Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp thcs module 31...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp thcs module 31

.DOC
8
154
124

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ XUYÊN TRƯỜNG THCS THẠNH QUỚI BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Năm học: 2016 - 2017 Giáo viên: Chung Quốc Tuấn Tổ: ……… Năm học 2016 - 2017 BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN NĂM HỌC 2016 – 2017 A. Thông tin cá nhân - Họ và tên: ………………….. Giới tính: …………... - Ngày tháng năm sinh: ……………... Năm vào ngành giáo dục: …………... - Trình độ chuyên môn: …………, chuyên ngành: ……………. - Nhiệm vụ được giao: ……………. ……………………….. B. Nội dung bài thu hoạch I. Nội dung 1 1. Nội dung bồi dưỡng 1 1.1. Bồi dưỡng thời sự, chính trị, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đã được bồi dưỡng tập trung trong hè 2016 (học chính trị hè 2016). 1.2. Bồi dưỡng chỉ thị năm học 2016-2017 của Bộ GD&ĐT. - Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu của ngành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới giáo viên và học sinh. Cầu thị tiếp thu góp ý của phụ huynh và học sinh để điều chỉnh kịp thời các hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả cao. - Tuyên truyền giáo dục để xã hội hiểu và chia sẻ về các chủ trương đổi mới của ngành, tạo niềm tin của xã hội về các hoạt động của ngành. 1.3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2016: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. * Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm + Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. + Trung thực, trước hết, là sự trung thực với chính mình, nghiêm túc với chính mình, trung thực với người khác, không được "nói mà không làm", "hứa mà không làm". + Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm, "nhận rõ phải, trái, đúng sai", tự mình xác định việc cần làm. + Trung thực và trách nhiệm là nói đi đôi với làm, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm. 1.4. Tiếp tục nghiên cứu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT * Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan - Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. - Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. 2. Vận dụng nội dung bồi dưỡng 1 vào thực tiễn - Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân và học sinh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cầu thị tiếp thu góp ý của phụ huynh và học sinh để điều chỉnh kịp thời các hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả cao. - Luôn luôn trung thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, nghiêm túc với chính mình, không được "nói mà không làm", "hứa mà không làm". Có ý thức trách nhiệm về các công việc phải làm, "nhận rõ phải, trái, đúng sai", tự mình xác định việc cần làm. Nói đi đôi với làm, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai, kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm. Trong giảng dạy luôn luôn giáo dục học sinh là phải trung thực và có trách nhiệm. - Trong quá trình giảng dạy luôn luôn đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, đánh giá trung thực, khách quan, để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT 3. Tự đánh giá nội dung bồi dưỡng 1 - Hoàn thành kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nội dung 1 theo kế hoạch đề ra. - Điểm: 7 - Xếp loại: Khá II. Nội dung 2 1. Nội dung bồi dưỡng 2 Một số vấn đề theo định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa. * Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh Chương trình và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng và thực hiện chủ yếu theo định hướng phát triển nội dung. Định hướng này xuất phát từ quan niệm: giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức. Theo đó, chương trình giáo dục là bản phác thảo nội dung và chương trình được bắt đầu bằng xác lập các môn học, nội dung từng môn học; do đó, mục tiêu giáo dục chủ yếu nặng về trang bị nội dung kiến thức từng môn học có tính chuyên biệt, ít có sự kết dính, tích hợp và vì vậy thường nhấn mạnh ghi nhớ, tái hiện kiến thức cả trong hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Hệ lụy tất yếu của định hướng đó làm cho người học ít có khả năng chủ động, sáng tạo, linh hoạt với các tình huống trong nhận thức, đời sống. Chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực tác động tích cực đến việc xác định mục tiêu giáo dục và tường minh hoá các mục tiêu đó bằng chuẩn đầu ra được mô tả bằng hệ thống các năng lực chung và năng lực chuyên biệt, trong đó mỗi năng lực được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ báo sắp xếp theo một logic chặt chẽ thuận tiện cho việc rèn luyện học sinh, cho việc lựa chọn nội dung kiến thức, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở các lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 12. Hệ thống năng lực đó xuyên suốt các lớp, các cấp học, các môn học, hoạt động giáo dục và dựa vào đó xác định các phương thức dạy học tích hợp, phát triển năng lực, tác động một cách trực tiếp làm thay đổi mô hình, cấu trúc sách giáo khoa. Chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực người học cũng đặt ra nhiều thách thức phải vượt qua mới đạt được kết quả mong đợi. 2. Vận dụng nội dung bồi dưỡng 2 vào thực tiễn Đối với vấn đề về dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Qua những đợt tập huấn, sẽ giúp giáo viên nắm được những đổi mới trong chương trình để có những điều chỉnh phù hợp, trong quá trình giảng dạy như soạn giáo án đúng theo phân phối chương trình, theo giảm tải, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Từ đó, bản thân xây dựng được kế hoạch bài dạy phù hợp với phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 3. Tự đánh giá nội dung bồi dưỡng 2 - Hoàn thành kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nội dung 2 theo kế hoạch đề ra. - Điểm: 7 - Xếp loại: Khá III. Nội dung 3 1. Nội dung bồi dưỡng 3 MODULE 31: LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM. 1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp: 1.1.1. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh ở trường phổ thông. - Quản lí toàn diện một lớp học - Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tất cả các yêu cầu, kế hoạch giáo dục giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh lớp chủ nhiệm. - Phản ánh đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh, giúp cán bộ quản lí, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lí, giáo dục học sinh hiệu quả. 1.1.2. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là cầu nối giữa các lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo. - Giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến và nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. - Giáo viên chủ nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi chính đáng về mọi mặt học sinh của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách. 1.1.3. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội. - Là người tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện. - Là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp, liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. - Là người khiển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với gia đình, cha mẹ học sinh, tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh, gia đình học sinh, các dư luận xã hội về học sinh cho nhà trường. 1.1.4. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho công tác đội ở lớp chủ nhiệm. - Tư vấn cho Ban chấp hành chi đội về việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo mục đích của từng tổ chức, kết hợp các hoạt động giáo dục trong kế hoạch. 1.2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS. - Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. - Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Bằng các phương pháp, GVCN phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh. 2. Vận dụng nội dung bồi dưỡng 3 vào thực tiễn 2.1. Nội dung cần quán triệt khi lập kế hoạch chủ nhiệm - Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của trường. - Những đặc điểm nổi bật của đối tượng giáo dục. - Những đặc điểm về các mối quan hệ xã hội của mỗi học sinh và tập thể học sinh. - Những hoạt động của các tổ chức Đoàn, Đội. - Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa...của địa phương. - Chiều hướng phát triển trong từng hoạt động của đối tượng giáo dục. - Sự biến động của những yếu tố chi phối mặt hoạt động và các biện pháp điều chỉnh dự kiến. - Biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tiễn của học sinh. 2.2. Nội dung của kế hoạch công tác chủ nhiệm: Theo tôi khi lập kế hoạch công tác chủ nhiệm bao gồm các nội dung sau: 1. Mục đích yêu cầu 2. Đặc điểm tình hình lớp 3. Tổ chức lớp: - Phân loại học sinh - Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp: Lớp trưởng,Lớp phó học tập, Lớp phó lao động – vệ sinh, Lớp phó văn thể mỹ, Thủ quỹ lớp,Tổ trưởng tổ 1,2,3,4. Tổ phó tổ 1,2,3,4. Cờ đỏ 1,2 4. Kế hoạch giáo dục: Mục đích yêu cầu - Giáo dục đạo đức: Chỉ tiêu Biện pháp Mục đích yêu cầu - Giáo dục trí dục: Chỉ tiêu Biện pháp Mục đích yêu cầu - Giáo dục lao động, hướng nghiệp: Chỉ tiêu Biện pháp Mục đích yêu cầu - Giáo dục thẩm mỹ: Chỉ tiêu Biện pháp Mục đích yêu cầu - Các hoạt động GDNGLL: Chỉ tiêu Biện pháp Mục đích yêu cầu - Công tác hội cha mẹ học sinh: Chỉ tiêu Biện pháp Mục tiêu 5. Mục tiêu phấn đấu chung: Biện pháp 6. Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng. 7. Đánh giá kết quả thực hiện a. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch học kì I b. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch học kì II và cả năm 3. Tự đánh giá nội dung bồi dưỡng 3 - Hoàn thành kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nội dung 3 theo kế hoạch đề ra. - Điểm: 7 - Xếp loại: Khá Hoàn thành kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng đã đề ra đầu năm. C. Kết quả Cả năm KQ đánh giá Kết quả tự đánh giá của cá nhân Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn Kết quả xếp loại của nhà trường Phê duyệt của Tổ ND1 7 ND2 7 ND3 7 TỔNG 21 ĐTB 7 XL Khá Thạnh Quới, ngày 05 tháng 5 năm 2017 Người viết Chung Quốc Tuấn Phê duyệt của lãnh đạo nhà trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan