Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp thcs module 3...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp thcs module 3

.DOC
12
208
87

Mô tả:

THÁNG 10 NĂM 2017 MÔ ĐUN 3 HOẠT ĐỘNG 1: Nội dung cần tìm hiểu về học sinh cá biệt ở THCS * Câu hỏi 1: Theo bạn để giáo dục học sinh cá biệt (hscb) tiến bộ, giáo viên cần nắm được những thông tin gì về học sinh đó? * Trả lời: a.Người giáo viên cần: - Nhóm bạn: Thủ lĩnh của nhóm không chính thức mà hscb tham gia và định hướng giá trị, những qui ước của nhóm tác động tiêu cực hay tích cực đến học sinh đó. - Ảnh hưởng của gia đìnhvề các đặc điểm như: cha mẹ, kinh tế, văn hóa gia đình, lối sống và bầu không khí Môi trường sống và các mối quan hệ xã hội khác b. Những khó khăn về từng phương diện của học sinh: về học tập, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình c. Những nhu cầu, sở thích , thế mạnh của hscb d.Niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị cuộc sống đ. Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập. * Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của từng loại thông tin về hscb đối với người giáo viên: * Trả lời: a. Với giáo viên: Phải tìm hiểu kĩ thông tin về tất cả các yếu tố tích cực và tiêu cực đến hscb qua ảnh hưởng của nhóm bạn, của gia đình, môi trường b. Đối với giáo viên bộ môn: Cần tìm hiểu những khó khăn về học tập, chuỗi kiến thức bị hỏng để từ đó các em mất tự tin, mất hứng thú với bộ môn.. 1 Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập, về mặt tâm lí của học sinh rất có ích trong việc kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em có những hành vi, động cơ đùng đắn hơn * Câu 3: Về nhu cầu, sở thích, thế mạnh của hscb được thể hiện qua một số năng lực sau: - Giao tiếp ngôn ngữ - Tư duy glogich và toán học -Tưởng tượng - Thể thao, âm nhạc, hội họa - Quan hệ tương tác, quan hệ xã hội Qua đó cho ta thấy là 1 người giáo viên cần phải tìm hiểu và xác định được để tạo điều kiện trong việc hỗ trợ các em phát triển năng lực - Về niềm tin, giáo viên cần hiểu thêm xem hscb có những niềm tin nào, sở thích nào - Về tích cách với những đặc điểm cơ bản torng đó coi trọng khám phá những nết tích cực để phát triển và ngược lại - Về hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhân làm cho học sinh có những hành vi lệch lạc. Điều này giáo viên cần biết để có kế hoạch hỗ trợ hscb để làm thay đổi thói quen trên cơ sở khắc phục những hành vi, thói quen xấu trước đó. HOẠT ĐỘNG 2: Phương pháp thu thập thông tin học sinh cá biệt 1. Từ giã cấp học Tiểu học, các em học sinh bước vào mái trường THCS với rất nhiều sự thay đổi. Đó là sự khác biệt về môi trường, về cách học, về nội dung học…kèm theo đó là sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lí lứa tuổi. Ở đó không ngừng diễn ra sự lớn mạnh phức tạp về tâm lí. Tùy vào lứa tuổi cụ thể mà có những dấu hiệu đặc trưng riêng biệt. Riêng đối với những em thuộc nhóm cá biệt thì lại vô vàng phức tạp và đầy cảm xúc….. Vậy để hiểu rõ hơn về đối tượng này, chúng ta cần phải làm gì đây? Trãi qua nhiều năm giảng dạy và không ít lần làm công tác chủ nhiệm, khi nghiên cứu về đối tượng này bản thân nhận thấy 1 điều: những học sinh được xem là 2 nhóm cá biệt thường là có 2 dạng ( một là thầm lặng xa rời tập thể, hai là thích quậy phá..). Ở đây chỉ đề cập đến đối tượng thứ nhật. Ở đối tượng thứ nhất, đa số là các em có lối sống thầm lặng với tập thể, không thích hòa nhập vào tập thể nhưng các em lại muốn được chia xẻ, muốn được giải tỏa tâm lí, muốn tư vấn, được giải tỏa rắc rối mà các em đang gặp phải và tưởng chừng như không thể nào vượt qua. Để rồi từ đó các em không có niềm tin trong cuộc sống, trong học tập, tách rời tập thể, đối đầu với khó khăn 1 cách thụ động bế tắc…. Cho nên để thu thập rõ hơn về đối tượng này, bản thân thấy có một số phương pháp sau khá hiệu quả. - Tìm hiểu về học sinh thông qua nhóm bạn thân: Chúng ta phải có tầm nhìn rộng hơn về đối tượng thông qua nhóm bạn thân mà đối tượng hay tiếp xúc, qua lại. Vì đối tượng này có thể biết rõ học sinh hơn cả gia đình. Ta cần phải thật sự thân thiện, cởi mở, bày tỏ chính kiến rõ ràng để được nghe nhóm bạn kia thể hiện sự nhận xét xác đáng hơn, đầy đủ hơn, xác thật hơn., được như vậy ta sẽ có thêm thông tin về địa điểm, thời gian mà đối tượng hay đến… từ đó chủ động hơn trong tiếp xúc học sinh - Tìm hiểu về học sinh thông qua gia đình: Đây là điều rất quan trọng, có thể xem là chìa khóa để mở các mối thắc gút? Khi tiếp xúc với gia đình (tốt nhất là không có mặt học sinh ở nhà), khi đó ta cần phải thật sự tôn trọng, chấp nhận và thích ứng với nề nếp sống của gia đình học sinh, tôn trọng cách nghĩ của gia đình, hãy biết tìm những ưu điểm của học sinh dù nhỏ nhất để có thái độ lạc quan đến sự tiến bộ của học sinh - Tìm hiểu học sinh thông qua cán bộ lớp, hàng xóm: Trước khi gặp trực tiếp học sinh thì cần phải gặp riêng những thành phần này, vì ngoài gia đình ra 2 đối tượng này là những người gần học sinh nhất. Nên khi tiếp xúc với những đối tượng này ta nên sử dụng phương pháp lắng nghe tích cực, có thái độ tôn trọng người nói để qua đó có thể khai thác sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn… 3 2. Hãy nhớ lại và liệt kê các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt: Với nhiều năm giảng dạy và ít lần làm công tác chủ nhiệm, bản thân cũng không ít lần thu nhập thông tin về học sinh cá biệt, trong đó có 1 trường hợp làm bản thân vẫn còn nhớ rất rõ như chuyện vừa xãy ra hôm qua cho dù đã hơn 17 năm……. Thuở đó, chọc sinh B rất thích trốn học và chỉ trốn đúng tiết học của giáo viên A để lang thang ở các phòng game nhưng không phải để chơi game?! Là giáo viên chủ nhiệm, tôi và các bạn sẽ rất không hài lòng về trường hợp này? Vâng! Vì thế tôi đã quyết liệt đi tìm nguyên nhân…. Vì sao em B này lại chỉ bỏ tiết của giáo viên A?...... qua tiếp xúc với Ban cán bộ lớp, gia đình và xóm làng của em tôi mới phát hiện ra sự trùng hợp về cách giáo dục của giáo viên A và gia đình của em! Ở sự giáo dục đó có sự đòi hỏi quá lớn so với lứa tuổi của em, có sự duy ý chí, không muốn nghe thông tin phản hồi từ phía ngược lại…từ đó làm cho e cảm thấy mệt mõi, mất tự tin và không hứng thú gì khi tới giờ dạy của giáo viên A kia…. Đó là thông tin từ một phía. Qua tìm hiểu từng nhóm nhỏ học sinh học cùng lớp, đều nổi bật 1 điều chung nhất là hầu như đa số đều không thích cách lên lớp của giáo viên A kia nhưng vì là một học sinh thích thể hiện chình kiến của mính trước những yêu cầu hay đòi hỏi có vẻ không phù hợp của người khác dành cho mình ( cụ thể là em B đã rất không đồng ý với những yêu cầu quá không phù hợp với em từ phía gia đình như… chỉ biết học và học mà không cho em tham gia những hoạt động khác mang tính cộng đồng, hay giáo viên A hay đòi hỏi vào giờ học của giáo viên A thì học sinh phải như thế này, thế kia…mà quên rằng học sinh THCS đâu chỉ có học đúng 1 môn cùa giáo viên A?... Qua tìm hiểu nguyên nhân, để rồi từ đó đích thân tôi phải mạo hiểm gặp giáo viên kia để tìm hiểu và chia sẻ chút tâm tư về chuyện của B… May thay tôi đã được giáo viên A lắng nghe và đồng cảm….. Từ đó em B đã không còn trồn học nũa…và nay em đã thành danh trên con đường công danh….. 4 Qua đó cho thấy đôi khi trong quá trình giảng dạy, tôi và chúng ta thường hay khá chủ quan mà quên đi cách lắng nghe cần thiết, hay ít sử dụng các phương pháp thu thập thông tin 1 cách đúng nghĩa….. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng phối hợp, xử lý, lưu trữ khai thác thông tin về từng HS cá biệt * Câu hỏi: Thầy cô sẽ làm gì, làm như thế nào để lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh cá biệt 1 cách an toàn, thuận lợi? * Trả lời: giáo viên sẽ thực hiện một số nội dung sau: - Những thông tin thu thập được về 1 học sinh cá biệt (hscb) cần phải được kiểm chứng từ nhiều nguồn, sau đó tổng hợp, khái quát để từ đó có những nhận định cơ bản về học sinh (hs) đó. - Cách lưu trữ những kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng hscb gồm có: + Phiếu đặc điểm gia đình + Sổ theo dõi sự phát triển cá nhân qu từng thời điểm + Các kết quả thu thập về hscb, học bạ, sổ liên lạc gia đình Hướng khai thác thông tin hscb:thông tin về hscb được khai thác để xác định biện pháp tác động, dự báo chiều hướng phát triển dưới tác động của các ảnh hưởng, dự kiến kết quả đạt được, cũng như những nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa. Từ đó xây dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục hiệu quả hơn. HOẠT ĐỘNG 4:Tìm hiểu những nguyên nhận dẫn đến học sinh cá biệt * Câu hỏi: Những học sinh cá biệt (hscb) mà bạn đã từng dạy hoặc đang dạy và giáo dục có những hành vi lệch lạc là do những nguyên nhân nào? * Trả lời: do những nguyên nhân sau: a. Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, tihếu tự giác nên động cơ học tập hầu như luôn trong trạng thái cần được kích cầu! 5 b.Có niềm tin sai về giá trị của con người, cuộc sống. Nghĩa là các em không hiểu được giá trị của sự đầu tư cho giáo dục, cho học tập., có ý thức thực dụng ( có thể xuất phát từ gia đình) c. Chán nản, đây là nguyên nhân của hầu hết những thất bại trong học đường, đặc biệt là với những học sinh ở tuổi mới lớn, cảm thấy hụt hẵng, mất niềm tin, không tự tin khi đứng trước những yêu cầu của giáo viên….. từ đó mất dần sự hứng thú với việc học tập. d. Rối loạn hành vi xã hội của hscb: Thường các em có những đặc điểm sau: - Dễ nỗi cáu, hay đánh nhau - Lấy cắp, đốt phá. - Bỏ học, bỏ nhà đi bụi. - Hay khiêu khích, châm chọc người khác - Không nghe lời giáo viên. Tất cả những hành vi đó được chia ra 3 nhóm: + Nhóm rối loạn hành vi được giới hạn với những điều kiện như gia đình, quậy phá, khiêu khích, lấy cắp. + Nhóm rối loạn hành vi không được xã hội chấp nhận. Dạng này là sự kết hợp giữa hành vi quậy phá, hành vi đi ngược lại những chuẩn mực xã hội, với sự tổn hại bản thân trẻ với nhóm bạn, từ đó trẻ cảm thấy bị cô độc, hất hủi….. từ đó các em thường thô lỗ, không kiềm chế được hành vi khi có dấu hiệu bị khiêu khích…. + Nhóm rối loạn đượcxã hội chấp nhận: Thường là những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực xã hội, các hành vi quậy phá thường ngày khi hòa nhập với nhóm bạn cùng trang lứa nhưng mức độ cơ bản là lần đầu, ban đầu.. Qua những gì đã trình bày, cho ta thấy rằng: Nguyên nhân chính vẫn là nằm trong mỗi gia đình, ở đó sự giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi: “ dạy con dạy thuở còn thơ”. Trong khi đó, những rối loạn hành vi ở nhóm 2-3 thì nguyên nhân từ gia đình chỉ mang tính trung gian 6 ( sự nhận thức và sự phát triển trí lực của những em này đễ bị lệch lạc do tác động từ bên ngoài, dễ nghiện ngập những trò chơi “ trên mạn”, thiếu đồng cảm, ích kỉ….. * Câu 2: Những dạng hành vi sai lệch mà hscb của bạn có cần sự hỗ trợ của chuyên gia không? Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chúng ta sử dụng những phương pháp thích hợp… Ví dụ: một học sinh luôn chán nản, không hứng thú trong học tập… thì ta cần phải tìm hiểu đâu là nguyên nhân có tính căng cơ….để từ đó có cách tiếp cận, có cách giáo dục phù hợp, cũng có thể giáo dục bằng biện pháp nêu gương…. Với những chuyên gia thì cho rằng các rối loạn hành vi xã hội rất hiếm khi giải quyết 1 cách nhanh chóng. Đối với dạng này ngoài việc dạy tri thức, thì cần chú ý đến đời sống tinh thần của các em, hiểu được đặc điểm tâm sinh lí và tôn trọng cá tính của các em… Qua quá trình giáo dục thành công chính là làm sao rút ra được bài học cho bản thân. Vì vậy trước hết cần để học sinh tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu cách thức giáo dục HS cá biệt * Câu 1: vì sao cần tiếp cận cá nhân và khích lệ hscb? Hãy nhớ lại 10 câu nói không khích lệ học sinh mà bạn hay đồng nghiệp thường dùng và thay nó bằng 10 câu nói khác mang tính chất khích lệ học sinh. * Trả lời: sở dĩ giáo viên cần tiếp cận và khích lệ hscb là vì như thế sẽ giúp giáo viên xây dựng được quan hệ tin cậy, thể hiện rõ 1 sdố khía cạnh như sau: - Thể hiện được sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận. - Tập trung được vào điểm mạnh của học sinh, phải biết kích cầu các em. - Tiếp cận tích cự sẽ giúp học sinh khơi dậy được nhu cầu muốn khẳng định khả năng và giá trị của bản thân muốn hoàn thiện nhân cách. Do đó giáo viên cần phải sử dụng phương pháp này. Vì việc tiếp cận, khích lệ sẽ nhằm vào 1 việc cụ thể 7 từ đó thể hiện 1 phẩm chất tốt của học sinh. Từ đó giúp học sinh thay đổi suy nghĩ, quan điểm của mình Những câu nói không khích lệ và khích lệ Không khích lệ 10 Tình huốngsau: Khích lệ - Học sinh làm bài điểm thấp: Sao không cố gắng? Em hãy cố gắng lên nhé! - Học sinh đi học trễ: Lần sau em đi trễ nữa sẽ bị phạt Hãy tranh thủ dậy sớm hơn tí em nhé! - Học sinh lấy cắp máy tính của bạn bị phát hiện Nếu em chép bài tốt, thầy và các bạn sẽ vui Em đã thấy hậu quả của kẻ cắp chưa? hơn đó - Học sinh bị điểm thấp trong kì thi: Thầy nghĩ em đã rút được khinh nghiệm? Do không nghe lời thầy cô nên giờ em thấy thất bại chưa? Em nên nhìn nhận lỗi của mình và tự sửa -Học sinh thường gây mất trật tự: chữa em nhé! Tại sao không nghe lời thầy nhắc nhỡ để giờ bị bêu rếu trong sổ đầu bài chứ? -Học sinh có kết quả hạnh kiểm tốt Nếu em không chủ quan chắc kết quả sẽ tốt nhưng chưa theo được ý muốn: hơn đó Thầy tưởng em đã cố gắng nhiều rồi chứ! Nay đã thấy em có thây đổi ít nhiều rồi đó. -Học sinh hay vắng không phép: Em vắng không phép, không sợ bị kĩ Thầy mừng vì em đã thấy được lỗi của mình luật sao? -Hay mậu thuẫn rồi đánh bạn: 8 Sao lại dùng cách cư xử của người thất học để giải quyết mâu thuẫn? * Câu 2: Hãy liệt kê những hành vi của hscb, thầy cô có thể áp dụng quan hệ của Glogich và những hành vi có thể áp dụng hệ quả tự nhiên? * Trả lời: Mục đích là dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm với hành vi của mình, khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm làm cho mối quan hệ trở nên ấm áp hơn, ít xung đột hơn. Thể hiện qua mnột số hệ quả sau: - Hệ quả tự nhiên: là những gì xãy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. Các em sẽ tự trãi nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Thường áp dụng trong những tình huống không gây nguy hiểm cho học sinh, không làm ảnh hưởng đến người khác - Hệ quả glogich: đòi hỏi phải có sự can thiệp của giáo viên, của học sinh khác trong lớp, trong hệ quả này thường đi kèm theo những lời giảng giải ngắn gọn của giáo viên nhằm cho học sinh hiểu và từ đó khuyến khích các em tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình mà không cần dọa nạt. Khi sử dụng hệ quả này cần chú ý 3 qui tắc sau: + Liên quan + Tôn trọng + Hợp lí * Câu 3: hãy thử vận dụng mô hình nhận thức hành vi để tham vấn, tác động làm thay đổi hành vi tiêu cực của học sinh? Muốn thay đổi hành vi của hscb có hiệu quả, giáo viên cần có sự hợp tác tích cực của học sinh. Giáo viên cần chủ động tiếp xúc với học sinh để hiểu thêm về tâm tư, hoàn cảnh…. Giáo viên cần tiếp cận cá nhân, xây dựng quan hệ tin cậy, thân thiện Giúp học sinh nhận thức rõ hơn, đúng hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: học sinh xác định được mình là ai, có ưu khuyết điểm nào., nhận thức được những giá trị của bản thân, tư tin vào bản thân. 9 Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen xấu Giáo viên cần phải giúp các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của các em. Tổ chức lớp quan tâm, giúp đỡ hscb khi gặp khó khăn; bồi dưỡng thêm cho các em để các em có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, tự vận dụng phương pháp tự học trong bộ môn. Động viên khích lệ để tạo động lực cho hscb Tránh sự củng cố tiêu cực mà nên làm cho các em thấy được sự khích lệ để có thêm sự tự tin hơn trong học tập. Lập kế hoạch cá nhân, khơi dậy hoài bão và ý thức tự giáo dục trong các em, làm thay đổi dần nhận thức, hành vi để cải thiện niềm tin, suy nghĩ chưa hợp lì của các em Áp dụng biện pháp giáo dục kĩ luật tích cực với tập thể lớp. Thiết lập mối quan hệ chặc chẽ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh thường xuyên sẽ tăng cường được sự hiểu biết, thông cảm, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. HOẠT ĐỘNG 6: Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt * Câu hỏi 1: Khi đánh giá hscb cẩn quán triệt những nguyên tắc hay quan điểm nào? * Trả lời: đó là những quan điểm sau: - Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách. Nghĩa là nếu hscb thực hiện hành vi không mong đợi nào đóthì giáo viên chỉ đánh giá hành vi đó mà không qui kết hành vi đó thành nết nhân cách của học sinh - Đánh giá theo quan điểm tích cực đối với hscb: + Nếu đánh giá đúng không những giúp học sinh nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mà còn giúp các em phát huy thế mạnh và triệt tiêu dần những khuyết điểm. Ngược lại nếu đánh giá sai sẽ làm học sinh mất tự tin đẽ dẫn đến những hành vi sai trái thiếu kiểm soát. 10 + Sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn học sinh tự giáo dục, để giáo viên điều chỉnh nội dung phương pháp giáo dục phù hợp hơn. + Đánh giá sự tiến bộ của hscb một cách chính xác sẽ là nguồn động lực đúng lúc đủ để kích cầu học sinh. Tóm lại khi đánh giá cuối cùng ( theo chuẩn giáo dục) vào cuối kì, cuối năm thì có thể đánh giá những học sinh này theo chuẩn qui định * Câu hỏi 2: Ý nghĩa của việc vận dụng những nguyên tắc, quan điểm này trong việc giúp đỡ hscb tiến bộ Việc vận dụng trên có những ý nghĩa như sau: - Đánh giá không đồng nhất với đánh giá nhân cách giúp giáo viên tránh được khó khăn, bất lực khi giáo dục hscb. Giáo viên phân tích, đánh giá từng hành vi không mong muốn của học sinh để có biện pháp điểu chỉnh phương pháp hợp lí hơn khi giáo dục hscb - Đánh giá theo quan điểm tích cực dối với hscb sẽ giúp các em thấy được ưu điểm của bản thân và từ đó giúp các em tiến bộ cũng như ngược lại. Đánh giá theo quan điểm này giúp học sinh có thái độ tích cực hơn - Đánh giá sự tiến bộ của hscb theo quá trình giáo viên thoe dõi quan sát sẽ có nhìn nhận đúng đắn hơn. Đánh giá theo chuẩn để cho thấy sự công bằng giữa các học sinh> Từ đó giúp các em có sự tự tin hơn, lạc quan hơn và cố gắng hơn trên con đường tự hoàn thiện để hòa nhập với bạn bè. * Câu hỏi 3: Vận dụng những quan điểm này vào thực tiễn đánh giá hscb và ghi lại những bài học khinh nghiệm Qua việc vận dụng trên cho thấy một số điểm nổi bật sau: - Đánh giá mà không qui kết hành vi đó thành nhân cách học sinh sẽ giúp học sinh nhận ra lỗi một cáchn hẹ nhàng từ đó dễ dàng khắc phục, các em cảm thấy không bị kì thị với bạn bè. Nhưng nếu không có biện pháp giáo dục thích hợ, gần gũi thì dễ dẫn đến lầm lẫn về mức độ của lỗi lầm - Sự đánh giá đúng đắn sẽ giúp học sinh nhận xét đúng về bản thân, thấy được những hành vi cần khắc phục, cần phát huy, rèn luyện. 11 - Giáo viên phải thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh để có biện pháp kích cầu kịp thời Tóm lại với những quan điểm trên cho ta thấy có tính giáo dục rất cao, giúp học sinh thấy rõ lỗi lầm của bản thân cũng như thấy được những ưu điểm để phát huy để tự hoàn thiên bản thân hơn. Những quan điểm trên sẽ có tác động tối đa nếu giáo viên có nhiều thời gian tiếp xúc, quan tâm, xử lí, sửa sai và kích cầu, động viên đúng lúc. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan