Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài tiểu luận - kinh tế vĩ mô hoàn thành 3...

Tài liệu Bài tiểu luận - kinh tế vĩ mô hoàn thành 3

.DOC
22
98
95

Mô tả:

GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls DANH SÁCH NHÓM STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Họ Và Tên Nguyễn Văn Cước Lê Văn Đại Bùi Thị Kim Loan Lê Hoàng Lộc Đinh Thị Thanh Nga Trần Thị Ánh Sương Tạ Thị Tân Lê Thị Thao Lê Thị Thanh Trà Lê Thị Trang Trần Thị Xuyến MSSV (Trưởng nhóm) 10277871 08242941 10009185 10031541 10225891 10045241 10085991 10058531 10044531 10051501 10088281 GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls LỜI CẢM ƠN  Đại diện Nhóm Wonder Girls, mình trưởng nhóm đầu tiên xin cảm ơn tất cả các thành viên trong nhóm đã cùng hợp tác để hoàn thành Tiểu luận môn Kinh Tế Vĩ Mô này.  Kế tiếp là cảm ơn Giảng viên. Cô Trần Nguyễn Minh Ái đã một phần khách quan đem đến chủ đề này cho Nhóm thực hiện và những chỉ dẫn của cô trên giảng đường.  Cuối cùng là xin cảm ơn nhà trường về mặt cơ sở vật chất và nhiều thứ liên quan khác. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls MỤC LỤC LỜI Như vậy, năm 2010 đã khép lại cả những tín hiệu khả quan và không ít những thách thức. MỞ ĐẦU Trong năm qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra và tiếp tục được duy trì ở mức cao trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn như vấn đề khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu, vấn đề phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần bộc lộ những dấu hiệu bất ổn cần phải giải quyết như cơ cấu kinh tế không bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, khả năng cạnh tranh … Tuy nhiên, có những vấn đề nổi bật trước mắt cần phải giải quyết ngay trong năm 2011 là vấn đề lạm phát tăng cao với tốc độ xấp xỉ 12%, tỷ giá đang chịu áp lực lớn phải điều chỉnh… Vì vậy trong năm 2011, Chính phủ sẽ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự cải thiện mức độ phúc lợi của người dân. Những thay đổi trong trọng tâm chính sách này sẽ ảnh hưởng nhiều đến động thái chính sách của nhà nước (chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ dược thực hiện theo hướng thắt chặt hơn), và đến lượt nó, các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Vì vậy, trong năm 2011, nhà đầu tư cần phải tập trung theo dõi các diễn biến chính sách đề có hành động phù hợp. Trong năm 2011 bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, các chính sách tiền tệ, tài khóa của Chính phủ tiếp tục được giám sát chặt chẽ trên tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP khiến kì vọng của nhiều người về vấn đề lạm phát tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã và đang phải chịu nhiều tác động bất lợi từ mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao và những nguy cơ tiềm ẩn trong sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới đang ngày càng lớn. Hiện nay, tình hình lạm phát đã có xu hướng giảm khi chỉ số CPI trong các tháng quý 3 và cả tháng 10 năm 2011 đã giảm đáng kể sau Nghị quyết số 11/NQ-CP được ban hành và những bất ổn kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn. Vậy muốn biết được Chính sách gồm có những gì mà có thể kiềm giảm lạm phát, thì Nhóm Wonder Girls đã dự theo giáo trình Kinh tế Vĩ mô và một số tài liệu liên quan để phân tích lý giải vì sao lạm phát đã được làm giảm xuống. Mặc dù đã rất chao chuốt và làm hết khả năng của mình, nhưng những sai sót là không thể tránh khỏi mong Cô chỉ dẫn để Nhóm rút kinh nghiệm và từ đó có thể hoàn thiện hơn cho những lần làm tiểu luận về sau. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. Khái niệm Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Đo lường lạm phát Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Phép đo của chỉ số lạm phát ở Việt Nam là: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng điển hình" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.1. Lạm phát do cầu kéo Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. 1.2. Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Hậu quả của lạm phát Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Trong điều kiện lạm phát ở mức cao, giá cả hàng hóa tăng lên liên tục, điều này làm cho sản xuất khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục. Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kì ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu hướng đình đốn phá sản. Trong lĩnh vực thương mại Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò chung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá. Điều này làm cho lưu thông tiền tệ bị rối loạn. Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh, như đầu cơ, tích trữ gây cung cầu hàng hóa giả tạo. Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng. Lạm phát làm sức mua đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của tiền tệ tăng lên một cách đột biến, hoạt động của hệ thống tín dung rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sút giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán, và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi. Trong lĩnh vực tài chính nhà nước Tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân sách nhà nước ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, giải thể… Trong lĩnh vực đời sống xã hội Đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả. Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Tóm tắt chính sách kiềm chế lạm phát Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.  Tác dụng Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền, thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Thay đổi lãi suất chiết khấu Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Vì MS = số nhân tiền* M mà M = C + D với C là lượng tiền mặt và D là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Thay đổi các nghiệp vụ thị trường mở Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls PHẦN II: THỰC TIỄN Tình hình lạm phát 2010 Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 16,18%, quyền tăng với số 39,93%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số CPI khoảng 6,46%, hơn một nửa mức tăng CPI của cả năm. Tình hình lạm phát mười tháng năm 2011 GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Chỉ số CPI tháng 10 của cả nước tăng 0,36% so với tháng trước, mức tăng thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng trong 14 tháng (kể từ tháng 9/2010). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 10 tăng 21,59% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17,05% so với tháng 12/2010. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Trong cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành bởi VCCI, trong 6 tháng đầu năm có tới 3,000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nếu so với mức hơn 500,000 doanh nghiệp của nền kinh tế thì chỉ tương đương 0.6%. Tuy nhiên, con số này chưa thể phản ánh hết toàn bộ khó khăn của nền kinh tế đang đối mặt bởi những đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đa số là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mang nặng tính gia đình quy mô nhỏ, do đó trong bối cảnh khó khăn chồng chất với lãi suất lên đến hơn 22% đã và đang có rất nhiều trong số các doanh nghiệp này đã ngưng hoạt động nhưng hiện nay không có số liệu thống kê nào thế hiện đầy đủ nhằm đánh giá mức độ tác động này. Tình hình sản xuất kinh doanh quá khó khăn buộc các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa ngưng sản xuất kinh doanh, và thêm chi phí lương cơ bản mới được điều chỉnh tăng từ 1/10/2011 càng gây thêm áp lực chi phí do doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động, điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ có một lượng lao động lớn có thể đã và sẽ bị mất việc làm. Theo kết quả GSO, số lao động tháng Tám giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 7,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,5%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, ngoại trừ lao động ngành khai thác mỏ; lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,6%; lao động ngành sản xuất, phân phối điện, ga và nước giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực thương mại Ngoài tiền đồng, đô la Mỹ và vàng cũng được coi như tiền. Tâm lý thiếu niềm tin vào đồng tiền trong nước khiến người dân dễ dàng chuyển từ nội tệ sang USD hoặc vàng. Điều này tạo ra môi trường đầu cơ và làm trầm trọng thêm tình trạng đầu cơ ngoại tệ như trong tháng Tám vừa qua. Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Thời gian qua các ngân hàng thương mại có những rủi ro trong trong vấn đề thanh khoản. Vì thế mà họ liên tục cạnh tranh với nhau trong việc huy động vốn, giành vốn trên thị trường, đến mức phải hạ thấp mình xuống để mà thương lượng với người gửi tiền, có thể dẫn tới những bất trắc trong rủi ro hoạt động. Nợ xấu ngân hàng cũng đang tăng nhanh. Nếu chúng ta làm chậm, khoản nợ xấu này sẽ ăn hết vào vốn tự có của ngân hàng, đe dọa an toàn hệ thống. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Lãi suất liên ngân hàng bật tăng sau 4 tháng liên tục duy trì ở mức thấp. Trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất bắt đầu bật tăng ở những kỳ hạn ngắn trong tuần đầu của tháng 9. Lãi suất qua đêm tăng 2-3% lên mức 13,5 -14%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng 4-5% lên mức 16-18%/năm, lãi suất kỳ hạn 2 tuần tăng 1,5-2% lên mức 14-16%/năm. BẢNG TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC NGOẠI TỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng USD. Ngày 26/08/2011 NHNN đã ban hành Quyết định số 1925/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) thêm 1%. Theo đó, DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 7% lên 8%, với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 5% lên mức 6%. Như vậy đây là lần thứ 3 trong năm nay, NHNN tăng DTBB đối với tiền gửi ngoại tệ. … NHNN buộc phải giảm giá đồng tiền. Tính từ ngày 18/8/2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phải 2 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng với tổng cộng tăng 11.58%. Đặc biệt đợt điều chỉnh ngày 11/02/2011, tỷ giá liên ngân hàng tăng từ 18,932 lên 20,693 VND/USD, tăng 9.3%. Cùng với quyết định này, NHNN quyết định giảm biên độ giao động từ +/-3% xuống còn +/-1%, cho nên thực chất tỷ giá niêm yết chỉ tăng thêm 7,2%. Tuy nhiên thực tế sau thời gian điều chỉnh tỷ giá, tình trạng chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức vẫn giãn ra. Mức đỉnh điểm tỷ giá trên thị trường tự do có thời điểm lên tới 22,500 VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức tới 1,500 đồng, vào giữa cuối tháng 2/2010. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Ngoài ra, NHNN còn nâng lãi suất tái chiết khấu lên 12% và trong tháng 2 và 3 năm 2010 đã hút ròng gần 80 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở. Những biện pháp này đã phát huy hiệu quả khi tỷ giá trên thị trường tự do giảm xuống chỉ còn quanh mức 21,300 VND/USD. Trong lĩnh vực tài chính nhà nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã có 4,7 nghìn doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng năm 2011, làm giảm một phần nguồn thu thuế cho Chính phủ. Trong lĩnh vực đời sống xã hội Trong 6 tháng đầu năm 2011, khảo sát giỏ mua hàng của người dân thì số lượng hàng, giá trị hàng giảm từ 520.000đ/giỏ xuống còn 380.000đ/giỏ so với cùng thời điểm năm 2010. Điều này cho thấy, NTD đã cắt giảm mua sắm kể cả đối với hàng hóa cao cấp". Khảo sát ngày 6/7/2011 Mỗi mớ rau mồng tơi từ 4.000 lên 6.000 đồng, đỗ xanh tăng gần 4 lần từ 6.000 đồng lên 20.000 đồng mỗi kg. Cà chua, dưa chuột, cải xanh, cải ngọt, bắp cải, su hào...cũng tăng giá nhưng ở mức nhẹ hơn, 1.000 - 3.000 đồng mỗi đơn vị (mớ hoặc kg). Gây khó khăn cho đời sống của đại bộ phận người Việt Nam. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Phân tích Ảnh hưởng Chính sách của chính phủ đến nền kinh tế Việt Nam Phân tích Chính sách tiền tệ và tài khóa 2010 Bắt đầu từ cuối năm 2009 chính sách tiền tệ được thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản lên 1%, và chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất cho tăng trưởng kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát. Chính sách này vẫn tiếp tục được duy trì trong các tháng đầu năm 2010, khiến tăng trưởng tín dụng giai đoạn này rất thấp, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc vay vốn do lãi suất cao. Trước tình hình đó, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng cách khuyến khích các ngân hàng hạ thấp lãi suất cho vay và tiền gửi, dỡ bỏ trần lãi suất và áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho các khoản vay ngắn hạn. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng trưởng nhanh hơn của hoạt động tín dụng và nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi tốt. Tuy nhiên, kèm theo đó là tình hình lạm phát leo thang và đặc biệt tăng nhanh kể từ cuối quý III (tính đến tháng 11 là 9,58%), buộc Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách một lần nữa từ nới lỏng sang thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản thêm 100 điểm lên 9% vào đầu tháng 11. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước khiến mặt bằng lãi suất vốn đã cao nay lại tăng thêm đáng kể. Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 1% lên lần lượt 7% và 9%. Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng nhanh chóng từ 11 – 11,2% vào đầu tháng 11 lên đến 12,9% vào giữa tháng 12. Việc thường xuyên phải chạy theo sự thay đổi trong chính sách tiền tệ khiến các ngân hàng, nhất là những ngân hàng nhỏ có tiềm năng tài chính chưa đủ mạnh, không hoàn toàn chủ động được chiến lược kinh doanh của mình, đặc biệt là trong thời điểm lạm phát gia tăng và thị trường ngoại hối tiếp tục bất ổn. Trong năm 2010 vừa qua chính sách tiền tệ và tài khóa đã không có sự phối hợp nhịp nhàng và dấu ấn rõ nét nhất là chính sách tài khóa đã tạo ra hiện tượng chèn lấn đối với khu vực tư nhân. Trong quý I, việc NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ trong khi Bộ tài chính lại tăng cường phát hành trái phiếu đã khiến dòng vốn ngân hàng đổ vào trái phiếu chính phủ làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý. Trước áp lực giải quyết khó của khăn doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, chính sách tiền tệ của NHNN cũng buộc phải điều chỉnh theo hướng nới lỏng hơn vào giữa năm khi áp lực lạm phát có dấu hiệu giảm bớt vào các tháng giữa năm (mặc dù đây là thời điểm thấp điểm của lạm phát theo chu kỳ các năm). Tuy nhiên, với mức lạm phát hàng tháng trong quý IV/2010 tăng cao trên 1% và khả năng mức lạm phát mục tiêu khó có thể đạt được và áp lực tỷ giá tăng cao, nên ngày 5/11/2010, NHNN đã chính thức nâng mức lãi suất cơ bản tăng thêm 1%, mặc dù trước đó vào 27/10/10, Ngân hàng Nhà nước vẫn quyết định giữ mức lãi suất này là 8%/năm trong tháng 11. Theo đó, mức lãi suất cơ bản bằng VND sẽ GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls là 9% thay vì 8% như trước đây, và lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng được điều chỉnh tăng 1% lên mức 7%/năm và 9%/năm. Mặc dù vậy, chính sách tiền tệ trong năm 2010 khó có thể nói là đã thắt chặt khi NHNN đã tăng tổng phương tiện thanh toán 25,3%, và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 29,81% so với năm 2010. Việc điều hành thiếu nhất quán và ổn định trong chính sách đã khiến các doanh nghiệp găp nhiều khó khăn hơn trong việc hoạch định kế hoạch và phương án kinh doanh cũng như giảm hiệu quả của chính sách. Hệ quả là một trong những rủi ro được nhận diện trong năm 2010 là rủi ro về chính sách đồng thời cũng khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu về ổn định vĩ mô và giá trị đồng tiền. Một số diễn biến chính của Chính sách kiềm chế lạm phát trong năm 2011 Sau khi đưa ra một loạt các quy định về tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, trần lãi suất huy động VND và các lãi suất chủ chốt trong quý 1, NHNN tiếp tục đưa ra nhiều quy định mới như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ 2 lần lên 7% trong quý 2, áp trần lãi suất huy động USD ở mức 2%/năm, đồng thời chấm dứt hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng và thực hiện kết hối. NHNN cũng tiếp tục nâng lãi suất chiết khấu lên 13% và lãi suất tái cấp vốn lên 14%, tăng lãi suất trên OMO lên 15% sau 2 lần điều chỉnh trong tháng 5. Ngoài việc tăng lãi suất điều hành, các chính sách còn lại trong quý 2 đều nhằm mục đích thắt chặt thị trường ngoại hối và nâng cao vị thế của tiền đồng. Điều chỉnh này xuất phát từ chênh lệch lớn giữa lãi suất cho vay VND (20-22%) với USD (7-8%) khoảng cách chênh lệch (13-14%), các DN có xu hướng chuyển sang vay ngoại tệ trong đầu năm 2011, khiến tăng trưởng tín dụng VND thấp hơn hẳn so với tín dụng USD trong 6 tháng đầu năm (2,67% so với 23,4%). Diễn biến này có những điểm tương đồng với tình hình trong nửa đầu năm 2010, với hệ quả là NHNN buộc phải điều chỉnh mạnh tỷ giá vào đầu 2011. Do đó, nhằm hạn chế áp lực lên tiền đồng vào thời điểm cuối năm nay, NHNN quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ từ 4% lên 7%, khiến chi phí huy động ngoại tệ của các ngân hàng tăng lên, từ đó phải đẩy lãi suất cho vay ngoại tệ lên cao và thu hẹp được chênh lệch nói trên. Ngoài ra, việc yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho TCTD từ 01/07/2011 sẽ giải quyết được tình trạng các DN không chịu bán lại USD cho ngân hàng, găm giữ USD – một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực lên tỷ giá. Theo ước tính đến cuối tháng 8/2011, tổng huy động ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 23 tỷ USD. Như vậy, khi DTBB tăng 1%, lượng vốn ngoại tệ cho vay sẽ giảm tương ứng khoảng 230 triệu USD. Điều này cũng hàm ý rằng lượng vốn dự phòng cho rủi ro thanh khoản ngoại tệ cũng tăng lên tương ứng. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls Phân tích Chính sách tiền tệ và tài khóa 2011 Chính sách tiền tệ Chính sách hạn chế mức lãi suất tiền gửi tối đa (trần lãi suất) Liên quan đến lãi suất, một chính sách can thiệp dễ thấy nhất hiện nay là chính sách hạn chế mức lãi suất tiền gửi tối đa ở mức 14% (Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, ra ngày 3/3/2011 của Ngân hàng nhà nước, có hiệu lực từ ngày ký). Đây là một can thiệp hành chính lên hệ thống ngân hàng thương mại, với nỗ lực kiểm soát chi phí huy động tiền gửi từ dân chúng và doanh nghiệp của các ngân hàng. Mục đích của chính sách này, như những người ủng hộ và đề xuất nó tin tưởng, là giúp các ngân hàng ổn định chi phí huy động vốn, trên cơ sở đó có điều kiện ổn định lãi suất cho vay ra đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với chi phí ổn định, chấp nhận được trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Quan điểm này đồng nghĩa với lập luận rằng nếu không có trần lãi suất, các ngân hàng sẽ lao vào một cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh nhau thu hút vốn từ nền kinh tế, và do phải huy động với lãi suất cao, nên lãi suất cho vay ra đối với doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao. Thêm vào đó, một số người cũng tin rằng lãi suất thấp giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng cung hàng hóa, với giá thành thấp hơn (do giá vốn thấp hơn và lượng cung dồi dào hơn), vì thế giúp làm giảm lạm phát. Chính sách lãi suất tái chiết khấu Một điều đáng ngạc nhiên là trong suốt năm 2010, lãi suất tái chiết khấu luôn ở mức thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ một cách đáng kể (6-7% so với 10-11%). Nghĩa là nếu giả định một NHTM mua trái phiếu chính phủ rồi đem tái chiết khấu toàn bộ số trái phiếu đó tại NHNN (giả sử việc này thành công), thì bên cạnh việc NHTM vẫn có lượng tiền mặt như cũ, nó còn thu thêm được 4% lợi nhuận trên tổng giá trị trái phiếu. Lợi nhuận từ hoạt động này có thể lên tới nhiều ngàn tỷ đồng, nếu xem xét tổng giá trị trái phiếu đã được tái chiết khấu trong thời gian chính sách trên có hiệu lực. Động cơ sâu xa của việc này có lẽ là do NHNN muốn tạo động lực cho các NHTM mua nhiều trái phiếu chính phủ hơn (nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong thời kỳ khó khăn). Lợi ích tức thời của Chính phủ là có thể phát hành trái phiếu với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, vì chỉ cần lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất tái chiết khấu là NHTM có thể mua. Đổi lại, NHNN phải thực hiện bơm tiền cho hệ thống NHTM thông qua hoạt động tái chiết khấu, để giúp GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls các NHTM không vì mua trái phiếu chính phủ mà cạn kiệt lượng tiền trong hệ thống. Do đó, có thể nói đây là một hình thức tạo tiền từ NHNN nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách, mà không vi phạm quy định cấm in tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách đã có từ đầu thập niên 1990. Hệ thống NHTM chỉ tham dự như một cầu nối trung gian, và động lực để các NHTM tham dự là khoản lợi nhuận 4% như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, trong phần phân tích này, mối quan tâm chính không liên quan nhiều đến các NHTM, mà liên quan đến cơ chế tạo tiền từ NHNN để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Vì về nguyên tắc, việc tạo tiền này tất yếu gây nên lạm phát do cung tiền tăng. Chỉ tới đầu tháng 4/2011, sau khi Nghị quyết 11 của Chính phủ ra đời, NHNN mới tăng lãi suất tái chiết khấu lên cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ (Quyết định số 692/QĐ-NHNN, ngày 31/3/2011). Điều này thể hiện một nỗ lực giảm tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua kênh tạo tiền từ NHNN. Tuy nhiên, mọi động thái điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu xuống thấp gần bằng hoặc thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ đều là những chỉ báo cho thấy lạm phát có khuynh hướng tăng trở lại do có nhiều khả năng NHNN đang mở đường cho một kế hoạch tài trợ (gián tiếp) thâm hụt ngân sách thông qua tăng cung tiền. Chính sách hạ lãi suất tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (USD) Chính sách quan trọng thứ ba liên quan đến lãi suất có liên hệ mật thiết tới khía cạnh đối ngoại của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là chính sách hạ thấp lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, ở đây chủ yếu nhằm vào đồng USD (Thông tư số 09/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, ra ngày 09/4/20113). Chính sách này nằm trong một gói tổng thể các chính sách chống đô la hóa tại Việt Nam. Một số chính sách đã được triển khai trước đó như đóng cửa các điểm mua bán ngoại tệ tự phát ở các thành phố lớn, cấm việc giao dịch mua bán ngoại tệ ngoài các điểm nhà nước quy định, đồng thời cấm các hoạt động giao dịch dân sự trong nước (như mua bán nhà) bằng đồng ngoại tệ. Việc thực thi chặt chẽ, có tính răn đe cao, đối với những hoạt động vi phạm nêu trên trong tháng 3 – 4/2011 đã phần nào làm nhu cầu giao dịch và nắm giữ USD giảm xuống, khiến thị trường giao dịch USD không còn diễn ra công khai, náo nhiệt như trước. Chính sách hạ thấp lãi suất tiền gửi bằng đồng USD cũng cần phải được xem xét từ nhiều góc độ. Những người ủng hộ chính sách này dựa trên lập luận chính đáng rằng hạ lãi suất tiền gửi bằng đồng USD sẽ làm sức hấp dẫn của việc nắm giữ đồng USD trong tài khoản tiết kiệm giảm đi tương đối so với đồng tiền Việt. Kết quả là, người dân và doanh nghiệp có khuynh hướng chuyển đổi đồng USD ra tiền Việt để gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn hơn. Điều này tạo ra một nguồn cung trên thị trường ngoại tệ, giúp bình ổn thị trường này (vốn có hiện tượng cầu vượt cung GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls trong suốt thời gian qua, do tâm lý ưa chuộng USD hơn so với VND, chủ yếu vì USD có giá trị ổn định hơn VND). Việc tỷ giá ổn định, thậm chí còn giảm, đến lượt nó lại tạo động lực cho người dân và doanh nghiệp tiếp tục bán USD, càng làm cho nguồn cung dồi dào hơn, đồng nghĩa với việc tự tại tạo khuynh hướng ổn định của tỷ giá. Trên thực tế thì điều này đã thực sự diễn ra trong Quý 2 năm 2011, với bằng chứng là tỷ giá đã ổn định trong nhiều tuần, tỷ giá thị trường chợ đen hội tụ về tỷ giá chính thức của NHNN, và đặc biệt là NHNN đã thu mua được vài tỷ USD trong giai đoạn này. Điều này được coi như một thành công lớn của gói chính sách bình ổn tỷ giá thông qua một loạt các biện pháp hành chính cứng rắn. Chính sách tài khoá Cụ thể, năm nay, Chính phủ phấn đấu tăng thu ngân sách Nhà nước 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được Quốc hội thông qua; Rà soát, sắp xếp lại chi thường xuyên để tiết kiệm thên 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011; Rà soát, sắp xếp, cắt giảm đầu tư công, tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hiệu quả; Giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2011 xuống dưới 5%, tăng cường quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia. Tổng thu tính đến 15-9-2011 đạt 467,1 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm. Cùng đến thời điểm này, tổng chi ngân sách khoảng 511,6 nghìn tỷ đồng, bằng 70,5% dự toán năm. Theo nhận định của Chính phủ, nhiều khả năng chỉ số bội chi sẽ đạt mức dưới chỉ tiêu đề ra (5,3%) trong năm 2011. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls KẾT LUẬN Năm 2010 đã mang đến cho chúng ta không ít khó khăn khi các yếu tố vĩ mô còn nhiều bất ổn như lạm phát, tỷ giá tăng cao bên cạnh các chính sách tài khóa, tiền tệ không nhất quán và đặc biệt là chính sách tiền tệ nặng về phản ứng trước các vấn đề hơn là mang tính định hướng. Năm 2010, Chính phủ sử dụng nhiều can thiệp về tiền tệ, như nâng lãi suất lên cao, thắt chặt hơn cung tiền và tín dụng, giảm mạnh dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá. Những hành động này đã thu hẹp không gian chính sách về khía cạnh tiền tệ đi rất nhiều. Do đó, trong năm 2011, các công cụ chính sách không còn nhiều cơ hội vận dụng với quy mô lớn được nữa. Điều này đã thể hiện rõ trong những tháng đầu năm, khi Chính phủ phải sử dụng nhiều công cụ hành chính quyết liệt trong việc can thiệp vào các thị trường. Dù thế nào, xét trong ngắn hạn, vấn đề lớn của năm 2011 vẫn là tình hình lạm phát và bất ổn vĩ mô. Mục tiêu chính của năm vẫn là bình ổn vĩ mô, như tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ thông qua vào cuối tháng 2. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam trải qua 3 tháng của quý III năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng lên mức đỉnh điểm, các chính sách tiền tệ, tài khóa và ngoại hối của Chính phủ tiếp tục thắt chặt khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã và đang phải chịu nhiều tác động bất lợi từ mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao. Tóm lại chính sách của Chính phủ trong thời gian qua mang nặng về phản ứng trước các vấn đề hơn là mang tính định hướng làm cho nền kinh tế Việt Nam thường đối mặt với lạm phát cao nhiều lần. GVHD: Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm: Wonder Girls TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Minh Tuấn, Th.s Trần Nguyễn Minh Ái (2010), Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô, Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. PGS.TS Phan Thị Cúc, Th.s Đoàn Văn Huy (2010), Giáo trình Tài Chính Tiền Tệ, Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Đức Thành (2011), “Viễn cảnh kinh tế năm 2011 và hàm ý chính sách” Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Website: http://www.vepr.org.vn). “Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán”, Công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Website: http://www.vcbs.com.vn). Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn. Website Ngân hàng nhà nước: http://www.sbv.gov.vn. Website Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org. Website Báo điện tử: http://gafin.vn Website Báo điện tử: http://www.tinkinhte.com Website Báo điện tử: http://vnexpress.net
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan