Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tiểu luận án lệ lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Bài tiểu luận án lệ lý luận và thực tiễn

.PDF
35
28
91

Mô tả:

TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ÁN LỆ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN . LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách hiện nay. Việc quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật chỉ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ của một nhà nước pháp quyền. Trong một nhà nước pháp quyền, ngoài các tiêu chí khác, thì cần đòi hỏi phải áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật của tòa án thể hiện ở chỗ những vụ án giống nhau thì phải được xử một cách giống nhau. Có thể nói, trong chừng mực nào đó, pháp luật Việt Nam mang truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa, hay còn gọi là hệ thống dân luật (Civil Law). Điều này có nghĩa là án lệ (precedent) không phải là nguồn luật được áp dụng ở Việt Nam và do đó, nó không mang tính ràng buộc đối với tòa án. Mặc dù vậy, khi nói đến sự thống nhất trong công tác xét xử là nói đến việc thống nhất trong giải quyết các vụ án có tình tiết tương tự nhau, hay nói cách khác là việc xét xử “bây giờ” phải giống với việc xét xử “trước đây”. Vì thế, nghiên cứu để phát triển án lệ là một trong những ưu tiên quan trọng của ngành tư pháp nước ta hiện nay. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014, có hiệu lực từ tháng 6, 2015 với những điều khoản về vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong việc chuẩn bị, công bố và phát triển án lệ. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng cho ngành tư pháp Việt Nam, tạo ra một nguồn luật mới đa dạng và phong phú. Đề tài tiểu luận “Án lệ - Lí luận và thực tiễn” là một chủ đề “nóng hổi”, mang đậm tính thời sự. Là một tiểu luận môn học của sinh viên, nghiên cứu sẽ không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định, nhóm hi vọng sẽ được sự góp ý chân thành của mọi người, đặc biệt là cô Thu Trang – giảng viên phụ trách môn. Trên hết, việc nghiên cứu đề tài này đã cho chúng em một lượng kiến thức vô cùng quan trọng và có giá trị cao trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Thay mặt nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Cường 2 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN MỤC LỤC Lời nói đầu ...........................................................................................................................2 MỤC LỤC ...........................................................................................................................3 Phần I. Khái quát về án lệ .................................................................................................4 CHƯƠNG 1: Khái niệm và nguồn gốc ra đời của án lệ .............................................4 Phần II. Lí luận về án lệ ....................................................................................................8 CHƯƠNG 2: Lí luận về sự hình thành án lệ ...............................................................8 CHƯƠNG 3: Học thuyết về án lệ .............................................................................18 CHƯƠNG 4: Ý nghĩa và hạn chế của án lệ ..............................................................21 Phần III. Án lệ với tình hình thực tiễn thế giới và Việt Nam ......................................23 CHƯƠNG 5: Án lệ trong các hệ thống pháp luật .....................................................23 CHƯƠNG 6: Sự phát triển của án lệ tại Việt Nam ...................................................26 Phần IV. Mở rộng ............................................................................................................29 CHƯƠNG 7: So sánh Thông luật và Dân luật ..........................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................33 3 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN Phần I. KHÁI QUÁT VỀ ÁN LỆ CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA ÁN LỆ 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ÁN LỆ Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này ”1. Từ đó, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của án lệ như sau: Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("case law”) hay luật do thẩm phán ban hành ("judge make law”)2. Trong khi đó, nguồn luật văn bản chủ yếu được tạo ra bằng con đường nghị viện ban hành. Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới. Vụ việc đó phải liên quan tới các vấn đề chưa từng được đề cập thì khi này tòa án mới tạo ra án lệ khi giải quyết. Thứ ba, việc xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự. Các thẩm phán khi giải quyết một vụ việc cần phải xác định và đánh giá lý lẽ tương tự, từ đó để xác định áp dụng hoặc không áp dụng lý lẽ trong bản án trước để giải quyết vụ việc hiện tại. 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 2.1. Cuộc chinh phạt nước Anh của William I Năm 1066, dưới sự chỉ huy của công tước William (còn được gọi là William – kẻ chinh phục) quân Norman đã đánh bại quân Anglo-Saxon của vua Harold II, thống nhất 1 Black's Law Dictionary, 1979, 5th edition, tr.1059. Đỗ Thành Trung, 2013, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Tp.HCM, truy cập 29 tháng 11 năm 2015, 2 4 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN nước Anh. William lên ngôi vua, lấy tên gọi là William I, cai trị vương quốc cho đến khi mất (1066 – 1087)3. William I là người có tinh thần hoà giải nhân dân, ông tự xưng mình là người thừa kế hợp pháp của các vị vua Anglo-Saxon, đồng thời không áp đặt luật lệ của người Norman lên cư dân bản địa, không hủy bỏ các tập quán truyền thống của Anh. Nhà vua vẫn cho giữ nguyên pháp luật ở Anh và hệ thống tòa án ở các địa phương vì vậy mà ở Anh không có một bộ luật chung nhất. 2.2. Tòa án Hoàng gia được thiết lập Tại nước Anh lúc đó tồn tại nhiều vùng miền khác nhau, ở mỗi vùng lại có những tập quán riêng biệt, người Anh coi những tập quán này là luật. Ở mỗi địa phương đều có những tòa địa hạt (County court) được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng. Việc xét xử dựa theo tập quán của từng địa phương4. Ở Anh lúc bấy giờ không hề có luật để xét xử cho người Norman nên khi lên ngôi, nhà vua đã lập nên một tòa án đặt tại cung điện Buckingham (gọi là tòa Hoàng gia) chuyên dùng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến những người Norman đã đến Anh cùng ông. Tới thế kỉ XII, tòa Hoàng gia đã thay mặt nhà vua giải quyết được nhiều vấn đề khác như thuế, đất đai, trừng phạt những tội phạm nguy hiểm, các vấn đề tranh chấp có thể ảnh hưởng tới sự thịnh vượng của vương triều… Từ đó nó dần được mở rộng cả về mặt thẩm quyền lẫn cơ cấu, quy mô tổ chức. Theo thời gian, tòa Hoàng gia ngày càng chiếm được nhiều ưu thế do tính hiện đại và chuyên nghiệp. Tòa Hoàng gia cứ thể mở rộng thẩm quyền cũng như uy tín đến mức các tòa địa phương không còn có thể cạnh tranh được nữa (mất tác dụng)5 và cuối cùng trở thành cơ quan xét xử duy nhất trên toàn nước Anh. 2.3. Tiền lệ pháp ra đời Nhằm củng cố uy tín cho tòa Hoàng gia cũng như có thể giải quyết thấu đáo hơn các vấn đề người dân khiếu nại, các thẩm phán của tòa Hoàng gia đã được phái đi thực tế tại các địa phương từ thời của William I. Những thẩm phán này trở thành các thẩm phán Fromont, M. 2001, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Trương Quang Dũng dịch, Nguyễn Văn Bình hiệu đính, Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp. 4 Bogdan, M. 2002, Comparative law, Nhà xuất bản Kluwer, Norstedts Juridik, Tano. 5 Bell, G. 1996, The U.S. Legal Traditions in the Westerrn Legal Systems, New York: Foundation Press. 3 5 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN lưu động, có nhiệm vụ đi khắp mọi nơi thuộc quyền cai trị của nhà vua, thay mặt đức vua để giải quyết các vấn đề bằng các phiên tòa xét xử lưu động6. Ở các vùng cần đến để thực hiện nhiệm vụ, ban đầu các thẩm phán đều xét xử dựa theo phong tục tập quán của vùng miền đó chứ không hề áp đặt luật lệ của Hoàng gia. Sau một thời gian thực thi nhiệm vụ tại các vùng đất khác nhau, các vị thẩm phán thường tập trung lại tại Westminster để thảo luận và trao đổi về các tập quán tại các vùng mà mình đã từng áp dụng để xét xử, từ đó đúc kết lại những quyết định, phán quyết mang tính thuyết phục cao làm cơ sở cho các thẩm phán khác tham khảo và áp dụng xét xử cho các vụ việc có tình tiết tương tự sau này7. Cách áp dụng tương tự này ngày càng phổ biến và được các thẩm phán sử dụng ngày càng nhiều, dần dà trở thành tiền lệ và là khung mẫu chung để các thẩm phán đưa ra phán quyết cho các vụ việc khác nhau. Họ cũng đồng thời lập nên nguyên tắc tiền lệ “Stare decisis” nghĩa là tiền lệ phải được tôn trọng nhằm đảm bảo cho việc đưa ra phán quyết mang tính khuôn mẫu. Về sau nguyên tắc này được cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Vua công nhận như một nguyên tắc xét xử chung cho toàn thể mọi vùng lãnh thổ nước Anh, đó chính là sự ra đời của tiền lệ pháp. Nhờ tiền lệ pháp, Tòa Hoàng gia có thể xét xử các vụ việc xảy ra ở các địa phương khác nhau theo nguyên tắc pháp luật chung mà không gặp phải những khó khăn như trước đây, từ đó quyết định của các toà án hoàng gia dần dần trở thành luật chung cho cả vương quốc, kể từ lúc này, hệ thống pháp luật của nước Anh cơ bản được thống nhất. Thuật ngữ "Common Law" – Thông luật hay Luật thông lệ (nghĩa đen là pháp luật chung) đã ra đời và được hiểu là truyền thống pháp luật dựa trên các án lệ (luật án lệ)8. Sự ra đời của tiền lệ pháp gắn liền với sự ra đời của Thông luật, là hình thức pháp luật và nguyên tắc pháp lý đặc trưng cho hệ thống pháp luật Anh. Có thể nói sự ra đời của tiền lệ pháp là tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thống nhất luật pháp của chế độ quân chủ ở Anh trong thời kì này. Ngoài ra, tiền lệ pháp ra đời bên cạnh vai trò của các thẩm phán trong việc xây dựng và áp dụng những nguyên tắc mới trong quá trình xét xử, còn do sự Bogdan, M. 2002, Comparative law, Nhà xuất bản Kluwer, Norstedts Juridik, Tano. Rene, D. 2003, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 8 Rene, D. 2003, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 6 7 6 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN kế thừa trực tiếp từ hình thức tập quán pháp, đó là những tập quán khác nhau ở mỗi địa phương mà các thẩm phán đã chọn lọc, thao khảo và dùng làm cơ sở để đưa ra phán quyết. Sự kế thừa này là một điều tất yếu vì đây chính là đặc điểm mang tính lịch sử của pháp luật Anh, đó là tình kế thừa và "tính kết nối bền vững không thể phủ nhận được với quá khứ"9. 9 Bogdan, M. 2002, Comparative law, Nhà xuất bản Kluwer, Norstedts Juridik, Tano. 7 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN Phần II. LÍ LUẬN VỀ ÁN LỆ CHƯƠNG 2 LÍ LUẬN VỀ SỰ HÌNH THÀNH ÁN LỆ Theo Michael Bogdan, cần phải có những yêu tố sau đây để một bản án trở thành án lệ. Ta sẽ đi vào phân tích rõ từng điều kiện.  Phải có vấn đề về mặt pháp lý;  Phải có quan điểm, đường lối giải quyết rõ ràng của thẩm phán;  Phải xuất phát từ tranh chấp giữa các bên trong vụ án;  Phải được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền;  Phải được công bố và hệ thống hóa;  Phải gắn với các nguyên tắc tiền lệ.10 1. PHẢI CÓ VẤN ĐỀ VỀ MẶT PHÁP LÝ Trước hết một bản án được coi là án lệ thì phải liên quan đến vấn đề về pháp lý. Có nghĩa là khi các sự biến pháp lý hoặc quan hệ phát sinh tranh chấp đã rõ, đã được pháp luật quy định thì Thẩm phán áp dụng những điều luật đã có sẵn để phán quyết, cho nên những bản án trong các vụ án này không tạo ra án lệ. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra án lệ là quyết định của thẩm phán trong vụ án cụ thể liên quan đến các vấn đề pháp luật mới nảy sinh hoặc một nghi vấn pháp luật. Đó là các vấn đề nảy sinh trong các vụ án có liên quan đến câu hỏi luật cần áp dụng đối với sự kiện thực tế nảy sinh trong vụ án là gì và nó được áp dụng vào các sự kiện thực tế trong vụ án như thế nào? Thực chất vấn đề pháp luật ở đâu chưa được giải quyết, chưa hề có lời giải đáp trong thực tiễn. Do đó khi xét xử thẩm phán đã tìm ra lời giải đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án. Và như vậy thẩm phán đã sáng tạo ra pháp luật. Điều này 10 Bogdan, M. 2002, Comparative law, Nhà xuất bản Kluwer, Norstedts Juridik, Tano. 8 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án lệ (một tiền lệ pháp) cho các vụ việc trong tương lai. Ta có thể lấy một ví dụ một án lệ cụ thể: R. V. Elizabeth Manley, [1933] (CA) Vụ án này xảy ra vào năm 1933, liên quan đến cô Elizabeth Manley. Cô này đã trình báo với cảnh sát rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiến hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án đã kết tội cô Elizabeth Manley với tội danh "làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng ". Tội danh này không có trong luật (Đây là nội dung liên quan đến vấn đề pháp luật). Do đó, tòa án đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công sức cho cảnh sát trong quá trình điều tra một vụ việc không có thật. Từ vụ án Alizabeth Manley đã hình thành nên một tiền lệ trong phán quyết của Tòa án " Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng"11. Tiếp sau đó là vụ án của bà mayjones vào năm 1997 (theo Án lệ: R v mayjonnes [1997] (CA)). Bà Jones đang đi mua sắm ở cửa hàng thì phát hiện mình bị mất chiếc ví. Bà ta nhớ lại trước đây ít phút có một người đàn ông đã đi lướt qua và chạm vào người bà. Bà ta lập tức báo cảnh sát và miêu tả nhận dạng người đàn ông đấy. Ngày sau đó cửa hàng điện thoại đến và báo rằng bà Jones đã để quên ví tiền tại cửa hàng. Trong vụ này bà Jones cũng bị kết tội như cô Manley vì đã làm cảnh sát điều tra một vụ việc không có thật và đặt người vô tội trước rủi ro bị truy tố. Hai vụ án cách nhau 64 năm tuy nhiên tiền lệ trước đây vẫn được áp dụng để giải quyết cho vụ án sau (án bà May Jones) vì hai vụ án trên có tính chất tương tự với nhau. Từ vụ án này cho thấy, tội danh "gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng" chưa hề có trong mặt có nghĩa là hành vi của cô Manley trước khi có tội danh này rơi vào vấn đề pháp luật (đây cũng được gọi là "các vụ việc được giải quyết lần đầu"). Việc tòa án đưa ra tội danh này trong phán quyết đã làm ra án lệ và như vậy những hành vi tương tự như cô Manley sẽ bị áp dụng tội danh này. Giống như hành vi của bà mayjones sau này. 11 Chisholm, R. và G. Neitheim. 1997, Undersatanding Law, Butter worths. 9 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN 2. PHẢI CÓ QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT RÕ RÀNG Trong bản án phải thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc của các thẩm phán trong hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt ra. Nếu không có quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì không thể trở thành án lệ (vì án lệ có thể hiểu ở góc độ là một đường lối xét xử) Thông thường những bản án tạo thành những án lệ phổ biến gắn liền với việc các thẩm phán thể hiện quan điểm của mình đối với vấn đề pháp luật đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát. Ta sẽ xét một ví dụ: Vụ án Moorgate Mercantili kiện Twitchings ở Án lệ: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA Trong vụ án này, Thẩm phán Lord Denning đã thể hiện quan điểm của ông đối với việc áp dụng chế định Estoppel ("ngăn không cho phủ nhận") trong luật Anh một cách rất rõ ràng làm cơ sở để xử lý các vấn đề pháp lý được đặt ra trong vụ án này và thuyết phục các bên, làm nên một bản án "thấu tình đạt lý", có giá trị to lớn về sau này. Quan điểm và thái độ của thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận khi thẩm phán có những lập luận đưa ra trong một án lệ phải hợp lý và có lô-gic pháp luật. Cụm từ mà người ta dùng để đánh giá tính hợp tình hợp lý đối với thẩm phán "làm luật" sáng tạo ra pháp luật khi xét xử đó là "tính hợp lý" hay "lập luận hợp lý". Đặc điểm này là một đặc trưng rất cơ bản trong văn hóa pháp lý của các vị thẩm phán trong các hệ thống pháp luật bị ảnh hưởng bởi truyền thống Thông luật. Hiện nay, lý luận về lập luận hợp lý là một yếu tố góp phần tạo ra án lệ không chỉ phổ biến ở trong hệ thống pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật, mà nó đã ảnh hưởng đến các án lệ của tòa án Châu Âu khi xét xử về các lĩnh vực của pháp luật thuộc phạm vi của Liên minh Châu Âu. Ví dụ như nguyên tắc về lập luận hợp lý trong pháp luật cạnh tranh12. Nguyễn Thanh Trí. 2007, Nguyên tắc lập luận hợp lý và nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2007, tr. 52-62. 12 10 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN 3. PHẢI XUẤT PHÁT TỪ TRANH CHẤP GIỮA CÁC BÊN TRONG VỤ ÁN Án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ tranh chấp giữa các bên trong vụ án. Điều này có nghĩa là án lệ được tạo ra trong bối cảnh phải có một tranh chấp xác định. Thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết trong tranh chấp giữa các bên, bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể. Nếu xét về con đường hình thành ra pháp luật thì cách tạo ra luật bởi thẩm phán trong điều kiện này khác hẳn với công việc xây dựng luật của các nhà lập pháp trong nghị viện. Các thẩm phán trong hệ thống Thông luật đặc biệt là trong pháp luật Anh không coi công việc của họ đơn thuần là áp dụng pháp luật mà họ còn có chức năng sáng tạo ra pháp luật (qua các án lệ) để góp phần hoàn thiện pháp luật. Đối với những trường hợp mà dù đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh tranh chấp, thì án lệ được tạo ra chính là lời giải đáp cho việc áp dụng các quy định pháp luật chứa đựng những nguyên tắc chung trong một trường hợp cụ thể. Một thực tế hiển nhiên là văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp tạo ra rất nhiều trường hợp có chứa đựng các quy phạm với cách khái quát rất cao và trừu tượng. Cũng có những trường hợp các nhà lập pháp không thể tiên đoán hết các thay đổi của điều kiện thực tế của cuộc sống xã hội: điều này tạo điều kiện cho các thẩm phán tạo ra các án lệ khi giải thích và áp dụng các văn bản luật cũng như các đạo luật. Cũng có những trường hợp án lệ được tạo ra trong một vụ án cụ thể phát sinh trên cơ sở tranh chấp giữa các bên không phải vì lý do luật chưa tiên đoán được sự việc trên thực tế sẽ phát sinh, cũng như lỗi về ngôn ngữ trong điều luật. Trường hợp này án lệ được ra khi điều luật cần áp dụng trong trường hợp phức tạp của thực tiễn. Ví dụ: Án lệ Chief Adjudication Officer v Webber [1989], 11234, CA. Trong vụ Chief Adjudication Officer kiện Webber. Câu hỏi đặt ra trong vụ kiện này liên quan đến tranh chấp giữa bên nguyên đơn và bị đơn về khái niệm từ "Sinh viên" (Student). Cần hiểu như thế nào cho đúng để áp dụng theo quy định tại Điều 61 của Luật Hỗ trợ trong thu nhập năm 1987. Theo luật này một người được coi là sinh viên từ thời điểm bắt đầu của khóa học tập trung chính quy cho đến tận ngày cuối cùng của khóa học, kể cả thời gian của các kỳ nghỉ. 11 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN Án lệ trong vụ Chief Adjudication kiện Webber có khác biệt ở chỗ thẩm phán của Tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện này tuyên bố định nghĩa từ "sinh viên" nói trên không áp dụng đối với người đã thi trượt một số đơn vị học phần và phải thi lại như những sinh viên tại chức. Như vậy có thể nói, án lệ trên do thẩm phán tạo ra luôn dựa trên cơ sở của các vụ kiện cụ thể, và khi nó được coi là án lệ thì có thể áp dụng cho các vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các thẩm phán viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luận hợp lý của họ. 4. PHẢI ĐƯỢC TẠO RA BỞI TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN Án lệ được thiết lập ngay tại Tòa án, tuy nhiên không phải tòa án nào cũng tạo ra án lệ mà những bản án, quyết định thuộc các Tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện để trở thành án lệ. Ở nước Anh, việc hình thành án lệ, hệ thống thứ bậc và hiệu lực án lệ gắn bó mật thiết với tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án. Ví dụ ở Anh13: 1- Cấp độ thấp nhất trong hệ thống Tòa án là tòa án địa phương (Tòa Địa hạt – County Court), Tòa án quận, Tòa sơ thẩm ở các thành phố lớn. Gọi chung là các Tòa sơ cấp, phán quyết của các tòa sơ cấp không được coi là án lệ. 2- Tòa cấp cao (Hight Court) bao gồm 3 phân tòa là Tòa Công bình, Tòa Nữ hoàng, Tòa Gia đình. Phán quyết của tòa cấp cao dù chỉ là các phán quyết tại các phiên xét xử sơ thẩm nhưng các phán quyết đó có giá trị như án lệ. Án lệ của tòa cấp cao có giá trị bắt buộc đối với các tòa địa phương và tòa sơ thẩm ở các thành phố. Xét về mặt thứ bậc hiệu lực thì phán quyết của tòa cấp cao đương nhiên không phải là án lệ có tính bắt buộc đối với tòa án ở cấp cao hơn. 3- Tòa phúc thẩm (Court of appeal) có cấp độ cao hơn tòa cấp cao và tòa Hoàng gia. Do tính chất và thẩm quyền của tòa phúc thẩm cho nên các bản án của Tòa phúc thẩm rất có giá trị 25% được xuất bản thành các tập án lệ và có giá trị bắt buộc đối với các tòa cấp dưới và ngay cả tòa phúc thẩm. Nguyễn Văn Nam, 2003, Án lệ và hệ thống Tòa án nước Anh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 02/2003. 13 12 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN 4- Thượng nghị viện (House of Lord) – Đây là cấp tòa tối thượng trong hệ thống tòa án Anh. Án lệ của thượng nghị viện (3/4 trong đó được xuất bản) có giá trị bắt buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới và đối với cả thượng nghị viện. Tuy nhiên do yêu cầu của việc phát triển pháp luật, vào năm 1966, thượng viện tuyên bố rằng thượng nghị viện sẽ không bị bắt buộc phải theo các án lệ của chính mình14. 5. PHẢI ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀ HỆ THỐNG HÓA Các phán quyết phải được công bố và hệ thống hóa. Việc công bố và hệ thống hóa án lệ phải tuân theo một trình tự thủ tục chặt chẽ. Công bố án lệ: Các án lệ của các tòa được đăng tải trong các báo cáo riêng, có các ký hiệu quy định. Các án lệ được công bố trong các tập báo cáo luật được xuất bản thành các tập, không đánh số liên tục mà theo năm xuất bản, việc tra cứu các án lệ dựa vào số trang trong các báo cáo luật. Một quyết định của tòa án được công bố thường dưới tên của các bên. Việc sử dụng phương pháp này khiến các quyết định của tòa án Anh được sắp xếp theo chữ cái mà không theo thứ tự thời gian trong chính mỗi tập báo cáo luật. Trong hệ thống pháp luật của các nước coi án lệ là nguồn luật có hiệu lực bắt buộc trong các nguồn thì việc hệ thống và xác định ký hiệu các án lệ cụ thể luôn phải tuân theo quy chuẩn chặt chẽ mang tính bắt buộc. Công việc đó có ý nghĩa rất lớn vì: Thứ nhất, đây là một trong những nguyên tắc để xây dựng tiền lệ pháp; thứ hai, đây là điều kiện bắt buộc để một phán quyết trở thành án lệ. Chỉ có 1/10 các phán quyết của tòa cấp cao được xuất bản và vì vậy giá trị của các phán quyết được coi là án lệ. Thứ ba, việc công bố các án lệ cùng với sự loại trừ nhất định toà càng thấp thì tỉ lệ phần trăm quyết định được công bố càng giảm, sẽ bớt số lượng khổng lồ của những quyết định có thể làm lạc hướng luật gia Anh và làm suy yếu uy tín của án lệ. Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng để một bản án trở thành án lệ nhất thiết phải qua khâu này. Đây là một trong những đặc điểm của án lệ và cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng án lệ – tiền lệ pháp. 14 Pratice Statement (Judicial Precendent), 1966. W.L.R. 226, HL. 13 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN 6. PHẢI GẮN VỚI CÁC NGUYÊN TẮC TIỀN LỆ Án lệ khi được giải thích và áp dụng phải được gắn liền với nguyên tắc “Stare decisis” tức là tiền lệ phải được tôn trọng. Trong hệ thống pháp luật Anh cũng như các nước việc giải thích và áp dụng các án lệ là một khâu cực kỳ quan trọng trong đó việc giải thích các án lệ là điểm mấu chốt còn việc áp dụng án lệ là hệ quả trực tiếp từ việc giải thích. Việc đó có nghĩa là các thẩm phán Anh sẽ trình bày, diễn giải cho những quyết định do mình đưa ra thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của vụ án và đưa ra các quy tắc chung. Nguyên tắc “Tiền lệ phải được tôn trọng” trong việc giải thích và áp dụng yêu cầu hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự nhau thì sẽ được xét xử như nhau. Vậy thì khi so sánh vụ việc đang thụ lý với các vụ việc đã xảy ra trước đây làm thế nào xác định được tình tiết nào là tình tiết chính, tình tiết nào là tình tiết tương tự hoặc có liên quan trong một bản án dài với nhiều lập luận? Đâu là ranh giới giữa án lệ bắt buộc và án lệ không bắt buộc, giữa phần bắt buộc và phần không bắt buộc của bản án. Không phải mọi nội dung hay tất cả các phần trong một bản án được coi là án lệ đều có giá trị bắt buộc, mà chỉ có những phần chính (Lý do để đưa ra quyết định) mới có giá trị bắt buộc, và được tòa án xem xét các tình tiết trong đó được coi như là những cơ sở quan trọng chủ yếu để lập luận cho phán quyết của mình. Khi đưa ra phán quyết thì bản thân của người thẩm phán sẽ không xác định đâu là phần chính hay đâu là phần ngẫu nhiên mà điều đó sẽ do một người thẩm phán khác sẽ làm khi xem xét quyết định đó có phải là án lệ cho vụ việc đang giải quyết hay không. Tuy nhiên việc phân biệt này không phải lúc nào cũng đơn giản, nhiều khi nó còn phụ thuộc vào sự biện luận của luật sư, và các thẩm phán trong xét xử vụ kiện. Ta sẽ xét một ví dụ: một người bị con chó của nhà hàng xóm cắn và tòa án đã buộc người chủ con chó phải bồi thường với lý do chủ của vật nuôi có trách nhiệm nếu con vật đó làm bị thương người khác. Thời gian sau, một người khác bị con trăn Nam Mỹ của nhà hàng xóm gây ra thương tích và vấn đề đặt ra là quyết định trước đây có phải là án lệ bắt buộc đối với vụ việc mới này (thông thường đây là quan điểm của luật sư bên bị hại) hay không phải là bắt buộc (đây là quan điểm của bị đơn). 14 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN Xét qua thì rõ ràng việc bị thương do con trăn gây ra đã được nói đến trong tuyên bố của tòa án tại vụ việc thứ nhất. Thông thường luật sư của thân chủ có con trăn sẽ cố gắng thuyết phục thẩm phán rằng phán quyết ở vụ trước đó chỉ có tính bắt buộc đối với những vụ khi con vật gây ra thương tích là chó, bởi con trăn Nam Mỹ hoàn toàn khác với con chó và vì thế trong trường hợp này không nhất thiết phải áp dụng quy định này một cách giống nhau đối với cả hai loài động vật. Qua ví dụ trên ta có thể thấy hai khía cạnh của việc phân tích án lệ, nó không chỉ đơn thuần là việc phân biệt giữa đâu là phần bắt buộc hay phần không bắt buộc, mà nó còn là việc chứng minh những điểm tương đồng từ những tình tiết liên quan của vụ án sau so với vụ án trước nhằm tạo ra những tình huống tương tự nhau để áp dụng chính xác án lệ. Ngoài ra, về một khía cạnh nào đó ta có thể tránh được tính bắt buộc của án lệ. Ở khía cạnh thứ nhất việc chứng minh những điểm tương đồng, ta thấy có những án lệ mà thoạt nhìn người ta không thấy nó có điểm tương đồng với một vụ việc cụ thể đang xét xử, nhưng bằng những lập luận hợp lý, thẩm phán vẫn có thể viện dẫn án lệ đó. Ví dụ: trong vụ án Attia kiện British Gas năm 1987. Đây là vụ án mà nguyên đơn là bà Attia đã kiện Công ty cung cấp khí gas Anh (British gas) về việc bồi thường thiệt hại do hành vi bất cẩn của Công ty này làm cháy ngôi nhà của bà. Tòa Phúc thẩm Anh khi xử vụ án này đã ra phán quyết dựa trên Án lệ của Thượng Nghị viện trong vụ Macloughtin kiện O’Brian. Điều đáng lưu ý ở đây là bà Attia được Tòa Phúc thẩm tuyên thắng kiện trong một vụ kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản và tinh thần (do hành vi bất cẩn của Công ty cung cấp gas Anh đã làm cháy ngôi nhà của bà) dựa trên án lệ trong vụ bà Macloughlin kiện O’Brian với nội dung về bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần trong một vụ tai nạn giao thông (đây là vụ án mà bà Macloughlin đã kiện O’Brian- một tài xế lái xe đã làm chết chồng và hai người con của bà trong một vụ tai nạn). Quả thật hai vụ kiện này có vẻ như khác xa nhau, một bên là bị sốc do chứng kiến những người thân thiết nhất trong gia đình bị mất đi và bị thương nặng, một bên là bị sốc do chứng kiến ngôi nhà bị thiêu rụi, thế nhưng tòa vẫn lấy vụ kia làm cơ sở để xử vụ này bằng những lập luận hợp lý. 15 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN Đó là, khi mô tả về sự việc ngôi nhà bị cháy, Thẩm phán của Tòa phúc thẩm dùng từ "house" có thể dịch là ngôi nhà. Còn khi nói về mối liên hệ giữa bà Attia và ngôi nhà của bà, Tòa không dùng chữ "house" mà lại dùng từ "home", có thể dịch là "tổ ấm". Trong tiếng Anh, cả hai đều có nghĩa là nhà, nhưng chữ house dùng để chỉ một kết cấu vật chất còn chữ home thì có ý nghĩa lớn lao hơn, thiêng liêng hơn: chỉ tổ ấm, chỉ về gia đình... Chính vì vậy, ngôi nhà bị thiêu rụi đó cũng gây đau khổ cho bà Attita không kém gì nỗi đau mất người thân của bà Macloughtin trong vụ án trước đó. Ở đây thẩm phán đã có cách chơi chữ rất tinh tế kết hợp với truyền thống văn hóa từ đó đưa ra lập luận cho mình15. Ở khía cạnh thứ hai, chính là phương thức phân biệt. Nếu các thẩm phán muốn tránh không gặp phải áp dụng nguyên tắc “Stare decisis” (tiền lệ phải được tôn trọng ) thì ông ta có thể tuyên bố là các tình tiết của vụ án mình đang xét xử không giống với các tình tiết trong vụ án đã xét xử trước đó. Đây gọi là phương thức phân biệt. Ngay cả trong trường hợp các tình tiết được coi là giống nhau, thẩm phán cũng có quyền không chịu sự ràng buộc của nguyên tắc này trong một phán quyết được ban hành trước đó nên cho rằng tình tiết đó không phải là căn cứ có tính chất quyết định đặc biệt là trong trường hợp căn cứ đó chỉ có tính bổ sung hoặc là căn cứ đó đang còn được tranh cãi hay trong trường hợp quy tắc được đưa ra vượt ra khỏi khuôn khổ của vụ việc cần xét xử16. Có thể thấy rằng giá trị của bản án với tư cách là án lệ có thể mở rộng ra bên ngoài câu chữ của chính thẩm phán (dù điều này ít khi xảy ra). Quay lại ví dụ về trách nhiệm của người chủ đối với người bị thương do vật nuôi của mình. Để không phải áp dụng án lệ đã có, không chỉ bằng cách chứng minh rằng con trăn Nam Mỹ hoàn toàn khác với con chó - một loài được thuần dưỡng, loài kia là nòi hoang dã, mà còn có thể chứng minh về sự khác biệt có liên quan ngay cả khi hai trường hợp đều bị chó cắn, như: con chó trong án lệ được viện dẫn là con chó màu đen, có tên là Tiểu Hắc, trong khi con chó trong vụ việc sau màu trắng, tên là Tiểu Tuyết cũng như việc một con cắn vào ngày thứ hai còn con kia cắn vào ngày thứ tư khó có thể coi là sự khác biệt có liên quan, nhưng vấn đề sẽ khác nếu như Luật sư tìm được sự khác biệt khó có thể Nguyễn Lâm, 2006, "House" hay "Home" và tầm minh triết của pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 13 (78) tháng 7/2006, tr. 26. 16 Fromont, M. 2001, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Trương Quang Dũng dịch, Nguyễn Văn Bình hiệu đính, Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp. 15 16 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN bỏ qua như việc chó cắn bị thương thứ nhất xảy ra ngay tại nhà người chủ có chó, còn vụ việc kia thì việc chó cắn xảy ra ngay tại nơi công cộng (ở công viên chẳng hạn). Như vậy, có nhiều cách xoay xở để giới hạn tính bắt buộc của án lệ bằng việc chỉ ra sự khác biệt (khác biệt giới hạn). Nếu thẩm phán Anh không tán thành án lệ cụ thể nào đó thì ông ta sẽ né tránh bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa án lệ đó với vụ việc ông ta đang xem xét bằng mọi tình tiết có thể và như vậy chỉ một chi tiết khác biệt cũng có thể được coi là đủ. Tóm lại theo nguyên tắc tiền lệ phải được tôn trọng có nghĩa là nếu bản án sau được xem xét có những điểm tương đồng mang tính chất chính của vụ án thì sẽ phải xử theo án lệ trước đó. 17 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN CHƯƠNG 3 HỌC THUYẾT VỀ ÁN LỆ Dựa trên nguyên tắc bất thành văn Stare decisis – "Tiền lệ phải được tôn trọng" (ra đời vào thế kỷ 12 và chính thức bắt buộc vào thế kỷ 17), các nước theo hệ thống Thông luật đã cụ thể hoá thành những quy định trong việc xây dựng tiền lệ pháp và được hệ thống lại thành học thuyết về tiền lệ (The Doctrine of Precedent) với những nguyên tắc sau: 1. NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA CẤP TRÊN Mỗi tòa án cấp thấp hơn phải tuân thủ theo phán quyết của tòa án cấp cao hơn trong cùng hệ thống hoặc tòa án đã tạo ra tiền lệ đó. Nếu như một phiên tòa có nhiều hơn 1 thẩm phán thì các thẩm phán không bắt buộc phải nghe theo phán quyết của thẩm phán kia hay nói rõ hơn là một thẩm phán không bắt buộc phải tuân theo phán quyết của thẩm phán khác trong cùng một cấp Tòa án và trong cùng một hệ thống Tòa án17. Ví dụ: Ở nước Anh, Tòa sơ cấp – Tòa án địa phương (county court) phải tuân theo án lệ của Tòa cấp cao, Tòa hoàng gia, Tòa phúc thẩm và Tòa tối thượng (Thượng Nghị viện). Tương tự thì thòa cấp cao phải tuân theo án lệ của Tòa Hoàng gia, Tòa phúc thẩm và Thượng Nghị viện… Đối với nước có nhiều tiểu bang như Mĩ thì ở mỗi tiểu bang, các tòa án cấp thấp phải tuân theo án lệ của các tòa án cấp cao trong cùng tiểu bang đó. 17 Lê Mạnh Hùng, 2015, Án lệ trong hệ thống tòa án Australia lựa chọn nào cho Việt Nam trong việc phát triển án lệ?, Công ty Luật Minh Khuê, truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015, < https://luatminhkhue.vn/kienthuc-luat-hinh-su/an-le-trong-he-thong-toa-an-australia-lua-chon-nao-cho-viet-nam-trong-viec-phat-trienan-le-.aspx> 18 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN 2. NGUYÊN TẮC KHÔNG BUỘC PHẢI TUÂN THEO ÁN LỆ CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN KHÁC Khi các tòa án thuộc hệ thống tòa án khác nhau thì tòa án cấp thấp không nhất thiết phải xử án theo quyết định của tòa án cấp cao trước đây. Lúc này quyết định của tòa án cấp cao chỉ mang tính tham khảo để có thể giúp giải quyết vấn đề tuy nhiên phán quyết của tòa án cấp cao tất nhiên sẽ mang giá trị thuyết phục cao hơn. Ví dụ: Ở Úc, theo học thuyết tiền lệ thì Tòa án Sơ thẩm thuộc tiểu bang New South Wales sẽ buộc phải tuân theo những phán quyết trước đây của Tòa án Phúc thẩm thuộc tiểu bang New South Wales nhưng nó không buộc phải tuân theo những quyết định của Tòa án Tối cao thuộc tiểu bang Victoria. Tuy nhiên phán quyết của tòa án tối cao thuộc tiểu bang Victoria sẽ có giá trị thuyết phục hơn so với bản án của tòa cấp thấp hơn thuộc tiểu bang Victoria đối với tòa án thuộc tiểu bang New South Wales khi đưa ra một bản án đối với một vụ án tương tự. 3. NGUYÊN TẮC PHẢI DỰA VÀO CƠ SỞ PHÁP LÝ Khi nói về nguyên tắc này cần đề cập đến cụm từ “Ratio decidendi”. Cụm từ này theo tiếng Latin có nghĩa là lý do đưa ra quyết định, hay là “quy tắc pháp lý của vụ kiện” do thẩm phán đưa ra để biện luận cho phán quyết của mình. Trong trường hợp có nhiều thẩm phán cùng xét xử và mỗi thẩm phán đều đưa ra lý do phán quyết, lý do nào được đa số thẩm phán đưa ra sẽ là ratio. Nếu không lý do nào được đa số thẩm phán đưa ra, sẽ không có án lệ phải tuân theo đối với tòa án sau này. Nếu các thẩm phán đưa ra hai hay nhiều hơn quy tắc pháp lý, thì mỗi quy tắc pháp lý đó đều tạo nên một ratio decidendi bắt buộc phải tuân theo trong tương lai18. Nói một cách ngắn gọn hơn thì đây chính là phần cơ sở pháp lý hay chứng cứ pháp lý của một vụ án và chỉ cần là án lệ thì bắt buộc không thể thiếu phần này được. Nguyễn Đức Lam, 2011, Các khái niệm về án lệ ở Úc, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015, < http://www.luatsutruonganhtu.com/Tin-tuc-su-kien/Bai-2-CAC-KHAI-NIEM-VEAN-LE-O-UC/pageid/101/ctl/2/itemid/86605> 18 19 ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TIỂU LUẬN 4. NGUYÊN TẮC THAM KHẢO ĐỐI VỚI PHẦN BÌNH LUẬN Những nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án không dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên cơ sở bình luận của thẩm phán sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân thủ và được gọi là những “Obiter dictum”. Theo tiếng Latin thì cụm từ này nghĩa là “Một lời nhận xét ngẫu nhiên”, đây là phần bình luận của thẩm phán trong bản án. Nó chính là lời nhận xét, bình luận, ý kiến phụ của thẩm phán, không có giá trị bắt buộc, không mang nội dung trực tiếp của vụ tranh chấp, và không thể viện dẫn như một tiền lệ. Có hai loại obiter dictum: loại thứ nhất là các quy tắc được thẩm phán đưa ra mà không dựa trên các sự kiện pháp lý của vụ kiện, loại thứ hai là các quy tắc pháp lý do thẩm phán đưa ra dù đã dựa trên các sự kiện pháp lý của vụ kiện, nhưng không phải là cơ sở của quyết định tòa án, ví dụ như quy tắc do thẩm phán thiểu số đưa ra 19. Mặc dù không có tính bắt buộc nhưng đôi khi Obiter dictum vẫn rất đáng tin cậy như Ratio decidendi và được áp dụng tùy theo uy tín của thẩm phán, cấp bậc của tòa án, bối cảnh, tình huống của vụ án. 5. NGUYÊN TẮC HIỆU LỰC BẤT KỂ THỜI GIAN Đối với án lệ, cho dù thời gian có là bao lâu đi nữa thì tiền lệ đó vẫn không thay đổi. Theo nguyên tắc này, cho dù tiền lệ đó đã xảy ra hàng trăm năm thì cho đến nay nếu gặp sự việc tương tự vẫn có thể áp dụng để đưa ra phán quyết cho vụ án một cách bình thường. Thậm chí, thời gian càng lâu thì tiền lệ đó càng có tính thuyết phục cao chứ không hề bị mai một lỗi thời khác so với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, án lệ càng mới thì tính giải thích càng cao. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là các án lệ không thể bị loại bỏ. Công việc loại bỏ các án lệ dài dòng, lạc hậu này thường do toà án cấp cao nhất của các quốc gia thực hiện. Điều này khiến cho việc vận dụng pháp luật trở nên mềm dẻo hơn, hạn chế sự cứng nhắc của nguyên tắc. Nguyễn Đức Lam, 2011, Các khái niệm về án lệ ở Úc, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015, < http://www.luatsutruonganhtu.com/Tin-tuc-su-kien/Bai-2-CAC-KHAI-NIEM-VEAN-LE-O-UC/pageid/101/ctl/2/itemid/86605> 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan