Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế truyền thông trong...

Tài liệu Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế truyền thông trong ngành y tế

.DOCX
23
892
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA Y BÀI THU HOẠCH LIÊN MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN VÀ KINH TẾ Y TẾ TRUYỀN THÔNG TRONG NGÀNH Y TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY MSSV: 125272100 Tp.HCM, 15/08/2017 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế 1. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến quý thầy cô trong bộ môn Liên Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế của Khoa Y – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã dành thời gian quý báu của bản thân để cho chúng em những bài học quý giá, những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết được từ nhiều năm vất vả hành nghề. Những kiến thức mà quý thầy cô mang lại cho chúng em không chỉ gói gọn là những bài học lí thuyết, tình hình trong nước và ngoài nước mà còn là những câu chuyện đời người, đời thường. Từ đó giúp chúng em có thêm được cái nhìn rộng mở hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Thế Dũng. Thầy đã không tiếc thời gian quý báu của mình để thiết kế môn học, liên hệ giảng viên và dạy dỗ chúng em. Dù thầy rất bận rộn nhưng thầy vẫn cố gắng cho chúng em có được những bài học hay, bổ ích và đầy đủ nhất. Thầy không chỉ mang đến cho chúng em những bài học lí thuyết đơn thuần mà còn là truyền cho chúng em ngọn lửa đam mê với công việc mình đang làm. Thầy là người thầy vĩ đại và nhân đức trong lòng của em. Để được môn học thành công như hôm nay, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Nhiệt Đới đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập và làm việc thật hiệu quả. Và lời cảm ơn cuối cùng em xin gửi đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y – Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế môn học này để cho chúng em có được cái nhìn khái quát về tình hình y tế Việt Nam và trên toàn thế giới. Từ đó giúp chúng em có thêm động lực xây dựng nền y tế nước nhà thêm vững mạnh. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trân trọng! Thành phố Hồ Chính Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Thủy TÓM TẮT Sau Liên module Kinh tế y tế và Quản lý bệnh viện, nhiều vấn đề mới được đề cập đến trong nền y tế Việt Nam giai đoạn hiện nay. Những khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng nền y tế nước nhà luôn là đề tài quan tâm nhất đối với các y bác sĩ nói riêng, cũng như đối với mọi người dân nói chung. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân không chỉ dừng lại ở sự tiếp xúc trực tiếp mà nó còn thể hiện qua những thông tin được đăng tải trên các bài báo, trang wed, truyền thông… Dựa vào những bài báo y khoa, người dân có nhận định riêng về ngành y tế chúng ta. Nhận định đó đúng hay sai phụ thuộc vào thông tin người dân nhận từ các bài viết họ đọc được. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay, truyền thông giúp cho người dân tiếp cận một cách dễ dàng hơn những thông tin về y khoa, có được sự 1 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế chăm sóc tốt nhất, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi làm cho mọi người mất dần niềm tin vào các y bác sĩ. Bài báo cáo này em xin giới thiệu sơ lược về truyền thông trong ngành y tế chúng ta hiện nay, vai trò cũng như những khó khăn và thử thách mà chúng ta phải đối mặt với báo chí. Với những hiểu biết cá nhân, em mong sẽ được sự góp ý chân thành từ các thầy cô về bài viết này. MỤC LỤC Đề mục Trang LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i TÓM TẮT.................................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH SÁCH HÌNH VẼ............................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................v DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT:...................................................................................vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIÊÊU.........................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................3 2.1. Các khái niệm cơ bản..........................................................................................3 2 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế 2.2. Chiến lược truyền thông trong ngành y tế..........................................................4 2.3. Xử trí khủng hoảng truyền thông ngành y tế (7)................................................9 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG NGÀNH Y...............13 3.1. Những lợi ích truyền thông mang lại................................................................13 3.2. Những tác hại truyền thông trong ngành y tế...................................................14 CHƯƠNG 4. KẾT LUÂÊN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................17 4.1. Kết luận.............................................................................................................17 4.2. Kiến nghị...........................................................................................................17 TÀI LIÊÊU THAM KHẢO.........................................................................................18 PHỤ LỤC................................................................................................................... 19 DANH SÁCH HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 1: Kết quả tìm kiếm thông tin với từ khóa “tăng huyết áp” trên website của Hội Tim mạch học Việt Nam........................................................................................14 Hình 2: Bác sĩ T.Q.H. khi đang thăm khám cho bệnh nhân..........................................17 3 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Sự khác nhau cơ bản giữa quảng cáo và truyền thông......................................4 Bảng 2: Chiến lược truyền thông.....................................................................................9 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT: GDSK: Giáo dục sức khỏe BN: Bệnh nhân ATTT: An toàn thông tin CNTT: Công nghệ thông tin PV: Phóng viên SXH-D: Sốt xuất huyết Dengue 4 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế CHƯƠNG 1. GIỚI THIÊÊU Ngày nay, quyền lực truyền thông mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Truyền thông mở ra cơ hội cho người dân tiếp cận y khoa dễ dàng hơn, đồng thời nó cũng mang lại thách thức cho chiến lược phát triển của lĩnh vực y tế hiện tại. Việc đẩy mạnh thông tin truyền thông, giáo dục sức khỏe (GDSK) là một trong những giải pháp chủ yếu của Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 được chính phủ phê duyệt. Công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hoạt động truyền thông GDSK đã và đang góp phần không nhỏ hỗ trợ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm vững kiến thức phòng và chữa bệnh; giúp người dân, nhà quản lý hiểu được chủ trương, chính sách của Nhà nước về y tế và việc tổ chức thực hiện của ngành y tế; đồng thời giúp giải quyết các sự cố trong hoạt động, điều hành của ngành. Cũng qua truyền thông, y đức và thái độ giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế có sự cải thiện rõ rệt. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là: Sức khỏe mọi người (Health for People). Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh tật hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm : xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Y tế là công tác liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy việc cung cấp thông tin, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân luôn đòi hỏi tính chính xác, kịp thời và khách quan của thông tin truyền thông. Thời gian qua, nhờ có hoạt động truyền thông, người dân đã hiểu rõ hơn về cách phòng, chống dịch bệnh và dần thay đổi thói quen, hành vi trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống; hiểu chính xác hơn và không bị hoang mang khi có dịch bệnh xảy ra. Mặt khác, tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc khách hàng, họ là những bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Trong quá trình đó không thể tránh khỏi những sai lỗi. Nếu việc khắc phụ những sai lỗi diễn ra hiệu quả thì uy tín và danh tiếng của bệnh viện sẽ được duy trì. Ngược lại, việc xử lý các sai lỗi nếu không được tiến hành bài bản và không có những kỹ năng xử lý truyền thông sẽ dễ dẫn đến một cuộc khủng hoảng truyền thông với sự vào cuộc của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Chủ động quản lý những rủi ro để hạn chế các cơn lốc truyền thông là một vấn đề vừa mang tính thời sự vừa mang tính cốt lõi để bảo vệ và giữ vững tinh hoa của ngành y. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng đã chỉ ra các vụ việc liên quan đến ngành y tế, trong đó thái độ thờ ơ tắc trách của một số cán bộ y tế. Nhờ có thông tin, mà ngành y tế đã có những cái nhìn chính xác trong việc đưa ra biện pháp xử lý kịp thờ, từng bước nâng cao y đức, mang lại niềm tin đối với nhân dân. Do vậy, công tác đẩy mạnh thông tin truyền thông và xử trí khủng hoảng truyền thông là công việc cần thiết cho ngành y tế chúng ta hiện nay và cả trong 1 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế tương lai. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Thông tin [ CITATION wik17 \l 1033 ] Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức. Nên dùng như động từ, không nên dùng như danh từ. Tin tức có thể dùng nhưng danh từ chẳng hạn: tin tức về máy móc, điện toán, hay nói gọn là tin về… Ngày nay, thuật ngữ thu thập tin tức được sử dụng khá phổi biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xe truyền hình, giao tiếp với người khác… Thông tin giúp là tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và cơ sở của quyết định. 2.1.2. Truyền thông [ CITATION wik16 \l 1033 ] Truyền thông (communicare, nghĩa là “chia sẻ”): là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh như ngôn ngữ,, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng) Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi. 2.1.3. PR là gì? [ CITATION BMG16 \l 1033 ] PR là viết tắt của từ Public Relations. Được biết đến với nhiều tên gọi như : Quan hệ truyền thông, Quan hệ công chúng, Giao tế nhân sự, Quan hệ công cộng, Truyền thông đại chúng. Truyền thông là việc truyền tải thông tin, một hình thức tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tác động qua lại lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Quan hệ là việc giao tiếp được tồn tại giữa các cá thể. Vậy quan hệ truyền thông là việc truyền tải 1 thông tin nào đó nhờ vào các mối quan hệ trong xã hội. Theo Viện PR Anh: PR là những nỗ lực có kế hoạch, kéo dài liên tục, thiết lập và duy trì mối thiện cảm, thông hiểu lẫn nhau, giữa tổ chức và các đối tượng công chúg có liên quan. Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị thông tin nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự thông tin hai chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ. (Wikipedia) Theo Frank Jefkins: PR là bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó, đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. 2 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế 2.2. Chiến lược truyền thông trong ngành y tế 2.2.1. Vai trò truyền thông đối với bệnh viện [ CITATION Ngu17 \l 1033 ] Vai trò quan trọng của truyền thông đối với một bệnh viện là để xây dựng thương hiệu thông qua quá trình marketing duy trì thương hiệu. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao phải xây dựng thương hiệu bệnh viện? Người tiêu dùng bệnh viện đang ngày càng trở nên tinh vi hơn. Khi quyền lợi người tiêu dùng phát triển, tầm quan trọng của tính minh bạch và giá trị sẽ tăng lên, nhờ đó thương hiệu của các tổ chức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng. Để xây dựng một bệnh viện mạnh và bền vững thì việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị hình ảnh của BV là một việc vô cùng quan trọng. Có nhiều người thường hay hiểu nhầm giữa truyền thông và quảng cáo. Bảng dưới đây sẽ nêu ra những điểm khác nhau cơ bản giữa chúng. Bảng 1: Sự khác nhau cơ bản giữa quảng cáo và truyền thông [ CITATION Ngu13 \l 1033 ] Nội dung Quảng cáo Truyền thông Đối tượng Khách hàng mục tiêu Cộng động Phương tiện Phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông và những loại hình sự kiện Vai trò Tăng sự nhận biết Làm cho “HIỂU” Thời điểm Giai đoạn tăng nhận biết Đi trước, về sau Khủng hoảng Không được sử dụng Công cụ hữu hiệu khách hàng Như vậy, truyền thông trong y khoa nhằm hướng tới mọi người dân để cho khách hàng – là những người có nhu cầu về sức khỏe hiểu rõ hơn về vấn đề họ thắc mắc. Truyền thông là nguồn gây ra khủng hoảng cũng là công cụ hữu hiệu để giải quyết khủng hoảng trong việc quản lý thông tin y khoa. Trong thế kỷ vừa qua, sự phát triển của ngành y khoa vô cùng mạnh mẽ. Những phát minh mới không ngừng ra đời. Tin tức về y khoa trở nên phong phú hơn nhưng cũng phức tạp, khó hiểu với các từ ngữ mới về bệnh tật, các danh từ kỹ thuật về phương thức chẩn đoán khám chữa bệnh cũng như danh tính các tác nhân gây bệnh. Nguồn cung cấp tin tức dữ kiện y khoa cũng nhiều và dưới các hình thức khác nhau. Trước những kiến thức mới này, một người có sức học trung bình đôi khi cũng cảm thấy như mình lạc giữa muôn vàng tin tức để duy trì sức khỏe. Đặc biệt là đối với những người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người có căn bản giáo dục giới hạn, hoặc đang ở tình trạng sức khỏe kém… Vì vậy, việc nâng cao ý thức y tế, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội là vô cùng cần thiết. Một trong những phương pháp để tăng cường sự hiểu biết và cải thiện sức khỏe của người dân là truyền thông giáo dục. Mọi người có thể nghe tận tai, đọc/nhìn tận mắt thông qua truyền thông. 3 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế Một số lợi điểm của truyền thông như: - Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với vấn đề sức khỏe một cách mau chóng Truyền thông có thể đưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu Truyền thông có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình cảm để người nghe – coi thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt. Truyền thông có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để trang luận cách thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phương tiện liên lạc. Truyền thông có thể hợp tác với các nhà chuyên môn để tổ chức các buổi gặp gỡ giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với quần chúng để trao đổi kiến thức bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, truyền thông cũng có: - Tính giáo dục, chia sẻ kiến thức, cổ vũ những hành vi có lợi cho công ích Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ công cộng, giúp các tổ chức liên quan tới bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc. Góp phần tranh đấu, cổ vũ, truyền thông tiếp tay với các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách y tế; dung hòa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý kiến có tính cách quyết định đặc biệt. Bên cạnh đó, truyền thông cũng mang đến bất lợi sau: - Truyền thông gửi ra thông tin nhưng ít khi tiếp nhận được phản ứng của quần chúng. - Khó mà ước lượng coi xem tin tức đưa ra có đáp ứng nhu cầu dân chúng, có đúng thời điểm và không biết phản ứng của dân chúng ra sao. - Dân chứng có thể không coi, không đọc hoặc tắt TV, radio giữa chừng vì bất đồng ý kiến. - Do ảnh hưởng của kinh tế tự do cạnh tranh “khuyến thị”, truyền thông cũng lệ thuộc vào các “thông tin thương mại” để trang trải chi phí điều hành, cơ sở, nhân viên, cho nên nhiều khi phổ biến những dữ kiện có tính cách chủ quan, thỏa mãn lợi nhuận cho giới sản xuất, cung cấp dịch vị, hàng hóa. - Đôi khi vì tính các thời sự nóng hổi, giật gân, truyền thông cũng loan tải các tin tức chưa được chứng minh tính các xác thực hoặc chưa có sự đồng thuận của các nhà chuyên môn gây hoang mang cho người nhận. 2.2.2. Nhân sự truyền thông Người đảm nhiệm truyền thông trong y khoa trước hết họ phải am hiểu về các vấn đề y tế, có cơ sở chuyên môn tốt mới có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác đến công chúng. Thứ 2, họ phải có khả năng giao tiếp, kết nối, quan hệ công chúng tốt để truyền đạt thông tin, tin tức đến người khác một cách hiệu quả, đơn giản và dễ hiểu. Cuối cùng, họ phải được đào tạo về kỹ năng truyền thông để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền. 2.2.3. Nguyên tắc truyền thông [ CITATION Ngu13 \l 1033 ] Truyền thông trung thực để tạo uy tín. Cởi mở và hành động nhất quán, trước sau như một để xây dựng niềm tin. 4 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế Hành động công bằng nhằm tạo ra thiện ý và sự hỗ tương. Truyền thông 2 chiều để tránh tình hướng bất lợi và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Nghiên cứu môi trường và đánh giá để đưa ra quyết định hoặc sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời nhằm tạo ra sự hài hòa trong mối quan hệ giữa BV, tổ chức và cộng đồng xã hội. 2.2.4. Phương tiện truyền thông [ CITATION Ngu17 \l 1033 ] TV truyền hình: - Đây là phương tiện chuyển đạt tin tức rất hữu hiệu tới mọi người, không kể già trẻ, nam nữ. Lợi điểm của truyền hình là gửi đi cả lời nói lẫn hình ảnh, khiến cho người coi lãnh hội dễ dàng và có ảnh hưởng lâu dài, vì quần chúng sẽ nhớ mãi. Tuy nhiên, bên cạnh những tin tức tài liệu hữu ích thì TV đôi khi cũng có những màn bạo lực, dâm ô, quảng cáo quá mức gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Radio Rất phổ biến, tới được nhiều thính giả với đầy đủ chi tiết và chi phí cũng ít hơn là với TV. Các vị cao niên đều rất thích nghe các chương trình của radio, từ thời sự thế giới tới cách bảo vệ sức khỏe, phân ưu, chia vui… Báo chí Theo thống kê, có tới 70% dân chúng thu lượm kiến thức về sức khỏe qua nhật báo. Lợi điểm của báo chí là độc giả có đầy đủ các loại tin tức, đọc lúc nào cũng được chứ không như TV, radio: mất dịp coi/nghe một chương trình là mất luôn, không coi/nghe lại được. Tạp chí Với tạp chí, đốc giả thường có tính cách chọn lựa, tài liệu tương đối có giá trị hơn và thường được cất giữ để dành hoặc trao đổi với bạn bè. Internet Đây là phương tiện truyền thông rất phổ biến hiện nay, ai cũng có thể sử dụng để thu nhận và truyền đạt tin tức. Người sử dụng có thể dùng bất cứ lúc nào, gửi đi bất cứ tin tức gì. Tuy nhiên, các tin tức nhiều khi không được kiểm chứng tính cách xác thực, gây hoang mang, ngộ nhận cũng như làm phiền lòng người nhận. Các trang wed, blogger với các bài viết y khoa học đầy đủ chi tiết có tính cách xây dựng, giáo dục. Đó là chưa kể tới các thông tin qua tờ bướm tờ rơi, bảng quảng cáo, bích chương, bích báo, bản tin luân lưu nội bộ cũng như âm nhạc, hình ảnh, nét vẽ minh thị… 2.2.5. Kế hoạch truyền thông [ CITATION Ngu13 \l 1033 ] Vai trò: - Thiết lập mục tiêu, chọn đúng đối tượng và thông điệp truyền thông. 5 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế - Định hướng các hoạt động và sử dụng chính xác các công cụ truyền thông Đánh giá hiệu quả và kiểm soát ngân sách đầu tư của các hoạt động truyền thông. Nội dung của kế hoạch truyền thông - - - - - Phân tích tình hình thị trường + Phân tích khách hàng + Phân tích cạnh tranh Giới thiệu thương hiệu/sản phẩm + Đặc tính/lợi ích sản phẩm + Giá bán + Phân phối Thiết lập mục tiêu PR + Mục tiêu thương hiệu + Mục tiêu thị phần + Mục tiêu doanh số Định vị và thông điệp truyền thông + Định vị + Thông điệp và ý nghĩa thông điệp Chiến lược PR + Xác định mục tiêu từng giai đoạn + Mốc thời gian cho từng giai đoạn + Xác định công cụ PR phù hợp Hoạch định chương trình PR + Mô tả chi tiết từng giai đoạn + Thời gian thực hiện + Ngân sách Phân tích ngân sách + Ngân sách tổng thể + Tỷ lệ ngân sách cho từng công cụ Đánh giá và đo lường hiệu quả + Phương pháp đánh giá + Chỉ tiêu đánh giá Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 893/QĐ- TTg, ngày 19/06/2015 phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin (ATTT) đến năm 2020. [ CITATION Bộy15 \l 1033 ] Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về ATTT tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTT. Cụ thể là tới năm 2020, dưới 50% các sự cố mất ATTT xảy ra vì lý do bắt nguồn từ nhận thức yếu kém về các nguy cơ mất ATTT của con người. Trên 50% người sử dụng nói chung, trên 60% học sinh và trên 70% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cơ bản phòng tránh mất ATTT; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về ATTT. Theo Đề án, cũng tới năm 2020, sẽ có trên 80% công chức, viên chức, cán bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng đơn giản để bảo đảm ATTT khi ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt 6 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế động của cơ quan nhà nước. Đồng thời, trên 80% cán bộ, công nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất ATTT, trách nhiệm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực ATTT. Đề án còn hướng tới là trên 90% phóng viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất ATTT, xu hướng và tình hình mất ATTT tại Việt Nam và trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án xác định rõ một trong 5 nhiệm vụ chính sẽ được tập trung triển khai thời gian tới là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT ở các cơ sở giáo dục. Theo đó, sẽ rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu giáo dục về ATTT lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng lớp học và bậc học (từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông); đồng thời tổ chức các cuộc thi về ATTT cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội như: Mở chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện các nội dung tuyên truyền; Sản xuất phóng sự, chương trình, trao đổi, đối thoại trên hệ thống phát thanh, truyền hình; Đưa tin, bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội; Tổ chức tập huấn, phổ biến cho đội ngũ phóng viên CNTT về các nội dung của Đề án… 2.2.6. Viếết chiếến lược truyếền thông [ CITATION Ngu13 \l 1033 ] Để viết chiến lược truyền thông ta cần trả lời những câu hỏi sau: - Các giai đoạn thời gian? Mục tiêu mỗi giai đoạn? Công cụ sử dụng cho từng giai đoạn Bảng 2: Chiến lược truyền thông Nội dung Giai đoạn 1 Thời gian Từ ngày/tháng đến Từ ngày/tháng đến Từ ngày/tháng đến ngày/tháng ngày/tháng ngày/tháng Mục tiêu Nhận phẩm Công cụ PR P.R Event, Marketing, khuyến mãi…. 2.3. diện Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 sản Tăng cường nhận Mua và sử dụng sản biết sản phẩm phẩm Xử trí khủng hoảng truyền thông ngành y tế [ CITATION Hội16 \l 1033 ] 2.3.1. Định nghĩa - Khủng hoảng truyền thông là tình huống đe dọa một tổ chức hoặc một cá nhân về thanh danh hay sự ổn định. - Tình trạng rối loạn, mất thăng bằng của tổ chức do sự lệch lạc hay hỏng hóc của một yếu tố trong quá trình vận hành; do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đơn vị. 7 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế - Có ngọn nguồn bằng đồn miệng ác ý, do hiểu sai lệch hoặc do các phương tiện truyền thông dòm ngó. - Hệ quả của một mưu đồ - Có thể bùng phát bất ngờ do thời gian “ủ bệnh” mà không có biện pháp dự báo hay ngăn ngừa quyết liệt. - Gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể làm sụp đổ thanh danh, thương hiệu hay tổn hại lớn về tài chính. - Gây hậu quả dây chuyền. - Tồi tệ: Phản ứng chậm/ Không phản ứng/ Phản ứng sai/ Phản ứng thiếu suy xét. - Cơ hội: Phản ứng khôn ngoan. - Một khủng hoảng PR thực sự là câu chuyện gây bất lợi cho cơ quan đơn vị/ tổ chức/ Doanh nghiệp/… - Sự việc đang dần đi đến tình trạng mất kiểm soát và đe dọa danh tiếng của cơ quan đơn vị/ tổ chức/ Doanh nghiệp/ … từ thương hiệu cho đến công việc kinh doanh. 2.3.2. Nguyên nhân - Từ trong nội bộ: người xưa vốn có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, nếu một bệnh viện/ một cơ sở y tế mà không đoàn kết đồng lòng thì khủng hoảng là khó tránh khỏi. Khám chữa bệnh là một dây chuyền chặt chẽ với sự hợp tác giữa nhiều cá nhân nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh. Bệnh nhân đến bệnh viện không chỉ đơn lẻ khám một chuyên khoa với một bác sĩ nhất định. BN phải qua nhiều nhân viên y tế khác nhau: từ khâu thủ tục hành chính lúc nhập viện, thu ngân thu viện phí, điều dưỡng chăm sóc và theo dõi, bác sĩ khám, dược sĩ phát thuốc… Vì vậy, nội bộ đoàn kết mới giúp bệnh viện phát triển bền vững; nội bộ mâu thuẫn, sai lầm dễ xảy ra và khủng hoảng là điều khó tránh khỏi. - Do quản lý bất cẩn và kém cỏi: như đã nêu trên, bệnh viện giống như một dây chuyền khám chữa bệnh. Việc sắp xếp, phân bố công việc hợp lý của nhà lãnh đạo là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, người quản lý còn là người đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, đưa ra phương hướng phát triển của bệnh viện. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, kể cả về vấn đề sức khỏe – khám chữa bệnh. Ngày nay, bệnh viện ngày càng nhiều, với sự đầu tư cao, đưa đến nhiều chọn lựa hơn cho khách hàng. Nếu một nhà lãnh đạo thiếu bản lĩnh và tài năng sẽ làm cho bệnh viện không phát triển được. Hơn thế nữa, một khi sai lỗi xảy ra mà nhà lãnh đạo không đủ sáng suốt và mạnh mẽ để giải quyết, xử trí hợp lí thì rất dễ đưa đến khủng hoảng truyền thông. - Do truyền thông: đưa tin sai sự thật, phóng đại, tốc độ lan truyền nhanh dẫn đến những định kiến không tốt về ngành y. - Do đối thủ cạnh tranh: thời buổi hội nhập, các bệnh viện công và tư nhân ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Điều này cũng đưa ra một thách thức lớn, đó chính là sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế/ bệnh viện với nhau. - Do siêu lợi nhuận: vì lợi nhuận đánh mất chất lượng. Các tin tức đều nhằm mục đích “câu view” để thu về tiền. Vậy nên, các thông tin tuyên truyền thông thường, ít được quan tâm không được chú trọng đăng tải. Còn những tin tức 8 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế “giật gân” thì gây chú ý, kích thích tính tò mò độc giả nên được đăng tải nhiều hơn. - Khủng hoảng cá nhân dẫn đến khủng hoảng thương hiệu: sai lầm từ một cá nhân đơn lẻ gây ảnh hưởng đến toàn bệnh viện. - Khủng hoảng nhóm ngành nhạy cảm: sai lầm chuyên biệt ở chuyên ngành đặc thù nào đó khó tránh khỏi gây hiểu lầm đưa đến ảnh hưởng đến toàn ngành. - Đạo đức sản phẩm: một số cá nhân vì lợi ích bản thân đánh mất giá trị đạo đức y khoa dẫn đến đem lại hậu quả xấu cho bệnh nhân. 2.3.3. Quy trình giải quyết - Đánh giá mức độ nguy hại: + khủng hoảng ở một cá nhân, nhóm người hay cộng đồng? + Gây thương tích, tàn tật hay tử vong? - Định dạng khủng hoảng: khủng hoảng thuộc lĩnh vực/chuyên ngành nào? - Lập hội đồng chuyên môn giải quyết (ban quản lý, thư ký giúp việc, bộ phận PR, chọn cử speaker…). - Phong tỏa nguồn tin: hạn chế tối đa sự lan truyền, rò rỉ thông tin khi chưa làm rõ nguyên nhân sự việc. - Lên kê hoạch giải quyết khủng hoảng truyền thông. - Viết và gửi bài đăng giải thích rõ ràng sự việc. - Theo dõi và đo lường sát sao phản ứng của dư luận.  3 liên hệ: - Phóng viên viết tin/ Đối thủ - Cơ quan có quyền phán xét - PV chuyên mục/ Lãnh đạo báo lớn, lãnh đạo báo thân quen  Phát huy chất xám: - Thống nhất nội dung tuyên truyền và thông điệp - Tổ chức họp báo - Truyền thông phản công - Tổ chức đoàn PV hiện trường - Đặt mua quảng cáo 2.3.4. Nguyên tắc vàng 2.3.4.1. 5 có - Phân hóa và lôi kéo dư luận bằng các công cụ tuyên truyền - Hy sinh và chịu tổn thất trong ngắn hạn - Tiền hậu thống nhất - Chế ngự bản năng hiếu chiến - Thời gian biểu và lộ trình chi tiết 2.3.4.2. 4 Không - Trả lời truyền thông cho đến khi PR dàn xếp - Để xuất hiện bài phỏng vấn dưới dạng điều tra - Tiếc tiền - Cung cấp hết chi tiết/thông tin 2.3.5. Thông điệp truyền thông - Xác định các kênh truyền thông chủ chốt - Thống nhất nội dung TCBC - Lôi kéo người có ảnh hưởng phát ngôn 9 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế 2.3.6. - Cho xuất hiện bài phỏng vấn Quảng cáo trấn an dư luận hoặc làm dư luận phân tâm Đối tượng truyền thông: khách hàng/ Đối tác (nhà cung cấp, đại lý)/ Dư luận… Ứng phó khủng hoảng truyền thông ngành Y tế Khủng hoảng truyền thông là một câu chuyện bất lợi về thương hiệu của công ty hay tổ chức bất kỳ. Nếu sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát sẽ đe dọa danh tiếng uy tính và niềm tin đã gây dựng bấy lâu. Không giống các lĩnh vực khác, ngành y tế đối mặt với các hậu quả tệ hơn nhiều khi xảy ra khủng hoảng truyền thông. - Điều quan trọng, phải luôn có kế hoạch để sẵn sàng ứng phó. - Dù đang làm việc cho bất cứ một thương hiệu nào, luôn tiền ẩn nguy cơ bạn sẽ đối mặt với khủng hoảng truyền thông. - Đặc biệt khi khủng hoảng truyền thông xả ra với một cơ quan tổ chức y tế (như bệnh viện) hoặc các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, thì việc kiểm soát dư luận cực kỳ quan trọng vì đây là ngành liên quan trực tiếp sức khỏe con người. - Thực tế, một trong những nhiệm vị chính của người làm PR chuyên nghiệp chính là kiểm soát, xử lý các tình huống khủng hoảng qua nhiều kênh, trong đó có mạng xã hội. - Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số ngày càng phát triển, khi có khủng hoảng xảy ra, việc có sẵn một quy trình ứng phó thích hợp trỏe nên hết sức cần thiết.  10 bước ứng phó khủng hoảng truyền thông trong ngành Y tế: - Bước 1: Bình tĩnh - Bước 2: Khoanh vùng sự việc và lên tiếng báo động - Bước 3: Điều tra sự việc xảy ra - Bước 4: Hiểu rõ những tác động - Bước 5: Lắng nghe - Bước 6: Quyết định về lập trường của tổ chức và thông điệp truyền thông - Bước 7: Ra quyết định về kênh truyền thông - Bước 8: Phát ngôn - Bước 9: Theo dõi phản ứng của dư luận và ứng phó khi cần thiết - Bước 10: Rút ra bài học kinh nghiệm Sự thành công của quản trị khủng hoảng truyền thông phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng theo dõi những phản ứng của dư luận và có những ứng phó nhanh chóng. Những sự việc ngỡ như rất nghiêm trọng, chẳng hạn như nhận được hàng chục email than phiền từ khách hàng, đôi khi lại chỉ như 1 cái gờ nhỏ trên đường. Bằng cách giám sát hiệu quả những kênh truyền thông mạng xã hội; bạn có thể dễ dàng nắm bắt được độ nghiêm trọng của vấn đề. Những công cụ theo dõi tốt sẽ giúp qui trình ứng phó của bạn trở nên hiệu quả và kịp thời. Chống khủng hoảng từ xa: - Dự báo: Tìm và phát hiện nguy cơ tiềm ẩn Phân tích các mối đe dọa và suy luận hậu quả để hình thành kịch bản ứng phó tối ưu Giả định các tình huống xấu để điều chỉnh đường đi Nghiên cứu và lập hồ sơ đối thủ cạnh tranh 10 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế - Tìm kiếm các yếu tố pháp lý bất lợi Tầm soát nhân sự, dây chuyền kinh doanh, sản phẩm CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG NGÀNH Y 3.1. Những lợi ích truyền thông mang lại Sự phát triển của truyền thông, thông tin đại chúng đã đem lại cho ngành y tế chúng ta những bước phát triển mới tích cực hơn. Với thời đại ngày nay, công nghệ thông tin bùng nổ và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mọi người ở bất cứ nơi đâu và tại mọi thời điểm đều có thể dễ dàng truy cập internet một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hơn thế nữa, việc đẩy mạnh phát triển truyền thông trong y tế cũng được các nhà chức trách quan tâm, đẩy mạnh phát triển. Những website ưu tín, chất lượng do các bệnh viện, các hiệp hội ngày càng nhiều. Chúng mang lại cho người dân những tin tức mới, cập nhật liên tục, giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn vấn đề sức khỏe họ mắc phải. Lấy một ví dụ cơ bản về bệnh tăng huyết áp. Khi chúng ta tra cứu trên Google với từ khóa “bệnh tăng huyết áp” thì chưa tới 1 giây đã cho ra 1.960.000 kết quả khác nhau về bệnh này. Trong đó có nhiều nguồn đáng tin cậy như của Hội Tim mạch học Việt Nam có 41 bài viết về chủ đề này. Khách hàng có thể dễ dàng trang bị được những kiến thức cơ bản và đầy đủ về bệnh và giải quyết được một số thắc mắc về bệnh. Hình 1: Kết quả tìm kiếm thông tin với từ khóa “tăng huyết áp” trên website của Hội Tim mạch học Việt Nam. Bên cạnh đó, truyền thông giáo dục sức khỏe là bước ngoặc lớn cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. GDSK không chỉ cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bệnh tật mà còn nhấn mạnh những yếu tố khác ảnh hương đến hành vi sức khỏe con người như: môi trường sống, thói quen, tác động của việc làm lên sức khỏe, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân… Từ đó giúp người dân hiểu được hoàn cảnh riêng theo cá nhân hóa và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp hơn. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này là công tác Phòng chống sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) thông qua công tác GDSK cộng đồng. Mỗi khi mùa mưa đến cũng là lúc dịch SXH-D bùng phát mạnh mẽ nhất, chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy trên các 11 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế phương tiện truyền thông đưa tin thông báo về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn cách phòng chống dịch. 3.2. Những tác hại truyền thông trong ngành y tế Tại hội nghị triển khai công tác y tế năm 2017 được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 12 tháng 01 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 9 hạn chế của ngành y tế. Trong đó, có nhiều vấn đề đã tồn tại dai dẳng nhiều năm qua như: quá tải bệnh viện, sai sót y khoa, bất cập trong quản trị... Khi đề cập đến tình trạng quá tải, Thủ tướng cho rằng vẫn còn phổ biến cảnh một giường bệnh 2 -3 người nằm tại Bệnh viện K hay các viện tuyến trung ương khác. 9 tồn tại của ngành y tế - Tình trạng quá tải bệnh viện. - Sai sót y khoa. - Bất cập trong quản trị bệnh viện. - Hạn chế về cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh. - Tình trạng chậm tiến độ xây dựng một số bệnh viện tuyến trung ương. - Bất cập trong quản lý dược phẩm, trang thiết bị y tế; dấu hiệu lợi ích nhóm trong mua sắm thuốc, đấu thầu trang thiết bị y tế. - Thất thoát trong công tác quản lý bảo hiểm y tế. - Công tác an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. - - Mô hình y tế quận, huyện chưa thống nhất, nhiều trạm y tế xã còn tồn tại nhiều bất cập. Như các bạn cũng đã thấy, tình trạng quá tải là vấn đề hàng đầu và muôn thuở trong ngành y tế Việt Nam từ xưa đến nay. Tình trạng quá tải này đưa đến các nhân viên y tế làm việc vô cùng vất vả và căng thẳng. Bạn thử tưởng tượng nếu như mỗi ngày đi làm đều có một núi công việc chờ đón bạn, bạn phải tiếp xúc với vài chục khách hàng khác nhau, liệu bạn có đủ tự tin khẳng định rằng sẽ không bao giờ có sai sót xảy ra? Không, tôi không dám khẳng định điều đó. Ngành y giống như làm dâu trăm họ, việc sai sót, không vừa lòng khách hàng là điều khó tránh khỏi. Và những sai sót này ngày nay rất dễ được đưa lên các trang báo, nhất là báo mạng. Nhưng đó không có nghĩa là chúng ta để mặc cho sai lỗi, mà là cố gắng làm tốt nhiệm vụ, hạn chế sai lỗi đến mức thấp nhất. Ngày nay, rất nhiều trang báo mạng, báo điện tử mọc lên như nấm sau mưa, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin truyền thông hơn bao giờ hết. Nhưng trang báo đa phần đều đăng tải những sai lỗi của ngành y nhiều hơn rất nhiều so với những lợi ích mà ngành y đã và đang đạt được. Tại vì sao ư? Rất đơn giản, đó là vì tâm lý và xu hướng của đa số các đọc giả đều thích tò mò về sai sót và lỗi lầm người khác. Những bài viết khen ngợi thì thường mang xu hướng chuyên môn nên khó tiếp cận được độc giả. Độc giả chỉ muốn xem những tin tức họ muốn xem hơn là những tin tức họ cần xem. Mọi người thường chỉ ưa thích soi mói cái xấu của người khác hơn là những việc làm tốt bởi vì theo lẽ thường “tiếng xấu đồn xa” mà. Hơn nữa, những tin 12 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế tức tốt về y khoa thường mang tính chuyên môn nên nội dung thường khó hiểu, nhàm chán. Thêm vào đó, từ một sai lỗi y khoa, khi mọi người tìm kiếm thông tin trên mạng dễ có tới hàng trăm đến hàng ngàn. Tuyệt đại đa số các bài viết là nói xấu, hiếm hoi lắm được vài bài đăng nhỏ lẻ giải thích nguyên nhân sai lỗi hay đính chính sự việc. Hơn thế nữa, tốc độ lan truyền của các bài viết ngày càng dễ dàng và rộng rãi hơn. Chỉ cần một cái nhấp chuột vào mục chia sẽ thì một truyền mười, mười truyền trăm trong vòng tích tắc. Rồi các bình luận nói thêm, bới móc lỗi trong ngành y ồ ồ kéo về từ cộng đồng mạng, nhưng lại hoàn toàn không thấy bình luận nào từ các nhà chuyên môn cho ý kiến đúng sai. Bởi vì để câu view, các bài báo hiện nay đều theo xu hướng giật tít, cắt xén, thêm gia vị cho các bài viết của mình. Mà báo chí là người định hướng dư luận, tạo scandal, làm đánh mất niềm tin của người dân vào ngành y tế. Hậu quả này vô cùng nghiêm trọng, cần được quản lý và khắc phục. Một ví dụ điển hình của hậu quả báo chí mang lại là nạn antivaccin. Vaccine trở thành “nạn nhân của truyền thông” ở các nước tiên tiến. Năm 1998, một nghiên cứu của Bs. Andrew Wakefield được công bố cho rằng vaccine MMR (sởi – quai bị rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ em (dù nghiên cứu này được xác định là làm giả số liệu và không được công chứng sau đó). Vì những thông tin đó, các phụ huynh từ chối chích ngừa cho trẻ. Kết quả là những trẻ không được chích sởi đầy đủ lúc ấy đã không đủ miễn dịch bảo vệ với sởi nên mới bị bệnh sởi trong trận dịch vào năm 20122013 tại Anh và Wales, dẫn đến có khoảng 3,000 bệnh nhân mắc bệnh và hầu hết ở độ tuổi 10-18 tuổi. Các trang báo không ngừng nói phóng đại tác dụng phụ sau tiêm chủng gây hoang mang trong dư luận dẫn đến mọi người không đưa trẻ đến tiêm ngừa đầy đủ làm dịch bệnh bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ khác, khi ta tìm kiếm thông tin “sai lầm trong y tế” thì gần 2 triệu kết quả đưa ra, với những tiêu đề chỉ trích ngành y như: sự cẩu thả trong điều trị, sai lầm khủng khiếp trong ngành y… Trong khi những bài báo ngợi khen thì ít hơn nhiều. Một bài đăng về sai phạm trong y tế có thể biến một bác sĩ thành kẻ phạm tội. Có nhiều vụ việc bác sĩ phải mất chức trong những tình huống vô ý. Có thể nhắc tới vụ bác sĩ bỏ dép giẫm lên giường bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Mặc dù đã được giải thích là do để thuận tiện cho việc thăm khám vết thương ở vùng lưng và nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân nằm nghiêng người nên bác sĩ T.Q.H. đã có dáng đứng không đẹp. Kết quả là với việc này, bác sĩ H. đã phải bị kỹ luật và mất chức trưởng khoa. 13 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế Hình 2: Bác sĩ T.Q.H. khi đang thăm khám cho bệnh nhân. CHƯƠNG 4. KẾT LUÂÊN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Truyền thông trong y khoa là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Phát triển truyền thông trong y tế được chính phủ quan tâm và không ngừng được đẩy mạnh. Truyền thông mang lại bước phát triển mới cho y học. Tạo cầu nối vô hình để người dân tiếp xúc với y tế thông qua mạng lưới internet. Nó giúp mọi người ngày càng hiểu biết hơn về y tế, thay đổi hành vi xấu, tạo lập thói quen lành mạnh để chăm lo sức khỏe cá nhân. Nó giúp bệnh viện/ cơ sở y tế xây dựng thương hiệu, tạo lập uy tín để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, truyền thông cũng đem lại muôn vàng thách thức chúng ta phải đối mặt. Làm thế nào để quản lý tốt khủng hoảng truyền thông, tạo lập niềm tin ở người dân, kiểm soát tốt các bài đăng không chính xác về y tế… còn là một thử thách đáng quan tâm của chính phủ và ngành y tế. Qua truyền thông, ngành y tế nhận ra được những sai sót của bản thân, cải thiện tốt hơn vấn đề y đức, thay đổi cách ứng xử để tạo lập niềm tin cho người dân. 4.2. Kiến nghị Qua bài viết này em xin có một số quan điểm cá nhân để nhằm cải thiện hơn công tác truyền thông trong ngành y tế: 1. Tiếp tục phát triển các mặt lợi của truyền thông đem lại, tạo dựng những website uy tín dành cho người dân, đăng tải các bài viết với từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để mọi người có thể hiểu rõ hơn về một bệnh nào đó, tránh gây hiểu lầm. Xây dựng các diễn đàn online giải đáp thắc mắc cho người dân. 2. Công tác quản lý khủng hoảng truyền thông chặt chẽ hơn: khi có sai sót nên nhanh chóng làm rõ nguyên nhân. Không nên chủ động đưa thông tin lên báo chí. Khi báo chí vào cuộc, chúng ta nên nhanh chóng đứng ra giải thích làm rõ nguyên nhân để tránh nhiều thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận. 14 Khoa Y – ĐHQG-HCM BDP Module Quản lí bệnh viện & Module Kinh tế y tế 3. Liên hệ cơ quan chức năng, tổng biên tập khi phát hiện bài báo đưa thông tin sai sự thật. Yêu cầu đính chính rõ ràng kèm với lời xin lỗi chân thành. Đối với báo mạng đưa thông tin sai, phải gỡ bỏ ngay bài đăng. 4. Không nên cho những người không có chuyên môn, không có kiến thức về y tế đăng tải các bài viết phiến diện, thiếu cơ sở khoa học nói về y khoa. Nhà sản xuất, tổng biên tập phải có sự kiểm soát chặt chẽ nhân viên của mình, đúng người đúng chức vụ. 5. Các bài đăng phải ghi rõ nguồn gốc, tên tuổi tác giả, để khi có sai sót chúng ta dễ dàng truy cứu tránh nhiệm. 6. Có những biện pháp pháp lý rõ ràng cụ thể bảo vệ ngành y, xử phạt hành chính đối với việc đưa thông tin sai lệch của báo chí. 7. Mỗi cá nhân người làm y phải nâng cao tin thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hạn chế tối đa sai sót. 8. Khi mắc sai lầm không mong muốn, nên báo ngay cho cấp trên, người có khả năng giải quyết. Không nên dấu diếm, trốn tránh trách nhiệm. 9. Nên giải thích rõ ràng các tình huống có thể xảy ra đối với các thủ thuật/phẫu thuật cho bệnh nhân và người nhà biết. Đảm bảo họ hiểu được vấn đề và ký cam kết trước khi làm. TÀI LIÊÊU THAM KHẢO 1. wikipedia. thông tin. [Trực tuyến] 2017. [Trích daơn: tháng 8 12 2017.] https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B4ng_tin. 2. —. truyền thông. [Trực tuyến] 2016. [Trích daơn: tháng 8 12 2017.] https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%81n_th%C3%B4ng. 3. BMG. Tổng quan về PR - kỳ 1: Khái niệm PR. [Trực tuyến] 2016. [Trích daơn: tháng 8 12 2017.] http://bmg.edu.vn/tin-tuc/tong-quan-ve-pr-ky-1-khai-niem-pr-2617. 4. Nguyễn Ý Đức. Vai trò của truyền thông với sức khỏe của quần chúng. [Trực tuyến] 2015. [Trích daơn: tháng 8 8 2017.] https://www.erct.com/2ThoVan/NguyeYDuc/TruyenThong.htm. 5. Nguyễn Tuấn Long. Bài giảng: Chiến lược truyền thông trong ngành y tế. 2013. 6. Bộ y tế Việt Nam. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020. [Trực tuyến] 2015. [Trích daơn: tháng 8 8 2017.] http://moh.gov.vn/province/Pages/ChienLuocDinhHuong.aspx? CateID=9&ItemID=23. 7. Hội thảo tại bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Bài giảng: Xử lý khủng hoảng truyền thông ngành Y tế. [Online] 2016. [Cited: 8 tháng 8, 2017.] http://qpsolutions.vn/cgibin/Document/Hoithao_DongDa_20160403_XU%20LY%20KHUNG%20HOANG %20TRUYEN%20THONG%20NGANH%20Y%20TE.pdf. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng