Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch thực tế lớp trung cấp llct...

Tài liệu Bài thu hoạch thực tế lớp trung cấp llct

.DOC
15
9679
97

Mô tả:

TỈNH ỦY BẮC GIANG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÀI VIẾT THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ NỘI DUNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở THỊ TRẤN SA PA, TỈNH LÀO CAI Họ và tên học viên : Đơn vị công tác Lớp : : Bắc Giang, tháng năm 2019 - 1- A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nhìn chung quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa và thể chế hóa thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Quy chế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính,…, phù hợp với đặc điểm của từng loại cơ sở. Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Do đó, từ lâu Sa Pa đã là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước. Chính vì vậy, kết thúc đợt thực tế trong phạm vi bài thu hoạch của mình em chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện quy chế dân chủ tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. 2. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu - Đối tượng: Là toàn bộ người dân sinh sống và làm việc tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi: Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - 2- B - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết, con người đã biết diễn đạt nội dung dân chủ. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người đã biết “cử ra và phế bỏ người đứng đầu” là do quyền và sức lực của người dân. Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ không còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau: - Chủ nghĩa Mác – Lê nin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ. Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu khác quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. - Khi xã hội có giai cấp và nhà nước – tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, “ dân chủ thuần túy”. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ nô lệ, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa). Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị. - Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (còn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội. - Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…, ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị nhà nước của xã hội. Trong đó con người là thành viên trong xã hội có đủ tư cách công dân là quyền làm chủ của nhân dân. - 3- 2. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh Cơ sơ quyền làm chủ của nhân dân là “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” dân là gốc, dân là chủ, dân làm chủ. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “nhà nước ta là nhà nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì nhân dân, bao nhiêu quyền hạn điều là của dân”. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ cơ sở đến chính phủ trung ương do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến cơ sở là do dân bầu chọn nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Trong quá trình đổi mới đất nước, nền dân chủ ngày càng mở rộng về nội dung; dân chủ cả trong chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và các cấp từ trung ương đến cơ sở; Đến từng người dân cả về dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhằm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3. Quan điểm của Đảng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở đã được Đảng ta chỉ rõ trong chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 24 tháng 04 năm 2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Đặc biệt phát quy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trong cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác. Vừa phát huy tốt chế độ dân đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc Hội, chính phủ, hội đồng nhân và uỷ ban nhân dân các cấp vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với ích của mình. Phát huy dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế- văn hoá-xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả. Nội dung và chế thực các quy chế dân chủ ở sở phải phù hợp với hiến pháp và pháp luật, thể hiện tinh thần đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật. Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính sửa đổi những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp. - 4- Trong thực hiện quy chế dân hiện nay, Thị trấn Sapa đang thực hiện theo pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 20 tháng 04 năm 2007. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1. Đă ̣c điểm tinh hinh Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ Thị trấn Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04’’ đến 22028’46’’ vĩ độ bắc và 103043’28’’ đến 104004’15’’ độ kinh đông. - Phía Bắc giáp huyện Bát Xát. - Phía Nam giáp huyện Văn Bàn. - Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng. - Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu. - Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu. Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m so với mặt nước biển. Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau: (1) Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các Thị trấn Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở. (2) Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các Thị trấn Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp. - 5- (3) Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 Thị trấn phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu. Dân số năm 2015 là 43.600 người, với 7 dân tộc chính, gồm: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Thị trấn Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mông chiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác. Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 là 52.899 người với 7 dân tôc; trong đó người Mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Thị trấn Phó 1,06% còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,23%. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 Thị trấn, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Tổng số đảng viên của đảng bộ là 269 đồng chí, trong đó ban chấp hành đảng uỷ có 20 d/c; ban thường vụ đảng uỷ có 07 đồng chí; có 25 chi bộ trực thuộc, trong đó có 11 chi bộ Thị trấn phường; 07 chi bộ trường học; 01 bộ hợp tác Thị trấn; 01 chi bộ quân sự; 01 chi bộ công An; 01 chi bộ Dân vận; 01 chi bộ trạm y tế; 01 chi bộ khối đảng; 01 chi bộ khối chính quyền. Tổng số đoàn viên; hội viên các đoàn thể là hiện có 7.752 đ/c, chiếm 30,74% so với tổng số dân trong đó: Đoàn thanh niên: 494 đoàn viên, chiếm 1,96% so với tổng số dân; Hội liên hiệp phụ nữ 2.585 hội viên chiếm 1025% so với tổng số dân; Hội cựu chiến binh 165 hội viên chiếm,065% so với tổng số dân; Hội liên hiệp thanh niên 1.264 hội viên chiếm 5,01% so với tổng số dân; Hội nông dân 2.244 hội viên chiếm 8,90%so với tổng số dân; Hội người cao tuổi: 683 hội viên chiếm 2,71%so với tổng số dân; Công đoàn: 35 đoàn viên chiếm 1,71%so với tổng số dân; Hội chữ thập đỏ: 282 hội viên chiếm 1,12%so với tổng số dân. 2. Thực trạng Sau đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015-2020; Thị trấn tiến hành điều chỉnh bổ sung ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ có 16 đồng chí, do đồng chí Bí thư Đảng bộ Thị trấn làm trưởng ban, có 02 phó ban là 02 đồng chí phó bí thư Đảng uỷ Thị trấn đồng chí phó bí thư thừơng trực kiêm trưởng khối vận làm phó ban trực, các ban ngành là thành viên, có thông báo phân công cho từng thành viên cụ thể. Điều chỉnh ban hành quy chế làm việc của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân. Tổ chức tổng kết các hoạt động của ban chỉ đạo và định hướng hoạt động hàng năm; ngoài ra tham gia với thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn tổ chức - 6- kiểm tra, giám sát các chuyên đề về kinh tế - xã hội thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, cải cách hành chính, công tác tiếp dân, hoà giải ở cơ sở; Trong quá trình thực hiện ban chỉ đạo Thị trấn Bản Khoang làm điểm chỉ đạo chung. Thành lập 01 ban thanh tra nhân dân với 12 thành viên trong đó đồng chí phó Chủ tịch Mặt trận thị trấn làm trưởng ban, các Thị trấn đều có ban thanh tra nhân dân. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo tháng, quý, năm theo đúng quy định. 2.1. Thành tựu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở a. Tinh hinh triển khai Bằng nhiều hình thức và nội dung tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ cho tất cả các Đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nắm rõ nội dung quy chế. Kết quả triển khai được như sau: Trong Đảng đạt 98,2%, Ban chấp hành đoàn thể đạt 96,38%, đoàn viên hội viên đạt 81,16% và tuyên truyền ra dân đạt 61,45%. Thông qua các cuộc họp lệ chi bộ, đảng bộ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng như Mặt trận các đoàn thể, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền được 478 cuộc có 14.542 lượt người dự và nghe. Trong quá trình tổ chức thực hiện có tổ chức họp rút kinh nghiệm, để trên có sở đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của từng địa bàn Thị trấn trong toàn thị trấn. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tuyên truyền đã đóng góp làm chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của nhân dân nói chung và đồng bàn dân tộc nói riêng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời góp phần thắng lại nhiệm vụ chính trị của địa phương. b. Kết quả trong việc thực hiên quy chế dân chủ Thị trấn Sa Pa Thực hiện tốt chỉ thị số 30/CT/TW của bộ chính trị, và pháp lệnh số 34/PL/UBTVQH11 ngày 20/74/2007 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, cấp uỷ đảng chính quyền, mặt trận các đoàn thể, cơ quan đơn vị đều quan tâm chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ. Vịêc thực hiện quy chế dân chủ ở Thị trấn đạt được kết qủa sau: *Nội dung công khai để nhân dân biết Nhằm đảm bảo việc thực hiện nội dung quy chế dân chủ một cách có hiệu quả theo đúng quy định, thời gian, những vấn đề cần thông báo cho nhân dân biết là nội dung quan trọng trong việc thực hiện quy chế, từ đó thông tin rộng rãi bằng - 7- nhiều hình thức như thông tin tuyên truyền, thông qua việc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân, các cuộc họp của các ban ngành đoàn thể, niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân Thị trấn, nội dung cụ thể như: Luật thuế, luật nghĩa vụ quân sự, luật đất đai, luật hôn nhân gia đình,... dự toán thu chi ngân sách Thị trấn hàng năm, quyết toán thu chi các loại quỷ, những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ trương kế hoạch vay vốn, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, danh sách thanh niên được gọi nhập ngũ,...Qua thực hiện các công việc nêu trên được nông dân đồng tình ủng hộ, được nhân dân đóng góp nhiều ý kiến, thiết thực góp phần thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội ở địa phương. Đặc biệt là phát huy tốt vai trò, trách nhiệm có hiệu quả của tổ 1 cửa UBND Thị trấn. * Nội dung dân bàn và quyết định trực tiếp Ngoài những vấn đề cần thông báo kịp thời cho dân biết về còn những vấn đề quan trọng quyết định đến quyền lợi của nhân dân, xây dựng nông thôn của Thị trấn được Đảng uỷ - Ủy ban nhân dân thị trấn quan tâm chỉ đạo thực hiện thông báo kịp thời rộng rãi ra dân, nhằm để cho nhân dân trực tiếp bàn bạc và quyết định qua hình thức họp dân từng tổ, khu phố để thông qua cho nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định cụ thể là: Mức đóng góp của công trình phúc lợi, phục vụ cho cầu đường nông thôn, tiến hành họp dân xin ý kiến dân quyết định Xây dựng quy chế Thị trấn văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan các tệ nạn xã hội, Họp xét bình nghị hộ thoát nghèo, các dự án hỗ trợ sản xuất, bàn bạc những công vịêc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, nội dung tập trung và có hiêụ quả nhất là việc bàn bạc thống nhất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi xây dựng kết cấu hạ tầng, mức đóng góp phương pháp tiến hành thi công, nạo vét kinh thuỷ lợi nội đồng, là cầu đường giao thông nông thôn, sắp xếp thứ tự ưu tiên trong xem xét xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; các khoản đồng góp từ thiện, nhân đạo và các khoản khác ngoài quy định của Nhà nước. Tổ chức phê bình và tự phê bình trước dân, lấy phiếu tình nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân thị trấn bầu và tổ chức hiệp thương giới thiệu bầu trưởng ban nhân dân Thị trấn để dân quyết định. Vấn đề dân bàn và quyết định trực tiếp đã tạo điều kiện cho nhân dân được quyết định trực tiếp những vấn đề có liên quan đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, từ đó được nhân dân đồng tình ủng hộ, hiệu quả công việc được nâng - 8- cao, trong quá trình bàn bạc và quyết định. Từ đó tạo niềm tin ở nhân dân, người tham gia đóng góp ngày càng nhiều hơn. * Nội dung dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định Thực hiện cơ bản nội dung dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định tập trung vào những nội dung như: Trước khi quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án thâm canh định cư và phương án phát triển ngành nghề của Thị trấn, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của Thị trấn và dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình dự án trên địa bàn; chủ trương, phương án đền bù, hổ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư, hiệp thương lấy ý kiến chọn người ra ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn, dự thảo các kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia về y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường, các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, bình nghị hộ thoát nghèo, bình nghị hộ gia đình văn hoá…thì Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thị trấn kết hợp với mặt trận, các ban ngành đoàn thể tổ chức họp dân để nhân dân bàn bạc, có ý kiến đóng góp đề xuất đến Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thị trấn ra quyết định. * Nội dung nhân dân giám sát, kiểm tra Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, công tác giám sát kiểm tra của nhân dân đối với họat động của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cũng như cán bộ nhân viên, đại biểu HĐND Thị trấn, nhằm tránh được hoạt động không hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác trên được cụ thể bằng hình thức thông qua các kỳ họp HĐND, nơi đại diện các đoàn thể tham dự, tiếp dân để hòa giải kịp thời, những khiếu nại, tố cáo của công dân, ban thanh tra nhân dân, thông qua cho nhân dân biết về hoạt động của HĐND, kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND Thị trấn giải quyết khiếu kiện của công dân, dự tóan và quyết toán ngân sách Thị trấn, thực hiện chế độ chính sách, các chương trình an sinh xã hội khác để nhân dân giám sát kiểm tra phát hiện chấn chỉnh kịp thời. Kết quả từ đầu năm đến nay đã thực hiện theo quyết định 167/CP của chính phủ đã thực hiện được 266 căn; đợt 1/2011 đã triển khai được 265 căn; Thực hiện theo quyết định số: 74/TTg năm 2018 về chuyển đổi ngành nghề là 235 hộ; Hỗ trợ hộ nghèo theo quyết định số: 102/TTg là 1.435 hộ ; Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo quyết định số: 268/TTg là 1.435 hộ; - 9- Hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo quyết định số: 471/TTg mổi hộ được 250.000đ/năm với số tiền là 358.750.000đồng Kết qủa cải cách thủ tục hành chính: UBND thị trấn có quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của công dân, bố trí phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, sắp xếp chỗ, nơi làm việc phục vụ tốt cho công tác cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" đáp ứng được yêu cầu; thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực theo quy định, từ đó đáp ứng kịp thời, giảm thời gian đi lại, giảm các thủ tục không cần thiết cho người dân; Trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, cán bộ luôn quan tâm hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, có tác phong, lề lối làm việc nghiêm chỉnh, văn minh, lịch sự, được nhân dân tín nhiệm.Tiếp nhận 32 vụ việc, đưa ra hòa giải 28 vụ việc, hòa giải thành 9 vụ việc, không thành 19 vụ việc, hiện còn tồn tại tổ hòa giải 04 vụ việc. Từ khi thực hiện pháp lệnh số 34/PL/UBTVQH11 ngày 20/74/2007 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đưa kinh tế Thị trấn phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân được cải thiện rõ rệt bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ; quốc phòng - an ninh được giử vững ổn định, hệ thống chính trị ngày càng được cũng cố hoàn thiện, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy hơn và có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 2.2. Hạn chế và nguyên nhân Việc triển khai pháp lệnh dân chủ chưa đều, chưa thường xuyên, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, trưởng ban nhân dân Thị trấn, lãnh đạo cơ quan đơn vị và cán bộ đảng viên, công chức quán triệt nội dung thực hiện Quy chế dân chủ chưa đầy đủ, một số nơi việc thực hiện bàn bạc lấy ý kiến nhân dân chưa được chú trọng và nội dung công khai còn chồng chéo, thiếu rõ ràng. Nhất là việc tổ chức cho nhân dân kiểm tra giám sát các công trình xây dựng cơ bản, bên cạnh vẩn còn một bộ phận người dân ít quan tâm đến việc thực hiện Quy chế dân chủ. Sự phối hợp giữa UBND thị trấn với Mặt trận các đoàn thể từng lúc chưa được đồng bộ, hiệu quả chưa cao; hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn hạn chế, việc thực hiện pháp lệnh dân chủ gắn với cải cách hành chính chuyển biến còn chậm so với yêu cầu. Mặt trận các đoàn thể chưa phát huy tốt vai trò chức năng giám sát và phản biện xã hội, từ đó chưa làm tốt nhiệm vụ đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân, trình độ năng lực một số cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra. - 10- Trong quá trình chỉ đạo thực hiện pháp lệnh dân chủ, ban chỉ đạo thiếu kiểm tra chặt chẽ, một số đơn vị làm chưa tốt vịêc tổ chức họp định kỳ và sơ tổng kết theo quy định. * Nguyên nhân của thành tựu Có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của ban chỉ đạo Tỉnh uỷ và Đảng uỷ, phát huy vai trò tham mưu của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của Thị trấn. Được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân thông qua vịêc tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ. Đảng uỷ chỉ đạo sơ tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế thiếu sót để thực hiện phát lệnh dân chủ ở cơ sở. * Nguyên nhân hạn chế Sự phối hợp chưa đồng bộ nhịp nhàng của từng thành viên trong ban chỉ đạo cũng nhưng các ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện pháp lệnh dân chủ và những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân. Trình độ năng lực của cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, chưa nắm vững nội dung pháp lệnh dân chủ, thiếu xây dựng kế hoạch, chưa thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát, việc nắm tâm tư nguyện vọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân còn chậm * Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Cần tiếp tục quán triệt chỉ thị 30 - TW và pháp lệnh 34 của UBTVQH, đến chi bộ Đảng viên, hội viên thông qua quy chế dân chủ, các ngành có trách nhiệm xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, khắc phục quan liêu thiếu trách nhiệm, mất dân chủ trong giải quyết các công việc, đẩy mạnh quan tâm xây dựng về tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên, đủ sức đáp ứng trong tình hình mới. - Thực hiện đúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Phối hợp Mặt Trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra, kịp thời nắm tư tưởng, những kiến nghị có liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân. - Ban chỉ đạo quy chế dân chủ xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân công từng thành viên, phát huy trách nhiệm hơn nữa, định kỳ sơ, tổng kết kịp thời khen thưởng cho tổ chức và các nhân, điển hình các khu dân cư thực hiện quy chế dân chủ. - 11- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Phương hướng - Thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương; - Cấp uỷ Đảng thường xuyên xuống địa bàn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để xây dựng phương hướng, kế hoạch cho những năm tiếp theo; - Báo cáo kết quả hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân biết; - Tiếp tục tuyên truyền chỉ thị 30-TW và pháp lệnh 34 của UBTVQH về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; - Niêm yết công khai thủ tục cải cách hành chính, quan tâm giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân được các ngành Thị trấn giải quyết kịp thời, tránh gây phiền hà cho nhân dân nhất là trong giải quyết tranh chấp đất đai. 2. Nhiệm vụ - Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân. Ngoài việc thông qua các đoàn thể nhân dân còn thực hiện quyền kiểm tra và giám sát thông qua tổ chức ban thanh tra nhân dân. - Cấp uỷ Đảng chính quyền đã tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp, lấy ý kiến đối với đảng viên về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. - Các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân đề cao vai trò trách nhiệm, coi trọng phát huy dân chủ trực tiếp của nhân dân trong kiểm tra giám sát, tham gia đóng góp ý kiến cho cán bộ Đảng viên. - Giữ mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thực hiện công tác phê bình và phê bình đối với cán bộ chủ chốt. 3. Giải pháp - Để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở Thị trấn trong thời gian tới phát huy được toàn diện các mặt như sau: - Kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở Thị trấn, nâng cao nâng lực chuyên môn, phảm chất đạo đức lối sống; bố chí sử dụng cán bộ hợp lý, đúng chuyên môn và nghiệp vụ. - Thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng bộ về việc thực hiện quy chế dân chủ. - Sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận các đoàn thể trong công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở. Đồng thời gắn với cụôc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. - Thường xuyên tổ chức, đổi mới phương thức tập hợp nhân dân, đoàn viên, hội viên của các đoàn thể nhân dân, thường xuyên phản ánh, ý kiến về xây dựng Đảng, chính quyền; thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời có hướng chỉ đạo. - 12- - Định kỳ sơ tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm có biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ này. - Phối hợp Mặt Trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra, kịp thời nắm tư tưởng, những kiến nghị có liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân. C - PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở Thị trấn Sa Pa, công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện luôn có sự phối hợp giữa chính quyền, mặt trận, và các đoàn thể nhân dân, có xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, quốc phòng gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ. Nhiều chủ chương, chính sách pháp luận của nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân được triển khai tốt thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở Thị Trấn Sa Pa đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo và điều hành bộ máy chính quyền, kịp thời triển khai chủ trương của cấp uỷ trong việc phát triển kinh tế-xã hội; tạo cho người dân phát triển sản xuất và nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó trong nhân dân, tinh thần tương thân tương ái giúp nhau xoá đói giảm nghèo, phát triển du lịch xứng tầm vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. 2. Kiến nghị - Quan tâm đào tạo chuẩn hoá cán bộ thị trấn; - Quan tâm hỗ trợ vốn và dạy nghề cho hộ nghèo, hộ đang gặp khó khăn. - Tăng cương công tác tuyên truyền thực hiện pháp lệnh dân chủ (băng, tài liệu, loa, hình …) bằng tiếng dân tộc. - Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở Thị trấn nhất là nhà họp cộng đồng nhằm giúp cho việc họp dân thuận tiện hơn. - Đề nghị hổ trợ kinh phí cho công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. - Thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương. - Cấp ủy Đảng thường xuyên xuống địa bàn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân đề xây dựng phương hướng, kế hoạch cho những năm tiếp theo; - Báo cáo kết quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân biết; - Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị - TW và pháp lệnh số 34 của VBTVQH về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. - Niêm yết công khai thủ tục cải cách hành chính, quan tâm giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân được các ngành các cấp giải quyết kịp thời, tránh gây phiền hà cho nhân dân nhất là trong giải quyết tranh chấp đất đai. - 13- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (1994): Nghị quyết số 38/NĐ-CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức; 2. Chính phủ (2001): Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. 3. Chính phủ (2003): Quyết đinh số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành quy chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 4. Chính phủ (2007): Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010. 5. Chính phủ (2007): Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa". "một cửa liên thông" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 6. Chính phủ (2010): Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; 7. Chính phủ (2015): Quyết định số 09/2015/NĐ-CP ngày 3/2015 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại các cơ quan hành chính nhà nước địa phương; 8. Học viện Hành chính (2002): Thuật ngữ hành chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; 9. Học viện Hành chính (200): Giáo trình thủ tục hành chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; 10. Nguyễn Văn Khâm/Võ Kim Sơn (2002): Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; 11. UBND huyện Sa Pa: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014, 2015, 2016. 12. UBND huyện Sa Pa: Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm 2017; 13. UBND huyện Sa Pa: Báo cáo tổng kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011 - 2015) và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016 - 2020) huyện Sa Pa; 14. UBND huyện Sa Pa: quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2014, ban hành Quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình kí và trả kết quả trong giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông huyện Sa Pa. - 14- MỤC LỤC A1. 2. B- Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Đối tượng, phạm vị nghiên cứu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin 2. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh 3. Quan điểm của Đảng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Chương 2: Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 1. Đă ̣c điểm tình hình 2. Thực trạng 2.1. Thành tựu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 2.2. Hạn chế và nguyên nhân Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp 1. Phương hướng 2. Nhiệm vụ 3. Giải pháp C - Phần kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 1 1 1 2 2 2 3 3 4 4 5 6 9 11 11 11 11 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan