Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Bài tiểu luận diễn ngôn...

Tài liệu Bài tiểu luận diễn ngôn

.DOCX
6
317
81

Mô tả:

BÀI TIỂU LUẬN “DIỄN NGÔN” CÂU 1: KHÁI NIỆM VỀ DIỄN NGÔN VÀ CÁCH PHÂN LOẠI Khái niệm Diễn ngôn: Là một đoạn lời nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể thống nhát xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một nội tại phù hợp với những mục đích này và gắn bó với những nhân tố khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ. nói cách khác: Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa được hợp nhất lại và có mục đích. Nó có cấu tạo là một câu, lớn hơn một câu, một đoạn hoặc một văn bản. Đặc điểm của diễn ngôn: Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới, về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn thuyết, diễn đạt thành khía niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù, các từ then chốt, thể hiện hệ thống tri thức thịnh hành, chân lí phổ biến trong xã hội. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng diễn ngôn không phải là cách nói thế nào trong tương quan với nói cái gì, không phải là hình thức. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn, tư tưởng không tồn tại. Do đó nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu tư tưởng. Không phải tư tương trong dạng lí thuyết thuần túy, mà tư tưởng trong dạng thức thực tiễn, được hiểu trong giao tiếp hang ngày. Ví dụ chủ nghĩa Marx trong lí thuyết thuần túy với chủ nghĩa Marx trong diễn ngôn các thời kì và ở các nước là câu chuyện khác nhau. Vì thế nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu xã hội học tư tưởng, nghiên cứu ý thức hệ xã hội, nghiên cứu lịch sử tư tưởng. Chính trong ý nghĩa này M. Bakhtin nói diễn ngôn là biểu hiện ý thức hệ. PHÂN LOẠI DIỄN NGÔN Có nhiều cách phân loại, sau đây là một số cách phân loại: - Dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ có thể chia diễn ngôn thành hai loại lớn: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết. - Dựa vào các lĩnh vực tri thức có thể chia diễn ngôn ra thành các loại: diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn kinh tế, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn hành chính, diễn ngôn hội thoại đời thường, diễn ngôn nghệ thuật, diễn ngôn phi nghệ thuật, diễn ngôn pháp lí, diễn ngôn quân sự… - Dựa vào nội dung phát ngôn có thể chia diễn ngôn thành các loại: diễn ngôn kì ảo, diễn ngôn về tính dục, diễn ngôn về con người, diễn ngôn về bệnh điên, diễn ngôn phù thuật, diễn ngôn hiện thực, diễn ngôn hậu thực dân… - Dựa vào thể loại, có thể chia diễn ngôn báo chí thành diễn ngôn tin tức, diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn phóng sự điều tra, diễn ngôn tường thuật; có thể phân loại diễn ngôn văn học thành diễn ngôn tự sự, diễn ngôn thơ, diễn ngôn phê bình hoặc diễn ngôn hội thoại đời thành diễn ngôn phỏng vấn, xin lỗi, giới thiệu, chào hỏi… - Dựa vào cấp độ của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn và siêu diễn ngôn. - Dựa vào chủ thể diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn của cá nhân và diễn ngôn của tập thể, diễn ngôn có nhu cầu có tên “tác giả” và diễn ngôn không có nhu cầu có “tác giả”, diễn ngôn văn học nữ giới… - Dựa vào cấu trúc có thể xác định diễn ngôn độc lập và diễn ngôn phụ thuộc; diễn ngôn nguồn, diễn ngôn phụ trợ và diễn ngôn bao chứa; diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật; diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn… - Dựa vào chức năng của ngôn ngữ (D. Nunan) có thể chia diễn ngôn thành hai loại: diễn ngôn giao dịch và diễn ngôn liên nhân. CÂU 2: DIỄN NGÔN LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY THIỆP QUA TRUYỆN NGẮN “ NHỮNG NGƯỜI THỢ XẺ”. Liên văn bản là một thuật ngữ của văn bản học chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa văn bản được xem xét với văn bản khác hoặc với môi trường văn hóa – lịch sử nói chung Thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được nhà lý luận về chủ nghĩa hậu hiện đại Julia Kristéva đưa ra năm 1967 trong bài viết “Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết. Kristéva đã giới thiệu về sự vận dụng và phát triển một cách sáng tạo quan điểm về ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure của Bakhtin Tuy nhiên, tư tưởng đối thoại của Bakhtin được Kristeva tiếp nhận hoàn toàn theo cách của chủ nghĩa hình thức, tức là chỉ hạn chế trong lĩnh vực văn học, như là sự đối thoại giữa các văn bản Sau đó, đến lý thuyết kí hiệu của J. Derrida, lý thuyết của chủ nghĩa hậu cấu trúc của R. Barthes, J. Lacan, M. Foucault thì khái niệm liên văn bản mới được mở rộng Họ cho rằng rốt cuộc mọi thứ như văn học, văn hoá, xã hội, lịch sử, bản thân con người đều được khảo sát như văn bản Lịch sử và xã hội có thể "đọc" như văn bản Văn hoá của nhân loại cũng được coi như một thứ liên văn bản mà đến lượt mình, nó đóng vai trò tiền văn bản cho bất cứ văn bản nào xuất hiện tiếp theo ( Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân & Nguyễn Thị Hoài Thanh, 2003, tr. 32). Sự xuất hiện của lí thuyết liên văn bản vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX mang lại cho chúng ta một cách hiểu mới về tác phẩm văn học bản chất của tác phẩm văn học không phải gì khác mà chính là sự kết nối, hấp thu và chuyển đổi với các văn bản khác nhau. Bất cứ truyện kể nào cũng có sự tham gia của diễn ngôn và mức độ tham gia như thế nào thì phụ thuộc vào truyện kể. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn tiêu biểu của văn học đổi mới, có lập trường, tâm thế, trí thức và nghệ thuật đối thoại Liên văn bản riêng, độc đáo. Tính Liên văn bản (LVB) trong truyện “Những người thợ xẻ” của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện rất rõ qua các hình thức/kiểu liên văn bản như trích dẫn, giễu nhại, pha trộn thể loại với phương thức diễn ngôn hết sức tự nhiên, uyển chuyển. Đây vừa là các thủ pháp nghệ thuật, vừa là các kiểu, các biểu hiện dễ thấy của tính liên văn bản. Những hình thức này trong nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp có một mục đích tận dụng, vận dụng, sàng lọc, dung hòa và sáng tạo trong ngữ cảnh các văn bản xã hội/văn hóa/văn học, các mã ý thức hệ của diễn ngôn tập thể /chính trị/ tôn giáo nhằm đạt đến sự tinh tế Liên văn bản, đưa lại cho truyện ngắn của ông những hiệu ứng thẩm mỹ và văn hóa mới. Văn bản văn học quá khứ được tái sinh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiê ̣p chủ yếu thông qua thủ pháp quan trọng nhất là trích dẫn. Trích dẫn thơ ca dân gian, tục ngữ, ca dao, dùng lại những lối so sánh liên tưởng tạt ngang dân dã, những lối nói thông tục vỉa hè đô thị là một trong những đặc điểm nổi bật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Trong “Những người thợ xẻ”, hàng loạt thành ngữ, tục ngữ, những câu ca dao ngắn, những lời khuôn sáo được dùng làm lời nhân vật và có hiệu ứng thẩm mỹ sâu sắc. Đó là lời Bường: “Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”, “Thương anh giấu ở trong lòng/ Xin em chớ có lòng thòng với ai”, “Các ông các bà ăn no ngủ khỏe/Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường”. Câu văn của Nguyễn Huy Thiê ̣p do đó, không chỉ mới, lạ, linh hoạt, giàu hình tượng, đầy cá tính mà còn lung linh đa nghĩa. Trong mỗi lời văn trên đây đều vang vọng những ký ức văn hóa, những diễn ngôn tập thể, những định kiến xã hội…đang và sẽ trở thành đối tượng bị chế nhại, châm biếm, mỉa mai và diễn giải lại. Đây chính là những cách làm mới ngôn ngữ truyện ngắn. Theo Bakhtin, giễu nhại là một biểu hiện của tính đối thoại, là một hình thức biểu hiện của tiểu thuyết đa thanh/phức điệu, một dạng thức carnaval hóa. Các loại diễn ngôn khác nhau, mà đa số chúng vốn đều là “những ngôn ngữ đã định hình, đã được chính thức thừa nhận, đã đạt được địa vị thống trị” khi du nhập vào truyện, “đều bị lột trần, bị đánh đổ như những ngôn ngữ dối trá, giả đạo đức, tư lợi, nông cạn, lý trí hẹp hòi, không phù hợp”. Và lời văn nhại như một loại lời văn hai giọng đặc trưng, khác biệt với lời nói phong cách hóa. Trong “Những người thợ xẻ” có thể thấy các văn bản kinh thánh, kinh phật, truyền thuyết lịch sử là những thủ pháp giễu nhại, và được thể hiện qua sự việc: Bường định hãm hiếp Quy nhưng bị Ngọc phát hiện, hai bên sau khi nện nhau nhừ tử thì đối thoại như sau: “Ngọc: Anh đểu cáng và độc ác lắm. Bường cười nhạt, - Con ơi, thế Giêsu Crít có đểu cáng và độc ác không? Như Lai có đểu cáng và độc ác không? Ngọc: Con người – sự cao cả hình như ở chính giới hạn của nó. Bường: Đúng thế đấy! Mày có thấy khi con Quy bị lột truồng không? Với cách quặp đùi của nó, nó hoàn toàn cao cả về mặt tinh thần”. Ở đây, Bường chế nhại lời Ngọc – vốn mang hình thức thuyết giảng đạo đức có tính chất sách vở. Để thực hiện thái độ mỉa mai sâu cay đối với những ngôn từ phù phiếm, sách vở của Ngọc, Bường không ngại lôi xuống đất cả Giêsu Crít và Như Lai. Y đưa hai đấng bậc vốn được tôn thờ ở khía cạnh “cao cả về mặt tinh thần” trong đối sánh với hình ảnh Quy bị lột truồng – một tương quan rất dễ dẫn đến những liên hệ có tính chất báng bổ tôn giáo. Nhưng nếu từ đây cho rằng lời Bường chính là thái độ của tác giả đối với các thần tượng thì thiếu khoa học. Bường không thích các thánh thần, chỉ thích cái ào ạt xô bồ của đời sống thực mà y đang ngụp lặn, “kéo cưa lừa xẻ”. Bường đáng thương bởi y đại diện cho những số phận hoàn toàn mất niềm tin vào cái cao cả, cái đẹp, cái phi thường. Những lối giễu nhại trên đây có tính chất giải thiêng, làm mất giá những ảo tưởng, những tín niệm tôn giáo, văn chương và lẽ sinh tồn. Ngoài ra, ông còn giễu nhại ngôn ngữ văn học, các đề tài văn học truyền thống, các mô típ… Ông giễu cợt thứ văn học tơ hồng qua các ngôn từ thi vị hóa, giả trá qua lời Bường như sau: “mấy thằng bán thuốc bắc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn học nước mình rôm rả thật!”. Ông giễu cảnh chia tay bịn rịn lưu luyến có tính chất thi vị hóa, tình cảm chủ nghĩa thường xuất hiện trong văn chương một thời, nhất là các trường đoạn “chia ly, tiễn biệt” thường thấy trong văn học – nghệ thuật bằng nhận xét của Bường: “Cứ thế này văn học nước ta chảy nước ra mất”. Cảnh chia tay của vợ chồng con cái anh Bường nhại lại những cuộc chia ly khác trong văn học quá khứ: “Chị Bường dắt theo ba đứa con đưa tiễn chúng tôi. Anh Bường bảo: “Thôi mẹ đĩ về đi, bảo vệ an toàn cái hĩm đợi tớ một năm sau tớ về”… Thôi về đi! Thương anh giấu ở trong lòng. Xin em chớ có lòng thòng với ai…Ba đứa con líu díu: “Con chào bố”. Anh Bường bảo: “Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn ngon ngủ khoẻ. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường”. Tác giả để Bường đem tư tưởng hiệp sỹ trung cổ ra nhại chàng Ngọc hiệp sỹ tân thời si tình. Con người ấy không chỉ nhại những hình thức dởm đời, hình thức giả tạo mà đôi khi anh ta còn không ngần ngại nhại cả những chân lý, những lẽ sống, những minh triết: “Chị Thục bảo: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự với tạo hoá, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người”. Anh Bường bảo: “Ngọc ơi, mày chép lấy câu này. Nó tù mù về hình thức nhưng hình như ẩn chứa nội dung gì đấy”. Có thể, qua nhân vật Bường, Nguyễn Huy Thiê ̣p muốn chế nhại những tranh cãi ồn ào một thời xung quanh vấn đề nội dung/hình thức của văn học chăng? Nhà văn tất nhiên không quên bôi bác loại văn chương rởm đời, lòe mình, lòe người của loại nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nửa mùa. Hay các ngôn từ trong diễu nhại diễn ngôn được Nguyễn Huy Thiê ̣p trực tiếp giễu nhại các kiểu lời nói phong cách hóa như diễn ngôn chính trị, triết học, ý thức hệ, văn hóa…Những thực tiễn diễn ngôn này đã từng kiến tạo văn hóa và xã hội nhưng tới nay đã cũ kỹ, lỗi thời, sáo rỗng, không còn khả năng thể hiện đời sống, văn hóa và tâm tính con người. Một trong những hình thức phổ biến của diễn ngôn chính trị là lối hô khẩu hiệu đã bị Nguyễn Huy Thiê ̣p chế nhạo một cách thâm thúy. Đây là khẩu hiệu đầy chất nhạo báng của Bường: “Chủ nghĩa tư bản nó có cái đểu là lấy tiền và gái để bóc lột giá trị thặng dư, nó làm cho các bác vô sản nhà ta mất hết của cải và tinh lực. Đã đảo chủ nghĩa tư bản thối nát!” Nhà văn gắn diễn ngôn chính trị vào những tình huống đời thường để chế giễu, nhạo báng tính chất giáo điều, sáo rỗng của nó. Giễu nhại thể loại cũng là hiện tượng liên văn bản. Trong “Những người thợ xẻ” nhà văn nhại phong cách thư tín quan phương – một phong cách giao tiếp bằng văn tự đã trở nên sáo rỗng. Đây là một đoạn thư khác đầy những ngôn từ sáo rỗng, mị dân Bường gửi vợ: “Rừng Tây Bắc ngày…tháng…năm…Tôi là Bường, thay mặt anh em thợ xẻ báo tin đã có việc làm, công trả khá, mọi người đều khoẻ...”. Lá thư trong truyện của ông đầy ý vị diễu nhại Trên nhiều phương diện, ta đều thấy Nguyễn Huy Thiê ̣p có sử dụng giễu nhại và thường tỏ ra độc đáo, đặc sắc. Nhà văn không chỉ nhại thể loại, phong cách, thủ pháp và những chủ đề quen thuộc của văn học mà giễu nhại cả những quan niệm đã tồn tại từ lâu đời, hình thành như một nếp nghĩ truyền thống trong văn hóa cộng đồng, thành các kiểu diễn ngôn khuôn sáo. Sự xâm nhập của thơ trong “Những người thợ xẻ” là những bài đồng dao, tiếng hát của trẻ chăn trâu, những bài ca bắt ếch, những bài hát dỗ em, những bài dân ca miền núi, những bài thơ trữ tình… “Thạch Sanh đốn củi trên rừng. Để nàng công chúa kéo càng lệch vai”. “Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Thì về cơm vua Ông thợ nào thua Thì về bú tí...” (Hát dỗ em) Ở phương diện diễn đạt, ngôn ngữ mang chất thơ là thứ ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Ngoài những đoạn thơ trữ tình, khi viết, khi ca ngợi tình yêu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, Nguyễn Huy Thiê ̣p thường nhập sâu vào đời sống của nhân vật, bộc lộ một tình cảm nồng hậu, một giọng điệu không còn những lạnh lùng, xa cách hay giễu nhại. Đó là tâm tình của những đứa trẻ non nớt, những đau đớn khi phải chia xa những người thân thích, nhất là những cảm xúc tuổi mới lớn…Tất cả được thể hiện bằng một giọng buồn, xót thương, đôi khi tê tái. Những niềm đau đớn và hạnh phúc tột đỉnh của con người được ông thể hiện bằng câu văn xuôi có cấu trúc thơ: “Người dưng ơi người dưng, một triệu người tôi gặp trong đời có ai là máu của máu tôi?...”, “Anh Ngọc ơi, sau bao nhiêu đau đớn ê chề...” Trong truyện ngắn “Những người thợ xẻ” diễn ngôn mang tính chất tự nhiên của ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa diễn ngôn và truyện kể hết sức uyển chuyển. Hàng loạt các kiểu diễn ngôn khác nhau, ngoài việc được tổ chức theo cách thức giễu nhại, sự xâm nhập của thể loại, trích dẫn…chúng cũng là những thành tố tạo nên mối quan hệ có tính chất liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiê ̣p. Có thể nói, đóng góp lớn của Nguyễn Huy Thiệp cho văn học chính là truyện ngắn. Thành công của ông là thành công của một nhà văn miệt mài suy ngẫm và không ngừng phản biện ý thức hệ của diễn ngôn tập thể. Từ sau 1986, ông là cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất chưa ai vượt qua được. Họ và tên học viên : Phạm Thị Phượng Lớp : VHVN K16.1 MS: CH 05161014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan