Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học module 3...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học module 3

.DOC
8
171
111

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ MỸ THO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE TH 3: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH YẾU KÉM, HỌC SINH CÁ BIỆT, HỌC SINH GIỎI VÀ HỌC SINH NĂNG KHIẾU ---------------Họ và tên : Lê Quốc Thiện Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường Tiểu học Nguyễn Huệ Dạy lớp: Thể dục K2, K4, K5 Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra “thuốc đặc trị”. Giáo dục học sinh cá biệt nói chung và học sinh yếu kém nói riêng phải đặt trong môi trường cụ thể. Môi trường tập thể lớp là môi trường các em hình thành và phát triển tự nhiên của các em. Thông qua tập thể bằng các hình thức: nêu gương, giúp đỡ,... Hiện nay, sự phát triển kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã "buộc" các bậc cha mẹ "phải làm việc quên mình" và dường như "quên luôn cả những đặc điểm tâm sinh lý của con em mình". Đặc biệt khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trước mắt trẻ là một môi trường hoàn toàn mới. Vì thế mà không ít trường hợp các gia đình hiện nay lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nam" vì con cái. Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 1 Biết được những điều này thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập. Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Song song đó. Tài năng là vốn quí của nước nhà. Tài năng sẽ có và đến nhờ năng khiếu song có năng khiếu cũng không trở thành tài năng được nếu không có quá trình giáo dục, bồi dưỡng một cách khoa học . Vì vậy để thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam trở thành con người Việt Nam có tài có đức kế tục sự nghiệp cách mạng thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo phải kịp thời phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Bí thư trung ương Đảng đã từng nói: "Về nhân tài một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt" . Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã nói: "Không có nền có gốc thì không có cây cao bóng cả" . A. Học sinh yếu kém, học sinh cá biệt: 1 Hoạt động của học sinh tiểu học - Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: + Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động. Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 2 + Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,... + Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,... 2 Những thay đổi kèm theo - Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,...các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ. - Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt. - Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình. Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập. 3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) a. Nhận thức cảm tính - Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. - Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 3 có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...) Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. b. Nhận thức lý tính - Tư duy Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. - Tưởng tượng Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. 4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 4 non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ. Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,... 5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 5 Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. B. Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu: 1. Năng lực: Con người vốn có tiềm năng nội lực hoặc ở mặt này, mặt khác kể cả những người có khuyết tật. Cần có điều kiện thích ứng để năng lực được bộc lộ và hoàn thiện. Cho nên năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. 2. Trình độ cao của năng lực Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể. Năng lực là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn cảnh xã hội và tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội. Lữ Khôn từng nói : Việc sắp xảy ra mà ngăn được Việc đương xảy ra mà cứu được Việc đã hỏng mà cứu vớt được . Đó là người có tài Hay chưa có việc mà biết việc sẽ đến . Mới có việc mà biết việc sau sẽ ra sao Định việc mà đoán được việc diễn biến thế nào Đó là người có tâm . Vậy Năng lực vừa là trí (Trí khôn, thông minh) là tâm đức thống nhất trong một cấu trúc thích ứng. 3. Năng khiếu: Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 6 Là mầm mống của tài năng, tương lai. Nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui chột. Người có năng lực năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác có những cảm giác tri giác đặc biệt (ngoại cảm). Cảm giác, tri giác, ghi nhớ tưởng tượng và tư duy có chất lượng cao sẽ quyết định năng khiếu và tài năng của mỗi con người. Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt Nam người ta thấy có từ 2-5 % là những người xuất sắc, khoảng 25- 30 % là khá, khoảng 25- 30% trung bình yếu, 2- 5 % yếu. Số còn lại là Trung bình. Về học sinh: 3- 5 % là học sinh giỏi (Trong 20 vạn học sinh). Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội. C. Kết luận: Tóm lại giáo viên cần phải nắm vững kiến thức có liên quan đến bộ môn giảng dạy. Có như vậy mới giúp học sinh có hứng thú trong học tập mà còn giúp xã hội lưu giữ kinh nghiêm dân gian ,thấy được giá tri truyền thống của cha ông ta. Cải tiến phương pháp giảng dạy khâu then chốt để giáo dục học sinh cá biệt. Dù có kiến thức, dù được mọi lực lượng giáo dục tham gia nhưng nếu giáo viên sơ cứng trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy thì kết quả giảng dạy đều không đạt. Phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình lên lớp của giáo viên. Áp dụng phương pháp tốt thì mọi học sinh đều được tham gia hoạt động học tập trong lớp. Tuy nhiên mọi học sinh tham gia phải được hoạt động một cách phù hợp. Giáo viên không thể đưa những câu hỏi gợi mở dễ cho học sinh năng khiếu hoặc không thể hỏi câu hỏi nâng cao cho học sinh cá biệt yếu kém. Điều đó sẽ làm cho học sinh em giỏi có xu hướng nhàm chán, em học yếu mang tư tưởng chán nản. Cải tiến phương pháp là không ngừng áp dụng các phương pháp đặc thù bộ môn đó là: Đươc thưc hành, được thí nghiêm kiểm chứng, Được tranh luận và được đặt Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 7 câu hỏi tìm tòi kiến thức. Như vậy thực chất giờ học bản chất giáo viên chỉ giúp học sinh tự tìm tòi và lĩnh hội tri thức mới theo sư gợi mở của giáo viên (Định hướng). Tuy nhiên ở mỗi nhóm giáo viên phải chia các thành viên có các đối tượng khác nhau để các em tự giúp nhau chỉ khi cần thiết thì giáo viên mới can thiệp định hướng cho các em. Người viết thu hoạch Lê Quốc Thiện Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan