Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Bài tiểu luận về ứng dụng gis trong hệ thống quản lí ngập nước ở thành phô hồ ch...

Tài liệu Bài tiểu luận về ứng dụng gis trong hệ thống quản lí ngập nước ở thành phô hồ chí minh

.DOCX
18
1251
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ֍╔═╗֍ BÀI TIỂU LUẬN Môn học:GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN,TÀI NGUYÊN NƯỚC Chủ đề: Ứng dụng GIS trong quản lý thông tin ngập nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh Giáo viên hướng dẫn:Th.s Nguyễn Huy Anh Lớp:04_ĐHTV_01 Nhóm:01 TP.HCM,Ngày 7 tháng 03 năm 2018 DANH SÁCH NHÓM  Trần Thị Hữu Hằng  Cam Phúc Hậu  Phạm Thị Như Hòa  Võ Đình Kiều Huê  Trần Thị Mỹ Huyền MỤC LỤC NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO........................................ MỞ ĐẦU..................................................................................... CHƯƠNG1:ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................ 1.Hiện trạng ngập nước ở tphcm...................................... 2.Nguyên nhân ngập nước................................................. 3.công tác quản lí............................................................... CHƯƠNG 2:NỘI DUNG 1.khái quát ứng dụng gis a,khái niệm b,chức năng 2.mô hình hệ thống 3.áp dụng CHƯƠNG 3.KẾT LUẬN PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO Nội dung và kết quả thực tập: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tinh thần, thái độ, tác phong làm việc: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bố cục và hình thức trình bày báo cáo: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Lời mở đầu Đối với mỗi sinh viên qua mỗi môn học đó sẽ là một điều mới lạ,một sự bổ sung kiến thức mới và hiểu rõ được những thứ liên quan đến ngành nghề của mình. Môn Gis và viễn thám trong khí tượng và thủy văn,tài nguyên nước nó góp phần giúp chúng em có cái nhìn mới hơn,và cảm thấy thích thú hơn hay nói đúng hơn là chúng em cảm thấy yêu nghề hơn,môn học giúp chúng em biết được cách người ta quản lí một vấn đề,một lãnh thổ,hay những cái vượt qua khả năng nhìn nhận của con người chỉ bằng những phần mềm như GIS...Từ đó thấy rõ hơn những thứ chưa từng biết... Qua đây chúng em cám ơn khoa đã tạo điều kiện cho chúng em được học môn học đầy thú vị này,và đồng thời chúng em xin chân thành cám ơn sự dạy dỗ trực tiếp,sự chỉ dạy tận tình của thầy Nguyễn Huy Anh,thầy không những cho chúng em những tiết học đầy thú vị,những slide thực tế,những thực hành trực tiếp trên phần mềm chứ không đơn thuần là lý thuyết trên sách vỡ... Cuối cùng,nhóm 1 chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Nguyễn Huy Anh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian vừa qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bản thân chúng em còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót,chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bản báo cáo hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Hiện trạng ngập lụt ở Thành phố Hồ chí minh -Vấn đề ngập đô thị không chỉ có ở những đô thị của Viêt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà đây là “vấn nạn”của nhiều đô thị trên thế giới,nhất là đô thị ở các nước đang phát triển-nơi có quá trình đô thị hóa quá nhanh nhưng thiếu những giải pháp quy hoạch quản lý và công trình hạ tầng thích ứng. -Vấn đề ngập lụt tại thành phố HCM đã là vấn đề bức xúc trong nhiều năm qua đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố.Mặc dù đã được sự quan tâm nói đến nhiều của các cơ quan quản lí,nhà lãnh đạo,báo chí,truyền thông nhưng vấn đề ngập lụt vẫn là bài ca muôn thuở vẫn chưa có hồi kết. -Hàng loạt giải pháp được đưa ra nhưng vẫn không hiệu quả... -Và để quản lí mực độ ngập của nó người ta đã đưa ra một số biện pháp mà trong đó nổi trội là ứng dụng GIS trong hệ thống quản lí ngập nước ở tp.HCM. ->Các nhà khoa học đã xếp việt nam vào danh sách một trong năm nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng này.đặc biệt là ngập úng ở vùng đô thị mà chi tiết là thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm lớn nhất cả nước. 2.Nguyên nhân ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh * Khách quan Tình trạng hiệu ứng nhà kính đang ngày càng trầm trọng, kèm theo đó là nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu cục bộ dẫn đến băng tan ở hai cực và hiện tượng mực nước biển dâng cao xâm thực vào đất liền, nhấn chìm các khu vực ven biển và gây lục lội khắp nơi thực vào đất liền, nhấn chìm các khu vực ven biển và gây lục lội khắp nơi. *Chủ quan 5 vấn đề chủ yếu:  Mưa quá lớn - cống quá nhỏ Vũ lượng quá lớn, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay nên gây ngập trên diện rộng. Thậm chí, một số tuyến đường đã được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước vẫn bị ngập như: Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân... Theo Quyết định 752 của Thủ tướng về Phê duyệt Quy hoạch tổng thế hệ thống thoát nước TP HCM đến năm 2020 đối với tuyến cống cấp cao nhất đạt trên 95 mm trong 3 giờ, triều cường theo thiết kế là trên 1,3 m. Trong khi đó, những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao. Cụ thể, các cơn mưa có vũ lượng trên 100 mm xuất hiện ngày càng nhiều (mỗi năm 3 lần) và triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước, hiện là 1,68 m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5 m. Trận mưa hai hôm trước kéo dài 2 giờ với vũ lượng hơn 179 mm (đo tại quận 1) và các quận, huyện khác đều trên hoặc xấp xỉ 100 mm được Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ đánh giá là cơn mưa lớn nhất xảy ra tại Sài Gòn trong 40 năm qua.  Xả rác bừa bãi, kênh rạch bị lấn chiếm Tình trạng người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến. Nên khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn rác vào lưới chắn, cản trở dòng chảy. "Trước khi xuất hiện mưa, chúng tôi đã triển khai vớt rác trước miệng thu nước và bố trí người trực những nơi có khả năng gây ngập nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần", đại diện Trung tâm chống ngập cho biết. Thành phố nhiều lần quyết liệt về xử phạt hành vi "Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường". Tuy nhiên trên thực tế, hầu như rất ít người bị phạt do không bắt được quả tang. Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch còn phổ biến nhưng việc xử lý còn quá chậm dù chính quyền thành phố đã chỉ đạo xử lý nhiều lần. Trong chuyến khảo sát các tuyến kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất mới đây của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, đoàn đã ghi nhận hàng loạt công trình nhà dân xây lấn chiếm bờ kênh. Dưới lòng kênh cũng có lượng lớn rác thải và vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, chắn ngang dòng chảy, bít kín cửa thoát nước khiến nước tù đọng, bốc mùi khó chịu.  Dự án chống ngập 'rùa bò' Nhiều dự án đã được triển khai để xóa các điểm ngập còn lại (giai đoạn 2016-2020) nhưng tiến độ chậm do vướng thủ tục, như: Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, Cải tạo rạch Ông Búp, Kênh tiêu Liên Xã... Hoặc thi công chậm như: Xa lộ Hà Nội (chân cầu Rạch Chiếc), Nguyễn Văn Quá (quận 12)... Chẳng hạn, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm với tổng số vốn hơn 5.100 tỷ đồng nhằm giúp thoát nước, giảm ngập úng cho 700 ha tại nhiều khu vực ở các quận Bình Thạnh, Gò Vấp được giao cho một công ty tư nhân đầu tư từ năm 2015 hiện giậm chân tại chỗ. Mới đây, báo cáo UBND thành phố, các sở ngành cho biết vẫn chưa có động tĩnh gì từ phía nhà đầu tư chốt lại thời điểm khởi động, hoàn thành dự án cải tạo tuyến rạch huyết mạch vùng nội thành thành phố này.  Chưa thực hiện các dự án hỗ trợ thoát nước Dù đã được quy hoạch từ lâu, song các dự án hỗ trợ thoát nước trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, diễn biến thủy văn phức tạp tại thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt 8 năm trước chưa thể triển khai thi công. Hiện, chỉ mới xây dựng được một trong 10 cống kiểm soát triều (Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và hơn 40% hệ thống đê bao (60 km đê bao trong tổng số 149 km). "Chậm trễ là do thiếu vốn. Để triển khai các quy hoạch chống ngập cần số tiền lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng thực tế thành phố mới đầu tư được 25.000 tỷ, nên khối lượng công việc còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng quá chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án chống ngập", báo cáo của UBND TP HCM cho biết.  Dự án thoát nước đang triển khai ngăn dòng chảy Một số công trình thoát nước đang thi công cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu. Ngoài ra, theo Trung tâm chống ngập, có những tuyến đường đã xử lý ngập bằng giải pháp tạm (đấu nối mở thêm hướng thoát nước mới, cải tạo miệng thu…) trong khi chờ các dự án lớn triển khai đã xuất hiện ngập khi mưa to. 3.Công tác quản lí -Theo dự báo cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 20% diện tích TP.HCM sẽ bị ngập trong nước. Điều này đồng nghĩa, thành phố sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là nước biển dâng. Thực tế, hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng rõ rệt đến TP.HCM, trong khi giải pháp chống ô nhiễm môi trường và BĐKH vẫn còn nhiều điều đáng bàn. -Theo kịch bản tác động của BĐKH đến TP.HCM, vào năm 2050 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và thành phố sẽ có khoảng 10% diện tích bị ngập. Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển tiếp tục dâng cao 1m thì khoảng 20% diện tích thành phố bị ngập. Đồng thời, nhiệt độ trung bình tại thành phố dự báo sẽ tăng 1°C vào năm 2050 và 2,6°C năm 2100. -Cũng đến năm 2050 hầu hết các quận, huyện địa bàn thành phố sẽ chịu nguy cơ ngập lụt, kể cả những nơi trước đó chưa bị ngập. Có đến 177/322 phường, xã với hơn 123.000ha (chiếm 61% diện tích thành phố) sẽ chịu ngập lụt thường xuyên. Đáng kể, độ sâu ngập sẽ tăng từ 21% đến 40% và thời gian ngập kéo dài thêm 12% đến 22% so với hiện nay. Ngày 12/1, tại cuộc họp về việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hệ thống thoát nước, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố phải thay đổi tư duy trong công tác chống ngập, phải tiến hành ngay từ mua khô, chấm dứt tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Việc sử dụng GIS còn giúp thẩm định dự án thoát nước, xây dựng bản đồ kiểm soát ngập lụt, thống kê các vị trí dòng chảy xung đột, xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt để người dân chủ động lựa chọn lộ trình đi lại, quản lý tốt hơn các nhà máy xử lý nước thải. Muốn vậy, thành phố cần phân cấp lại hệ thống thoát nước trên địa bàn về một đầu mối, hoặc Sở Giao thông Vận tải hoặc Trung tâm chống ngập. Mặt khác, hệ thống thoát nước cần được quản lý và phát triển theo lưu vực, trên mỗi lưu vực thoát nước cần thống nhất một đơn vị quản lý vận hành. CHƯƠNG 2:NỘI DUNG Để giải quyết vấn đề ngập úng đô thị hệ thống thông tin địa lý GIS với khả năng lưu trữ phân tích quản lý dữ liệu phân bố theo không gian một cách toàn diện sẽ là một giải pháp tốt cho công tác quản lý ngập của thành phố.Hệ thống có khả năng cung cấp một bức tranh trực quan toàn cảnh về tình hình lịch sử ngập trên toàn thành phố hồ chí minh. 1.KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG GIS a.Khái niệm *Hệ thống thông tin địa lý - HTTĐL( Geographic Information System – gọi tắt là GIS).  HTTĐL là một nhánh của công nghệ thông tin, được hình thành vào những năm 60 của thế kỉ trước và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.  HTTĐL được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. *Hệ thống: GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng, phần mềm, cơ sỡ dữ liệu và cơ sở tri thức chuyên gia. *Công cụ: GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể. *Phần mềm: GIS làm việc với các thông tin không gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS. Từ đó có thể đề ra những giải pháp phù hợp để đối phó cũng như có những hành động ngăn chặn,phòng chống ngập trước khi nó xảy ra. b.Chức năng Một chức năng rất quan trọng của Gis là khả năng thể hiện thông tin ngập gắn với các thông tin địa hình ,địa vật và thông tin của hệ thống thoát nước có liên quan.Là một giải pháp hiệu quả cho công tác quản lí ngập của thành phố. 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG Công tác quản lý ngập hiện hành : ● Về nội dung đo ngập: Vào mùa mưa và mùa triều cường lên cao, hằng ngày các xí nghiệp thoát nước phân công công nhân trực tại các vị trí nhất định.  Khi xảy ra mưa, các công nhân này sẽ tiến hành  Ghi chép thời gian và đo mực nước tại cửa xả khi bắt đầu mưa, lúc mưa lớn nhất và sau khi mưa  Lấy số liệu từ vũ lượng kế. Sau khi dứt mưa tiến hành đo độ sâu ngập, diện tích ngập và thời gian nước rút tại các vị trí ngập ● Các đối tượng quản lý:  Điểm ngập do mưa: mỗi điểm ngập được quản lí thông qua mã số điểm ngập, phạm vi ngập, tên đường, quận và đặc điểm của điểm ngập (hiện hữu hay phát sinh).  Điểm ngập do triều cường: được quản lý thông qua các thông tin: mã số, tên đường, tên quận, vị trí bắt đầu điểm ngập, vị trí kết thúc ngập.  Các số liệu đo ngập do mưa: các số liệu được phân thành nhiều nhóm dữ liệu để quản lý, các số liệu này được xác định trong một ngày cụ thể: Trận mưa: chứa thông tin về ngày mưa có gây ra ngập và mức triều cường ngày hôm đó. Vũ lượng tại các trạm đo vũ lượng: bao gồm các thông tin: trạm đo, thời gian bắt đầu mưa, thời gian kết thúc mưa và vũ lượng đo được. Số liệu mực nước tại cửa xả có gắn mia: bao gồm các thông tin tên cửa xả, thời điểm đo bắt đầu mưa, cao độ lúc bắt đầu mưa, thời điểm đo mưa lớn nhất, cao độ mưa lớn nhất, thời điểm đo sau mưa, cao độ sau mưa. Thiết kế cơ sở dữ liệu Trên cơ sở phân tích phương pháp và nội dung quản lý ngập hiện hành và trên cơ sở tham khảo tài liệu. Ta xây dựng được lược đồ quan giữa các đối tượng cần được quản lí. Thiết kế chức năng Chương trình quản lí thông tin điểm ngập bao gồm các nhóm chức năng sau: ● Xem: Cho phép người dùng xem thông tin về các đô thị:  Trạm đo vũ lượng:xem thông tin chi tiết về trạm đo vũ lượng :mã trạm mưa,tên trạm,bán kính ảnh hưởng,thời điểm lập trạm,thời điểm hủy trạm,địa chỉ,đơn vị quản lí......  Số lượng mưa ghi nhận tại trạm đo vũ lượng:mã trạm đo mưa,ngày mưa,thời gian bắt đầu mưa,thời gian kết thúc mưa,lượng mưa...  Cửa xả:xem thông tin chi tiết về cửa xả :mã cửa xả,tên cửa xả,mã kênh ,mã đường,mã đơn vị hành chính,độ cao đáy,vị trí,..  Cửa xả khi mưa:xem thông tin mưa ghi nhận được tại các cửa xả,mã cửa xả,mã đợt mưa,cao độ mực nước lúc bắt đầu mưa,cao độ mực nước sau khi mưa. Cửa xả khi triều:xem thông tin triều ghi nhận được tại các cửa xả:mã cửa xả,mã đợt triều cường,cao độ mực nước lúc bắt đầu triều, cao độ mực nước lúc triều cường...  Triều cường:xem thông tin chi tiết về các đợt triều cường,mã đợt triều cường,ngày triều cường,giờ triều cường thực tế,cao độ triều cường thực tế,giờ triều cường dự báo,cao độ triều cường dự báo...  Điểm ngập:xem thông tin chi tiết về ngập tại các điểm ngập:mã điểm ngập,mã đợt mưa,mã đợt triều cường,độ sâu ngập,diện tích ngập,thời gian ngập,mức độ ngập..  Biên tập;cho phép người biên tập sử dụng biên tập thông tin liên quan đến trạm đo vũ lượng,cửa xả,triều và điểm ngập... ● Thống kê  Ngập theo khoảng thời gian: cho phép đánh giá, thống kê giá trị trung bình, cực đại, cực tiểu theo các biến độ sâu ngập, thời gian ngập và diện tích ngập diễn ra trong một khoảng thời gian do người sử dụng quy định.  Tình hình ngập do mưa: cho phép thống kê tình hình ngập trong một năm xác định với số liệu thống kê như: số lần ngập theo tháng và mức độ ngập do mưa cho từng con đường bị ngập.  Tình hình ngập do triều: cho phép thống kê tình hình ngập trong một năm xác định với số liệu thống kê như: số lần ngập theo tháng và mức độ ngập do triều cho từng con đường bị ngập.  Tình hình vũ lượng: cho phép thống kê tình hình vũ lượng trong một năm xác định với số liệu thống kê như: số lần mưa theo tháng và vũ lượng cực đại và cực tiểu trong từng tháng. ● Biểu đồ:  Cho phép xây dựng biểu đồ diễn biến ngập tại một điểm ngập theo một khoảng thời gian xác định bởi người sử dụng. Sử dụng biểu đồ này có thể thấy sự trầm trọng hơn hay là sự tiến triển trong việc giảm thiểu ngập tại một điểm ngập. .● Biểu diễn Cho phép vẽ vùng ngập trên cơ sở số liệu bề mặt địa hình và độ sâu ngập đo được tại các điểm ngập. Hình vẽ cho phép người sử dụng cảm nhận được quy mô ngập tại khu vực. ● Báo cáo: Chức năng này cho phép lập báo cáo nhanh tình hình ngập vào một ngày xác định. Sử dụng chức năng này có thể biết được một ngày xác định có bao nhiêu điểm ngập và số liệu ngập thế nào. Kết quả tìm kiếm được có thể xuất ra bảng Excel, pdf hoặc html. ● Liên kết: Chức năng này cho phép xem các thông tin có liên quan đến một điểm ngập, ví dụ :xem hình ảnh ngập tại một điểm thời gian để qua đó cho người xem có một cái nhìn trực quan hơn về mức độ ngập tại một điểm. 3.ÁP DỤNG  Trên cơ sở các phân tích ở trên, chương trình quản lý thông tin ngập đã được xây dựng trên nền ngôn ngữ lập trình vb.net và thư viện ngôn ngữ lập trình ArcObject. Chương trình sau khi xây dựng xong, sẽ chạy như một phần mềm độc lập chạy trên nền ArcGIS Engine 9.2 của hãng ESRI, Mỹ.  Cơ sở dữ liệu của chương trình quản lý ngập được xây dựng sử dụng mô hình cơ sở dữ liệu Geodatabase. Như đã phân tích ở phần đặt vấn đề, bên cạnh dữ liệu liên quan đến ngập, ví dụ vị trí điểm ngập, những dữ liệu liên quan đến ngập khác như hệ thống thoát nước, địa hình cũng cần thiết và cũng được đưa vào trong cơ sở dữ liệu. CHƯƠNG 3.KẾT LUẬN  Rõ ràng giải quyết bài toán ngập lụt không thể giải quyết cục bộ mà đòi hỏi phải giải quyết vấn đề một cách có hệ thống toàn diện và phải xem xét nhiều yếu tố liên quan.  Như là một giải pháp cho vấn đề quản lý thông tin ngập toàn diện có quan tâm đến mối tương quan với các yếu tố địa hình, địa vật ngoài thực tế, bài báo cáo đã trình bày một số kết quả đạt được trong việc xây dựng một hệ thống GIS quản lý thông tin ngập nước. Trong đó, phần mềm quản lý thông tin ngập được xây dựng trên nền ngôn ngữ lập trình vb.net và thư viện ngôn ngữ lập trình ArcObject.  Cơ sở dữ liệu hệ thống được xây dựng theo mô hình cơ sở dữ liệu đa người dùng Geodatabase. Hệ thống cho phép người sử dụng thấy được một cách trực quan vị trí các điểm ngập và mối tương quan giữa chúng với các đối tượng không gian liên quan, thấy được diễn tiến mức độ ngập tại các điểm ngập theo thời gian, biết được điểm nào ngập nhiều, ngập ít, ngập trong thời gian ngắn hay kéo dài, trực quan hiện trạng ngập thông qua các hình ảnh liên kết...  Kết quả cho thấy nếu triển khai sử dụng hệ thống quản lý thông tin ngập sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong quá trình giải quyết bài toán chống ngập của thành phố Hồ Chí Minh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan