Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai thu hoach 5...

Tài liệu Bai thu hoach 5

.DOCX
18
450
104

Mô tả:

TỈNH ỦY …… TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÀI VIẾT THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI Họ và tên học viên: Đơn vị công tác: Lớp: ……, tháng 3 năm 2019 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (Học viên viết) PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phong cách của người cán bộ Phong cách của cán bộ là một chỉnh thể bắt đầu tư suy nghĩa (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiến (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử) và cuối cùng là phong cách trong sinh hoạt đời thường. Phong cách của người cán bộ quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Chúng ta thường nói đến các phẩm chất đạo đức như trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Đó là những phẩm chất đạo đức chung của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nhưng nó lại được thể hiện một cách cụ thể qua phong cách khác nhau của từng người. 2. Người cán bộ tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh. 2.1. Rèn luyện phong cách tư duy: Tư duy phải xuất phát từ thực tế Việt Nam, địa phương, ngành mình, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể.Phải mở rộng tư duy, nghiên cứu mọi tư tưởng, học thuyết. Sinh thời, Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu nhiều tư tưởng, học thuyết để có sự so sánh, đối chiếu, sàng lọc, tìm ra cái đúng, cái hay, phù hợp với dân tộc và thời đại. Cách tư duy đó đem lại nội dung khoa học và cách mạng trong quá trình hình thành tư tưởng. Hiện nay, cán bộ, đảng viên phải chú trọng hướng tầm nhìn ra thế giới, không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, làm giàu trí tuệ của mình bằng những kiến thức phong phú và sâu rộng. Một đường lối, chính sách đúng chỉ có thể có được khi xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tôn trọng quy luật khách quan, đáp ứng được khát vọng của lòng dân và phù hợp với xu thế của thời đại. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo đồng nghĩa với một bản lĩnh vững vàng, một tinh thần dũng cảm dám nghĩ đến những "nghịch lý táo bạo" trên cơ sở nhân cách và tài năng, tự quyết định một cách động lập thái độ, hành động, quan điểm của mình không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi chính kiến với tinh thần dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, Tổ quốc và Đảng. 2.2. Rèn luyện phong cách làm việc * Tác phong quần chúng: Phong cách quần chúng Hồ Chí Minh xuất phát từ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách quần chúng của Hồ chí Minh là phải theo đúng đường lối nhân dân với các nội dung cụ thể sau: Thứ nhất: Cán bộ, đảng viên phải gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Thứ hai: Mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng. Thứ ba: Phải đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên trên hết. Điều này thể hiện ở chỗ việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng hết sức làm, việc gì hại cho dân dù nhỏ mấy cũng phải tránh. Thứ tư: Liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải chịu khó đi về cơ sở để nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý. Xuống cơ sở phải nắm tình hình, đưa ra được các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cho các ngành. Phải lắng nghe ý kiến của đảng viên của nhân dân. Thứ năm: Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Thứ sáu: Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Đó là một trong những cách tốt nhất để làm cho dân tin. Thứ bảy: Sẵn sàng học hỏi nhân dân. Người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu.Mỗi người phải hiểu rằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Thứ tám: Chống bệnh quan liêu. Tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách quần chúng Hồ Chí Minh, ở một góc tiếp cận khác chính là phải "từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng". Thứ chín: Cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hi sinh vì lợi ích tập thể, lợi ích của nhân dân. * Tác phong tập thể - dân chủ: Phong cách dân chủ có nội dung dân chủ trong Đảng và dân chủ với nhân dân. Về thực hành dân chủ trong Đảng, mỗi cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu cần thực hiện những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất: Phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ đảng viên phải nhận thức đúng đắn rằng một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể nhìn khắp được sự vật, biết hết mọi việc. Thứ hai: Mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Người lãnh đạo phải khuyên cán bộ, đảng viên mạnh bạo, cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, phê bình. Thứ ba: Nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. * Tác phong khoa học: Làm việc cần phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm người, nắm việc, nắm tình hình cụ thể.Phải nắm thông tin và xử lý thông tin một cách khoa học.Nếu sử dụng bộ máy những người giúp việc thì phải khách quan, tỉnh táo.Trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc và hiểu thấu vấn đề đi đến kết luận và quyết định vấn đề cho đúng. Làm việc phải có mục đích rõ ràng; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp theo phương châm "kế hoạch một, biện pháp mowif, quyết tâm hai mươi". Nêu ra mục đích, đặt kế hoạch không phải cho kêu, cho oai mà để thực hiện, Một kế hoạch nhỏ thực hiện tốt còn hơn kế hoạch lớn mà không thực hiện được. Theo lời dạy và tấm gương Hồ Chí Minh, tác phong khoa học đòi hỏi lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và có điển hình. 2.3. Rèn luyện phong cách diễn đạt: Diễn đạt thể hiện ở nói và viết. Hiện nay, cán bộ, đảng viên cần phải học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh về cách diễn đạt trên những khía cạnh chủ yếu cau: Phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích của việc nói và viết, từ đó tìm ra cách nói, cách viết phù hợp với đối tượng, rõ chủ đề và đạt mục đích để ra.Viết và nói phải chân thực.Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết.Viết và nói đúng sự thật tức là nói cả những sai lầm khuyết điểm. Công khai thừa nhận và sửa chữa sai lầm khuyết điểm càng làm cho uy tín của người lãnh đạo tăng lên và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Viết và nói phải ngắn gọn.Diễn đạt ngắn gọn không có nghĩa là cụt, mà phải có đầu, có đuôi, có nội dung, thiết thực, thấm thía, chắc chắn.Ngắn gọn nhưng phải cô đọng, hàm súc mỗi câu, mỗi chữ có mục đích, có ý nghĩa. Diễn đạt phải trong sáng, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm. Tuyên truyền quần chúng là phải học cách nói của quần chúng theo tinh thần câu tục ngữ: "học ăn, học nói, học gói, học mở". 2.4. Rèn luyện phong cách ứng xử: Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh rất độc đáo, chứa đựng cả giá trị của dân tộc, Đông phương và Tây phương, được nhiều nhà khoa học đánh giá, ca ngợi đó là kiểu ứng xử văn hóa, có lý, có tình, hài hòa, nhuần nhị. Hiện nay, tu dưỡng theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải chú ý ứng xử với các đối tượng khác nhau, trước hết và quan trọng nhất là với các tầng lớp nhân dân. Học Hồ Chí Minh trong cách ứng xử với nhân dân là phải có thái độ ân cần, niềm nở, vừa thân ái vừa nhiệt tình, thể hiện tấm lòng độ lượng, khoan dung nâng cao người lên, chứng không phải hạ thấp, vùi dập con người. Trong ứng xử cần phải khiêm nhường, tế nhị. 2.5. Rèn luyện phong cách sinh hoạt Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh thể hiện triết lý nhân sinh lấy khiêm tốn giản dị làm nền, lấy chừng mực điều độ làm chuẩn, lấy trong sạch thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn luyện phong cách trong sinh hoạt từ cái ăn, cái mặc đến sử dụng trang thiết bị vận dụng cho sinh hoạt hàng ngày trong đi lại, ở phòng làm việc. Trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt cho mình một kỷ luật chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp, gọn gàng, chú ý rèn luyện sức khỏe, sắp xếp thời gian tiến hành mọi việc thật hợp lý và có hiệu quả nhất. CHƯƠNG II LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ VÀ PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ. 1. Đặc điểm chung về huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai * Vị trí địa lý Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 220 07'04'' đến 220 28'46'' vĩ độ bắc và 1030 43'28'' đến 104004'15'' kinh độ đông, huyện có phạm vi ranh giới như sau: Phía Bắc giáp huyện Bát xát; phía Nam giúp chuyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu. Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ nằm cách thị xã Lào Cai 35km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc. * Địa hình và khí hậu Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35-400, có nơ có độ dốc lớn trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình nghiên và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển. * Dân số lao động - Dân số toàn huyện 59.176 người (số liệu năm 2016). Mật độ dân số bình quân: 87 người/km2, trong đó: - Dân tộc: có 06 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 82,09% dân số toàn huyện. Dân tộc Kinh chiếm 17,91% dân tộc Mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Tày 4,74%, Giáy 1,36%, Phù Lá 1,06%, còn lại là các dân tộc khác 0,23%... các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn các xã của huyện. 2. Thực trạng 2.1. Thành tựu Để làm tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, tỉnh ủy Lào Cai ban hành Quy định số 08-QĐ/TU, ngày 22-12-2011 về một số nội dung tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau hơn một năm thực hiện, đã thu được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nếu người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, địa phương, đơn vị tự giác, gương mẫu, đi đầu học tập và làm theo Bác thì nhất thiết cấp dưới và người dân sẽ làm theo. Khi đó, việc học tập và nhất là làm theo Bác sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực. Đây là khâu đột phá trong thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong mỗi nội dung lớn nêu trên, bản Quy định nêu lên những tiêu chí cụ thể, chẳng hạn nội dung thực hành dân chủ là công khai, thảo luận dân chủ, đúng quan điểm, quy định, hướng dẫn trước khi quyết định các vấn đề: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ; Dự toán, quyết toán tài chính hàng năm, các khoản thu, chi ngoài ngân sách nhà nước cấp; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án của cơ quan, đơn vị, địa phương; Phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư có liên quan; Công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật,... Tại Lễ kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Lào Cai đã phát động thực hiện quy định 08-QĐ/TU, đồng thời ký giao ước thi đua thực hiện quy định giữa các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, văn phòng Tỉnh ủy và 14 đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Sau lễ phát động và ký giao ước thi đua của tỉnh, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đều tiến hành phát động và ký giao ước thi đua với các chi, đảng bộ trực thuộc. Chi đảng bộ cơ sở triển khai ký giao ước thi đua với cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng quy định đăng ký thực hiện Quy định 08-QĐ/TU. Cán bộ, đảng viên thuộc diện đăng ký phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác của bản thân, đối chiếu với những nội dung ghi trong Quy định 08-QĐ/TU để viết bản đăng ký cho sát với vị trí công việc của mình, gửi chi bộ hoặc đảng bộ cơ sở. Kết quả đã có trên 10.000 cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp đã đăng ký thực hiện. Chi, đảng bộ cơ sở công khai nội dung cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp đăng ký với chi bộ, cơ quan, đơn vị để mọi người biết, giúp đỡ, giám sát thực hiện. Sau hơn một năm ban hành và thực hiện Quy định 08-QĐ/TU trong toàn Đảng bộ tỉnh, tinh thần, thái độ học và làm theo Bác của đông đảo cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp từ tỉnh đến cơ sở có chuyển biến tích cực. Quá trình thực hiện Quy định 08-QĐ/TU đã xuất hiện những cách làm hay, hiệu quả như: Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh phát động phong trào thi đua "Làm theo Bác" với những tiêu chí cụ thể: "Đảng viên 5 tốt", "Chi bộ 4 tốt". Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thẳng nêu gương người tốt, việc tốt qua hệ thống phát thanh nội bộ hằng ngày của bệnh viện. Đoàn Kinh tế quốc phòng 345 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh vừa hướng dẫn người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vừa làm mô hình thực nghiệm đưa dân đến học tập và làm theo. 2.2. Hạn chế Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai nhưng chủ yếu ở mức độ học tập, nội dung làm theo còn chưa thể hiện rõ, điển hình làm theo tấm gương đạo đức của Bác tuy được quan tâm, xây dựng song chưa có sự đột phá và sự sáng tạo, chưa có cá nhân điển hình... 2.3. Nguyên nhân - Về khách quan: Do sự thay đổi phương thức triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cho nên thời gian đầu ở đơn vị có lúng túng, bỡ ngỡ nhất định. Tình hình kinh tế - xã hội gặp khó khăn đặt ra nhiều công việc cấp thiết trước mắt cần phải giải quyết đã ảnh hưởng đến sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền, đoàn thể trong triển khai thực hiện Chỉ thị. Những vụ tiêu cực, tham nhũng xảy ra đã làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào chủ trương tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Về chủ quan: nhiều cán bộ, đảng viên chưa nhận thức được thật sâu sắc, thật đầy đủ những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Dẫn đến việc triển khai thực hiện Chỉ thị chưa tạo được sự hồ hởi, phấn khởi, lôi cuốn đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực, tự giác tham gia.Chưa thực sự quan tâm xây dựng, phát hiện và cổ vũ những tập thể, cá nhân làm tốt để nhân rộng. CHƯƠNG II GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Tổ chức học tập về phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Việc học tập để nâng cao nhận thức cho đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, là trách nhiệm của mọi tổ chức đảng và đưa vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của mỗi tổ chức đảng, mỗi tổ chức đoàn thể và cơ quan, đơn vị. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh là cơ sở để cho bản thân mỗi cán bộ đảng viên có được nhận thức đúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể, tinh thần đó phải luôn thể hiện đối với cấp dưới, với quần chúng nhân dân; luôn có ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng, phải thật sự là công bộ của dân, có quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; đồng thời, có ý thức nghiêm túc khắc phục những khuyết điểm trong phong cách làm việc và phong cách sống, làm ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng như đối với người khác. Trong công việc, người cán bộ, đảng viên phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến bộ. 2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng vào việc giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên theo phong cách Hồ Chí Minh. Thấm nhuần tư tưởng và phong cách của Người, để rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, cần phải phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức, các lực lượng. * Đối với các tổ chức Đảng: - Thứ nhất, các tổ chức Đảng phải khơi dậy ở họ lòng nhiệt tình, sự hăng say, nhiệt huyết cũng như tình cảm cách mạng, tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ để cán bộ phấn đấu hết mình vì lợi ích của nhân dân, sự phát triển của đất nước, tránh những cám dỗ vật chất, mặt trái của nền kinh tế thị trường. - Thứ hai, cần đổi mới cơ chế, chính sách cán bộ cho phù hợp để tạo ra tính tích cực chủ động hơn, nhạy bén hơn, sáng tạo hơn trong học tập của cán bộ, đảng viên. Do vậy, cần xây dựng "Quy chế dân chủ" để cho cán bộ, đảng viên dám nói thật, phản ánh đúng thực tế đang diễn ra. - Thứ ba, không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân trí, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để cho nhân dân tham gia công tác xây dựng Đảng. - Thứ tư,coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác đinh rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. - Thứ năm, tăng cường hơn nữa tính nghiêm minh của kỷ luật đảng và pháp luật của Nhà nước trong các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giáo dục, răn đê đối với mọi cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh, phòng ngừa những hành vi vi phạm về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. * Đối với các tổ chức quần chúng Muốn phát huy được vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia vào hoạt động giám sát hoạt động giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên thì tổ chức đảng cần xây dựng được mối quan hệ thường xuyên gắn bó giữa các tổ chức quần chúng. Các chủ trương, nghị quyết của các tổ chức đảng phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và lợi ích của quần chúng trong đơn vị.Tổ chức đảng phải quan tâm củng cố, kiện toàn các tổ chức quần chúng vững mạnh. Cán bộ, đảng viên phải tích cực tham gia vào sinh hoạt và hoạt động của các tổ chức quần chúng, lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp của họ. 3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tự học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh Người cán bộ, đảng viên phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp, một lòng một dạ vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, không ngừng tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn, nói đi đôi với làm, luôn tự tu dưỡng đạo đức, lối sống, không ngừng hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên, xứng đáng với vai trò lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp yêu cầu cán bộ có chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu. Quy định về trách nhiệm gương mẫu cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác của mình và báo cáo với chi bộ, cấp ủy nơi công tác để được góp ý, giúp đỡ, giám sát, tạo điều kiện thực hiện, coi đây là một trong những căn cứ để đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên đây, mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày đều tự xem xét lại mình, xem cái gì đúng, cái gì sai, nguyên nhân vì đâu và suy nghĩ, tìm cách sửa chữa để làm việc tốt hơn, sống đẹp hơn. Người cán bộ, đảng viên cần khiêm tốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, của quần chúng, của cấp dưới từ đó chuyển thành nhận thức và hành động tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán "óc lãnh tụ", phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất kỳ cương vị nào, phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo, đói. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nhằm mục đích làm cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dân không ngừng rèn luyện để hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng của thời đại mới. PHẦN KẾT LUẬN (Học viên bổ sung thêm phần liên hệ với nhiệm vụ tại cơ quan) Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao thế hệ cán bộ đảng viên ta đã trở thành những người tiền phong gương mẫu của Đảng, được quần chúng, nhân dân tin tưởng yêu mến, quý trọng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn tự rèn luyện, học tập, không ngừng hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách, thì nhất định điều tốt sẽ được nhân lên, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm sẽ được ngăn chặn và khắc phục. Đảng ta giữ vững được danh hiệu cao quý mà truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân đã hun đúc lên "Đảng ta quang minh chính đại", "Đảng là đạo đức, là văn minh", là "Hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc", để giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Hiện nay, khi mà toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", thì việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, có ý nghĩa rất to lớn, góp phần làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ có hiệu quả thiết thực hơn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vẫn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính "Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội" - NXB Lý luận Chính trị. 2. Báo cáo tổng kết học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đảng bộ tỉnh Lào Cai. MỤC LỤC Phần mở đầu.......................................................................................................... 1. Sự cần thiết của đề tài.......................................................................................... 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu............................................................................ Chương I: Cơ sở lý luận........................................................................................ 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phong cách của người cán bộ.......................... 2. Người cán bộ tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh..................... Chương II: Liên hệ thực tế việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ và phong cách của người cán bộ................... 1. Đặc điểm chung về huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai................................................... 2. Thực trạng........................................................................................................... Chương III: Giải pháp và kiến nghị 1. Tổ chức học tập về phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ..................... 2. Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng vào việc giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên theo phong cách Hồ Chí Minh................................... 3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tự học tập, rèn luyeenjt heo phong cách Hồ Chí Minh................................................ Kết luận..................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan