Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bài thu hoạch :BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠ...

Tài liệu Bài thu hoạch :BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II (công tác tư vấn học đường)

.DOCX
16
136
72

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾẾ BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II Người thực hiện : Nguyễn Văn A Ngày sinh :25/ 08/ 1979 Trường THCS XX huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Bình Dương 3/2021 1 MỤC LỤC 1. Lý do chọn khóa học..............................................................................................2 2. Lý do chọn chủ đề..................................................................................................3 3. Các nhiệm vụ đặt ra cho bài thu hoạch..................................................................3 Phần 1. Kết quả thu nhận được khi tham gia khóa bồi dưỡng...................................4 1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập......................................................4 2. Kết quả thu hoạch qua chuyên đề “Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS”............................................................................................................6 2.1. Vị trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS........................................6 2.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS.......6 2.2.1. Hoạt động học tập trong trường THCS......................................................7 2.2.2. Phát triển trí tuệ của học sinh THCS.........................................................7 2.2.3. Giao tiếp với trẻ lứa tuổi học sinh..............................................................8 2.3. Tư vấn học đường cho học sinh THCS.........................................................8 2.3.1. Vai trò của tư vấn học đường.....................................................................8 2.3.2. Mục tiêu của tư vấn học đường..................................................................9 2.3.3. Nội dung tư vấn học đường.......................................................................9 2.2.4. Phương pháp tư vấn học đường:..............................................................10 Phần 2. Công tác tư vấn học đường tại trường Trung học cơ sở An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương..............................................................................................10 1. Giới thiệu chung về trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. 10 2. Thực trạng hoạt động tư vấn học đường..............................................................12 Phần 3: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn học đường tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương......................................13 KẾT LUẬN..............................................................................................................13 4. Tài Liệu Tham Khảo............................................................................................15 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn khóa học Trong điều kiện đất nước có nhiều đổi mới cùng với sự chuyển mình nhanh chóng của nền kinh tế, khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người giáo viên cũng có nhiều điểm mới từ quản lý nhà nước về hành chính, các đường lối, chính sách giáo dục đến các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm. Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tiếp cận chuẩn trong khu vực và quốc tế là hướng đi phù hợp xu thế, hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Người giáo viên hiện nay không chỉ là người dạy học trên lớp, và làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà người giáo viên phải trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học. Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên, là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên. Căn cứ thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập quy định tại điều 5, mục 2, khoản d: Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học… phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II. Ngoài những yêu cầu trên, việc tham gia lớp bồi dưỡng này cũng góp phần cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. 3 Là một giáo viên của nhà trường hiện đại, tôi thấy cần bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Giáo dục phát triển năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn người học cách học, đưa học sinh vào thế giới hiện thực thông qua các hoạt động học tập. Vì vậy tôi đã đăng ký khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II để bổ sung thêm kiến thức lý luận về hành chính nhà nước; nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THCS nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh. Từ đó thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp (quán xuyến, thành thạo và chuẩn mực) theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các trường THCS. 2. Lý do chọn chủ đề Học sinh trung học cơ sở thường ở độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, đây cũng là lứa tuổi học sinh đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý. Hiện nay, do không được sự quan tâm động viên của thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh, nhiều em học sinh ở lứa tuổi này có các hiện tượng tâm lý tiêu cực, dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Ngày nay, người giáo viên không chỉ có vai trò là người truyền thụ kiến thức, người cố vấn học tập mà còn là người định hướng nghề nghiệp cho các em. Chính vì vậy, nhiệm vụ tư vấn học đường ở bậc trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người giáo viên. Để tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS, phương pháp tư vấn học đường cho học sinh THCS, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, bên cạnh báo cáo thu hoạch về hoạt động tư vấn học đường của bản thân tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương, tôi đã chọn chủ đề: “Giáo viên với công tác tư vấn học sinh tại trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” 3. Các nhiệm vụ đặt ra cho bài thu hoạch Đối với bản thân tôi, bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Bài thu hoạch minh chứng cho việc tôi đã thu nhận được những 4 kiến thức, kỹ năng gì cho bản thân. Để hoàn thành tốt bài thu hoạch, tôi chia bài thu hoạch thành 3 phần: Phần 1: Kết quả thu nhận được khi tham gia khóa bồi dưỡng Phần 2: Công tác tư vấn học đường tại trường Trung học cơ sở An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương Phần 3: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn học đường tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương Phần 1. Kết quả thu nhận được khi tham gia khóa bồi dưỡng 1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập Khóa bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng 2 đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân trong sự nghiệp trồng người. Khóa học mang đến khối lượng kiến thức toàn diện từ các kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung đến các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung bao gồm các chuyên đề sau: Chuyên đề 1. Quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chuyên đề cung cấp cho học viên hệ thống tri thức lí luận cơ bản của quản lí nhà nước về giáo dục và hệ thống các chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo xây dựng một nền giáo dục phát triển phù hợp trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyên đề 2. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS Chuyên đề này gồm các nội dung sau: - Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh THCS; đặc điểm về hoạt động học tập và giao tiếp, đặc điểm về sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh THCS. - Các vấn đề cần lưu ý về tư vấn học đường cho học sinh THCS như nội dung tư vấn, phương pháp tư vấn, kĩ năng tư vấn, vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS… 5 Chuyên đề 3. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức về tổ chức hoạt động day học, giáo dục trong trường THCS; xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS. Chuyên đề 4. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II Chuyên đề “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II” giới thiệu các vấn đề cơ bản về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS, nhấn mạnh những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên THCS và đưa ra các con đường, cách thức tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. Chuyên đề 5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức về dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp dạy học hiệu quả, phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn ở trường THCS. Chuyên đề 6. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS Nội dung chuyên đề trình bày một số vấn đề cơ bản về thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn, chất lượng giáo dục; đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. Chuyên đề 7. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS Chuyên đề gồm các nội dung về hoạt động tổ chuyên môn; tổ chuyên môn với hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên THCS; tổ chuyên môn với việc phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Chuyên đề 8. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS 6 Chuyên đề gồm các nội dung cơ bản: xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển quan hệ giữa các nhà trường THCS với các bên liên quan: chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng, cha mẹ học sinh, các cơ sở giáo dục khác, giao lưu trong nước và quốc tế. 2. Kết quả thu hoạch qua chuyên đề “Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS” 2.1. Vị trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS Học sinh THCS có độ tuổi chủ yếu từ 11 -15 tuổi, đây còn gọi là lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này, học sinh THCS đang phát triển về mọi mặt sinh lý và tâm lý. Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả cuộc đời, cụ thể: Thứ nhất: Đây là lứa tuổi các em hình thức các nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách xã hội. Trong thời kỳ này, các em cần được định hướng đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Nếu làm tốt công việc này, các em sẽ hình thành được nhân cách tốt, có chừng mực trong thái độ và hành vi. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng hoặc bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực, các em dễ bị phát triển lệch lạc. Thứ hai: Đây là thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực. Thứ ba: Trong lứa tuổi thiếu niên diễn ra quá trính cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội, tâm lý và nhân cách. Thứ ba, tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Sự phức tạp thể qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của học sinh. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình… 7 2.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS 2.2.1. Hoạt động học tập trong trường THCS Trong quá trình trưởng thành của một con người, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng hơn. Học tập là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của học sinh, nhưng sự phát triển về tâm sinh lý dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Việc học tập ở trường THCS là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ, nếu ở bậc tiểu học, các em được hệ thống các sự kiện, hiện tượng, tìm hiểu các mối quan hệ cơ bản giữa các hiện tượng và sự kiện đó. Thì ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những cơ sở khoa học, các em học tập có phân môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập cao. Thái độ tự giác đối với học tập của cá em có sự thay đổi rõ rệt. Ở bậc tiểu học, thái độ đối với môn học phụ thuộc nhiều vào điểm số và sự định hướng của giáo viên. Tuy nhiên đến độ tuổi THCS, ở nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú và say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò có thể khiến hứng thú của học sinh bị phân tán, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực trong cuộc sống. 2.2.2. Phát triển trí tuệ của học sinh THCS Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện về cả tri giác, trí nhớ và tư duy. – Về tri giác: Các em có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiện tượng phức tạp hơn. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn – Về trí nhớ: Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Học sinh trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệt thống 8 hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. – Về tư duy:Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có nhiều biến đổi tích cực. Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ, các em em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tương nhưng không phải bao giờ cũng phải phân biệt được sự khác nhau giữa các hiện tượng, sự việt một cách rõ rang. Khi nắm khái niệm các em có trường hợp thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức. Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức. 2.2.3. Giao tiếp với trẻ lứa tuổi học sinh Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh THCS. Lứa tuổi này có những thay đổi cơ bản trong giao tiếp của học sinh với mọi người xung quanh. Trong giai đoạn này, người lớn học sinh THCS bắt đầu nảy sinh những khó khăn, xung đột trong giao tiếp với người khác do chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình. Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Khác với giao tiếp với người lớn (thường diễn ra sự bất bình đẳng), giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và mang đặc trưng của quan hệ xã hội giữa các cá nhân độc lập. 2.3. Tư vấn học đường cho học sinh THCS 9 2.3.1. Vai trò của tư vấn học đường Tư vấn học được có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các em học sinh, cụ thể là: Thứ nhất: Thực hiện tư vấn tâm lý học đường giúp trẻ giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời trẻ có thể phát triển được kỹ năng học tập, năng lực và nhân cách. Thứ hai: Sẽ giúp cho giáo viên và các bậc phụ huynh thấu hiểu con em của mỉnh. Từ đó, nhận diện được các vấn đề tâm lý mà con em mình mắc phải. Từ đó, kịp thời động viên, phối hợp cùng nhà trường giải quyết các vấn đề tâm lý đó. Thứ ba: Hoạt động tư vấn học đường giúp giáo viên có cơ hội tiếp cận, giao tiếp với học sinh dễ dàng. Nhờ việc thấu hiểu tâm lý có thể có các phương pháp giảng dạy phù hợp. Thứ tư: Tư vấn học đường giúp nhà trường xây dựng chiến lược giáo dục đối với học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động tập thể, giúp học sinh phát triển toàn diện, tránh các nguy cơ mắc bệnh tâm lý học đường. 2.3.2. Mục tiêu của tư vấn học đường Thứ nhất, tạo ra những tác động mang tính định hướng giáo dục. Thứ hai, giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng góp phần ổn định tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện nguyện vọng của mình. Thứ ba, tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của học sinh. 2.3.3. Nội dung tư vấn học đường Nội dung tư vấn học đường rất đa dạng, đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nội dung tư vấn học đường bao gồm các nội dung tư vấn sau: (1) Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh; (2) Tình yêu, giới tính và quan hệ với các bạn khác giới; (3) Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè; 10 (4) Phương pháp học tập; (5) Các hoạt động xã hội; (6) Thẩm mỹ 2.2.4. Phương pháp tư vấn học đường: Khi tư vấn học đường, người giáo viên cần trở thành một người bạn học sinh giãi bày cảm xúc. Do vậy, người giáo viên cần rèn luyện các kỹ năng sau: – Kỹ năng lắng nghe – Kỹ năng đặt câu hỏi – Kỹ năng phản hồi – Kỹ năng thấu cảm – Kỹ năng xử lý im lặng Phần 2. Công tác tư vấn học đường tại trường Trung học cơ sở An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương 1. Giới thiệu chung về trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương Trường THCS An Bình thuộc mảnh đất miền Đông Nam Bộ – nằm ở phía Bắc của con sông Bé, uốn mình trên dải đất đỏ bazan với những cánh rừng cao su bạt ngàn, lộng gió. Đó là giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Từ khi thành lập đến nay, ngôi trường THCS An Bình đã trải qua những thăng trầm của lịch sử. Trước mùa xuân đại thắng năm 1975, mảnh đất An Bình nằm trong cánh rừng già của miền nhiệt đới Đông Nam Bộ- là một phần của chiến khu D năm xưa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc. 11 Cầu phước Hòa xưa Trong những năm kháng chiến ,mảnh đất An Bình là một căn cứ địa cách mạng kiên cường. Mảnh đất nơi đây nổi lên với những căn cứ địa như: Bầu Chem, Bầu Sa Rạch, Rạch Bé…Mảnh đất này là cửa ngõ phía Bắc tiến vào tỉnh lụy Phước Thành năm xưa. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, mảnh đất An Bình mang trên mình chằng chịt những vết thương chiến tranh. Những cánh rừng đã bị bom đạn tàn phá khủng khiếp, màu xanh của cây rừng biến mất, những gì còn sót lại là những hố bom chồng chất lên nhau. Khi bọn giặc thua cuộc, buộc phải đầu hàng thì mảnh đất An Bình trở thành mảnh đất chếttất cả dường như không còn sự sống. Sau ngày giải phóng, nhân dân trên mọi miền Tổ quốc tới đây lập nghiệp. Trong số đó có cả những người lính năm xưa. Và cũng từ đó mảnh đất An Bình thực sự chuyển mình, từ mảnh đất mang trên mình đầy thương tích chiến tranh đã nhường chỗ cho những cánh rừng cao su bạt ngàn và những vườn tiêu sai trái. Kể từ đó sự sống cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở như lời của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Cây không hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ” Thế rồi, bao lớp trẻ thơ- thế hệ tương lai của đất nước cùng lớn lên theo năm tháng. Để rồi mùa thu năm 1980, trên một khoảng đất rộng 2000m2 thuộc ấp Bình Thắng – ngôi trường mang tên Trường tiểu học An Bình được thành lập với 3 phòng học tranh, tre, nứa, lá với trên 100 em học sinh. Đến năm 1992, Trường THCS An Bình được tách ra từ trường Tiểu học An Bình. Trường THCS An Bình chính thức được thành lập tại Trạm Y tế cũ của xã An Bình. Mặc dù cơ sỏ vật chất 12 còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy và trò luôn nỗ lực vươn lên để đạt thành tích cao. Là một giáo viên chủ nhiệm tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương, em luôn nỗ lực trong việc giúp các em trở ngại tâm lý, tuy vậy vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 2. Thực trạng hoạt động tư vấn học đường Tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương, nhà trường đã có những quan tâm nhất định đối với hoạt động tư vấn học đường. Các thầy cô giáo sử dụng những kiến thức tâm lý học và các kỹ năng tham vấn nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe mạnh thông qua các buổi ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. - Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục toàn diện cho học sinh, các thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, phát triển và ngăn ngừa các nguy cơ trong trường học. - Tư vấn học đường giúp cha mẹ hiểu và có những giải pháp phù hợp với vấn đề tâm lý của con minh. Nội dung tư vấn tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình bao gồm: - Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tình bạn; 13 - Giải quyết những băn khoăn, vướng mắc xung quanh vấn đề ứng xử với mọi người xung quanh; - Động viên và tư vấn tâm lý cho học sinh bị nghiện game, bị bạo hành gia đinh, học sinh có nguy cơ bỏ học, khó khăn về học tập. Trong quá trình thực hiện, trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương đã thu được những kết quả nhất định: Thứ nhất: Nhà trường đã lập hòm thu góp ý tuy nhiên chỉ mới dừng ở mức độ giải đáp các thắc mắc chứ chưa có sự tư vấn tâm lý từ giáo viên và phụ huynh.. Thứ hai: Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài khóa ngoài giờ lên lớp nhằm giúp các em có các kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục kĩ năng sống,… Thứ ba: Ngoài việc tư vấn trực tiếp khi học sinh có nhu cầu, tổ tư vấn còn tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo chuyên đề giáo dục sinh sản. Thành viên trong tổ tư vấn giao tiếp thân thiện, cởi mở tạo thiện cảm với các em học sinh. Thứ tư: Tổ tư vấn còn phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lồng ghép các nội dung giáo dục với các hoạt động ngoại khóa tạo ra sân chơi hữu ích cho các em. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tư vấn học đường vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Các trường hợp vi phạm kỷ luật, có suy nghĩ lệch chuẩn hoặc có vướng mắc về tâm lý vẫn chưa được động viên kịp thời. Phần 3: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn học đường tại trường THCS An Bình huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương Thông qua khóa học này, tôi đã có được những định hướng bước đầu nhằm nâng cao hoạt động tư vấn học đường tại đơn vị công tác. Dưới đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này Thứ nhất: Đa dạng hóa các kênh tư vấn như điện thoại, làm việc trực tiếp tại văn phòng, trao đổi gặp gỡ phụ huynh tại gia đình, qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách đội. Thứ hai: Thành lập ban tư vấn học đường bao gồm ban giám hiệu, đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng các giáo viên bộ môn. Ban tư vấn học đường 14 chia thành các nhóm như tư vấn hướng nghiệp, tư vấn sức khỏe sinh sản, tư vấn về tâm sinh lý. Thứ ba: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh, các em học sinh. Cần có các hình thức tuyên truyền phổ biến về công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà tư vấn học đường để học sinh, phu huynh, giáo viên hiểu đúng đắn hơn với những học sinh tìm đến nhà tham vấn. Thứ tư: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Hiện nay nhà trường đã có phòng tư vấn với các trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo không gian riêng cho học sinh khi có nhu cầu tư vấn. Người giáo viên tư vấn cần thân thiện, cởi mở, khéo léo và giữ bí mật thông tin mà học sinh cần tư vấn. Thứ năm: Nhà trường cần tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện và tăng cường rèn luyện các kỹ năng tư vấn. KẾT LUẬN Qua những phân tích nêu trên, ta thấy rằng các kiến thức, kỹ năng mà khóa học bồi dướng nói chung, về công tác tư vấn học sinh THCS nói riêng là có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục tại trường THCS. Mỗi nhà giáo phải luôn tận tụy với nghề, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện toàn diện các kỹ năng chung và kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của đất nước. Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn, ban giám hiệu trường THCS An Bình đã tạo điều kiện mở lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II để bản thân tôi và nhiều giáo viên THCS An Bình đã được tham dự. Xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường ĐH Huế và các giảng viện dành hết tâm huyết để truyền giảng lại nội dung kiến thức và trao đổi những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi được học hỏi, mở mang thêm kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị. Xin trân trọng cảm ơn! An Bình ngày 08 tháng3 năm 2021 15 Người viết thu hoạch Nguyễn Văn A 4. Tài Liệu Tham Khảo 1. Tài liệu học tập huấn công tác tư vấn học đường 2. Bộ giáo dục đào tạo :31/2017/TT-BGDĐT; Thông Tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. 3. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 chuyên đề 4 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan