mùa bội thu, tôi thấy sân nhà ai cũng phơi rơm và thóc chất cao bằng mái nhà. Ngoài đồng cỏ, từng đàn trâu đủng đỉnh gặm cỏ, con nào con nấy cũng béo tròn. Buổi chiều lũ trẻ con chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm. Tôi rất thích cái cảm giác được vẫy vùng giữa làn nước trong xanh, trôi bồng bềnh. Không khí ở quê tôi thật trong lành. Con người nơi đây cũng rất thật thà và mến khách. Họ sống rất gần gũi và tôn trọng tình làng nghĩa xóm. Trường tểu học Việt Hùng 3B Đặng Phan Mai Trang - Lớp Mỗi dịp hè đến, tôi lại về thăm quê để được nghe những câu chuyện cổ tích của bà, được ngửi mùi thơm của lúa non, được thấy sự đổi mới của quê mình. Tôi rất tự hào vì mình là một người con của quê hương Vĩnh Phúc. Đề 4 : Em hãy viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam ( hoặc miền Trung, miền Bắc ) để làm quen và hẹn cùng bạn thi đua học tốt. Bài làm Hà nội , ngày 6 tháng 12 năm 2013 Nhã Linh thân mến! Từ khi biết bạn qua mạng, mình đã rất mến bạn. Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này của mình. Bây giờ mình sẽ tự giới thiệu trước. Mình tên là Mai Trang, học sinh lớp 3B, trường tiểu học Việt Hùng. Gia đình mình có bốn thành viên : bố, mẹ, mình và em gái của mình. Em gái của mình mới tròn 3 tuổi và rất đáng yêu. Lớp học của mình có bốn mươi tám người, chơi với nhau rất thân thiện. Cô giáo của mình rất xinh và dịu dàng. Dạo này bạn khỏe không? Gia đình bạn có mấy người? Thi giữa học kì vừa qua kết quả của bạn có cao không? Bạn có bí quyết học tập gì không, bật mí cho mình với ? Hay là chúng mình cùng nhau thi đua học tập xem ai đạt được kết quả cao của cuối năm học này nhé. Bạn thấy ý kiến của mình thế nào? Hãy viết thư trả lời cho mình biết nhé. Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, đừng quên viết thư cho mình đấy! Địa chỉ của mình là : Đặng Phan Mai Trang, lớp 3B, trường tiểu học Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội. Rất mong thư bạn! Bạn mới quen Trang Đặng Phan Mai Trang Trường tểu học Việt Hùng 3B Đặng Phan Mai Trang - Lớp Đề 5 : Em hãy viết đoạn văn tả về một lễ hội mà em biết. Bài làm “Bỏ con bỏ cháu không bỏ ngày mồng sáu tháng giêng”. Đó là câu ca dao được người dân truyền miệng nhau để nói về ngày mở hội Cổ Loa ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của vua An Dương Vương. Từ sáng sớm, người dân khắp nơi kéo về dự hội đông như một dòng chảy lớn. Ai cũng diện trên mình những bộ quần áo đẹp, sặc sỡ sắc màu, miệng tươi cười hớn hở đi trẩy hội. Mở đầu là đám rước Văn với năm lá cờ ngũ hành, tám người thổi nhạc cổ truyền, tám người khiêng kiệu Long đình, cờ lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là đến nghi thức tế lễ và đám rước thần của các làng ở Cổ Loa. Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, tại các khu vực xung quanh đền Cổ Loa còn diễn ra rất nhiều trò chơi như: cờ người, đu tiên, đấu vật, múa rối nước, hát quan họ, … Đặc biệt ấn tượng nhất với em đó là trò đu tiên. Người chơi nhún càng mạnh thì đu bay càng bổng. Vì đây là trò chơi mạo hiểm nên người chơi phải có sức khỏe và ưa thích cảm giác mạnh. Khi lễ hội tan, mọi người ai cũng lưu luyến không muốn về. Đây là một lễ hội thật ý nghĩa và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng em sẽ cố gắng duy trì và phát huy những lễ hội truyền thống tốt đẹp đó. Đề 6 : Em hãy viết đoạn văn ngắn nói về người lao động trí óc. Bài làm Ngày ngày, xung quanh chúng ta có rất nhiều người lao động trí thức đang lao động quên mình. Với em, người lao động trí thức mà em yêu quý nhất là bác Hường. Bác Hường của em là giáo viên dạy môn Toán ở trường cấp ba Đông Anh. Bác có dáng người dong dỏng cao, nước da trắng hồng. Giọng nói của bác thật ấm áp và truyền cảm. Hàng ngày, bác thường mặc bộ áo dài truyền thống để lên lớp. Nhìn bác đứng trên bục giảng giống như một cô tiên, dưới lớp học sinh chăm chú lắng nghe bác giảng bài. Đêm đêm, bác chong đèn để soạn giáo án và chấm bài cho học sinh. Các anh chị học sinh Trường tểu học Việt Hùng 3B Đặng Phan Mai Trang - Lớp còn thường đến nhà bác để hỏi bài và được bác tận tình hướng dẫn. Bác đã gắn bó với nghề giáo viên được gần hai mươi năm và có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Bác đã chở rất nhiều chuyến đò đưa các anh chị học sinh đến bến bờ thành công. Cứ vào ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 có rất nhiều học sinh giờ đã là bác sĩ, kĩ sư,… vẫn đến để chúc mừng bác. Em mong sau này lớn lên sẽ trở thành một người giáo viên mẫu mực như bác Hường. Đề 7 : Em hãy viết đoạn văn ngắn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. Bài làm Em đã được xem rất nhiều hình thức nghệ thuật như : xiếc, ảo thuật, cải lương… Nhưng đây là lần đầu tiên em được xem hát chèo do nhà trường mời đoàn chèo về biểu diễn. Em thấy thật là ấn tượng và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Mở đầu là một cô diễn viên trẻ trung, xinh đẹp ra sân khấu để giới thiệu. Tiếp theo là nội dung của vở chèo “Cây Đàn Thần” được phỏng theo chuyện “ Thạch Sanh”. Chàng Thạch Sanh đeo một chiếc khố ngang bụng, trên tay cầm một chiếc rìu trông thật khỏe mạnh. Mẹ con Lý Thông là hai nhân vật thật gian ác và xảo quyệt. Công chúa Quỳnh Nga mặc một chiếc váy màu trắng gắn rất nhiều hoa thật lộng lẫy. Còn nhà vua mặc bộ long bào màu vàng trông thật oai phong. Bây giờ cái sân khấu ngày thường đã trở thành một cung điện nguy nga, tráng lệ. Cuối câu chuyện Thạch Sanh lấy công chúa Quỳnh Nga còn hai mẹ con Lý Thông gian ác thì bị trừng phạt biến thành hai con bọ cạp. Khi vở chèo kết thúc, những tràng pháo tay vang lên ròn rã , thán phục sự biểu diễn tài tình của các diễn viên trong đoàn chèo. Vở chèo đã cho em thấy bài học làm người là : “ ở hiền gặp lành”. Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng em sẽ cố gắng giữ gìn và phát triển những hình thức nghệ thuật dân gian này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan