Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế tầm quan trọng c...

Tài liệu Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế tầm quan trọng của công tác điều dưỡng

.DOCX
39
383
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA Y BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TRẦN NGỌC THỊNH MSSV:125272097 Tp. HCM, 08/2017 KHOA Y – ĐHQG TP. HCM BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế 2 KHOA Y – ĐHQG TP. HCM BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy, cô giảng dạy Liên Module “Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế”. Các thầy, cô không những hết lòng giảng dạy mà còn truyền cảm hứng giúp chúng em có được sự hứng thú và cái nhìn cơ bản về “Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế”, hai môn học mà ngày đầu em còn xa lạ, bỡ ngỡ, đôi khi tự hỏi về sự cần thiết của môn học nhưng giờ đây lại vô cùng hứng thú, mong muốn được học hỏi, tìm tòi để nâng cao hơn nữa kiến thức của bản thân trong lĩnh vực này và tin tưởng rằng đây là những hành trang bổ ích cho công việc xây dựng và phát triễn nghành y tế nước nhà tương lai. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến thầy Nguyễn Thế Dũng - Trưởng ban điều phối Liên Module. Thầy đã tận tâm giảng dạy chúng em trên lớp, cũng như tạo ra những giờ thảo luận sôi nổi để chúng em được chia sẻ những suy nghĩ, kiến thức của mình và thông qua đó chúng em cùng nhau giải đáp những vấn đề hóc búa, nổi cộm của nghành y tế hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Kiệt - Phó trưởng ban điều phối Liên Module, cô Nguyễn Hồ Hồng Hạnh - Thư ký ban điều phối Liên Module, cùng các quý thầy cô của Bộ Môn Nhiễm và Bộ môn Vi – Ký sinh. Các thầy cô dù công việc bận rộn nhưng đã dành thời gian quý báu đến hướng dẫn, hỗ trợ chúng em trong suốt môn học. Em xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và các Phòng Chức Năng đã luôn hết lòng tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ chúng em một không gian học tập tiện nghi, thoải mái, đặc biệt liên hệ thực tế với những kiến thức “Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế” đang học. Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô Ban Chủ Nhiệm Khoa Y – Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Các thầy cô đã luôn đồng hành, động viên đặt niềm tin vào thế hệ sinh viên chúng em trong suốt thời gian qua. Với vốn kiến thức hạn hẹp cũng như trãi nghiệm cuộc sống còn khiêm tốn, bài thu hoạch chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ các thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin kính chúc quý thầy cô trong Liên Module “Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế” thật dồi dào sức khỏe và lòng nhiệt để tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền đạt kiến thức cho thế hệ sinh viên y khoa mai sau. Trân trọng. Ninh Thuận, ngày 1 tháng 8 năm 2017 Trần Ngọc Thịnh 1 TÓM TẮT Trong chương trình đào tạo Liên Module Quàn lý bệnh viện và Kinh tế y tế, nhiều bài học từ cơ bản đến nâng cao được các thầy cô trình bày giúp chúng em có một cái nhìn cơ bản nhưng toàn diện về các vấn đề hiện có trong xã hội hiện nay. Riêng bản thân em, trong suốt một tháng học tập Liên Module, bài giảng “Chăm sóc điều dưỡng và hiệu quả trị liệu người bệnh” của cô Phạm Thị Lượm khiến em vô cùng hứng thú và tâm đắc. Điều đó đã thôi thúc em tự đào sâu để tìm hiểu và viết nên bài thu hoạch “ Tầm quan trọng của công tác điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện”. Trong giới hạn bài thu hoạch, em xin nêu lên những khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của công tác điều dưỡng trong hệ thống dịch vụ Y tế, phân tích những thành tựu đã đạt được của ngành Điều dưỡng Việt Nam, những vấn đề thách thức mà chúng ta đang đối mặt và xu thế phát triễn của nghành Điều dưỡng trong tương lai. Từ đó đề xuất ra những giải pháp để khắc phục những vấn đề nêu trên. MỤC LỤC Đề Mục Trang LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH HÌNH VẼ iv CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2 2.1/ Sơ lược về một số định nghĩa công tác chăm sóc điều dưỡng cho NB. 2 2.2/ Khái niệm chăm sóc NB toàn diện và một số thuyết điều dưỡng thịnh hành. 3 2.3/ Vai trò của người điều dưỡng đối với NB. 4 2.4/ Sự cần thiết của tăng cường công tác điều dưỡng. 5 2.5/ Xu hướng phát triễn điều dưỡng. 5 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG 7 3.1/ Những thành tựu đã đạt được của công tác điều dưỡng. 7 3.2/ Những vấn đề đang tồn tại của công tác điều dưỡng. 9 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 12 4.1/ Giải pháp về tổ chức. 12 4.2/ Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật. 12 4.3/ Giải pháp truyền thông, giáo dục. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHỤ LỤC A 16 Bộ Y tế (2011) Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 1 năm 2011 Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. DANH SÁCH HÌNH VẼ Danh sách hình Tên hình Hình 1 Phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho nữ điều dưỡng Sài Gòn. Hình 2 Không mang găng tay, điều dưỡng tiêm thuốc dưới gầm giường để cấp cứu cho bệnh nhân. Trang 8 11 CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới. BYT: Bộ Y tế. NB: người bệnh. CBYT: Cán bộ y tế. CSNBTD: Chăm sóc người bệnh toàn diện. KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn. BV: Bệnh viện. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ IV, nhiều máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, trí thông minh nhân tạo đã ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống để nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ và thay thế dần con người. Ngày nay, khi bước chân vào những BV thông minh, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những robot, trang thiết bị y khoa tân thời hỗ trợ đắc lực cho nhân viên y tế trong công tác chẩn đoán, quản lý, theo dõi điều trị và chăm sóc NB. Tuy nhiên, chúng ta lại chứng kiến nhiều sự việc y khoa hy hữu mà chưa từng có trong các thời kỳ trước đó như: gia đình NB đưa quan tài diễu hành đường phố, hành hung gây thiệt hại tính mạng của CBYT, đập phá cổng BV và nhà riêng của giám đốc BV, bác sĩ phi tang xác bệnh nhân. Thực thế xã hội cho thấy Kỹ trị không đủ để làm hài lòng tất cả NB. Bởi vì theo WHO, sức khỏe được định nghĩa nguyên văn như sau: Health is a state of complete physical, mental and social well-being and not merely the absence of disease or infirmity [1]. Có thể tạm dịch như sau: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Máy móc dù có tiến bộ hiện đại đến đâu cũng không thể thấu cảm được cảm xúc, làm hài lòng tâm tư tình cảm của con người. Cho nên, hoạt động của BV không chỉ tập trung vào phát triễn kỹ thuật mà còn phải coi trọng các yếu tố hướng đến sự hài lòng NB, đặc biệt là công tác chăm sóc điều dưỡng và phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Do đó, khi nhắc đến những thành tựu của nghành y tế trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng và dịch vụ y tế, bảo đảm an toàn và sự hài lòng NB, thì không thể không nhắc đến sự đóng góp quan trọng của công tác điều dưỡng. Kết quả của 21 nghiên cứu được công bố từ năm 2002 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của điều dưỡng ảnh hưởng đến sự an toàn của NB, sự hài lòng của nhân viên y tế và hiệu quả tài chính (Lynn Unruh, 2008)[ 2]. Chính vì thế, WHO đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do người điều dưỡng cung cấp là một trong bốn trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. 1[] Truy cập ngày 1-8-2017 từ http://www.who.int/suggestions/faq/en/ 2[] Lynn Unruh (2008). Nurse Staffing and Patient, Nurse, and Financial Outcomes, American Journal of Nursing (108)1. 62-71. Truy cập ngày 1-8-2017 từ http://journals.lww.com/ajnonline/Abstract/2008/01000/Nurse_Staffing_and_Patient,_ Nurse,_and_Financial.35.aspx 1 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1/ Sơ lược về một số định nghĩa công tác chăm sóc điều dưỡng cho NB. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con người bắt đầu từ những bà mẹ. Bà mẹ là người chăm sóc, bảo vệ đứa con từ lúc lọt lòng, lúc khỏe mạnh hay khi ốm đau bệnh tật. Vậy nên theo từ điển tiếng Việt: “Chăm sóc là trông nom, nuôi nấng, bảo dưỡng, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ, chú ý đến, để ý đến, quan tâm đến, lo lắng đến, cần đến,…”. Chăm sóc Điều dưỡng là bao hàm những “công việc” trên nhưng được thực hiện bởi người Điều dưỡng dành cho NB. Nếu như lịch sử phát triễn nghành Y luôn nhớ đến Hipocrates – ông tổ nghề Y, tấm gương cho mọi thầy thuốc noi theo thì trong lịch sử phát triễn nghành điều dưỡng, người phụ nữ được cả Thế giới tôn vinh là Florence Nightingale – người sáng lập ra nghành điều dưỡng Thế giới. Đã hơn 100 năm kể từ khi Florence Nightingale qua đời tại Anh Quốc, nhưng tên tuổi và những công lao to lớn của bà vẫn luôn được hàng triệu người trên thế giới nhắc tới. Để tưởng nhớ công ơn của bà đóng góp cho ngày điều dưỡng, Hội đồng điều dưỡng Thế lấy ngày sinh của Florence Nightingale, ngày 12 tháng 5 hàng năm là ngày Điều dưỡng quốc tế. Theo Florence Nightingale (1980): “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của NB để hỗ trợ sự phục hồi của họ”. Định nghĩa này được ra đời trong hoàn cảnh Florence chăm sóc các bệnh nhân, thương binh tại các dưỡng đường, các BV dã chiến của Anh. “Vào thời ấy tình trạng vệ sinh trong các phòng dưỡng đường rất tồi tệ, mỗi phòng chứa năm sáu chục bệnh nhân, chiếu và nệm không thay, cứ người trước ra thì người sau lại vào, sàn tường đầy vết dơ bẩn do vấy máu mủ”. “Nhiều người chết vì thương tật, vì đói lạnh, vì bệnh dịch tả và tình trạng nhiễm trùng do sự ô nhiễm của BV dã chiến”[3]. Florence đã vận động mọi người góp tiền để mua áo quần, nệm chiếu, thức ăn thuốc men mới cho NB để cho NB có nệm và quần áo sạch để thay, cho họ mỗi ngày có một món súp và đủ trà để uống. Sau một thời gian, tình hình nhiễm trùng BV đã giảm. Theo dòng lịch sử phát triễn nghành điều dưỡng, một số định nghĩa điều dưỡng khác đã ra đời, tương ứng với thời đại và nền Y học mà các tác giả đang sống như: “Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe của NB hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể thực hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt”. Virginia Handerson (1960) “Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe”. America Nurses Association (1965) 3[] Phạm Đức Mục (27-04-2017). Florence Nightingale – người phụ nữ sáng lập nghành điều dưỡng thế giới. hoidieuduongvietnam.org.vn. Truy cập ngày 1-8-2017 từ http://hoidieuduong.org.vn/tin-tuc/florence-nightingalenguoi-phu-nu-sang-lap-nganh-dieu-duong-the-gioi-a646.html. 2 “Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra”. America Nurses Association (1995)[4] 2.2/ Khái niệm chăm sóc NB toàn diện và một số thuyết điều dưỡng thịnh hành. 2.2.1/ Khái niệm chăm sóc người bệnh toàn diện. Quy chế BV năm 1997 định nghĩa: “ CSNBTD là sự theo dõi và chăm sóc NB của bác sĩ và điều dưỡng trong suốt thời gian NB nằm viện”[5]. Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ Y tế quy định: “CSNBTD là nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong toàn BV nhằm đảm bảo chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc NB”[6]. Thông tư 07/2011/TT-BYT đưa ra khái niệm: “ CSNBTD là sự chăm sóc của người hành nghề và gia đình NB, lấy NB làm trung tâm, đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày nhằm bảo đảm an toàn chất lượng và hài lòng của NB”[7]. 2.2.2/ Một số học thuyết điều dưỡng thịnh hành[8]. Về mặt nội dung, CSNBTD có nhiều học thuyết, nhưng nổi tiếng và được đồng tình nhiều nhất là các học thuyết sau: học thuyết về nhu cầu cơ bản (của Virgina Henderson) và học thuyết về các mức độ phụ thuộc, tự chăm sóc của NB (Dorothea Orem) được trình bày dưới đây:  1. 2. 3. 4. 5. 6. Học thuyết Virginia Henderson 1960, theo học thuyết này, chăm sóc Điều dưỡng hướng vào 14 nhu cầu cơ bản của con người: Hít thở bình thường; Ăn, uống đầy đủ; Bài tiết bình thường; Di chuyển và duy trì tư thế mong muốn; Giấc ngủ và nghỉ ngơi; Chọn quần áo, trang phục thích hợp, thay và mặc quần áo; 4[] Phạm Thị Lượm (2017). Chăm sóc điều dưỡng và hiệu quả trị liệu người bệnh. Chưa xuất bản. 5[] Bộ Y tế (1997). Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 về việc ban hành quy chế bệnh viện. 6[] Bộ Y tế (2003). Chỉ thị số 05/2003/CT-BYT ngày 4 tháng 12 năm 2003 về việc chăm sóc người bệnh toàn diện trong các bệnh viện. 7[] Bộ Y tế (2011). Thông tư 07/2011/BYT ngày 26 tháng 1 năm 2011 về Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 8[] Bộ Y tế (2014). Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện. 7. Duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường bằng cách điều chỉnh quần áo và môi trường; 8. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và bảo vệ da; 9. Tránh nguy hiểm trong môi trường và tránh làm tổn thương người khác; 10. Giao tiếp với người khác thể hiện cảm xúc, nhu cầu, sợ hãi; 11. Niềm tin về tôn giáo hoặc một người nào đó; 12. Tự làm một việc gì đó và cố gắng hoàn thành; 13. Chơi và tham gia một hình thức vui chơi giải trí nào đó; 14. Tìm hiểu, khám phá hoặc thỏa mãn sự tò mò cá nhân để phát triễn và có sức khỏe bình thường.  Học thuyết Dorothea Orem’s (1971), ngoài 14 nhu cầu cơ bản của con người nêu trên, học thuyết này xác định việc chăm sóc Điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc NB tự chăm sóc. Orem khẳng định việc tự chăm sóc NB cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, NB sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao. Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp NB có năng lực tự chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi NB tự làm lấy tất cả (Orem, 2001). Nhân viên y tế cần hiểu các thành phần tạo nên sự chăm sóc y tế bao gồm: (1) Con người là đối tượng chăm sóc, bao gồm cả thể chất, tinh thần, niềm tin, yếu tố xã hội và kiến thức y học của mỗi cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng. (2) Môi trường tác động lên con người bao gồm cả yếu tố bên trong của mỗi con người và yếu tố bên ngoài tác động nên tình trạng sức khỏe của mỗi người. (3) Sức khỏe: là tình trạng khỏe mạnh hay ốm đau mà mỗi con người trãi qua. (4) Chăm sóc điều dưỡng là những hành động, những đặc tính của người chăm sóc. Khi chăm sóc NB, người điều dưỡng cần nhận định NB và phân câp chăm sóc. Bà đã đưa ra 3 mức độ phân cấp có thể tự chăm sóc: − Phụ thuộc hoàn toàn: NB không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp cho họ. − Phụ thuộc một phần: chăm sóc hỗ trợ khi NB bị hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ. − Không cần phụ thuộc: NB tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm. 2.3/ Vai trò của người điều dưỡng đối với NB. Thực tế cho thấy rằng, các kỹ thuật điều trị của bác sĩ tạo nên uy tín của BV và dịch vụ chăm sóc của người điều dưỡng lại ảnh hưởng nhiều hơn đến sự hài lòng của NB và người nhà NB. Bởi vì: điều dưỡng là lực lượng cán bộ đông đảo nhất trong BV chiếm tỉ lệ trên 50% họ có mặt ở mọi nơi từ cộng đồng đến các cơ sở Y tế nhất là BV, trực tiếp chăm sóc NB ngày cũng như đêm, tiếp xúc với NB đầu tiên khi đến BV và cuối cùng khi ra viện. Số lượng công việc mà họ đảm nhận khổng lồ, ở một khía cạnh nào đó họ được xem là bộ mặt của BV, họ được giao những trọng trách làm nên hiệu quả điều trị. Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,...cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia,...Điều dưỡng viên đã được nâng cấp vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, BV, trung tâm chăm sóc sức khỏe, tham giá khám và điều trị - chăm sóc các bệnh cấp và mạn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khác và là một trong những nghề được kính trọng nhất hiện nay. Đã có những BV, trung tâm chăm sóc sức khỏe điều dưỡng là Giám đốc, phó Giám đốc và họ đã làm tốt vai trò của mình cũng như phát triển tốt BV và cơ sở họ quản lý. Ở nước ta, đã có điều dưỡng là vụ phó Vụ điều trị, là phó Giám đốc BV. Với vai trò nêu trên, WHO đánh giá: Dịch vụ do điều dưỡng cung cấp là một trong 4 trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Vì vậy điều dưỡng cần được xác định là một chuyên nghành trong y học có tính độc lập tương đối. Người điều dưỡng cần được trao quyền để thực thi công việc chăm sóc NB một cách chủ động và chuyên nghiệp. Điều dưỡng là nghề vất vả và nếu địa vị của người điều dưỡng không được quan tâm đúng mức, nghề nghiệp ít được đề cao sẽ ảnh hưởng đến sự say mê, tự hào nghề nghiệp và hậu quả là NB không được hưởng sự chăm sóc tốt nhất của người điều dưỡng. 2.4/ Sự cần thiết của tăng cường công tác điều dưỡng[9]. Điều dưỡng cần phải có đủ năng lực chuyên môn phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục truyền thông nâng cao sức khỏe, thay đổi lối sống hành vi có lợi cho sức khỏe của người dân để đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc tăng cao như: - Chuyển dịch mô hình bệnh tật từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm. Kinh tế phát triễn người dân càng ngày càng đòi hỏi chuẩn mực chăm sóc sức khỏe cao. Quy mô dân số gia tăng hàng năm và cơ cấu dân số đang biến động mạnh, chỉ số già hóa dân số (tổng số người >60 tuổi/người dưới 15 tuổi) tăng từ 24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2009. Khoa học chăm sóc sức khỏe ngày càng hiện đại và ứng dụng nhiều các thành tựu của các nghành khoa học khác trong lĩnh vực y tế làm cho tính chuyên môn hóa ngày càng cao. Xu hướng hội nhập trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực điều dưỡng đòi hỏi phải nâng cao các chuẩn mực chăm sóc, chuẩn mực nghề nghiệp để tăng khả năng hội nhập của điều dưỡng với điều dưỡng khu vực ASEAN và thế giới. 2.5/ Xu hướng phát triễn điều dưỡng. Vào cuối những năm 1980, ở nước ta chuyên nghành điều dưỡng đã phát triễn thành một nghành học đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học và song hành phát triễn cùng với các chuyên nghành Y, Dược, Y tế Công cộng trong nghành Y tế. Việt Nam hiện nay mới đào tạo điều dưỡng đa khoa, chưa chú trọng đào tạo điều dưỡng chuyên khoa nên tính chuyên nghiệp điều dưỡng còn yếu. Nghề điều dưỡng đã phát triễn thành một nghành dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi người và mọi gia đình. Xu thế cao đẳng và đại học hóa nguồn nhân lực điều dưỡng đã trở thành chuẩn chung theo khuyến cáo của WHO do đó trình độ điều dưỡng viên cao đẳng và đại học đang trở thành yêu cầu tối thiểu để được đăng ký hành nghề và được công nhận là điều dưỡng chuyên nghiệp giữa các quốc gia khu vực ASEAN và trên toàn Thế Giới. Các 9[] Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2015). Tài liệu đào tạo liên tục quản lý bệnh viện dành cho trưởng khoa. NXB Y học. nước khu vực Đông Nam Á có cùng điều kiện Việt Nam như Thái Lan, Singapore và Philippine đã đạt được mục tiêu đại học hóa nhân lực điều dưỡng. Tình trạng khủng hoảng nhân lực điều dưỡng hiện đang có quy mô toàn cầu, đặc biệt ở các nước phát triễn như Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu điều dưỡng bao gồm: dân số già làm gia tăng nhu cầu chăm sóc, điều dưỡng viên bỏ nghề sớm do công việc nặng nhọc, có nhiều áp lực về tâm lý và thời gian làm việc; các nghề khác hấp dẫn điều dưỡng viên chuyển nghề như (thư ký các văn phòng, nhân viên các công ty …); nhiều điều dưỡng viên chỉ muốn làm việc bán thời gian (part time) để có thời gian chăm sóc gia đình và con nhỏ. Nhiều nươc như Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản khi mở ra các cơ sở y tế không có điều dưỡng để tuyển, vì vậy các nước này đưa ra chính sách thu hút về lương và thời gian gia hạn thị thực để tuyển điều dưỡng viên có trình độ ở các quốc gia đang phát triễn. Di cư điều dưỡng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các dòng di cư điều dưỡng viên từ những nước kém phát triên sang những nước đang phát triễn và từ nước đang phát triễn sang nước phát triễn. Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutural Recognition Agreement – MRA) để hỗ trợ cho sự di cư điều dưỡng trên phạm vi khu vực và toàn cầu đã trở thành mối quan tâm của các chính phủ, được đặt ra trong tiến trình hội nhập và đã trở thành cam kết của các chính phủ. Mười quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã ký các thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ Y, Điều dưỡng, Nha khoa, theo đó tiến tới cho phép công dân của các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp được hành nghề Y, Điều dưỡng, Nha khoa ở các nước thành viên. Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ điều dưỡng đang nhận thảo luận Tiêu chuẩn năng lực cốt lõi của cử nhân điều dưỡng làm cơ sở cho việc công nhận điều dưỡng viên giữa các nước và đang xây dựng Wesite Điều dưỡng ASEAN để theo dõi sự di chuyển thể nhân người nước ngoài hành nghề Điều dưỡng ở mỗi nước. Đây vừa là cơ hội để nước ta đào tạo điều dưỡng theo các chuẩn quốc tế để chuẩn bị nguồn nhân lực điều dưỡng có tay nghề cao đi xuất khẩu nhưng cũng là điều tự báo về nguy cơ thiếu điều dưỡng. Do vậy, cần có định hướng cụ thể để phát triễn và duy trì nguồn nhân lực này. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG 3.1/ Những thành tựu đã đạt được của công tác điều dưỡng. Những thành tựu ban đầu của Nghành Điều dưỡng Việt Nam giai đoạn từ 1990 đến nay được đánh giá là thời kỳ phát triễn nhanh chóng nhất và có nhiều mốc phát triễn quan trọng. Hiện nay, cả nước có 75891 điều dưỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên môn của nghành y tế [10]. Dịch vụ chăm sóc điều do điều dưỡng cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vu Y tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Được sự quan tâm của BYT, nghành Diều dưỡng đã có sự phát triễn nhanh chóng trên các lĩnh vực sau: Thiết lập hệ thống quản lý điều dưỡng từ BYT đến các Sở Y tế và các BV và hệ thống tổ chức Hội Điều dưỡng trưởng đã phát huy được vai trò quản lý chăm sóc và tham gia xậy dựng các chính sách liên quan đến công tác điều dưỡng trong chăm sóc NB. Vị trí và vai trò của điều dưỡng trưởng được khẳng định, điều dưỡng trưởng đã có phụ cấp nghề nghiệp tương đương với phó khoa, phó phòng; một số điều dưỡng trưởng đã được bổ nhiệm phó phòng nghiệp vụ y, phó giám đốc BV. Các chính sách về điều dưỡng viên và các chuẩn mực hành nghề điều dưỡng đang được bổ sung, hoàn thiện: BYT đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn quốc gia về thực hành chăm sóc điều dưỡng; Nhà nước đã có quyết định công nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân cho điều dưỡng viên. Với những chính sách hiện hành đã ở ra tương lai cho nghành Điều dưỡng phát triễn và người điều dưỡng có thể yên tâm phấn đấu và tiến bộ nghề nghiệp. Đặc biệt là việc thực hiện thành công kế hoạch quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng giai đoạn 2002 - 2010 đã đạt được thành tựu quan trọng. Hình 1: Phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho nữ điều dưỡng Sài Gòn. 10[] Tổng Cục Thống Kê (2009), Niên giám thống kê 2009, NXB Thống Kê. Câu chuyện : “Lê Thị Anh Đào – Tấm gương vàng của thế hệ Điều dưỡng trẻ” [ ] được đăng trên trang tin Ytevietnam.edu.vn khiến chúng ta thêm tự hào về tấm gương của thế hệ Điều dưỡng Việt Nam trong nền Y học nước nhà. 11 “Với những đóng góp trong nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng chăm sóc NB, nữ Điều dưỡng Lê Thị Anh Đào được BYT trao danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Đây không chỉ là tin vui đối với ngành Y mà còn đối với riêng những ai đang làm trong ngành Điều dưỡng khi có thể đứng ngang hàng với những bác sĩ khám bệnh tại các BV, phòng khám. Theo trang tin tức này, nữ Điều dưỡng nói trên là bà Lê Thị Anh Đào (55 tuổi) đang là Điều dưỡng trưởng Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM”. Nữ Điều dưỡng đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao như: “Tình trạng nhiễm trùng vết mổ ở Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM”, “Khảo sát vi sinh vết mổ vùng bẹn sau mổ 24 giờ tại các bệnh viện công lập TP HCM”, “So sánh không kém hơn giữa gói hỗn dịch Daflon 1.000 mg uống mỗi ngày và daflon 500 mg 2 viên mỗi ngày trên người mắc bệnh tĩnh mạch mạn tính có triệu chứng”, “Tình trạng nhiễm trùng vết mổ ở Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM”. Tin y học mới nhất vừa cho biết hiện nữ Điều dưỡng Đào đang là chủ nhiệm đề tài “Hiệu quả của kẹp thông niệu đạo và tập bàng quang trước khi rút thông niệu đạo của bệnh nhân khoa Tiết niệu Bệnh viện Y Dược TP HCM”. Đây không chỉ là tâm gương cho những bạn trẻ có ước mơ trở thành Điều dưỡng viên mà còn là động lực cho những sinh viên Đại học, Cao đẳng Điều Dưỡng cố gắng hơn trong nghề nghiệp của mình.” – theo Ytevietnam. 11[] Bính Nhuần (15-05-2017). Phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho nữ điều dưỡng Sài Gòn. ytevietnam.edu.vn. Truy cập ngày 1-8-2017 từ http://ytevietnam.edu.vn/phong-tang-danh-hieu-thay-thuocuu-tu-cho-nu-dieu-duong-sai-gon.html. 3.2/ Những vấn đề đang tồn tại của công tác điều dưỡng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác điều dưỡng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức và có nguy cơ tụt hậu nếu không đổi mới nhanh chóng các lĩnh vực sau đây: 3.2.1/ Y đức và phong cách phục vụ. Một thực tế hiện nay đang xảy ra tại hầu hết tại các BV là NB chưa được chăm sóc và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản khi nằm viện. Hầu hết NB đều phải đưa theo người chăm sóc, phải tự lo ăn. Dưới áp lực của tình trạng quá tải bệnh nhân tại các BV tuyến trên, người điều dưỡng chưa có nhiều thời gian để tiếp xúc với NB. Nhiều kỹ năng giao tiếp y khoa được đào tạo bài bản nhưng trong quá trình hành nghề chưa có cơ hội áp dụng dẫn đến chưa tạo được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng. Mặc khác, quá tải BV kết hợp với công việc nhiều áp lực đã dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra sai sót chuyên môn. Câu chuyện : “ Điều dưỡng cấp cứu bệnh nhân dưới sàn – Tôi sợ bà ấy sẽ chết” [12] diễn ra tại BV Ung Bướu khiến chúng ta thấu cảm hơn áp lực của công tác điều dưỡng trong BV hiện nay. “Ngày 4/6, khi điều dưỡng Thanh đang ở khoa, một người chạy đến cầu cứu vì người thân đang co giật. Nhận định tình huống rất nguy kịch có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào, bà Thanh báo bác sĩ phụ trách, đồng thời đo huyết áp, truyền dịch cho bệnh nhân. Trần tình việc để bệnh nhân nằm dưới sàn, nữ điều dưỡng này cho biết: “Người phụ nữ co giật, đau quằn quại và không thể lên giường. Tôi sợ bệnh nhân chết nên thực hiện cấp cứu mà bỏ qua việc đeo khẩu trang và găng tay”. Trước đó, bà Thanh đã nắm được tình trạng của bệnh nhân này (mắc bệnh ung thư cổ tử cung và buồng trứng, có dấu hiệu suy thận), được sắp xếp giường nhưng đã tự ý nằm xuống gầm trước lúc xảy ra co giật. Ngay sau khi sự việc xảy ra, BYT yêu cầu BV và nữ điều dưỡng giải trình. Theo bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc BV, điều dưỡng Thanh cấp cứu NB không thực hiện đúng quy trình vì không mang găng tay, khẩu trang. Thiếu sót này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho NB và khả năng phơi nhiễm cho chính điều dưỡng. Theo quy định, nhân viên y tế được phép bỏ qua mọi thủ tục, quy định về an toàn trong trường hợp cấp cứu tối cấp. "Khi vụ việc xảy ra điều dưỡng Thanh đã bối rối, nên đánh giá không đúng đây là ca cấp cứu thông thường đã lúng túng xử trí như ca cấp cứu tối cấp", bác sĩ Tuấn nhận định. Sau sự việc, Ban Giám đốc BV chỉ tạm ngừng công tác chuyên môn nữ điều dưỡng Thanh một ngày để kiểm điểm. Theo vị lãnh đạo BV, nữ điều dưỡng vẫn làm việc bình thường, không có kỷ luật cảnh cáo cắt lương hay tạm đình chỉ công tác. Qua 12[] Phú Mỹ (6-7-2017). Điều dưỡng cấp cứu bệnh nhân dưới sàn: “Tôi sợ bà ấy sẽ chết”. newzing.vn. Truy cập ngày 1-8-2017 từ http://news.zing.vn/dieu-duong-cap-cuu-benh-nhan-duoisan-toi-so-ba-se-chet-post760800.html. sự việc trên, BV đang cố gắng tăng cường giám sát các nhân viên thực hiện theo đúng quy trình.” Hình 2: Không mang găng tay, điều dưỡng tiêm thuốc dưới gầm giường để cấp cứu cho bệnh nhân. 3.2.2/ Công tác đào tạo. Từ khi hình thành và đến nay, chuyên nghành điều dưỡng đã phát triễn thành một nghành học đa khoa với nhiều cấp trình độ, từ trung cấp lên cao đẳng, đại học điều dưỡng, cùng nhiều chuyên khoa sau đại học, thạc sĩ điều dưỡng và song hành phát triễn với các chuyên nghành Y, Dược, Y tế Công cộng trong Nghành y tế. Hệ thống đào tạo điều dưỡng đến nay đã có nhiều cơ sở đào tạo, trong đó có các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học. Tuy nhiên, chuyên nghành điều dưỡng hiện đang thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ đầu nghành có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triễn nên phải sử dụng gần tới 70% đội ngũ giáo viên giảng dạy điều dưỡng là bác sĩ. Khoa học điều dưỡng chưa phát triễn kịp với những tiến bộ của Điều dưỡng thế giới trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý và thực hành. Người điều dưỡng chưa được đào tạo để thực hiện thiên chức chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực điều dưỡng thiếu nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng và mất cân đối về cơ cấu tỷ lệ so với bác sĩ. Tỉ lệ điều dưỡng/10000 dân và tỉ lệ bác sĩ/điều dưỡng thuộc vào các quốc gia thấp nhất trong khu vực. Phillippine, Thái Lan và Malaysia có tỉ lệ điều dưỡng/10000 dân thứ tự là 61, 28 và 18. Bên cạnh thiếu hụt về số lượng, trình độ điều dưỡng của nước ta cũng còn rất thấp so với các nước trong khu vực (85% điều dưỡng chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới), tỉ lệ điều dưỡng có trình độ cao đẳng đại học còn quá thấp (15%). Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Kiểm tra BV 2010 và tại thành phố Hồ Chí Minh có tỷ tỉ lệ điều dưỡng có trình độ cao đẳng đại học là 8,5%. 3.2.3/ Công tác quản lý. Việc sử dụng điều dưỡng chưa phân biệt văn bằng, kỹ năng, kỹ sảo và nghạch viên chức đã dẫn đến các điều dưỡng có trình độ khác nhau (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) với nghạch viên chức khác nhau đều thực hành như nhau đưa đến hiện tượng y sĩ trung cấp ra y lệnh cho điều dưỡng đại học. Vì vậy chức năng chủ động trong chăm sóc của điều dưỡng chưa được khẳng định. Đội ngũ điều dưỡng trưởng đa số chưa đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn và quản lý (>50% điều dưỡng trưởng có trình độ trung cấp và chưa được đào tạo về quản lý chăm sóc trước khi bổ nhiệm). 3.2.4/ Nhận thức của CBYT về công tác điều dưỡng. Nhận thức của một số lãnh đạo, cán bộ trong nghành y tế và NB về vai trò chăm sóc của điều dưỡng còn mơ hồ. Dù được hình thành và phát triễn từ thế kỷ XXI, nhưng Điều dưỡng vẫn chưa được coi là một chuyên nghành mang tính độc lập tương đối trong y học. Công tác chăm sóc NB chỉ được xem là một thành phần phụ thuộc của điều trị nên không ít cán bộ trong nghành vẫn quan niệm người điều dưỡng chuyên chỉ thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Do đó nhiều điều dưỡng còn tự ti chưa khẳng định rõ chức năng nghề nghiệp của mình. Trên thực tế, Điều trị (Treatment) và Chăm sóc Điều dưỡng (Nursing Care) đều thực hiện trên một đối tượng NB nhưng nội hàm công việc điều trị của thầy thuốc không bao hàm toàn bộ công tác điều dưỡng. Chính vì thế chúng ta không nên đồng nhất công tác điều trị với công tác điều dưỡng, bởi đây là hai lĩnh vực có mục tiêu đào tạo và thực hiện khác nhau. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Từ những phân tích nêu trên, tôi kết luận công tác điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Dịch vụ y tế do điều dưỡng đóng góp là một trong bốn trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế hiện nay. Trong xu thế Y tế Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng với Y tế thế giới. Bên cạnh, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đươc chúng ta ứng dụng thành công trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị, chúng ta cần nổ lực không ngừng để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng nhằm hướng tới mục tiêu chăm sóc bệnh nhân toàn diện, đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe bệnh nhân. Trên phương diện quản lý bệnh viện, tôi xin kiến nghị 3 giải pháp để khắc phục những vấn đề hiện có đồng thời phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được của công tác điều dưỡng hiện nay. 4.1/ Giải pháp về tổ chức. Củng cố và phát triễn hệ thống quản lý điều dưỡng đủ năng lực điều dưỡng chỉ đạo và điều hành công tác chăm sóc NB trong các BV và cộng đồng. Cần giao thêm trách nhiệm cho người điều dưỡng trong việc tự chủ công việc chăm sóc NB. Người điều dưỡng cần được làm những công việc chăm sóc NB mà họ được đào tạo, có năng lực và được phép thực hiện một cách chủ động, phối hợp chặc chẽ với bác sĩ nhưng không nhất thiết cái gì cũng phải chờ y lệnh bác sĩ. Có một số việc ở nước ngoài điều dưỡng làm thì ở Việt Nam bác sĩ lại thực hiện như phân cấp chăm sóc NB. Ngược lại có nhưng việc ở nước ngoài bác sĩ làm thì ở Việt Nam điều dưỡng, làm như truyền máu, đặt catheter tĩnh mạch. 4.2/ Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực điều dưỡng, tăng cường năng lực điều dưỡng, chăm sóc cơ bản và phân biệt phạm vi thực hành điều dưỡng theo văn bằng, cập nhật và chuẩn hóa liên tục về an toàn NB, KSNK để áp dụng trong toàn quốc, phát triễn các cơ sở chăm sóc người cao tuổi và chăm sóc tại nhà, áp dụng các mô hình chăm sóc và tổ chức chăm sóc NB theo thông tư 07/2011/TT-BYT; tăng cường hiệu quả của công tác chăm sóc giám sát, hỗ trợ thực hành chăm sóc NB. 4.3/ Giải pháp truyền thông, giáo dục. Gồm 4 nội dung cần đổi mới.[13] 4.3.1/ Đổi mới tư duy về vị trí và vai trò của NB. 13[] Phạm Đức Mục (18-3-2016). Nhận thức về đề án đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh và vai trò của điều dưỡng, hộ sinh. hoidieuduongvietnam.org.vn. Truy cập ngày 1-8-2017 từ http://hoidieuduong.org.vn/tin-tuc/doi-moi-phong-cach,thai-do-phuc-vu-huong-toi-su-hai-long-cua-nguoi-benh-va-vai-tro-cua-dieu-duonga612.html. NB vừa là nền tảng của thực hành y khoa vừa là nguồn cung cấp tài chính cho BV. Không có NB, CBYT sẽ không có điều kiện để phát triễn chuyên môn và hơn thế nữa bệnh sẽ phải đóng cửa. Với tư duy đổi mới này, chúng ta cần định vị lại mối quan hệ Thầy thuốc – người bệnh “Doctor - Patient Relationship” và mối quan hệ Điều dưỡng - Người bệnh “Nurse - Patient Relationship”. Trước nay, bác sĩ và điều dưỡng là người có quyền quyết định nay trở thành người cung cấp dịch vụ và NB được pháp luật trao quyền trong việc lựa chọn người cung cấp dịch vụ và cơ sở khám chữa bệnh. Ở nước ta, sự đổi mới tư duy về vị trí và vai trò NB cần được bắt đầu từ việc không chỉ NB cảm ơn CBYT mà người CBYT cũng cần nói lời cảm ơn với NB. 4.3.2/ Đổi mới tư duy về chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế. Y tế là ngành dịch vụ công cộng đặc biệt. Dịch vụ y tế không chỉ bao gồm hàm lượng chuyên môn mà còn phải kèm theo tình cảm của người cung cấp dịch vụ được thể hiện qua câu nói, nét mặt, nụ cười, sự tôn trọng và thân thiện để tạo sự tin cậy cho NB “ Service with a smile”. Thiết lập mối quan hệ tôn trọng, thân thiện và tin cậy với NB phải trở thành nguyên tắc cơ bản trong thực hành y khoa. CBYT cần thấu hiểu những khó khăn của NB. Dịch vụ y tế chắc chắn sẽ an toàn hơn và chất lượng hơn một khi CBYT đặt mình trong hoàn cảnh của NB và biết kiểm soát tâm lý của bản thân trong điều kiện cung cấp dịch vụ y tế đang có nhiều áp lực cả về công việc và tâm lý như hiện nay. 4.3.3/ Đổi mới phong cách chuyên nghiệp của người CBYT. BV là môi trường có văn hóa cao và môi trường mang tính công nghiệp (Health industry), do đó, chuyên nghiệp là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với CBYT. Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua năng lực chuyên môn, kết hợp với tác phong làm việc nhanh nhạy, chính xác và khoa học. Tính chuyên nghiệp chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất phải được qui định nhất quán và mọi nhân viên trong toàn BV đều phải tuân thủ. Những qui định đó có thể là: đi làm đúng giờ, không gắt gỏng với NB, xin lỗi NB khi phải nghe điện thoại, chào và giới thiệu tên với NB khi bắt đầu ca làm việc, điện thoại đổ chuông ba tiếng phải nhấc máy, không đi dép lê hoặc đi guốc cao gót khi chăm sóc NB… Trên thực tế, ở nước ta hiện nay có nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tạo ra cho mình phong cách làm việc công nghiệp và chuyên nghiệp. Đã đến lúc, mỗi CBYT cần phải xây dựng cho mình một hình ảnh nhân viên chuyên nghiệp. Đồng thời, tính chuyên nghiệp của CBYT cần trở thành điều kiện khi xét tuyển người vào làm việc trong các BV. Thiếu sự chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm, thiếu cẩn trọng, thiếu sự hợp tác, bảo thủ và không có tinh thần cầu tiến là những đức tính mà không một nhà quản lý BV nào muốn có ở nhân viên của mình vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi chăm sóc và điều trị cho NB. Vì vậy, tính chuyên nghiệp cần được đánh giá cho từng nhân viên và các BV cần chủ động xây dựng các qui định cụ thể về chuẩn mực chuyên nghiệp và đòi hỏi CBYT phải tuân thủ. 4.3.4/ Đổi mới tư duy về phương thức cung cấp dịch vụ. Đổi mới tư duy người cung cấp dịch vụ là trung tâm “Provider-Centered Care” sang lấy NB làm trung tâm “Patient-Centered Care”. Ở các BV nhi cũng cần nghiên cứu áp dụng mô hình chăm sóc lấy “Gia đình NB làm trung tâm – Family-Centered Care” . Đổi mới tư duy duy ý chí “phục vụ hết mình” sang tư duy “cung cấp dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của NB”. Phương thức cung cấp dịch vụ lấy NB làm trung tâm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng