Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế y học gia đình...

Tài liệu Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế y học gia đình

.DOCX
29
714
114

Mô tả:

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế 1 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA Y BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ Y HỌC GIA ĐÌNH KIỀU TIẾN LỰC MSSV: 125272060 Tp. HCM, 08/2017 2 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô trong bộ môn Quản lý bệnh viện- Kinh tế y tế Khoa y – Đại học quốc gia TP.HCM trong thời gian qua đã cố gắng sắp xếp công việc bận rộn của mình để dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt toàn bộ môn học. Các bài giảng mà các thầy cô cung cấp cho chúng em không chỉ đơn thuần là lý thuyết mà còn là kinh nghiệm của các thầy cô trong suốt quá trình hành nghề chỉ dạy lại cho tất cả chúng em. Các thầy cô đã chỉ ra rằng để có một hệ thống y tế tốt thì mỗi chuyên môn của bác sỹ giỏi là chưa đủ mà xoay quanh còn rất nhiều về vấn đề quản lý , kinh tế từ vi mô cho đến vĩ mô chúng ta phải thực hiện tốt để có một hệ thống y tế tốt. Các thầy cô còn chỉ ra rằng chúng ta chỉ mỗi đam mê và nhiệt huyết không là vẫn chưa đủ , chúng ta cần phải đoàn kết một lòng cùng nhau xây dựng hệ thống y tế tốt cho nhân dân. Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn một người thầy đáng kính, thầy Nguyễn Thế Dũng chủ nhiệm bộ môn tận tình, dù thầy bận rất nhiều việc cũng như tuổi đã nhiều nhưng ngọn lửa trong thầy chưa bao giờ tắt, thầy đã không tiếc hy sinh thời gian , giảng dạy say mê, đưa ra các vấn đề nổi cộm về y tế cho chúng em bàn luận. Thầy là người đã liên hệ những giảng viên tốt nhất để cho chúng em được học những người giỏi nhất, thực tế nhất về hệ thống y tế. Thầy là người đã truyền lửa cho những bác sỹ đầu tiên của lò đào tạo Khoa y – Đại học Quốc Gia TP.HCM Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điều kiện môi trường cho chúng em học tập ngay tại bệnh viện giúp chúng em tiết kiệm thời di chuyển nếu như chúng em học tại trường ở Thủ Đức. Cuối cùng em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa y –Đại học Quốc Gia TP.HCM cùng ban điều phối module đã thiết kế bộ môn thiết thực này. Một bộ môn mà nếu như ở một trường y khác có thể chúng em đã không được học. Bộ môn đã chúng em thấy rõ được bức tranh tổng quan về hệ thống y tế cũng như những vấn đề thực trang và giải pháp có thể của nền y tế Việt Nam. 3 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Với vốn kiến thức còn hạn chế và chưa thấu hiểu thực sự sâu sắc, bài thu hoạch không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, rất mong thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp em để những bài thu hoạch sau được tốt hơn. Trân trọng. TP.HCM, ngày 04 tháng 08 năm 2017 4 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế TÓM TẮT Trong Module vừa qua có rất nhiều vấn đề được đặt ra từ quản lý y tế cho đến kinh tế y tế những vấn đề đều rất cấp thiết và tối quan trọng. Nhưng với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin trình bày một giải pháp quan trọng và mang tính kinh tế cho nền y tế Việt Nam đó là giải pháp Y học gia đình. Giải pháp này không phải mới nhưng tại Việt Nam nó cũng chưa thực sự hiệu quả như sự mong đợi của người dân. Bài viết này em sẽ nêu bật lên Ý nghĩa và lợi ích thực tiễn của giải pháp này cũng như là thực trạng về y học gia đình của Việt Nam hiện nay. Bài viết sẽ đưa ra những giải pháp phát triển cũng như tầm nhìn trong tương lai về mảng y học gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam. 5 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế MỤC LỤC Đề mục Trang Lời cảm ơn i Tóm tắt v Mục lục viii Danh sách hình vẽ vii Danh sách bảng biểu Danh sách các thuật ngữ viết tắt ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 10 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 12 I. Y học gia đình là gì II. Hoàn cảnh ra đời 3 3 III. Y học gia đình trên thế giới 4 IV. Bác sỹ gia đình2 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG I. II. Y học gia đình tại Việt Nam Mô hình bác sĩ gia đình nào phù hợp với Việt Nam? CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liê u tham khảo ê 6 21 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế DANH SÁCH HÌNH VẼ Danh sách hình Tên hình Trang Hình ảnh 01 Định nghĩa về y học gia đình của WONCA 17 Hình ảnh 02 Bộ y tế họp về nhân rộng mô hình bác sỹ gia đình 22 7 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế 8 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT AAFP : Hiệp Hội Y Học Gia Đình Hoa Kỳ WONCA : World Organization of National Colleges, Academies and Academic Associations of General Practitioners/Family Physicians BSGD : Bác sỹ gia đình BHYT : Bảo hiểm y tế 9 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Bác sĩ gia đình là một thành viên của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Bác sĩ gia đình cũng là một chuyên khoa độc lập, như các chuyên khoa ngoại, sản, nhi khoa, tâm thần,... Đã nhiều năm, chúng ta giương cao khẩu hiệu “đi tắt đón đầu” để mong sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới về mọi mặt trong một thời gian ngắn nhất. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chúng ta đã mua những máy móc, thiết bị y tế mới nhất, cũng như nhận chuyển giao kỹ thuật cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện đại. Đáng tiếc, những thành tựu nổi bật đó không che lấp được một nền y tế bất ổn với rất nhiều những nghịch lý từ cấp cơ sở. Những vấn đề hết sức cơ bản như phân phối nguồn lực y tế, quản lý dược, quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, quan hệ y tế côngtư… sau hàng chục năm vẫn không có chuyển biến gì và những căn bệnh về quá tải, y đức, sơ sót y khoa cứ là “vũ như cẫn”. Trong tháng 3, Bộ Y tế đã triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình Bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 – 2020 trong quy mô toàn quốc, xem là một biện pháp quan trọng để giải quyết vấn đề quá tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện lớn. Trên thực tế, đây là một vấn đề không dễ dàng và chúng tôi xin mạn phép đưa ra 4 câu hỏi để có một lời giải đáp thỏa đáng. Các Bác sĩ gia đình cũng được hiểu như Bác sĩ tổng quát (GP=General practice, khác với nội tổng quát, IM=Internal medicine) vì họ chăm sóc cho cá nhân và gia đình-mọi giới, mọi tuổi, mọi loại bệnh trên mọi bộ phận cơ thể. Ngược lại, các Bác sĩ chuyên khoa là những người học chuyên sâu vào một lĩnh vực nào đó về bệnh và cách điều trị của một bộ phận cơ thể con người, ví dụ: hệ tim mạch, mắt, tai mũi họng, hô hấp v.v… Các Bác sĩ chuyên khoa sâu thì học thêm về những phần rất đặc thù trong chuyên khoa mình. Ví dụ về tim mạch có thể là phẫu thuật tim mạch (mổ tim hở), X quang can thiệp tim mạch (thông tim), hoặc điện sinh lý tim (chuyên trị các rối loạn nhịp). Về mặt đào tạo, chuyên khoa Bác sĩ gia đình ở Mỹ cũng theo công thức 4-4-3, bao gồm 4 năm khoa học cơ bản, 4 năm y khoa và 3 năm nội trú bệnh viện. Trong 3 năm nội trú, họ cần đi qua các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi, tâm thần, lão khoa, cấp cứu- có thể nói gần như chương trình đào tạo đa khoa 6 năm ở Việt Nam. Các Bác sĩ chuyên khoa khác thường cần thêm thời gian, tùy theo nhóm mà có thể thêm từ 2-4 năm. Về mặt thực hành, các Bác sĩ gia đình hoàn toàn làm việc ở phòng khám của mình và nhận một số bệnh nhân nhất định để theo dõi và quản lý. Các Bác sĩ chuyên khoa hoặc làm ở bệnh viện hoặc có phòng khám riêng và nhận tư vấn cho bệnh nhân từ các phòng khám gia đình. Các bệnh nhân đến phòng khám gia đình để được khám định kỳ hàng năm. Các vấn đề về chuyên khoa được phát hiện sẽ được gửi đến các Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, cho ý kiến hoặc nhận điều trị chuyên khoa. Khi cần can thiệp thì bệnh nhân mới phải vào bệnh viện. Như vậy, mỗi bệnh nhân có 1 Bác sĩ gia đình nhưng có thể có nhiều 10 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Bác sĩ chuyên khoa. Việc chọn lựa Bác sĩ gia đình và đi khám Bác sĩ chuyên khoa được quy định bởi các công ty bảo hiểm. Không thể nói là Bác sĩ chuyên khoa là giỏi còn Bác sĩ gia đình là dở. Sự so sánh như thế có phần khập khiểng vì bản thân hai công việc đã rất khác nhau và sự phân công trong ngành Y xuất phát từ các đặc thù của sự phát triển bệnh tật và công tác chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, các công việc chủ yếu của một Bác sĩ gia đình bao gồm: • Theo dõi tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Ở trẻ em thì thực hiện chủng ngừa. Ở người lớn thì điều chỉnh các bệnh mãn tính như tăng mỡ máu, loãng xương, cao huyết áp… • Phát hiện sớm bệnh, đặc biệt là các ung thư. Bác sĩ gia đình thường theo hướng dẫn của các hiệp hội chuyên ngành trong vấn đề tầm soát ung thư định kỳ ở nam và nữ. Do đó, chỉ định tầm soát ở những thời điểm phù hợp, ví dụ như nhũ ảnh mỗi năm, soi đại tràng mỗi 5 năm,… • Phối hợp với các Bác sĩ chuyên khoa để có chế độ điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân. Các Bác sĩ gia đình được xã hội Mỹ tôn trọng vì họ giải quyết phần lớn nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Cần chú ý là người dân chỉ có thể mua tự do một vài loại thuốc hông thường để giảm đau, chống dị ứng hay đau bao tử, táo bón, tiêu chảy… Phần lớn thuốc trị bệnh đặc hiệu (kháng sinh, kháng viêm, corticoid, an thần …) đều cần toa. Với khoảng ¼ tổng số cuộc khám, các Bác sĩ gia đình là người kê toa chủ yếu trong hệ thống y tế của Mỹ. Y học gia đình tập trung vào 6 nguyên lý cơ bản sau đây : - Liên tục - Toàn diện - Phối hợp - Cộng đồng - Phòng bệnh - Gia đình ( 1 ) 1. Liên tục chǎm sóc Việc chǎm sóc liên tục đòi hỏi mộtbác sĩ gặp gỡ bệnh nhân (và lý tưởng là cả gia đình bệnh nhân nữa) trong nhiều lần ốm và trong những lần thǎm nom thân tình. Cùng với việc liên tục chǎm sóc, mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau sẽ nảy sinh giữa bác sĩ và bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không tin bác sĩ thì những cơ hội để chǎm sóc có hiệu quả sẽ bị hạn chế rất nhiều. Tính liên tục có thể là nguyên tắc quan trọng nhất của y học gia đình. Cần thận trọng đề không lẫn lộn việc liên tục chữa bệnh với việc liên tục chǎm sóc bệnh nhân. Trong y học gia đình đối tượng được chǎm sóc liên tục là bệnh nhân, mỗi đợt ốm là một bệnh. Trong các chuyên khoa khác đối tượng theo dõi là bệnh và mỗi đợt là một bệnh nhân. Các thầy thuốc gia đình được ủy thác việc chǎm sóc bệnh nhân 11 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế và gia đình họ trong thời gian dài. Các thầy thuốc gia đình sử dụng thời gian như một công cụ chẩn đoán và điều trị và cam kết tiếp xúc với bệnh nhân để chǎm sóc lâu dài. Người thầy thuốc hành nghề liên tục nhận biết được và chấp nhận sự cam kết đối với tương lai của bệnh nhân. Sự liên tục cũng cho phép người thầy thuốc sử dụng cá nhân mình như một phương tiện điều trị. ý tưởng sử dụng bản thân mình như một công cụ điều trị là do Michael Balint dựa trên nghiên cứu của ông về các thầy thuốc thực hành Anh. Bác sĩ Balint phát hiện thấy là phương tiện điều trị được sử dụng phổ biến nhất để giúp các bệnh nhân trong việc điều trị chung ở Anh là bản thân người thầy thuốc. Các hành vi để tìm kiếm và những câu hỏi để biết liệu việc liên tục chǎm sóc có được thực hiện không là: - Người thầy thuốc có biết rõ tiền sử của bệnh nhân trước khi có một quyết định không? - Người thầy thuốc có giải thích cho bệnh nhân về sự quan trọng của việc theo dõi không? - Người thầy thuốc có bàn bạc với bệnh nhân về các mục đích sức khỏe lâu dài cũng như chữa một bệnh cấp tính không? - Có sự tin cậy giữa bác sĩ và bệnh nhân không? - Nếu chúng ta xem xét sổ sách ghi chép liệu có thấy bệnh nhân được người thầy thuốc đó thǎm khám nhiều không? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh mạn tính. 2. Tính toàn diện Tính toàn diện ngụ ý rằng không chỉ xem xét bệnh nhân dưới góc độ sinh học mà còn phải xem xét cả về mặt xã hội và tâm lý nữa. Như vậy người thầy thuốc gia đình xem xét tổng thể các cá nhân trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ. Người thầy thuốc gia đình xem xét tất cả các yếu tố này khi lập kế hoạch chẩn đoán hoặc điều trị. Những người chǎm sóc sức khỏe khác cũng tham gia vào việc chǎm sóc bệnh nhân, nhưng thầy thuốc gia đình làm cho bệnh nhân tiếp cận được với chǎm sóc. Điều này không có nghĩa là thầy thuốc gia đình là tất cả đối với mọi người. Người thầy thuốc gia đình có thể chǎm sóc cho 90 đến 95% các bệnh tật mà người ta tìm đến để chữa. Trong một tổng kết về việc chǎm sóc bệnh nhân ở Hoa Kỳ và Anh, Ken White đã thấy trong một tháng cứ 1000 người lớn sống trong cộng đồng thì có 750 người cho biết bị ốm hoặc bị thương tích, trong số này có 500 người tự chữa, không cần đến thầy thuốc. Trong số 250 người đến thầy thuốc có 235 người được chǎm sóc ngay tại nơi làm việc của thầy thuốc chǎm sóc sức khỏe ban đầu, 9 người được đưa vào bệnh viện, 5 người cần thầy thuốc chuyên khoa và một người được chuyển lên trung tâm y tế của một trường đại học (3). Như vậy thầy thuốc chǎm sóc sức khỏe ban đầu (thường là thầy thuốc gia đình) cung ứng phần lớn sự chǎm sóc và phục vụ phần mở đầu của hệ thống chǎm sóc sức khỏe. Đánh giá sự toàn diện của chǎm sóc. Nếu chúng ta muốn thấy sự toàn diện có được thực hiện hay không, chúng ta có thể nhìn vào phác đồ điều trị và sẽ thấy danh mục các vấn đề và danh mục thuốc có được liệt kê không. Thông tin y học ghi nhận được có dễ tiếp cận 12 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế để sử dụng được không? Có bằng chứng nào chứng tỏ thấy thuốc hiểu được một lời phàn nàn nào đó có nghĩa là gì đối với bệnh nhân không? Mc Whinney đã phân biệt một cách rất hùng biện kiểu chǎm sóc bệnh nhân này và gọi là "chǎm sóc lấy bệnh nhân là trung tâm" (4). Nếu việc chǎm sóc lấy bệnh nhân là trung tâm đang được thực hiện thì cũng sẽ có sự thừa nhận rằng thầy thuốc và bệnh nhân có thể có thời gian biểu riêng. Thí dụ, các bệnh nhân thường đến với những điều hoang tưởng mà ta phải loại trừ trước khi có thể thực hiện việc chǎm sóc toàn diện. Nhiều khi khó mà biết được thời gian biểu của bệnh nhân nếu bác sĩ không cố gắng phát hiện. Ngoài việc xem xét tất cả các vấn đề sinh học còn cần phải xem xét cả những vấn đề tâm lý và pháp lý nữa: - Bác sĩ có hiểu biết về khả nǎng bệnh nhân trả tiền cho các loại thuốc hay các xét nghiệm chẩn đoán được chỉ định không? - Bác sĩ có chứng minh được sự hiểu biết về những vấn đề tâm lý xã hội trong việc chǎm sóc bệnh nhân này không? - Được biết rõ ràng 50-60% số bệnh nhân bị suy sụp. Vậy chúng ta hỏi về tình trạng này bao nhiêu lần? - Chúng ta có biết những triệu chứng suy sụp ở các bệnh nhân có những bệnh đã rõ ràng không? Thậm chí điều còn quan trọng hơn là chúng ta có thường luôn biết đến các lời phàn nàn có tính chất tâm - thể ấy không? Thí dụ, chúng ta biết rằng đau ngực trong điều kiện chǎm sóc ban đầu thường không phải do bệnh tim gây ra (ngược lại với điều xảy ra ở phòng khám của bác sĩ tim mạch). Thật vậy, một bệnh nhân đau ngực cấp tính đến chỗ bác sĩ gia đình thì chẩn đoán thường là rối loạn do hoảng sợ hơn là do bệnh động mạch vành. 3. Phối hợp trong chǎm sóc. Người thầy thuốc gia đình giống như một nhạc trưởng trong việc chǎm sóc cho từng bệnh nhân. Người thầy thuốc gia đình còn xác định những người cung ứng và các nguồn chǎm sóc sức khỏe khác cần thiết để hỗ trợ cho việc chǎm sóc chung cho bệnh nhân. Những nguồn này bao gồm các chuyên gia bên ngoài cũng như những cán bộ chuyên môn y tế khác bên trong phòng khám của thầy thuốc gia đình. Hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với hệ thống chǎm sóc sức khỏe là trách nhiệm của thầy thuốc gia đình. Các bác sĩ gia đình hành động như các luật sư của bệnh nhân. Tôi thường nói với các bệnh nhân của tôi là "Tốt hơn là ông/bà thông qua tôi để đến với cố vấn của mình. Sau đó cố vấn của ông/bà sẽ không những làm ông/bà thỏa mãn mà còn làm cho tôi thỏa mãn nữa". Hành vi tìm kiếm và những câu hỏi để xác định xem việc phối hợp có được thực hiện không: - Bác sĩ có bàn bạc với các chuyên gia về việc chǎm sóc bệnh nhân qua điện thoại hoặc trực tiếp không? - Thỉnh thoảng bác sĩ có đi cùng với bệnh nhân đến chỗ các chuyên gia không? - Bác sĩ có kế hoạch chǎm sóc bệnh nhân khi vắng mặt họ không? - Bác sĩ có huấn luyện những người trong phòng khám cách hỗ trợ cho việc phối hợp chǎm sóc không? - Khi có nhiều người tham gia trong nhóm nhân viên y tế thì ai sẽ nói với bệnh nhân về 13 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế kết quả chẩn đoán? 4. Cộng đồng Nghệ nghiệp, vǎn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến việc chǎm sóc bệnh nhân. Sự hiểu biết về những bệnh nào hoặc những vấn đề sức khỏe nào có tỷ lệ mắc cao nhất trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến những chẩn đoán của các bác sĩ gia đình và giúp họ đưa ra những quyết đinh về việc giáo dục cộng đồng và cung ứng dịch vụ. Ngoài vai trò là công cụ chẩn đoán, cộng đồng còn là tác nhân trị liệu. Trong cộng đồng có nhiều nguồn mà bác sĩ gia đình có thể sử dụng để cung ứng chǎm sóc tối ưu cho bệnh nhân. Các hành vi tìm kiếm và các câu hỏi để xác định xem có sự định hướng vào cộng đồng không: - Có phải là bác sĩ không những chỉ biết bệnh nhân làm việc gì mà còn biết cả về nơi làm việc, có thể là quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân và nguyên nhân cǎn bệnh mà anh ta mắc phải? - Bác sĩ có sử dụng các nguồn lực của cộng đồng không? - Bác sĩ có sử dụng sự hiểu biết về tần suất bệnh tật trong cộng đồng khi chẩn đoán không? - Bác sĩ có là một thành viên tích cực trong cộng đồng tại đó họ hành nghề không? - Các chẩn đoán và điều trị được thực hiện (thí dụ như điều chỉnh liều lượng insulin) trên cơ sở lối sống của bệnh nhân bên ngoài công sở hoặc bệnh viện hơn là trên cơ sở hành vi ở trong bệnh viện? 5. Phòng bệnh Phòng bệnh bao gồm nhiều khía cạnh, đó là nhận biết được những yếu tố nguy cơ mắc bệnh, làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh. Dự phòng cũng có nghĩa là dự đoán trước các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tâm của bệnh nhân và gia đình. Một ví dụ là sự "phản ứng kỷ niệm" hay sự mất mát một người thân. Bác sĩ gia đình thường xuyên thấy trước và khuyên nhủ từng người và các gia đình trong những trường hợp đó. Phòng bệnh không chỉ giới hạn vào việc bảo mọi người không hút thuốc lá, phải tập thể dục và ǎn uống đúng cách mà còn là việc nhận ra các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc bệnh (thí dụ như lịch sử gia đình) và sử dụng các phương tiện sàng lọc để phát hiện bệnh ngay từ các giai đoạn đầu. Nhớ rằng bạn có thể ngǎn chặn sự phát triển tiếp tục của một bệnh như bệnh tắc phổi mạn tính hay bệnh tim bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Các hành vi tìm kiếm và câu hỏi để xác định xem việc dự phòng có được thực hiện không: - Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh nhân có được xác định và thể hiện trong các sổ sách, bệnh án không? - Một số nhà lâm sàng cho rằng thông tin phòng bệnh quan trọng đến mức cần được đưa vào danh mục các bệnh. Có tài liệu nào cho thấy có sự thoả thuận với bệnh nhân về việc có thể cần thay đổi hành vi để dự phòng không? - Quan trọng nhất là có bằng chứng nào cho thấy rằng bác sĩ dự đoán được những khủng hoảng có tính chất qui luật sẽ xảy ra trong cuộc sống của gia đình không? Thí dụ có 14 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế những vấn đề nhất định sẽ xảy ra trong những nǎm đầu của hôn nhân. Điều rõ ràng là người ta thường ít luyện tập hơn và ǎn uống khác đi sau khi lấy vợ lấy chồng. Phát hiện ra những khủng hoảng xảy ra khi thêm hoặc bớt đi một đứa trẻ và "hội chứng tổ ấm bị trống trải" cũng quan trọng. Các bác sĩ quan tâm đến những khủng hoảng có tính chất qui luật đi kèm theo các nguy cơ khác là thực hiện nguyên tắc dự phòng. 6. Gia đình Các bác sĩ gia đình coi bệnh nhân như những thành viên chưa các hệ thống gia đình và thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình cũng như ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật. Chúng ta được đào tạo để làm việc với các gia đình vì họ cần thích ứng với những giai đoạn chuyển tiếp có thể dự đoán trước của cuộc sống và với các bệnh tật bất ngờ. Các bác sĩ gia đình hiểu sự khác nhau giữa gia đình hoạt động bình thường và không bình thường và sử dụng sự hiểu biết này trong cả hai việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Chúng ta đang nói về một hệ thống hỗ trợ bệnh nhân khi định nghĩa các gia đình. Bệnh nhân không cần là một bộ phận của một gia đình truyền thống mà thường là còn có sự hỗ trợ nào đó, dù hôn nhân có tồn tại hay không. Một gia đình được định nghĩa rộng rãi như là những cá nhân mà bệnh nhân trông mong ở họ sự hỗ trợ với nhận thức rằng sự hô trợ này có cả quá khứ và tương lai. Các hành vi tìm kiếm và câu hỏi để xác định xem việc chǎm sóc dựa vào gia đình có được thực hiện không: - Các số liệu y học có bao gồm bản đồ gen, sơ đồ gia đình, thang điểm Apgar của gia đình và có nhắc đến tình trạng hiện nay trong sơ đồ gia đình không? Sơ đồ gia đình được sử dụng trong những tình huống đặc biệt, nhưng bản đồ gen và tình trạng gia đình là cần thiết trong tất cả các phác đồ điều trị bệnh nhân. - Hệ thống hỗ trợ bệnh nhân có được ghi chép không? - Có bằng chứng nào cho thấy bác sĩ đang đánh giá ảnh hưởng của bệnh tật đến các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật không? Bản đồ gen là sự mô tả sinh học về gia đình và sơ đồ gia đình là một thang điểm mô tả nội tâm của gia đình (điều này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương 3). Apgar cung cấp cho chúng ta điểm số đánh giá mức độ không hoạt động bình thường của gia đình và vòng đời giúp cho bác sĩ hiểu biết những khủng hoảng dự kiến có thể xảy ra trong một gia đình. Nếu bác sĩ có những công cụ nói trên và ghi chép lại việc sử dụng các công cụ này thì rõ ràng là ông ta (bà. ta) đang sử dụng thông tin để chǎm sóc bệnh nhân. Y học gia đình làm cho mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân trở nên gần gũi và dễ tiếp cận , trong tâm thế luôn sẵn sàng là tuyến đầu tiên khi bệnh nhân đến với hệ thống y tế. Là tuyến đầu tiên trong xử trí cấp cứu ban đầu, làm đa chuyên khoa và đáp ứng đa số các tình huống của người bệnh. Y học gia đình phải tự đào tạo liên tục theo đòi hỏi và có thể làm việc ,thực hành trong những môi trường khác nhau với sự hạn chế của trang thiết bị y tế. Y học gia đình là y học của sự chăm sóc toàn diện . Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm , chăm sóc sinh học – tâm 15 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế lý- xã hội , tiếp cận hướng bệnh nhân trong gia đình và môi trường của họ . Y học gia đình phải xử lý đồng thời tất cả các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân và lượng giá những nguyên nhân và hậu quả tâm lý , xã hội. Y học gia đình là một chuyên khoa chăm sóc liên tục con người từ khi sinh ra đến khi qua đời , là quá trình chăm sóc thường xuyên nắm rõ bệnh sử liên tục về bệnh lý của bệnh nhân, là người theo dõi lâu dài các bệnh lý mãn tính , là người đồng hành cùng bệnh nhân và mỗi bệnh nhân có một hồ sơ bệnh án Y học gia đình Y học gia đình phải phối hợp chăm sóc y tế từ tư vấn cho bệnh nhân đến tổng hợp thông tin ở mức độ cá nhân và cộng đồng. Bác sỹ y học gia đình không thể hoạt động riêng lẻ mà cần làm việc theo nhóm để điều phối những thành phần khác trong chăm sóc y tế cho bệnh nhân tạo nên mạng lưới chăm sóc và thông tin liên lạc toàn diện. Hoạt động y học gia đình phải là một hoạt động của y tế cộng đồng bao gồm : Quản lý chăm sóc người lành, dự phòng, giáo dục sức khỏe, tầm soát, nghiên cứu lâm sàng, dịch tể học, lượng giá, quản lý chất lượng và nêu bật tầm quan trọng của kinh tế y tế. Tóm lại hoạt động của y học gia đình là hoạt động chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục 16 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Hình ảnh 1. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT I. Y học gia đình là gì? Theo định nghĩa của Hiệp Hội Y Học Gia Đình Hoa Kỳ (AAFP): Y học gia đình (tiếng Anh: Family medicine (FM), ở châu Âu: general practice (GP) (y học tổng quát)) là một ngành y học cung cấp dịch vụ y tế cho mọi người và mọi lứa tuổi.[1] Đây là một ngành của nền y tế căn bản cung cấp dịch vụ y tế liên tục và tổng quát cho các cá nhân, gia đình đủ mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh tật và các bộ phận của cơ thể. Dịch vụ này tập trung vào thông tin về bệnh nhân dựa vào bối cảnh trong gia đình và xã hội, với mục đích ngăn ngừa dịch bệnh và nâng cao sức khỏe. Hoàn cảnh ra đời: Tại các quốc gia đã phát triển, hầu hết việc chăm sóc sức khỏe các bệnh 17 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế mạn tính như: tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,… đã chuyễn từ phòng bệnh nội trú ra phòng bệnh ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây dựng phân cấp các bước điều trị rõ ràng với sự cộng tác của các chuyên khoa liên quan. Do đó bác sĩ gia đình sẽ là người phụ trách và giải quyết vấn đề quản lý theo dõi bệnh mạn tính tại phòng khám ngoại trú một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoạt động bác sĩ gia đình sẽ trực tiếp giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan đồng thời tiết kiệm được kinh phí nằm viện vô ích cho bệnh nhân và bảo hiễm y tế (khoa bệnh nội trú chỉ dành cho các bệnh lý thật sự nặng cần chăm sóc tích cực với sự hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa sâu) - Hậu quả trực tiếp của việc chuyển dịch này có liên quan trực tiếp đến đào tạo, các sinh viên, bác sĩ theo học các chương trình đào tạo đại học và sau đại học đã không có dịp quan sát và thực tập nhiều bệnh lý mạn tính, thông thường trong phòng bệnh nội trú như trước đây nữa trong các đợt luân khoa do các đợt cấp của các bệnh mạn tính này đã được quản lý hiệu quả tại các phòng khám ngoại trú với các phác đồ phân cấp rõ ràng mà không cần phải nhập viện. Ngoài ra các học viên nêu trên lại có ít cơ hội để quan sát và thực hành quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, đặc biệt là việc chăm sóc liên tục vốn được chuyển sang phòng khám ngoại trú từ lâu. - Nhiều vấn đề quan trọng và mới như dự phòng, thăm khám bệnh ngoại trú, quản lý phòng khám, vai trò của môi trường và gia đình trong bệnh tật, vai trò của nguồn tài nguyên cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe và áp dụng các nguyên lý thực hành cải thiện chất lượng liên tục chưa được chú trọng giảng dạy trong các chương trình đào tạo truyền thống. Để khắc phục khoảng trống nêu trên: việc ra đời của chuyên khoa Y học gia đình và người bác sĩ gia đình là cần thiết. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình tâm sinh lý xã hội (biopshychosocial model) trong quá khứ và hiện nay là mô hình chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm (patient - centered care) đã cung cấp cho người bác sĩ gia đình một cách nhìn đa tuyến khi chăm sóc bệnh nhân 18 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế của họ trong khi đó các bác sĩ chuyên khoa khác thường có cách nhìn đơn tuyến khi cùng chăm sóc một bệnh nhân. Trong thế kỷ 21, việc chăm sóc bệnh nhân mạn tính đã là nhu cầu lớn trong đó việc kết hợp các chuyên ngành dưới sự điều động của nhạc trưởng bác sĩ gia đình theo nguyên lý “ chăm sóc lấy quan hệ làm trung tâm“ (relationship- center care) để đạt hiệu quả cao nhất về điều trị cũng như kinh tế cho bệnh nhân và gia đình. II. Y học gia đình trên thế giới: III.1 Lịch sử chuyên ngành y học gia đình: - YHGĐ được bắt nguồn từ thực hành đa khoa trong những năm 60- đó là thời kỳ chiến tranh Việt Nam- thời kỳ có phong trào đấu tranh cho quyền công dân và còn có sự bất ổn xã hội trong nhiều lĩnh vực của thế giới. Những sự kiện đó trùng hợp với sự suy thoái của CSSK đa khoa đã xảy ra ở Mỹ với nhiều lý do: những người tốt nghiệp ngành y phục vụ cho yêu cầu bảo vệ sức khoẻ của người dân Mỹ bị tụt giảm nhiều, xu hướng chuyên khoa hoá bắt đầu nảy sinh từ chiến tranh thế giới lần thứ hai và việc đào tạo bác sỹ đa khoa đã tỏ ra không thích hợp với hệ thống CSSK hoàn chỉnh ngày càng tăng. Đồng thời, công chúng Mỹ và các nhà hoạch định chính sách về chăm sóc y tế có tầm nhìn xa đã chê trách trong sự chắp vá trong nền y tế Mỹ và đề xướng việc đào tạo thầy thuốc chuyên về chăm sóc y tế cá nhân- đó là thầy thuốc gia đình. Được sự hổ trợ của Viện hàn lâm thực hành đa khoa và bác sỹ đa khoa Mỹ, năm 1969 YHGĐ đã trở thành chuyên khoa y học thứ 20 ở Mỹ. Đến 7/1969 chỉ có 15 bác sĩ thực hành y học gia đình được công nhận ở Hoa Kỳ, sau đó Y học gia đình được chấp nhận và phát triển nhanh chóng đến 7/1979 đã có 6531 bác sĩ thực hành y học gia đình được chấp nhận. Y học gia đình đã góp phần thay đổi thực hành y khoa tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 21. Hiện nay Y học gia đình đã phát triển mạnh thành Hội BSGĐ các cấp quốc gia, khu vực, thế giới. WONCA là từ viết tắt của World Organization of National Colleges, Academies and Academic Associations of General Practitioners/Family Physicians, là tổ chức hàn lâm thực hành y học gia đình bắt đầu từ 1972 với 18 thành viên và hiện nay đã có 97 thành viên từ 79 quốc gia trong đó có Việt nam (từ 2003) với hơn 200.000 hội viên. Trang web của WONCA là: www.globalfamilydoctor.com 19 Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế WONCA có nhiệm vụ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua định nghĩa và cổ súy cho các giá trị của nó cũng như bởi việc nuôi dưỡng và duy trì các chuẩn mực cao về chăm sóc thực hành y học gia đình thông qua việc cổ súy chăm sóc cá nhân, liên tục, dễ tiếp cận trong khung cảnh gia đình và cộng đồng. III. 2. Y học gia đình là một chuyên khoa Mặc dù mới được phát triển từ khoảng thập niên 60 thế kỷ trước nhưng y học gia đình đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành một chuyên khoa như các chuyên khoa khác trong đại gia đình Y Khoa: - Triết lý: cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao một cách toàn diện, liên tục có chú trọng đến nguồn tài nguyên tại chỗ cho người dân trong cộng đồng không kể đến tuổi, giới, tín ngưỡng, và tình trạng kinh tế. - Thực hành: bằng cách lồng ghép lối tiếp cận sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi trong cung cấp dịch vụ sức khỏe. - Tổ chức: đã hình thành các hiệp hội bác sĩ gia đình cấp quốc gia (51 quốc gia), khu vực, thế giới (WONCA) để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo và thực hành bác sĩ gia đình thông qua nhiều hình thức như hội thảo, tài liệu, webác sĩite ..được cập nhât liên tục. Y học gia đình là một chuyên khoa vì: - Có triết lý đào tạo: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân theo hướng dự phòng trên cơ sở hai mô hình: hướng về bệnh nhân và tâm sinh xã hội. - Đối tượng phục vụ là toàn thể người bệnh trong khung cảnh gia đình và cộng đồng mà họ sinh sống chứ không phải là hệ thống cơ quan hay một số các bệnh lý đặc hiệu như ở các chuyên khoa khác. Nói cách khác, dân số bệnh nhân là các cá thể trong một cộng đồng gia đình bao gồm người lớn và trẻ em, chứ không phải là các cá thể riêng lẻ ở từng chuyên khoa vì dựa trên quan niệm bệnh tật cùng cách xử lý có quan hệ chặt với môi trường sống mà gần nhất là gia đình. - Thực hành: chăm sóc ban đầu ở phòng khám ngoại trú của các bệnh viện 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng