Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài tiểu luận-tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ không chính thức oda...

Tài liệu Bài tiểu luận-tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ không chính thức oda

.DOC
37
108
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU TẠI KON TUM  BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ KHÔNG CHÍNH THỨC ODA GVHD : Nguyễn Thị Hoa SVTH : Nhóm 7 Thành viên nhóm: Lê Thị Kim Trâm Trần Thị Kim Loan Nguyễn Thị Hồng Ngọc Nguyễn Thị Hải Yếng Lê Thị Ái Trang Trương Thị Hồng Loan Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Hoàng Trung Thành Nguyễn Thị Lan Phương Kon Tum, tháng 3 năm 2011 0 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)..2 I. Khái niệm chung về ODA..............................................................................2 1. Khái niệm..................................................................................................2 2. Phân loại ODA..........................................................................................3 3. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu...........................................................5 4. Quy trình thực hiện dự án ODA................................................................6 II. Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA.....................................................9 1.Đặc điểm của ODA....................................................................................9 2 .Vai trò......................................................................................................11 III. Tình hình cung cấp và tiếp nhận ODA trên thế giới.................................13 1. Tình hình chung.......................................................................................13 2. Nhà tài trợ lớn nhất..................................................................................14 3. Khu vực tiếp nhận nhiều nhất..................................................................17 Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM..................................................................................................18 I.Tình hình thu hút ODA.................................................................................18 1. Giai đoạn trước tháng 10/1993................................................................18 2. Giai đoạn phát triển hợp tác mới từ tháng 10/1993.................................18 3. Thu hút ODA năm 2009 cao kỷ lục........................................................19 II.Tình hình giải ngân......................................................................................20 III. Những khó khăn và thuận lợi trong công tác huy động và tiếp nhận ODA ở Việt Nam......................................................................................................22 1. Trong công tác huy động:........................................................................22 2. Trong công tác tiếp nhận:........................................................................22 IV. Những tác động tích cực trong quá trình sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. .........................................................................................................................25 V. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn ODA.......................................26 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM..................................29 I. Về thu hút vốn:.............................................................................................29 II. Về sử dụng vốn:..........................................................................................29 KẾT LUẬN.........................................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34 Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Với mỗi quốc gia, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng bền vững về tất cả các lĩnh vực của đất nước như:chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Một quốc gia có tiềm lực về vốn lớn thì sẽ mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đặc biệt để đạt tăng trưởng kinh tế cao, vấn đề tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả tốt nhất càng trở nên cần thiết đối với tất cả các quốc gia muốn trở thành một nước công nghiệp hoá với thời gian ngắn nhất. Việt Nam là một quốc có chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm, bị chế độ tư bản xâm chiếm hơn 100 năm và mới đi lên chủ nghĩa xã hội khi đất nước giải phóng năm 1975, với sự xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng. Mặt khác sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào:tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển đất nước, ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối hiện đại. Do đó một câu hỏi được đặt ra là chúng ta có thể huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể. Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA? Nhóm 7 Trang 1 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) I. Khái niệm chung về ODA 1. Khái niệm ODA, viết tắt của cụm từ "Official Development Assistance", được hiều là " Hỗ trợ phát triển chính thức", là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là Viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB,...) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho vay không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài. ODA có các hình thức sau: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) nhưng đôi khi là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) nhu cầu hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách. - Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc. Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): Là viện viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho Nhóm 7 Trang 2 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. - Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường các dự án này kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ. - Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư. Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội. 2. Phân loại ODA Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODA được chia làm các loại sau: a. Phân theo phương thức hoàn trả, ODA có 3 loại - Việc trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ mà bên nợ không phải hoàn lại để bên nhận thực hiện các chương trình. Dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng: + Hỗ trợ kỹ thuật + Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. - Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền( tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Những điều kiện ưu đãi thường là: + Lãi suất thấp( tuỳ theo vào mục tiêu vay của nước vay) + Thời hạn vay nợ dài( từ 20 - 30 năm) + Có thời gian ân hạn( từ 10 - 20 năm) - ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. Nhóm 7 Trang 3 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế b. Phân loại theo nguồn cung cấp, ODA chia làm 2 loại - ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. - ODA đa phương: Là việc tài trợ chính thức của một tổ chức quốc tế( IMF, WB1,...) hay tổ chức khu vực( ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP( Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc), UNICEF( quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc), Côn ty tài chính quốc tế IFC,Chương trình lương thực thế giới WFC, Cao uỷ LIên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR...có thể không. Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu: + Ngân hàng thế giới WB +Quỹ tiền tệ thế giới IMF + Ngân hàng phát triển Châu Á ADB Các quốc gia hỗ trợ ODA chủ yếu: + Hoa Kỳ + Nhật Bản + Pháp + Anh + Đức + Hà Lan + Thuỵ Điển c. Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại - Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu( viện trợ hàng hoá). - Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc. - Viện trợ chương trình( viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào. + Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Nhóm 7 Trang 4 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế Điều kiện nhận viện trợ là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA". 3. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu  Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và cuộc đối đầu Đông Tây, trên thế giới tồn tại 3 nguồn ODA chủ yếu: - Liên xô cũ, Đông Âu. - Các nước thuộc tổ chức OECD. - Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.  Hiện nay trên thế giới có 2 nguồn ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương và các tổ chức viện trợ song phương. * Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức sau: - Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm: + Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) + Quỹ nhi đông Liên Hiệp Quốc (UNICEF) + Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO) + Chương trình lương thực thế giới (WFP) + Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) + Tổ chức y tế thế giới (WHO) + Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) + Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFDA) - Các tổ chức tài chính quốc tế: + Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) + Ngân hàng thế giới (WB) + Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) - Liên minh Châu Âu (EU) - Các tổ chức phi Chính phủ (NGO) - Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - Quỹ Cô-Oét. * Các nước viện trợ song phương: - Các nước thành viên Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) - Các nước đang phát triển. Nhóm 7 Trang 5 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế 4. Quy trình thực hiện dự án ODA Mỗi quốc gia có những quy định riêng đối với các cách quản lý và điều hành nguồn vốn ODA này. Nhưng nhìn chung các cách điều hành và quản lý này phải theo một số quy định của pháp luật Việt Nam. Dưới đây là một số nội dung về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. a. Quy hoạch ODA Bộ kế hoạch và đầu tư căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm chủ trì việc điều phối với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan đến nghiên cứu chủ trương và phương hướng vận động ODA, soạn thảo quy hoạch ODA và lập các danh mục chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODA trình Chính phủ phê duyệt. b. Vận động ODA Sau khi quy hoạch ODA và các danh mục các chương trình dự án ưu tiên sử dụng ODA được Chính phủ phê duyệt; Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị và tổ chức các hoạt động vận động ODA thông qua: - Hội nghị nhóm tư vấn hàng năm. - Các hội nghị điều phối viện trợ ngành. - Các cuộc trao đổi ý kiến về hợp tác phát triển với các nhà tài trợ. Trước khi tiến hành vận động ODA , các cơ quan, các địa phương liên quan cần trao đổi ý kiến với Bộ kế hoạch và Đầu tư về chính sách, khả năng và thế mạnh của các nhà tài trợ liên quan. c. Chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án ODA Sau khi đạt được sự cam kết hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với các chương trình, dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp cùng các đối tác tến hành chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án ODA bao gồm lập đề án, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi... d. Thẩm định, phê duyệt chương trình dự án ODA Việc thẩm định và phê duyệt các nguồn vốn sử dụng nguồn ODA như sau: - Các dự án đầu tư xây dựng cơ banrphair thực hiện theo quy định của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản hiện hành ( Nghị định 52/CP, 12/CP và các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực này). Nhóm 7 Trang 6 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế - Đối với các dự án hỗ trợ ngân sách, đào tạo, tăng cường thể chế...Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong quá trình thẩm định có đề cập đến ý kiến tham gia của các bên cung cấp ODA. - Các tổ chức của dự án phi Chính phủ thực hiện theo quyết định số 80/CT ngày 28/3/1991 của Chính phủ hội động Bộ trưởng( nay là Thủ tướng Chính phủ). e. Đàm phán ký kết Sau khi nội dung đàm phán với bên nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngan hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán với bên nước ngoài. Trong trường hợp Thủ tưởng Chính phủ chỉ định một cơ quan khacschur trì đàm phán với các bên nước ngoài thì cơ quan này phải thống nhất kiến với Bộ Kế hoạch - Đầu tư về nội dung đàm phán và với Bộ Tài chính về hạn mức và điều kiện vay trả( nếu là ODA hoàn lại). Kết thúc đàm phán, nếu đạt được thoả thuận của các bên nước ngoài thì cơ quan chủ trì đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung làm việc, kết quả đàm phán và những ý kiến đề suất có liên quan. Nếu văn bản ODA ký với bên nước ngoài là Nghị định thư, Hiệp định hoặc văn kiện khác về ODA cấp Chính phủ thì cơ quan được Thủ tướng Chính phủ chỉ định đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung văn bản dự định ký kết và các đề xuất người thay mặt Chính phủ ký các văn bản đó. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải kèm theo ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trường hợp cơ quan khác trình Thủ tướng Chính phủ), Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính. Trong trường hợp Nghị định thư và Hiệp định hoặc các văn bản khác về ODA yêu cầu phải ký kết với danh nghĩa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (hoặc cơ quan khác với Chính phủ chỉ định đàm phán) phải báo cáo với văn phòng Chủ tịch nước ngay từ khi bắt đầu đàm phán với bên nước ngoài về nội dung các văn kiện dự định ký kết, đồng thời thực hiện các thủ túc Quy định tại điều 6 khoản 3, điều 7 và điều 8 của Nghị định 182/HĐBT ngày 28/5/1992 của Chính phủ. Nhóm 7 Trang 7 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế f. Quản lý thực hiện - Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước và thực hiện cấp phát theo đúng cam kết tại các Điều ước Quốc tế vầ ODA đã ký và các quyết định phê duyệt chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện, xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền trong quá trình thực hiện và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định các biện pháp xử lý, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. - Bộ Tài chính được xác định là đại diện chính thức cho "người vay" hoặc là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho vay, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quản lý tài chín (cấp phát, cho vay lại, thu hồi vốn,...) đối với các chương trình, dự án ODA. - Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định các Ngân hàng Thương mại để uỷ quyền thực hiện việc cho vay lại từ vốn ODA như đã nêu tại điểm khoản 3 điều 14 của ngày 5/8/1997 của Chính phủ, thu hồi vốn trả nợ ngân sách, đồng thời tổng hợp theo định kì thông báo cho Bộ tài chính và cơ quan liên quan tình hình thực tế về rút vốn, thanh toán...thông qua hệ thống tài khoản được mở tại ngân hàng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA... tuỳ theo thoả thuận với bên nước ngoài, các chủ trương, dự án chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc kiểm định kỳ hoặc đột xuất. Đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, văn phòng Chính phủ là đại diện của Chính phủ tại các kiểm điểm này. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các chủ chương trình, dự án lập báo cáo 6 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện các chương trình và dự án ODA gởi Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngoại giao, và Văn phòng Chính phủ. g. Đánh giá Sau khi kết thúc, giám đốc chương trình, dự án ODA phải làm báo cáo về tình hình thực hiện và có phân tích, đánh giá hiệu quả dự án với sự xác nhận của cơ quan chủ Nhóm 7 Trang 8 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế quản và gởi về Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngoại giao, và Văn phòng Chính phủ. II. Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA 1.Đặc điểm của ODA a. ODA là nguồn vốn vay ưu đãi, không phả là vốn vay mang tính thương mại. Trong tổng số vốn vay bao gồm hai phần. Một phần cho không chiếm ít nhất 25 %, phần còn lại là phần vay ưu đãi với lã suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2 % /năm.), hoặc không lãi suất, thời gian trả nợ dài hạn ( từ 25-40 năm ) kèm theo thời gian ân hạn ( từ 8 – 10 năm).Vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời hạn 40 năm và thời gian ân hạn 10 năm. b. Vốn ODA mang tính ràng buộc: ODA có thể mang tính ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước viện trợ điều có những ràng buộc khác đôi khi ràng buộc này rất chặt chẽ với các nước nhận. Ví dụ như Nhật bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hện bằng đồng Yên Nhật. c. Các nước nhận ODA phải là những nước có thu nhập trung bình tính theo chuẩn của Liên hợp quốc còn gọi là các nước đang phát triển. ODA dùng để phát triển kinh tế thuần túy không mang tính lợi nhuận nhằm giúp các nước đang phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Lĩnh vực được đầu tư nhièu nhât bằng ODA là phát triển cở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật và xã hội, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo,phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường. d. Nhà tài trợ chính của ODA là các nước thuộc nhóm nước OECD .Đây là nhóm nướcphát triển nhất thế giới, cũng như các tổ chức phi chính phủ như UNDP, WB, ADB, IMF và các tổ chức khác cũng do nhóm các nước này chi phối, đóng góp và có ảnh hưởng lớn. Sự phối hợp chưa được chú trọng giữa các nhà tài trợ. e. ODA không ổn định, có xu hướng giảm .Giai đoạn 1990-2002 ODA thế giới liên tục tăng trên 7%/ năm, rêng năm 1992 cao nhất với 62,4 tỷ USD,từ 1997-2001 tổng ODA thấp, tháp nhất là năm1997 với 47,8 %do cuộc hủng hoảng tài chính Châu Á. f. Tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng, đa phương có xu thế giảm.Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế,chính trị, ... giữa các quốc gia ngày càng tăng cường và đẩy mạnh. Hoạt động của Nhóm 7 Trang 9 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại bỏ vốn vào các tổ chức này.Trong những năm 1980 – 1994 , trong tổng số ODA thế giới tỷ trọng ODA tăng từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỷ trọng đa phương giảm từ 33% xuống 31%. g. Là vốn được quản lý gián tiếp thông qua các điều kiện hoặc sự giám sát sử dụng vốn. ODA do chính nước nhận viện trợ quản lí và sử dụng nhưng luôn có sự giám sát từ phía nhà tài trợ, tuy nhiên sự giám sát này là không trực tiếp. Chính vì nguyên nhân này mà ODA đôi khi sử dụng chưa hiệu quả nếu như các nước nhận viện trợ thiếu hoặc chưa nhận thức trách nhiệm trong việc quản lí và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất. Cùng với sự ưu đãi với lãi suất thấp chỉ bằng 1/10 vốn thông thường và một phần cho không, thời gian trả nợ dài bao gồm thời gian ân hạn kéo dài từ 40-50 năm dẫn đến xem nhẹ hiệu quả sử dụng ODA với tư cách là khoản vay cần trả nợ. h. ODA phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới i. Sự canh tranh ngày càng tăng trong quá trình thu hút ODA. Sự canh tranh gay gắt tạo nên sự tăng giảm trong tiếp nhận viện trợ của các nước đang phát triển. k. Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu có đủ ba điều kiện sau : - Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức cung cấp.Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức lên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì lợi nhuận. Gắn với nguồn cung cấp, người ta chia ODA làm hai dạng : song phương và đa phương. + ODA Song phương : Chủ yếu là do thành viên các nước DAC cung cấp .Hiện này ủy ban này có 22 quốc gia, hằng năm viện trợ lượng ODA chiếm 85% của thế giới. Dự kiến ODA các nước này cung cấp vẫn tiếp tục tăng + ODA đa phương : Do các tổ chức thuộc hệ thống Lên hợp quốc, liên minh châu âu, các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ngân hàng phatfs triển Châu Phi, Quỹ viện trợ OPEC, quỹ Cô Oét và các tổ chức phi chính phủ cung cấp - Giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội.Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã Nhóm 7 Trang 10 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế… - Thành tố hỗ trợ ít nhất đạt 25%. 2 .Vai trò ODA thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên cung cấp và tiếp nhận.Đối vớimỗi bên mang một ý nghĩa khác nhau. a. Đối với nước xuất khẩu vốn - Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp - Cùng với sự tăng vốn ODA, các dự án đầu tư của nước viện trợ cũng tăng theo với điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo gia tăng trao đổi mua bán giữa hai quốc gia. Ngoài ra viện trợ còn đạt được mục đích chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hóa đối với nước nhận cũng tăng lên. - Nguy hiểm nhất là các nước cung cấp không nhằmcải thiện kinh tế xã hội của các nước nhận mà nhằm mục đích quân sự. b. Đối với các nước nhận tài trợ - Nhu cầu cho đầu tư phát triển kinh tế : + Trong khi các nước đang phát triển đa phần đều trong tình trạng thiếu vốn thì thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. + Tạo điều kiện các nước có thể tiếp nhận thêm vốncủa các tổ chức quốc tế,thực hiện thanh toán nợ tới hạn thông qua sự giúp đỡ của ODA. + ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô doanh ghiệp + giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội nhập máy móc thiết bị cần cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước từ các nước phát triển. + Có thêm nhiều cơ hội tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, có thêm nhiều sự viện trợ lớn hơn từ các tổ chức này. - ODA giúp tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực : Nhóm 7 Trang 11 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế + ODA không chỉ mang lại công nghệ kĩ thuật hiện đại kĩ xảo chuyên môn và trình độ quản lí tiên tiến mà còn ưu tiên đầu tư phát triển nguồn lực cho quốc gia được viện trợ. + Thông qua các hoạt động như : hợp tác kỹ thuật, huấn luyện đào tạo cán bộ chuyên môn + Có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo cán bộ cho nước tiếp nhận trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lí kinh tế xã hội, thông qua cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài đạo tạo tạ chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp thiết bị nghiên cứu và triển khai. - ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước ĐPT. - ODA giúp các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện khung thể chế pháp lý : ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện khung thể chế pháp lý thông qua vuệc cung cấp các chuyên gia quốc tế - ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển : ODA ngoài việc bản thân nó là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nước đang và chậm phát triển, nó có khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thàh công chến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theođuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông – công nghiệp sang Công – Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao. Chính phủ đầu tư vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều rất cần thiết nhằm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn nếu chỉ dựa vào vốn đầutư trong nước thì không thể tiến hành được, do đó ODA sẽ là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho ngân nhà nước.Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI việc sử dụng vốn đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo Nhóm 7 Trang 12 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. III. Tình hình cung cấp và tiếp nhận ODA trên thế giới 1. Tình hình chung Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh. Năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 125,8 tỷ USD của năm 1942 và chiếm 40% tổng sản phẩm toàn thế giới. Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe Xã hội chủ nghĩa. Để ngăn chặn sự phát triển đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ). Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe Xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD. Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xã hội chủ nghĩa được xem như là các khoản ODA đầu tiên. Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận. Nguồn ODA song phương được phân bố rộng khắp trên thế giới do các nhà tài trợ một mặt phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo quy định của Liên Hợp Quốc, mặt khác các nhà tài trợ cũng muốn nâng cao vị thế của mình, vươn rộng tầm ảnh hưởng ra các khu Nhóm 7 Trang 13 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế vực khác. Hơn nữa, trật tự an ninh mà các nhà tài trợ chủ trương thiết lập tại nước nhận viện trợ dựa trên mong muốn một nền kinh tế phụ thuộc vào nền kinh tế của họ. Ở châu Á: Nhật Bản là nước đầu tư lớn nhất. Trung Quốc và Đông Nam Á là khu vực thu hút nhiều ODA nhất. Ở châu Phi: Là khu vực tập trung hầu hết các nước nghèo, kém phát triển nên nguồn viện trợ chủ yếu là viện trợ không hoàn lại và chiếm tỷ trọng cao. 2. Nhà tài trợ lớn nhất a. ODA song phương Khái niệm: ODA song phương là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nước cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. Thông thường vốn ODA song phương được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA được thoả mãn. Mục đích của các nước cung cấp viện trợ đều là xác lập vị trí toàn diện và áp đặt vai trò của mình ở khu vực muốn thôn tính. Do đó việc phân bổ ODA là khác nhau giữa các khu vực. Hiện nay, có 22 quốc gia thuộc tổ chức OECD cam kết thường xuyên cung cấp ODA (còn được gọi là các nước OECD/DAC), đó là: Áo, Ôxtraylia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, I-ta-lia, Nhật Bản, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Nuidi-lân, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh và Mỹ. Vốn ODA do các quốc gia này cung cấp được gọi là ODA song phương và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn ODA của thế giới. Bên cạnh các nước OECD/DAC là nhà tài trợ song phương chính, các quốc gia OECD không thuộc nhóm DAC (Cộng hoà Séc, Hungari, Ai-xơ-len, Hàn Quốc, Ba Lan, Cộng hoà Slôva, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước đang phát triển có trình độ phát triển cao (Cô-oét, Ả Rập Xê-út, Đài Loan,…) cũng tiến hành viện trợ ODA. Trong số các nước cung cấp ODA song phương, Hoa Kì và Nhật Bản là những nước dẫn đầu thế giới. Cụ thể:  Ở châu Á: Nhật Bản với mục tiêu thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước trong khu vực, sao cho Nhật sẽ là nước đóng vai trò chủ đạo về kinh tế nên đứng đầu trong danh sách các nhà tài trợ ở châu Á là Nhật Bản.  Châu Phi: Nước cung cấp ODA chiếm tỷ lệ cao nhất là Pháp. Nhóm 7 Trang 14 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế  Châu Mỹ La Tinh: MỸ là nước có tỷ lệ viện trợ lớn nhất.  Châu Đại Dương: Pháp đứng đầu với tỷ lệ viện trợ 46,9%.  Trung Đông: Mỹ có tỷ lệ viện trợ ODA cao nhất. Số liệu năm 2008 của OECD biết lượng vốn ODA cung cấp bởi một số nước phát triển Nước Vốn (triệu USD) % thay đổi hằng % GNI năm Hoa Kỳ 19000 16,4 0,16 Nhật Bản 8900 -0,2 0,19 Pháp 8500 16,8 0,42 Anh 7800 24,7 0,36 Đức 7500 10,5 0,28 Hà Lan 4200 6,4 0,74 Thụy Điển 2700 12,7 0,77 http://www.cauduongbkdn.com * Tình hình cung cấp ODA của Hoa Kỳ Là nền kinh tế lớn, Hoa kỳ là nước đứng đầu về lượng vốn ODA trên thế giới. Hằng năm nước này dành một khoản tiền tương đối lớn dành cho quỹ đầu tư ODA. Khu vực Trung Đông và Mỹ La Tinh là những khu vực được Mỹ dành tỷ trọng khoản viện trợ chính thức này lớn nhất. * Tình hình cung cấp ODA của Nhật Bản: Theo số liệu của JICA, năm 1997 quỹ ODA của Nhật Bản lên đến đỉnh điểm với 1168,7 tỉ yên. Nhưng đến năm 2009 chỉ còn 677,2 tỉ yên, giảm 42,5% trong vòng 12 năm. Trong tổng số quỹ ODA giữa hai quốc gia của Nhật Bản, về viện trợ hoàn lại (với lãi suất thấp) thì Châu Á chiếm đến 75%, về viện trợ kĩ thuật thì Châu Á chiếm đến 58%. Trong khi đó viện trợ không hoàn lại thì khu vự Trung Đông chiếm 47% ( số liệu năm 2008). Tuy nhiên quỹ ODA dành cho Châu Phi đang tăng dần theo từng năm, và sẽ có khả năng vươn lên vị trí đầu tiên trong tương lai. Nhóm 7 Trang 15 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế Theo số liệu của JICA, năm 1997 quỹ ODA của Nhật Bản lên đến đỉnh điểm với 1168,7 tỉ yên. Nhưng đến năm 2009 chỉ còn 677,2 tỉ yên, giảm 42,5% trong vòng 12 năm. Nhật Bản là nước đứng đầu về lượng ODA đầu tư vào Việt Nam. b. ODA đa phương Khái niệm: ODA đa phương là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận (cấp ODA mà nhà tài trợ không phải là các chính phủ gọi là ODA đa phương). So với vốn ODA song phương thì vốn ODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị. Các tổ chức tài chính quốc tế thường là những nhà tài trợ lớn với lượng vốn cung cấp lớn hơn nhiều so với các quỹ của Liên hợp quốc. Viện trợ ODA trên thế giới chủ yếu do các nước thuộc tổ chức OECD và các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF tiến hành. Một số tổ chức cung cấp ODA đa phương trên thế giới: + Tổ chức liên chính phủ: EC, OECD + Tổ chức thuộc Liên hợp quốc (United Nations): UNCTAD, UNDP, UNICEF, UNIDO, WFP, FAO ,UNESCO , WHO. + Tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WB, WTO ,các ngân hàng phát triển khu vực. + Các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong số các nguồn này thì ODA từ các nước thành viên của DAC là lớn nhất. Hàng năm, dòng vốn này trung bình đạt khoảng 50.000 triệu USD, năm 1996 đạt 55.438 triệu USD, năm 1997 đạt 47.580 triệu USD, năm 1998 đạt 51.521 triệu USD, năm 1999 đạt 56.526 triệu USD, năm 2000 đạt 53.700 triệu USD và lượng vốn này chiếm một tỷ lệ đáng kể là từ GNP của các nước DAC (Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển -Development Assistance Committee) của OECD. Một số tổ chức đa phương cung cấp ODA nhiều nhất năm 1996 ( đơn vị tỷ đồng) Tổ chức đa phương Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Ngân hàng thế giới (WB) Công ty tài chính quốc tê ( IFC) Ngân hàng phát triển (ADB) Nhóm 7 Tổng ODA tài trợ 61,5 Bình quân 28,6 tỷ trên năm 17,9 ( từ tháng 7/1996 – 6/17) 5,8 Trang 16 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế Chương trình phát triển của Liên hợp 2,186 quốc ( UNDP ). Chương trình lương thực thế giới Bình quân 1,5 tỷ / năm ( WFP ) Cao ủy LHQ về người tị nạn ( UNHCR ) 1,3 ( Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 7/1997) 3. Khu vực tiếp nhận nhiều nhất Trước đây khi Liên Xô và Đông Âu chưa tan rã, viện trợ phát triển chính thức ODA được phân bổ theo chế độ chính trị của từng nước. Thế giới lúc này chia làm 2 cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu luôn có sự cạnh tranh và thù địch. Khối SEV ( hội đồng tương trợ kinh tế) đứng đầu là Liên Xô tập trung viện trợ, giúp đỡ các nước trong hệ thống XHCN còn khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu cũng ra sức dùng các khoản viện trợ để ra sức mua chuộc sự trung thành của các nước thuộc thế giới thứ ba theo quan điểm của Mỹ. Từ đầu thập niên 90 với sự kết thúc chiến tranh lạnh, nguồn vốn ODA được mở rộng ra khắp thế giới không kể thuộc hệ thống chính trị nào. Các nước nhận được nguồn hỗ trợ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào vị thế kinh tế của từng khu vực, từng nước. Trong danh sách các nước nhận viện trợ của DAC tháng 12/2005 và được sử dụng cho các năm 2005, 2006, 2007, các nước này được chia làm 4 nhóm nước: nhóm các nước kém phát triển nhất (Lào, Campuchia), nhóm các nước có thu nhập thấp (GNI < $825 năm 2004, Việt Nam, một số nước châu Phi), nhóm các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp (GNI $826-$3255 năm 2004, Braxin, Indonexia, Thái Lan, Philippin, Ucraina), nhóm các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình cao (GNI $3256-$10065 năm 2004, Malayxia). Theo thống kê của OECD, hiện nay có 163 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn ODA, trong đó: Châu Phi có 56 quốc gia; châu Mỹ có 38; châu Á có 41; châu Âu có 11 và châu Đại Dương có 17 quốc gia. Trong những năm gần đây nguồn ODA trên thế giới có xu hướng tập trung vào châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Trung quốc là nước thu hút nhiều ODA nhất trong châu lục này. Nhóm 7 Trang 17 GVHD: Nguyễn Thị Hoa Bài tiểu luận môn kinh tế quốc tế Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM I.Tình hình thu hút ODA 1. Giai đoạn trước tháng 10/1993 Trước đây, nước ta nhận hai nguồn ODA song phương chủ yếu . Một từ các tổ chức SEV ( hội đồng tương trợ kinh tế) trong đó chủ yếu là Liên Xô (cũ). Hai là các nước thuộc tổ chức DAC (Ủy ban hỗ trợ phát triển) và một số nước khác, trong đó chủ yếu là Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Nauy, Pháp, Ấn Độ… Các khoản ODA trên giúp chúng ta xây dựng một số ngành quan trọng nhất của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế của nước ta, nhiều kế hoạch không có vốn để hoàn thành. 3/2/1994 Hoa kỳ cấm xóa bỏ cấm vận với Việt Nam. Cùng với các chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực tạo điều kiện cho Việt Nam nhận được một số lượng viện trợ lớn từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. 2. Giai đoạn phát triển hợp tác mới từ tháng 10/1993 Báo hiệu đáng mừng cho giai đoạn này được bắt đầu bằng sự kiện rất quan trọng vào tháng 10/1993, quan hệ của ta với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân Hàng thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB) được khai thông. Tháng 11/1993 Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam họp tại Pải mở ra giai đoạn hợp tác phát triển mới giữa nước ta và cộng đồng các nhà tài trợ, tạo ra các cơ hội quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững thành công của hội nghị thể hiện ở chỗ Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ửng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế vào Nhóm 7 Trang 18 GVHD: Nguyễn Thị Hoa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan