Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch, sasaaaaaaaa8399...

Tài liệu Bài thu hoạch, sasaaaaaaaa8399

.DOCX
10
6551
76

Mô tả:

bài thu hoạch
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.   Tôi đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích tham khảo và tìm hiểu cách thức để tổ chức một phiên tòa xét xử, đồng thời củng để học hỏi cái chất và cái nghiêm của nghề luật sư, để trau dồi và tích lũy những kỷ năng, những hiểu biết với ngành luật để phục vụ cho cuộc sống và công việc của tôi trong tương lai. Lần đầu tiên tôi được tham gia chuyến đi thực tế tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tôi cảm thấy rất hồi hộp và háo hức, toàn cảnh của Tòa án cổ kính và rất uy nghiêm. Tòa án theo cảm nhận của tôi nó rất thiêng liêng vì đây là nơi làm nên chính nghĩa lấy lại công bằng cho nhân dân Việt Nam ta. Không gian của Tòa án rất rộng lớn, thoáng mát,thiết kế trang trọng. Khi bước vào phòng xét xử, cách bố trí của căn phòng có hình thức rất hợp lý, đơn giản. Theo bản thân tôi thấy phòng xét xử còn rất đơn sơ, hơi hẹp, nếu có nhiều người đến dự khán thì rất khó ngồi, tuy vậy nhưng nó vẫn nói lên được đây là một phòng xét xử đúng nghĩa. Vụ án mà tôi may mắn được dự khán là vụ án phúc thẩm dân sự: tranh chấp quyềng chuyển nhượng đất đai thụ lý 153 ngày 8 thánh 5 năm 2017. Page 1 Đầu tiên để bắt đầu một phiên tòa phải trãi qua những bước sau hay còn gọi là phần thủ tục: đầu tiên thẩm phán có vai trò là chủ tọa trong phiên tòa xét xử yêu cầu mọi người có mawjtn trong phiên tòa đúng lên làm nghi thức khai mạc phiên tòa,chủ tọa sẽ đọc lý do tại sao hôm nay lại xảy ra phiên tòa và đọc rõ học tên, năm sinh, địa chỉ nơi ở thường trú của nguyên dơn và bị dơn. Sau đó chủ tọa sẽ đọc đến tên của người bảo vệ quyền lập pháp của hai bên đương sự và cuối cùng là giới thiệu hội đồng xét xử, người đại diện cho Viện Kiểm Sát, thư ký. Thành phần những người liên quan trong trong phiên tòa đã được chủ tọa nêu trên như sau: Nguyên đơn: ông Phạm Văn A và bà Nguyễn Thị B. Bị đơn: ông Nguyễn Văn C và bà Nguyễn Thị D. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: công ty G, bà Nguyễn Thị E. Hội đồng xét xử gồm có ba vị thẩm phán, trong đó có một vị là chủ tọa đại diện cho phiên tòa phúc thẩm, người đại diện cho Viện Kiểm Sát và thư ký của phiên tòa. Sau đó, chủ tọa sẽ đọc nội quy phiên tòa theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015(Đã được sửa đổi và bổ sung): khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. (Khoản 1 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Page 2 Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. (Khoản 2 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. (Khoản 3 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. (Khoản 5 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa. (Khoản 6 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng. (Khoản 7 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Page 3 Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa. (Khoản 7 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa. (Khoản 8 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu. (Khoản 9 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Đặc biệt, đối với Nhà báo khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa thì phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ. (Khoản 4 Điều 234 BLTTDS năm 2015). Sau đó chủ tòa sẽ đọc quyền và nghĩa vụ của các đương sự: Điều 58 quy định 20 quyền và nghĩa vụ của đương sự, trong đó có một số quyền cơ bản cần lưu ý. Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ cho mình để giao nộp cho Toà án, Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập,Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được, Đề nghị Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Page 4 Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn: Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn: Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quyền, nghĩa vụ của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Page 5 Chủ tọa tuyên bố kết thúc các phần thủ tục để bắt đầu của một của một phiên tòa. Chủ tọa tuyên bố bắt đầu phần xét hỏi, chủ tọa đọc văn bản vụ án phúc thẩm ngày 14 tháng 11 năm 2017 để mọi người nắm rõ về vụ án, vụ án này được xét xử mà không có sự có mặt của người bảo vệ quyền lập pháp của hai bên đương sự. Vụ án được xét xử công khai nhưng không có mặt của bị đơn vì đương sự vắng mặt trong suốt quá trình xử lý vụ án trong khi Tòa án đã nhiều lần gửi thư triệu tập bị đơn nên phiên tòa được xét xử theo hình thức xét xử vắng mặt. Lý do nguyên đơn ông Phạm Văn A kháng cáo phiên tòa sơ thẩm trước là vì tòa xử chưa đưa ra kết quả đáp ứng được yêu cầu của hai nguyên đơn. Và trong phiên tòa phúc thẩm lần này yêu cầu của nguyên đơn kháng cáo là: kháng cáo toàn bộ bản án, nguyên đơn muốn thay mặt chủ đất nhận toàn bộ tiền bồi thường đất của đại diện thu hồi đất của nhà nước là công ty G. Vật tranh chấp giữa hai nguyên đơn và hai bị đơn là mãnh đất có diện tích 3000m2 mà nguyên đơn Phạm Văn A đã ký trong hợp đồng mua bán đất với bị đơn vào năm 2001 với hình thức ký giấy tay được xã chứng nhận. Mãnh đất mà nguyên đơn mua thuộc thửa 7531 bản đồ số 1 huyện Bình Chánh của ông Nguyễn Văn C, với số tiền là 168.000.000 đồng, nay nguyên đơn Phạm Văn A đã trả cho bị đơn Nguyễn Văn C 165.500.000 đồng, nhưng lúc sơ thẩm mảnh đất đo được diện tích là 1881 m2 đã được nguyên đơn sử dụng, nguyên đơn có trình báo là lúc nhận đất là 4000 m2 nguyên đơn nói là bị đơn bán mão cho mình. Tiếp theo chủ tọa hỏi nguyên đơn có nhận được giấy tờ bồi thường khu đất hay không, nguyên đơn trả lời là có nhưng khi trình Page 6 lên thì đó chỉ là giấy tờ có nội dung là tổng số diện tích đất được quy hoạch và bồi thường của huyện Bình Chánh chứ không phải giấy tờ liên quan tới việc bồi thường mảnh đất thuộc thửa 7531 bản đồ số 1. Sau đó chủ tọa hỏi nguyên đơn nếu được thay mặt chủ đất nhận tiền bồi thường thì nguyên đơn có hoàn trả lại đầy đủ số tiền mua đất như đã ký trong hợp đồng cho bị đơn hay không, nguyên đơn ông Phạm Văn A trả lời có sẽ hoàn tất thanh toán đủ số tiền như đã ký trong hợp đồng. Kết thúc phần hỏi của mình chủ tọa hỏi hai vị thẩm phán còn lại có câu hỏi gì đặt cho nguyên đơn hay không, hai vị thẩm phán không có câu hỏi gì giành cho nguyên đơn. Sau đó chủ tọa hỏi Kiểm Sát viên có đặt câu hỏi gì cho nguyên đơn hay không, Kiểm Sát viên đã yêu cầu nguyên đơn trình giấy tờ mua bán đất và các giấy tờ liên quan tới vụ án nhưng nguyên đơn đưa ra các giấy tờ còn mơ hồ còn chưa có tính xác thực, không thể phục vụ được cho vụ án nên Kiểm Sát viên không chấp nhận, Kiểm Sát viên kết thúc phần hỏi của mình. Vì không còn vấn đề cần hỏi nên chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi.Chủ tọa tuyên bố chuyển sang phần tranh luận. Chủ tọa đề nghị nguyên đơn ông Phạm Văn A tranh luận về bản án và trình bày ý kiến của bản thân thì ông Phạm Văn A trình bày ông vẫn giữ nguyên ý kiến của mình và không thay đổi gì thêm. Chủ tọa xác nhận lại một lần nửa ông Phạm Văn A không thay đổi ý kiến của mình đúng hay không thì nguyên đơn xác nhận là không. Sau đó chủ tọa tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Tuyên bố bắt đầu phần nghị án và tuyên án: Chủ tọa thảo luận với các thẩm phán và Kiểm Sát viên có hỏi hay bổ sung gì thêm cho vụ án hay không. Các thẩm phán không có yêu cầu gì thêm, Page 7 còn Kiểm Sát viên thì yêu cầu Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa phúc thẩm lại. Lí do Kiểm Sát viên đề nghị hoãn phiên tòa là vì: Nguyên đơn vẫn chưa thõa mãn về quyền của mình và còn nhiều vấn đề chưa làm rõ cũng như nguyên đơn chưa khai được thời gian mua đất cụ thể, giấy tờ mua bán đất và các giấy tờ liên quan. Bên nguyên đơn chưa trình bày ra được, chứng cứ chưa đủ, không xác thực, còn bị lủng củng về số diện tích đất bị thu hồi và số tiền mà công ty B bồi thường cho chủ đất, không có sự có mặt của bên công ty B đi để xác nhận. Yêu cầu của việc hoãn lại phiên tòa là muốn thu thập đầy đủ chứng cứ hơn. Sau đó chủ tọa nghị luận với hai vị thẩm phán và tuyên bố chấp nhận đề nghị hoãn lại phiên tòa của Kiểm Sát viên vì nguyên đơn chưa trả đủ số tiền như trong hợp đòng đã kí và không có đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng Chủ tọa thay mặt cho Hội đồng xét xử và Kiểm Sát viên tuyên bố hoãn lại phiên tòa phúc thẩm dân sự.Sau khi phiên tòa kết thúc bản thân tôi cảm thấy thật vinh hạnh và hạnh phúc khi được dự khán và tận mắt chứng kiến các nhà làm luật xét xử một vụ án. Tất cả mọi người đều toát lên vẻ uy nghiêm. Ba vị thẩm phán tập trung lắng nghe từng câu chữ một, có lẽ họ không muốn mình bỏ sót một câu một chữ nào. Đại diện Viện Kiểm Sát họ cũng tập trung không kém: Kiểm Sát viên lắng nghe và đưa ra những vấn đề chưa được làm rõ trong vụ kiện một cách rõ ràng và cụ thể. Thư ký tập trung cao độ lắng nghe và ghi chép lại thật rõ ràng nội dung chính và những vấn đề quan trọng trong suốt thời gian phiên tòa phúc thẩm diễn ra. Theo bản thân tôi cảm nhận chủ tọa là người toát lên vẻ uy quyền nhất, những lời lẽ, những câu hỏi ông đưa ra đều rõ ràng, xác đáng và đánh thẳng vào vấn đề cần làm rõ trong suốt quá trình xử lý vụ kiện. Về phía nguyên đơn, ông Phạm Văn A và bà Nguyễn Page 8 Thị B rất tôn trọng và lắng nghe, làm đúng những thủ tục, trả lời những câu hỏi mà Chủ tọa và Kiểm Sát viên đặt ra một cách xác đáng nhất. Còn về Bị đơn, người có quyền và nhiệm vụ liên quan đã vắng mặt trong suốt vụ án phúc thẩm tại phiên tòa. Sau khi hoàn thành chuyến đi thực tế tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và được trực tiếp dự khán tại phiên tòa xét xử đầy căng thẳng,đã mang lại cho tôi rất nhiều điều bổ ích, tích lũy thêm nhiều kiến thức và điều đó mang một ý nghĩa không hề nhỏ cho quá trình học tập và làm việc của tôi sau này. Nhờ chuyến đi thực tế mà tôi có thể cảm nhận được sự căng thẳng, trang nghiêm của một phiên tòa, tôi biết được cách thức và quá trình diễn ra của phiên tòa là như thế nào, hiểu thêm trên cương vị là một thẩm phán, Kiểm Sát viên,Chủ tọa, thư ký sẽ có vai trò gì và nhiệm vụ của từng người trong một phiên tòa xét xử đó. Tôi biết thêm rằng, vấn đề nào chưa được làm rõ, chứng cứ chưa đủ và xác đáng thì Hội đồng xét xử và Kiểm Sát viên sẽ quyết định hoãn lại phiên tòa và chờ đợi mở phiên tòa xét xử kế tiếp, cứ như thế cho đến khi nào trả lại được công bằng cho nguyên đơn và bị đơn. Cái ngày mà tôi được ngồi trong Tòa án, tận mắt chứng kiến phiên tòa diến ra từ đầu đến khi kết thúc, tôi đã tự nhủ rằng đã quyết định theo học và chọn cái nghề này thì phải có tâm với nghề, phải biết dùng luật pháp để bảo vệ cái đúng, cái chính nghĩa chứ không phải vì đồng tiền mà biến cái sai trở thành cái đúng, bán rẻ cái nhiệm vụ cao quý của nghề. Kết thúc chuyến đi đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và cảm xúc đáng nhớ. Xin cảm ơn thầy bộ môn và nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi được trải nghiệm chuyến đi đầy ý nghĩa này. Hy vọng trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ có thêm nhiều chuyến đi Page 9 thực tế như thế này để trao dồi thêm kiến thức để phục vụ cho quá trình học tập. HẾT Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan