Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Bài tiểu luận về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước...

Tài liệu Bài tiểu luận về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

.PDF
32
149
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LUẬT BÀI TIỂU LUẬN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC MỞ ĐẦU Với hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhanh chóng dẫn đến có nhiều khác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng giữa đô thị và nông thôn. Vìvậy buộc nhà quản lý có những thay đổi về cách thức tổ chức và quản lý phùhợp nhất. Thay những cái cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nữa. Mô hình chính quyền đô thị đã có một sự đột phá của Bộ Nội vụ đã trình Chính Phủ ở phiên họp Chính Phủ thường kìtháng 2 vừa qua. Mô hình này hứa hẹn sẽ có nhiều kết quả tốt và nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân. Kinh nghiệm lích sử cho thấy, để thay “chiếc áo quá chật” cần phải tìm ra “chiếc áo phùhợp” hơn là “ mặc vội vàng một chiếc áo mới” rồi chỉnh sửa thêm bớt một cách vừa vặn sự thành công không nằm ở việc có được một “mẫu” chính quyền đô thị hoàn hảo mà ở cách vận hành bộ máy. Dưới đây là bài tìm hiểu của nhóm chúng em về mô hình chính quyền đô thị, bài làm còn có nhiều khuyết điểm chúng em mong nhận được sự góp ý của cô giáo để bài của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em cảm ơn cô! Trang 2/32 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ. 1. Khái niệm. Thuật ngữ chính quyền đô thị đã được nhắc tới một cách phổ biến trong thời gian gần đây. Đề án chính quyền đô thị cũng được bộ Nội Vụ trình Chính Phủ và được thí điểm tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính xác về chính quyền đô thị, nói theo cách rễ hiểu nhất thì chính quyền đô thị là một thuật ngữ để chỉ một mô hình chính quyền địa phương thành lập ở các đô thị, dùng để phân biệt với mô hình chính quyền nông thôn.Một trong những mục tiêu mà chính quyền đô thị hướng tới là bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa. Người thủ trưởng đô thị sẽ có quyền quyết định nhanh và tức thì nhiều vấn đề quan trọng với đô thị. Mô hình chính quyền đô thị là mô hình tập trung quản lý ở cấp TP. Vai trò của người dân cũng được đề cập trong việc xây dựng chính quyền đô thị hiện đại. Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền đô hiện đại là "nhà nước thu nhỏ lại, tư nhân phình ra", Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý, đề ra chính sách hợp lý, còn huy động người dân tham gia phát triển TP; xây dựng trong người dân thói quen ứng xử đô thị, tuân thủ luật pháp triệt để... Mô hình chính quyền đô thị áp dụng sẽ không tổ chức HĐND quận, phường. Chính quyền thành phố trực thuộc TƯ, ở khu vực nội thành chỉ có HĐND cấp thành phố. Khu vực nội thành của thành phố trực thuộc tỉnh cũng chỉ tổ chức HĐND thành phố mà không có HĐND phường. Khi đó, UBND cấp huyện, quận, phường chỉ là cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên đặc tại địa bàn. Trang 3/32 2. Đặc điểm Chính quyền đô thị trên thế giới thường mang hai đặc điểm: “rút bớt cấp hành chính lãnh thổ” và “thị trưởng do dân bầu trực tiếp”. Xuất phát từ đặc thù về quản lý nhà nước ở vùng đô thị, chính quyền đô thị thường có hai đặc điểm khác biệt so với chính quyền nông thôn. Thứ nhất, được tổ chức rút gọn một số cấp chính quyền. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế đường kính các đô thị thường bé hơn đường kính các đơn vị hành chính cùng cấp ở vùng nông thôn. Nên giảm bớt cấp chính quyền, nhưng vẫn bảo đảm khoảng cách “nhân dân – chính quyền“ không quá xa về mặt không gian. Thứ hai, người đứng đầu chính quyền đô thị do dân bầu trực tiếp hay nói cách khác bộ máy chính quyền được tổ chức theo mô hình thị trưởng. Điều này xuất phát từ thực tế, trình độ dân trí ở các đô thị cao hơn vùng nông thôn, hoàn toàn có khả năng chọn đúng người. Mặt khác, ở các đô thị thường có nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, môi trường... nên đòi hỏi một người đứng đầu chính quyền chịu trách nhiệm trước dân cao hơn, đòi hỏi được dân bầu trực tiếp, chịu trách nhiệm trực tiếp và bị phế truất trực tiếp bởi lá phiếu của người dân. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, dân trí cao, thì đặc điểm thứ hai này được mở rộng áp dụng cả với vùng nông thôn. Hai đặc điểm này, kéo theo một số đặc điểm trong tổ chức vận hành của chính quyền đô thị, chi phối hiệu quả hoạt động: Quyền tự quản lớn Các chính quyền đô thị lớn thường được quyền tự chủ rất lớn, điều này cho phép họ giải quyết thành công một số vấn đề mà Việt Nam đang loay hoay. Trang 4/32 Thứ nhất, về mặt ngân sách, tài sản, quan hệ giữa các đô thị lớn với chính quyền cấp trên giống như quan hệ giữa công ty mẹ – công ty con: là hai pháp nhân độc lập về tài sản, hạch toán độc lập. Nguồn thu, bao gồm các nguồn thu thuế, của các thành phố được luật hoá nên họ rất chủ động trong kế hoạch tài chính, không rơi vào bị động chờ phê duyệt. Ngược lại, nếu lạm chi thìthành phố phải bán tài sản của mình để trang trải các khoản chi. Nếu công chức thi hành công vụ gây thiệt hại thìphải bồi thường cho công dân; nếu ngân sách thường niên không đủ thìphải bán tài sản (trụ sở, đất đai) để bồi thường; nếu bán tài sản không đủ, công dân có quyền yêu cầu áp dụng thủ tục phá sản đối với thành phố. Thị trưởng không thể nào giữ được cái ghế của mình, nếu thành phố bị tuyên bố phá sản. Hiện nay, Việt Nam đã có luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều công dân thắng kiện tại toà hành chính nhưng vẫn không nhận được tiền bồi thường vì cơ quan nhà nước tương ứng không có đủ ngân sách dành cho việc bồi thường. Thứ hai, chính quyền thành phố có quyền lập quy rất lớn. Lấy vídụ, nếu họ muốn hạn chế nhập cư như Đà Nẵng thìhọ sẽ có công cụ lập quy là nâng diện tích nhà ở tối thiểu/đầu người lên kịch trần. Nếu muốn giãn dân ở khu phố cổ Hà Nội họ sẽ có công cụ lập quy là thành phố được quyền ấn định thuế suất bất động sản. Những ngôi nhà ở phố cổ trị giá hàng triệu đô sẽ phải đóng một số tiền thuế khủng khiếp; những cư dân bám phố cổ bán nước chè, tạp hoá sẽ không đủ khả năng trả khoản thuế này. Lúc đó, họ chỉ còn khả năng cho những người thông minh hơn thuê lại hoặc mua lại, còn mình thìmang số tiền khổng lồ thu được từ việc bán hoặc cho thuê nhà sang chỗ khác sinh sống. Chỉ những ai đủ khả năng thông minh khai thác hiệu quả mảnh đất vàng, đủ khả năng đóng tiền thuế khổng lồ thìsẽ ở lại. Bằng công cụ thị trường họ có thể giãn dân rất hiệu quả, không vi phạm nhân quyền, cũng chẳng tốn tiền ngân sách mà lại có thêm ngân sách. Trang 5/32 Thứ ba, các đô thị có quyền tự chủ lựa chọn mô hình quản lý phùhợp nhất với mình, không cần chờ một ai từ bên trên nghĩ hộ cho mình. Thực tế, khi rút bớt cấp hành chính lãnh thổ, các đô thị thường chú trọng mô hình tản quyền. Ví dụ: chính quyền thành phố (trực thuộc Trung ương) thay vì chỉ có duy nhất một văn phòng tiếp dân nằm ở trung tâm thìsẽ có nhiều văn phòng tiếp dân, nhiều đầu mối thụ lý hồ sơ nằm ở các đô thị vệ tinh phân bố đều trên toàn thành phố. Một số loại việc sẽ được uỷ quyền cho văn phòng tiếp dân trực tiếp giải quyết. Nói cho dễ hiểu, nếu mô hình này được áp dụng, công dân Cần Giờ có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và nhận kết quả ở ngay Cần Giờ chứ không phải lên tận trụ sở chính của sở Kế hoạch và đầu tư nộp. Việc luân chuyển hồ sơ, phân công cán bộ giữa văn phòng Cần Giờ và trụ sở chính là việc nội bộ của sở Kế hoạch và đầu tư, công dân không cần quan tâm, chỉ cần lo đủ giấy tờ và đúng hạn thìnhận kết quả. Trong tổ chức bộ máy, bộ phận liên quan đến thương mại, kinh doanh, an ninh trật tự, môi trường được chú trọng. Quyền năng lớn – trách nhiệm lớn. Người đứng đầu thành phố do dân bầu trực tiếp một cách công khai, minh bạch, dân chủ. Vìthế, muốn trúng cử thì người đứng đầu thành phố không còn cách nào khác là làm hài lòng dân: sự sắp đặt, ưu ái của cấp trên không có mấy ý nghĩa, bởi vậy họ sợ dân hơn sợ cấp trên. Trách nhiệm, quyền năng của thị trưởng (người đứng đầu) được thiết kế theo nguyên tắc trọn gói. Người ta coi việc bảo đảm an ninh, môi trường, trật tự của một thành phố tương tự như cách mà khu đô thị Phú Mỹ Hưng đang làm: coi đó là một loại hàng hoá công cộng đặc biệt, không có gìcao siêu, trừu tượng. Nó khác với hàng hoá thông thường ở chỗ người mua không trả tiền trực tiếp mà trả qua thuế và phí; không mặc cả trực tiếp mà chọn nhà cung cấp qua lá phiếu của mình. Quá trình đấu thầu sẽ được thay bằng quá trình vận động tranh cử. Trang 6/32 Bởi vậy, khi vận động tranh cử, thị trưởng phải “chào hàng” trọn gói: êkíp làm việc, chất lượng dịch vụ công và giá cả (thuế và phí sẽ tăng hay giảm). Sau khi trúng cử thìcử tri cùng với Hội đồng thành phố sẽ giám sát việc thực thi “hợp đồng” (cam kết tranh cử) này của thị trưởng. Trên cơ sở ấn định thuế suất và các nguồn thu, Hội đồng thành phố sẽ quyết định ngân sách; trong phạm vi ngân sách được quyết, thị trưởng tự lo việc tinh giản bộ máy, chọn người tài làm việc cho mình. Toàn quyền chọn cấp phó, các giám đốc sở... Ông ta không còn chỗ nào để đổ lỗi. Mọi sai sót, chất lượng dịch vụ công thấp đều có thể quy về trách nhiệm của thị trưởng và ông ta phải từ chức. Nếu ông ta không tự nguyện từ chức để giữ danh dự cho đảng của mình, cử tri cũng sẽ tống cổ ông ta và lựa chọn ứng cử viên đối lập. Một cộng đồng thống nhất. Các đô thị trên thế giới không bị cắt khúc thành các đơn vị biệt lập đến lạ lùng như ở Việt Nam. Điều này giúp họ tránh khỏi một số hiện tượng mà Việt Nam đang gặp: công dân có quyền làm thủ tục hành chính ở bất kỳ nơi nào mà họ thấy thuận tiện nhất; không nhất thiết phải đúng quận. Chỉ rất ít thủ tục đòi hỏi phải đi đúng tuyến; việc cấp chỗ học mẫu giáo, trường phổ thông công lập được căn cứ vào bán kính từ nơi cư trú đến trường học gần nhất chứ không nhất thiết phải đúng tuyến; cảnh sát thành phố đang thi hành công vụ, khi thấy hành vi vi phạm pháp luật có quyền và nghĩa vụ bắt giữ mà không phân biệt địa bàn, không có chuyện gái mại dâm bị cảnh sát đuổi bên này cầu thìchạy sang đứng bên kia cầu vìbên kia cầu thuộc địa bàn của quận khác. Vì địa bàn thành phố về mặt an ninh trật tự được coi là một địa bàn thống nhất nên cảnh sát trưởng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật. Việc quy ra trách nhiệm cụ thể của chiến sĩ cảnh sát nào là việc nội bộ của cảnh sát trưởng; giống như mất xe máy trong khuôn viên công ty thìkhách hàng chỉ cần quan tâm kiện công ty và giám đốc phải hầu kiện mà không cần quan tâm việc mất xe do lỗi của bảo vệ hay lỗi của giám đốc. Trang 7/32 Trong tổ chức bộ máy, bộ phận liên quan đến thương mại, kinh doanh, an ninh trật tự, môi trường được chú trọng. II. MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 1. Đề án mô hình tổ chức chính quyền đo thị do Bộ Nội Vụ trình chính phủ. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhanh chóng dẫn đến có nhiều khác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay về cơ bản giống nhau, đều tổ chức 3 cấp chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và vẫn dựa trên cách thức quản lý của chính quyền nông thôn. Chính quyền ở địa bàn đô thị cũng tổ chức cấp hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như chính quyền nông thôn cùng cấp, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trên địa bàn đô thị dẫn đến nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị như quy hoạch, kiến trúc, xây dựng hạ tầng đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, trật tự an toàn xã hội... chưa được giải quyết kịp thời và cũng chưa phù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, trong đó đô thị do kết cấu hạ tầng thống nhất đòi hỏi phải quản lý theo ngành là chủ yếu, khác với nông thôn quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu. Từ thực trạng tổ chức chính quyền địa phương nêu trên, cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, từ đó xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ chế hoạt động phùhợp đối với chính quyền ở địa bàn đô thị và chính quyền ở địa bàn nông thôn. Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị nhằm đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị phùhợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình đô thị, đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển của các đô thị Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sản phẩm của Đề án này cùng với kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường là cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992 Trang 8/32 và các luật có liên quan về chính quyền địa phương. Bộ Nội vụ xây dựng Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính quyền địa phương; kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường, các đặc điểm của đô thị phân biệt với nông thôn, các đặc thùcủa đô thị Việt Nam hiện nay, đánh giá hiện trạng tổ chức chính quyền địa phương (trong đó có chính quyền đô thị) và tham khảo kinh nghiệm tổ chức chính quyền đô thị của các nước. Căn cứ đánh giá hiện trạng tổ chức chính quyền địa phương và các yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn, Đề án đề xuất 3 phương án xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Phương án 1, thực hiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường trong cả nước, đồng thời để khắc phục những hạn chế trong việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường hiện nay, Đề án đưa ra đề xuất mới là ở huyện, quận, phường cũng không tổ chức Ủy ban hành chính (Ủy ban Nhân dân hiện nay) mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn huyện, quận, phường. Theo phương án 1, khu nội thành, nội thị chỉ có một cấp chính quyền (có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính), không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính trực thuộc (quận, phường). Khu vực ngoại thành, ngoại thị chỉ tổ chức cấp chính quyền ở xã, thị trấn, không tổ chức cấp chính quyền ở huyện. Các đơn vị hành chính quận, huyện, phường không tổ chức cấp chính quyền (không có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính) sẽ tổ chức Ban đại diện hành chính của thành phố tại địa bàn quận, huyện và Ban đại diện hành chính quận tại địa bàn phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn. Phương án 2 ,thực hiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc đô thị (mở rộng phạm vi so với phương án 1). Theo phương án 2, mỗi đô thị chỉ tổ chức một cấp chính quyền (có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính), không tổ chức cấp chính quyền ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc kể cả ở nội thành, nội thị và ngoại thành, ngoại thị. Theo đó, chỉ Trang 9/32 tổ chức cấp chính quyền (có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính) ở thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh. Các đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong thành phố trực thuộc Trung ương và xã, phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức cấp chính quyền (không có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính), chỉ đặt Ban đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn. Phương án 3 tổ chức chính quyền đô thị có tòa thị chính, thị trưởng, quận trưởng, huyện trưởng, trưởng phường, trưởng thị trấn; thiết lập cơ quan hành chính đô thị ở địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố, thị xã thuộc tỉnh là Tòa Thị chính, đứng đầu Tòa Thị chính là Thị trưởng. Các quận, huyện, phường trong thành phố trực thuộc Trung ương và phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn. Người đứng đầu Ban đại diện hành chính quận, huyện, phường là quận trưởng, huyện trưởng và trưởng phường. Đối với xã, thị trấn vẫn tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính, người đứng đầu Ủy ban Hành chính xã là xã trưởng, người đứng đầu Ủy ban Hành chính thị trấn là trưởng thị trấn. Sự khác biết của chính quyền đô thị Để thực hiện nhiệm vụ "Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp" được nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chính phủ đã xây dựng đề án và trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 26/2008/QH12. Theo đó, sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trang 10/32 Qua gần 4 năm thực hiện thí điểm, Bộ Nội vụ nhận định: Việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã giúp phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn. Theo kết quả điều tra xã hội của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), đa số người được hỏi đều cho rằng nên sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo hướng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (tại những địa phương thí điểm có 79% ý kiến đồng ý; những địa phương không thí điểm có 70% ý kiến đồng ý). Sở dĩ có nhiều ý kiến đồng thuận với chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là do tổ chức này không thực hiện hết chức năng của mình. Cụ thể, HĐND có chức năng quyết định những chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng địa phương và thực hiện chức năng giám sát. Nhưng trên thực tế, chính quyền các cấp này không thể quyết định được những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mang tính đặc thù mà đều phải theo một quy hoạch chiến lược phát triển chung của cấp trên. Hơn nữa, ở nước ta, đơn vị hành chính thìnhỏ nhưng cấp hành chính thìrất nhiều là điều không cần thiết. Đặc biệt, khi trình độ dân trí ngày càng cao hơn thì việc phát huy dân chủ trực tiếp là đương nhiên và sẽ giảm dân chủ đại diện nên đã đến lúc không cần thiết tồn tại tổ chức HĐND ở tất cả các cấp hành chính. Các đô thị ở Việt Nam có những nét khác biệt so với các quốc gia khác. Điển hình như trong đơn vị hành chính đô thị có đơn vị hành chính nông thôn trực thuộc (huyện, xã, thị trấn); trong đơn vị hành chính nông thôn có đơn vị hành chính đô thị trực thuộc (thị xã, thành phố thuộc tỉnh); nhiều đô thị, phần nông thôn (huyện, xã) chiếm tỷ trọng lớn về diện tích tự nhiên và dân số. Ví dụ như ở Hà Nội hiện có 10 quận nhưng có tới 18 huyện và 1 thị xã; có 400 xã và 155 phường. Hay như Hải Phòng có 7 quận, 8 huyện; 70 phường nhưng có tới 143 xã… Điều đó đã tạo nên những bất cập trong mô hình tổ chức quản lý. Tại các huyện ven đô của Hà Nội như Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Trang 11/32 Anh, những năm qua tốc độ đô thị hóa lớn, công việc tăng theo cấp số nhân nhưng vẫn đang thực hiện điều hành theo mô hình quản lý cấp huyện. Điều đó dẫn tới việc bố trí nhân sự chưa hợp lý, nơi thừa, nơi thiếu, hiệu quả công việc không cao. Không ít huyện có chủ yếu diện tích đất nông nghiệp nhưng lại thiếu cán bộ có chuyên môn về nông nghiệp, thừa cán bộ đô thị; trong khi đó lại có nơi lại thiếu cán bộ đô thị, thừa cán bộ làm công tác dân tộc… Đó cũng là nguyên nhân khiến bộ máy chính quyền, bộ máy hành chính của chúng ta cồng kềnh, nhiều nấc nhưng hiệu quả và hiệu lực quản lý còn hạn chế. 2. Thí điểm mô hình tại Thành Phố Hồ ChíMinh và sự khác biệt so với mô hình hiện hữu. Sắc lệnh năm 1945 (số 63 và số 77) đã quy định chính quyền địa phương ở nước ta chia làm 4 cấp: kỳ (cấp trung gian giữa Chính phủ và địa phương) tỉnh/thành phố - huyện (cấp trung gian) - xã/ khu phố. Theo đó, địa bàn nông thôn bao gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã và địa bàn đô thị bao gồm 2 cấp: thành phố và khu phố. Cấp kỳ, cấp huyện và cấp khu phố được quy định là cấp chính quyền chưa hoàn chỉnh, chỉ có Ủy ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh của cấp trên, không có Hội đồng nhân dân (HĐND). Sau giải phóng miền Nam (30/4/1975), xuất hiện một vấn đề: Các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng vẫn giữ 2 cấp chính quyền: thành phố - khu phố (có thêm cấp tiểu khu dưới cấp khu phố); riêng TP. Hồ ChíMinh lại chia thành: thành phố - quận - phường. Để thống nhất về vấn đề tên gọi, Hiến pháp 1980 quy định các thành phố trực thuộc Trung ương có 3 cấp với tên gọi thống nhất: thành phố - quận - phường và có đầy đủ bộ máy HĐND, UBND cho mỗi cấp. Sắc lệnh đã ban hành, tuy nhiên sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn vẫn chưa rõ ràng vì mô hình và phương thức hoạt động của HĐND và UBND được áp dụng gần như giống nhau cho cả chính quyền đô thị và nông thôn. Trang 12/32 Qua những khuyết điểm đó, Bộ Nội vụ đã đưa ra bốn nguyên nhân cơ bản đặt ra yêu cầu "thay áo mới" cho chính quyền đô thị hiện đang phải "mặc chung chiếc áo nông thôn". Một là, đô thị là một thể thống nhất, không chia cắt thành các bộ phận riêng rẽ như nông thôn. Hai là, dân cư một đô thị đều có chung một nhu cầu lợi ích, không phụ thuộc địa bàn cư trú. Mặt khác, tính chất của cư dân đô thị cũng có phần khác biệt với cư dân nông thôn. Ba là, đô thị là nơi trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa cũng như là nơi tệ nạn tiêu cực tập trung cao. Bốn là, sự chuyển đổi vai trò của Nhà nước đối với vấn đề quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay theo hướng "Nhà nước thu nhỏ, tư nhân phình to". Theo đó, "chiếc áo mới" được phác thảo theo mô hình với hai hướng chính như sau. Đối với khu vực nội thị, áp dụng mô hình một cấp chính quyền - HĐND và UBND cấp đô thị trực tiếp quản lý. Cấp quận, phường thì lược bỏ HĐND, chỉ giữ lại UBND như là "cánh tay nối dài" từ "bộ não cấp đô thị", đóng vai trò thực thi những nhiệm vụ được giao. Tất cả quyền lực sẽ được điều hành dưới sự chỉ đạo của một cá nhân để có những quyết sách nhanh gọn hơn và quy trách nhiệm dễ dàng hơn là huy động tập thể. Đối với khu vực ngoại thành, nếu vẫn mang tính chất nông thôn thìsẽ vẫn giữ mô hình hai cấp chính quyền. Tóm lại sự khác biệt cơ bản giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn là sự tập trung quyền lực về một đầu mối duy nhất, để giản lược bộ máy hành chính cồng kềnh, bỏ đi cấp trung gian đối với chính quyền đô thị và sự phân tầng các cấp quản lý đối với chính quyền nông thôn. Trang 13/32 Sự khác biệt của mô hình hiện hữu Những bất cập hiện nay; Mô hình chính quyền hiện hữu chưa phân định rõ ràng sự khác biệt trong quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn và đô thị. Chính vìthế những bất cập trong quản lý đô thị khó có thể khắc phục được. Do chưa căn cứ vào đặc thùcủa đô thị, bộ máy quản lý luôn trong tình trạng thiếu đồng bộ. Mâu thuẫn giữa tính thống nhất, tích hợp, liên thông trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị với thực tế quản lý phân tán, cắt khúc theo địa giới hành chính và theo các ngành, cứ kéo dài. Nhu cầu quản lý thống nhất, đồng bộ và liên thông ở đô thị không tương thích với việc xác định trách nhiệm theo cấp quản lý, dẫn đến nhiều cơ quan tham gia quản lý nhưng không rõ trách nhiệm. Việc phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng, quyền hạn chưa tương xứng với nhiệm vụ, còn biểu hiện "quyền lực ngành" với cơ chế xin - cho, giấy phép con... Chế độ tập thể lãnh đạo của Ủy ban nhân dân không rõ Trang 14/32 trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân dẫn đến hội họp nhiều, phản ứng chậm, kém hiệu quả. Nghị định 93/2001/NĐ-CP có mở rộng phân cấp cho thành phố trên bốn lĩnh vực như: Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội; quản lý nhà, đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý ngân sách nhà nước và tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức. Nhưng đến nay, nghị định này đã không còn phùhợp do việc ra đời của nhiều luật chuyên ngành. Trong thực tế, về tổ chức bộ máy, Chính phủ quy định khá cứng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, riêng cấp xã thì khống chế số lượng cán bộ, công chức. Chính vìthế mà có những phường-xã dân cư đông đến gần 100.000 dân cũng có bộ máy tương tự như những nơi có 10.000 dân và số lượng cán bộ, công chức có được tăng thêm nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu. Thành phố muốn có lực lượng cảnh sát đô thị trực thuộc Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố. Mặc dù, hiện nay thành phố được thí điểm thanh tra xây dựng với lực lượng khá đông nhưng vẫn bất cập trong quản lý trật tự đô thị. Về tài chính, ngân sách thành phố cũng rất khó khăn vì đang cần nguồn vốn lớn, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý các vấn đề về môi trường... Nhiều lần, thành phố có đề xuất những cơ chế chính sách về việc được ổn định tỷ lệ điều tiết, về việc giao cho Hội đồng nhân dân quyết định các định mức chi và được quy định một số khoản thu, mức thu về phí để phát triển cơ sở hạ tầng... hoặc có thẩm quyền tạo nguồn thu khác mà luật pháp hiện hành không cấm... nhưng chưa được xem xét. Trong khi nguồn lực, tiềm năng của thành phố còn lớn mà chưa được thu hút cho sự phát triển bền vững theo yêu cầu. Mỗi năm ngân sách thành phố chi cho xây dựng cơ bản khoảng hơn 10.000 tỉ (trong đó trả nợ vay có năm hơn 3.000 tỉ) là không thấm vào đâu. Trang 15/32 Thành phố trong thành phố; TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, có quy mô lớn và đang trên đà phát triển nhanh. Để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý một siêu đô thị, TP. Hồ Chí Minh đề xuất tổ chức lại đơn vị hành chính trực thuộc gồm có thành phố trong thành phố, có quận-huyện và có thể có cả thị xã trong thành phố cho phùhợp với đặc điểm địa lý, hệ thống hạ tầng và điều kiện cho phép. Và như vậy sẽ làm gọn các đầu mối trực thuộc thành phố. Về cơ cấu tổ chức, thành phố sẽ là cấp chính quyền hoàn chỉnh, các thành phố trực thuộc và thị xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính (hay Thị trưởng). Ở các quận-huyện, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân, chỉ có Ủy ban hành chính thực hiện một số chức năng nhiệm vụ có tính chất đại diện của cơ quan hành chính thành phố, đóng vai trò trung gian, đảm bảo hiệu quả quản lý. Đối với khu vực nông thôn trong đô thị thìở cấp huyện chỉ tổ chức cơ quan quản lý hành chính. Ở các xã, thị trấn sẽ có cấp chính quyền hoàn chỉnh hoặc chỉ có Ủy ban hành chính. Chức năng, nhiệm vụ sẽ được xác định phù hợp với đặc điểm và quy mô của địa bàn. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở-ngành được điều chỉnh từ chủ yếu là cơ quan tham mưu thành cơ quan quản lý nhà nước theo luật định đối với lĩnh vực được phân công. Giám đốc sở có quyền ra quyết định quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành của thành phố và được giao trực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ công chức theo ngành dọc từ thành phố đến cơ sở, khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc có tính chất sự vụ lên Ủy ban thành phố. Đô thị có đặc trưng cơ bản khác với nông thôn bởi mật độ dân số cao, kết cấu dân cư phức hợp, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có tính liên thông, đồng bộ, không chỉ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quận, mỗi phường... Việc quản lý đô thị không chỉ đảm bảo tính thống nhất, Trang 16/32 đồng bộ và liên thông mà còn đáp ứng các nguyên tắc quản trị đô thị với hàng loạt mối quan tâm cụ thể nhằm vận hành quản lý các công việc của đô thị theo thẩm quyền, chế độ trách nhiệm, sự minh bạch và sự tham gia của nhân dân. Đô thị như một thực thể sống và vận động trong khuôn khổ của hệ thống kinh tế, xã hội, môi trường; không chỉ có thể chế nhà nước mà còn có yếu tố thị trường và cộng đồng; không chỉ có không gian địa phương mà còn là không gian mở đối với cả nước và toàn cầu. Đô thị còn là trung tâm của các chuyển biến về kinh tế - xã hội, là điểm kết nối và lan tỏa về giao thông, truyền thông và tri thức. Việc thiết kế chính quyền đô thị tuân theo nguyên tắc chủ thể quản lý phải phùhợp với khách thể (đối tượng quản lý) nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện vận hành của cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Chính quyền đô thị sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại. III. ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 1. Ưu điểm của mô hình chính quyền đô thị Xây dựng mô hình chính quyền đô thị là vấn đề mới ở Việt Nam. Xây dựng mô hình chính quyền đô thị bên cạnh việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo cho các vấn đề an sinh của người dân được tốt hơn cũng đặt ra hàng loạt các vấn đề như vai trò lãnh đạo của Đảng trong bộ máy chính quyền đô thị, cơ chế giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền, những lợi ích mang lại cho nhà nước, cho xã hội và người dân khi triển khai mô hình này. Đây là những vấn đề cần được giải quyết thấu đáo, phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật, hợp với ý Đảng, lòng dân. Đem lại lợi ích cho dân và phục vụ tốt hơn cho dân Trang 17/32 Hầu hết các đại biểu nêu rõ với chính quyền đô thị, người dân sẽ được lợi. Chính quyền đô thị sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân, tăng tự chủ mỗi cấp chính quyền. Mô hình đô thị tốt sẽ giúp chính quyền sát dân, thấu hiểu lo toan, trăn trở của các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận tốt hơn các dịch vụ giáo dục, y tế…chính quyền đô thị sẽ giúp người dân được nhiều tiện ích hơn. Như cách giải quyết chậm của chính quyền nông thôn là không phùhợp với nhịp độ cuộc sống đô thị. Nhiều nước trên thế giới đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị để đáp ứng nhu cầu. Song để mô hình chính quyền đô thị thành công, cần tổ chức lại HĐND ở các cấp tỉnh, thành phố. Như cần thêm hai ban là Ban Đô thị và Ban Dân nguyện. Bên cạnh đó, cần hạn chế đại biểu HĐND là cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Ngoài ra, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách lên 30% tổng số đại biểu, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh mỗi năm một lần hoặc đột xuất… Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước phù hợp với tính chất đô thị đặc biệt, thể hiện cao nhất tính chất chính quyền của dân, do dân, vì dân, nâng cao tính tự chủ của chính quyền địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, có trình độ và tinh thần phục vụ dân tốt hơn. Mô hình chính quyền mới phải hướng tới mục tiêu đến một lúc nào đó người dân không cần phải ra quận, ra phường mà các thủ tục hành chính vẫn được thực hiện và phúc lợi của họ không bị ảnh hưởng. Việc chuyển từ nền hành chính công vụ sang nền hành chính phục vụ phải lấy sự thỏa mãn của người dân là tiêu chuẩn lớn nhất để đánh giá chất lượng bộ máy. Bản chất của chính quyền là của dân, do dân, vì dân. Mục tiêu cuối cùng của đề án chính quyền đô thị là phục vụ tốt cho dân. Nếu không làm được điều đó thì bản thân đề án không còn ý nghĩa gì hết. Mô hình này không có chỗ cho người Trang 18/32 ngồi không lãnh lương. Cán bộ công chức nào nằm trong bộ máy cũng phải biết rõ nhiệm vụ, chức năng của mình và hiểu rõ mình được trả lương để làm việc gì". Tính tự chủ của chính quyền địa phương cao hơn thì khi người dân, doanh nghiệp than phiền sẽ biết rõ được trách nhiệm thuộc về ai chứ chính quyền không thể đùn đẩy. Tinh gọn bộ máy, tăng quyền Thị trưởng Theo hướng bỏ HĐND cấp xã, phường; UBND và HĐND cấp quận, huyện; tăng thẩm quyền của UBND và HĐND TP, đặc biệt là tăng quyền và trách nhiệm cá nhân của Thị trưởng thành phố. Có ý kiến tán đồng cao với dự thảo đề án chính quyền đô thị TP.Đà Nẵng, vì cho rằng như vậy thìbộ máy hành chính sẽ được tinh gọn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; tăng thẩm quyền cho người đứng đầu thành phố thìmọi việc sẽ "trôi” nhanh hơn... Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến hoài nghi về tính khả thi của đề án chính quyền đô thị khi bỏ đi HĐND và UBND cấp quận, huyện. Số ý kiến này lo ngại UBND và HĐND cấp thành phố sẽ bị quá tải do có quá nhiều việc đổ dồn về, vìthế thay vìcông việc được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn thì mọi việc lại càng "tắc” hơn hiện tại. Sẽ có rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu tham gia góp ý để hoàn thiện bản đề án chính quyền đô thị để nó thực sự khả thi khi triển khai trong thực tế. Đem lại sự phát triển cho các thành phố lớn một cách bền vững Điển hình như theo UBND TP HCM, tổ chức và hoạt động của chính quyền trên địa bàn TP HCM đang có nhiều hạn chế, vướng mắc cũng như những vấn đề bất cập gây khó khăn cho sự phát triển. Cụ thể, việc tổ chức chính quyền hiện tại thành thang bậc trên dưới theo cơ chế hành chính nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không phù hợp với tính đa dạng của các địa phương. Thậm chí gần như rập khuôn, không có sự phân biệt giữa đô thị và các vùng miền khác. Đồng thời, mô hình tổ chức bộ máy hiện tại không được xây dựng trên các đặc trưng của đô thị và đặc thù của từng loại đô thị cụ thể. Tổ chức bộ máy các cơ Trang 19/32 quan chuyên môn của UBND thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận không khác biệt đáng kể so với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, huyện. "Nếu các địa phương cùng dàn hàng ngang để tiến lên cũng giống như các cơ thể khác nhau phải mặc chung một cỡ áo thì rất khó phát triển. Vì vậy, cần có một số đô thị phát triển theo mô hình chính quyền đô thị", bà Lê Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP HCM nhận định. Ngoài ra, , chế độ tập thể lãnh đạo của UBND và thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND chưa được phân định rõ ràng. Nhất là trong chỉ đạo, điều hành, quyết định những chủ trương cụ thể. Không xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân dẫn đến hội họp nhiều, phản ứng chậm và kém hiệu quả. Theo đó, tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền trên địa bàn thành phố đang có nhiều hạn chế, bất cập đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đề xuất với Ban Chỉ đạo xây dựng đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị, UBND TP HCM cho biết, chính quyền đô thị cấp thành phố được xây dựng theo mô hình chuỗi đô thị. Bộ máy chính quyền đô thị của thành phố và các đô thị trực thuộc thành phố một cấp gồm có cơ quan dân cử (HĐND) và cơ quan hành chính (Ủy ban hành chính) thuộc hệ thống hành pháp là một hình thức của chính quyền địa phương. TP HCM có 2 cấp chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND và UBND) gồm cấp TP HCM và cấp thành phố vệ tinh (Đông, Tây, Nam, Bắc), có nhiều đô thị trong một đô thị lớn. Riêng quận và phường cũng là đô thị nhưng không tổ chức cấp chính quyền hoàn chỉnh mà có bước quá độ để trực thuộc cấp thành phố. UBND thành phố cũng nhận định, do tầm quan trọng của 4 khu đô thị mới của TP HCM và sự phân cấp cũng như tự chịu trách nhiệm cao của chính quyền khu đô thị nên cần nâng cao vai trò của Chủ tịch HĐND và Thủ trưởng cơ quan hành chính cao hơn các quận nội thành. Cụ thể là cấp bậc sẽ tương đương với Phó thủ trưởng cơ quan hành chính của TP HCM. Trang 20/32
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan