Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai thu hoach 1...

Tài liệu Bai thu hoach 1

.DOCX
12
225
69

Mô tả:

TỈNH ỦY …… TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÀI VIẾT THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ĐỀ TÀI KHÔI PHỤC, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Họ và tên học viên: Đơn vị công tác: Lớp: ….., tháng …. năm 2019 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (Học viên viết) PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾTKHÔI PHỤC, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚIPHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.500m - 1.800m. Diện tích tự nhiên của huyện Sa Pa là 678,6km 2. Dân số huyện Sa Pa hiện khoảng 38.200 người, bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống hòa thuận: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa,... trong đó, người dân tộc Mông chiếm 51,65%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lao Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Huyện Sa Pa được chia làm 3 khu vực: - Khu vực I: Thị trấn Sa Pa có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. - Khu vực II: Xã Nậm Cang. - Khu vực III: Là các xã còn lại có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong thời gian gần đây, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn huyện đã có sự biến động rất lớn, hiệu sách nhân dân huyện đã không còn hoạt động, ảnh hưởng đến phục vụ nhu cầu về xuất bản phẩm của nhân dân trên địa bàn huyện. Tình trạng này đã được nêu rõ trong Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản". Tuy Sa Pa là một điều du lịch hấp dẫn nhưng mạng lưới của các phát hành, các nhà sách hoạt động khá ít, hầu như không có. Vì vậy, không đáp ứng được nhu cầu văn hóa đọc của người dân địa phương cũng như khách đến tham quan du lịch. Văn hóa đọc vốn từ xưa vẫn là một nét đẹp về văn hóa của các quốc gia trên thế giới và được tôn vinh, việc phát triển văn hóa đọc tại Sa Pa sẽ góp phần mang nhiều hơn nữa tri thức đến cho đồng bào tại đây, đồng thời đáp ứng việc tìm hiểu kiến thức địa phương và nhu cầu đọc cho các khách du lịch. Không chỉ phát triển về văn hóa đọc, với việc khôi phục mạng lưới các cơ sở phát hành xuất bản phẩm là cung cấp các kiến thức hay về vùng miền với nhiều xuất bản phẩm phong phú, đa dạng.Các xuất bản phẩm cũng là một hình thức để hướng dẫn các khách du lịch và người dân địa phương tìm hiểu về các thủ tục hành chính và mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.Để làm tốt được điều đó, cần có sự vào cuộc và thực tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành. Mục tiêu là: Đưa Sa Pa trở thành vùng du lịch thân thiện, văn minh. Người dân tiếp cận các xuất bản phẩm sẽ hiểu được vai trò của kiến thức, vai trò của hoạt động giáo dục, không còn các em nhỏ bỏ học giữa chừng vì các em còn phải đến trường tiếp cận với các nguồn tri thức.Sa Pa trở thành vùng đất phát triển bền vững và một điểm du lịch đáng kể khám phá nhưng cũng đủ văn minh để giữa chân khách ở lại lâu dài. Đó là sự thú vị về thiên nhiên ban tặng cho Sa Pa, nhưng khách du lịch cũng không khỏi ngỡ ngành về con người Sa Pa, con người của thời đại, con người của hội nhập. Mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn huyện Sa Pa gần như không có. Dẫn đến sự chênh lệch về nhận thức giữa khách du lịch và người dân địa phương, ảnh hưởng đến mục tiêu đưa Sa Pa trở thành địa điểm du lịch văn minh là khó thực hiện. Để đáp ứng tốt nhu cầu về xuất bản phẩm của người dân địa phương và khách du lịch ở Sa Pa phục vụ cho mục tiêu đó, đòi hỏi ngành phát hành xuất bản phẩm phải xây dựng và củng cố, phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên toàn quốc nói chung và huyện Sa Pa nói riêng một cách hợp lý và hiệu quả. Vì vậy, có thể khẳng định, việc xây dựng mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn huyện Sa Pa là một vấn đề cấp thiết trong hoạt động xuất bản nói chung và lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm nói riêng. Việc xây dựng mạng lưới phát hành xuất bản phẩm chính là một trong những điều kiện hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa cơ chế, chính sách của địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu đọc và tìm hiểu tri thức khác của khách du lịch và người dân địa phương. Việc phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn huyện Sa Pa cũng là một trong những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy thế mạnh truyền thông của hoạt động xuất bản để tuyên truyền, giới thiệu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như giới thiệu những thành tựu đổi mới, phát triển của đất nước nói chung cũng như huyện Sa Pa nói riêng đến với mọi người dân trên địa bàn và các du khách đến tham quan. Đây cũng chính là phương tiện truyền thông hữu hiệu, trực diện đấu tranh, bác bỏ lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta; góp phần xây dựng vững chắc Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa khối đại đoàn kết toàn dân. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA MẠNG LƯỚI PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 1. Đặc điểm tình hình địa phương Hoạt động xuất bản (bao gồm lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm) của huyện Sa Pa có sự phát triển nhất định cả về tốc độ, quy mô, số lượng và chất lượng, thu được kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng lĩnh vực và từng địa bàn, góp phần khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động xuất bản trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm của người dân địa phương ngày càng đa dạng, phong phú, tham gia tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động xuất bản có bước phát triển đáng kể, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành in được đầu tư, chất lượng sản phẩm in được cải thiện. Nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực xuất bản tăng nên có nhiều cuốn sách chất lượng ra đời, là công cụ hữu hiệu trong quản lý các hoạt động địa phương của chính quyền. Năm 2017, tăng 15-20% số bản sách, 8-10% đầu sách, 10-15% về trang in so với năm 2016. Trên địa bàn huyện năm 2017 có 20 đầu sách với trên 6.000 bản là xuất bản tài liệu không kinh doanh. Góp phần vào việc tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội của huyện.Ngoài ra, có hàng triệu bản là các ấn phẩm, tờ rơi giới thiệu về du lịch địa phương.Hơn 2.00 đầu sách chủ yếu là sách giáo khoa và sách tham khảo bày bán tại các cửa hàng sách nhỏ lẻ trên địa bàn huyện.Các đầu sách về các lĩnh vực khác rất hiếm, hầu như không có, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu đọc cũng như nhu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thành tự và nguyên nhân. Trong năm 2017, công tác xuất bản được Đảng bộ huyện quan tâm đạt được nhiều kết quả với nhiều đổi mới.Hệ thống cửa hàng sách tư nhân trên địa bàn huyện (có 10 cơ sở) đáp ứng nhu cầu về sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh các bậc học trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của Đảng bộ huyện, năm 2017, huyện Sa Pa tái bản bổ sung và viết tiếm cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa giai đoạn 2000 - 2010, số lượng in: 500 bản. Đồng thời, hoàn thành xác nhận việc cấp pháp xuất bản tài liệu không kinh doanh cho 03 xã với tổng số đầu sách là 1.500 bản, kinh phí được cấp cho hoạt động này là 196.000.000 đồng. Huyện Sa Pa dự kiến đến năm 2019, tiếp tục hoàn thiện xuất bản hai cuốn tài liệu Lịch sử Đảng bộ 02 xã với số 1.000 bản và kinh phí đầu tư là 324.000.000 đồng. Các xuất bản phẩm này được phát hành đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, các xã có xuất bản Lịch sử Đảng bộ xã, các tủ sách thôn, bản nhằm giới thiệu, tuyên truyền các truyền thống tốt đẹp của địa phương. Thông qua đó, giúp cán bộ và nhân dân trên địa bàn hiểu về lịch sử địa phương, thêm yêu quê hương đất nước, nối tiếp các truyền thống tốt đẹp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Các xã có hoạt động xuất bản Lịch sử Đảng bộ xã gồm: Nậm Cang, Nậm Sài, Tả Van, Thanh Ki, Bản Khoang. Bên cạnh hoạt động xuất bản tài liệu Lịch sử Đảng bộ, công tác tuyên truyền thông qua hoạt động phát hành các ấn phẩm tại các hội nghị, các lớp tập huấn được huyện quan tâm.Năm 2017, trên địa bàn huyện tổ chức 01 lớp tập huấn. Tại lớp học, các học viên được Ban tổ chức phát các tài liệu đến về các nội dung liên quan: Tuyên vận thôn, tổ dân phố; tuyên truyền viên cơ sở,...Số bản ấn phẩm là 400 bản với kinh phí 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó, là các ấn phẩm giới thiệu về du lịch của địa phương của Ban Quản lý Di tích huyện, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Hàm Rồng, nhằm cung cấp các nội dung về du lịch địa phương, giới thiệu các địa điểm du khách đến thăm và khám phá. Năm 2017, trên địa bàn huyện đã có 5.2 triệu bản ấn phẩm được phát miễn phí đến các khách du lịch đến tham quan. Đạt được các kết quả ở trên, đó là do sự quan tâm của chính quyền địa phương đã có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các xã tham gia hoạt động xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương. Đồng thời là sự cùng vào cuộc của các cơ quan, đơn vị liên quan.Tất cả những hoạt động đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời tuyên truyền, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Giúp cho nhân dân thêm niềm tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, đời sống của nhân dân được cải thiện trên tất cả các mặt, trên cơ sở đó hướng đến sự phát triển bền vững của địa phương. 2.2. Hạn chế và nguyên nhân Do nguồn kinh phí còn khác khiêm tốn nên lượng xuất bản phẩm được xuất bản còn ít, chưa đáp ứng hết được đến hết người dân trên địa bàn. Chất lượng in của các ấn phẩm phát cho khách du lịch còn nhòe, hình ảnh chưa rõ nét, chất liệu giấy không đảm bảo, dễ bị rách, nhàu. Chưa có nhiều các đầu sách về các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và tri thức của nhân loại.Vì vậy, chưa thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, tri thức qua xuất bản phẩm đến với nhân dân trên địa bàn. Huyện chưa có cơ chế đồng bộ cho việc phát triển mạng lưới của các cơ sở phát hành tư nhân, chưa khuyến khích và thu hút người dân tham gia đầu tư vào hoạt động này. Các cửa hàng sách, cơ sở phát hành chủ yếu tập trung ở trung tâm huyện.Tại các xã không có cửa hàng xuất bản phẩm. Lượng xuất bản phẩm được trưng bày và phục vụ nhân dân tại các nhà văn hóa còn nghèo nèn, có nơi không có xuất bản phẩm để trưng bày, vì vậy chưa đáp ứng tốt nhu cầu về xuất bản phẩm của bà con dân tộc trên địa bàn. Huyện chưa dành nguồn kinh phí thỏa đáng để trang bị các điều kiện phục vụ việc phát hành lưu động các xuất bản phẩm thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng lũ. Huyện chưa có chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động phát hành, chưa có nhiều cơ sở phát hành, các cơ sở phát hành hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ chính trị và kinh doanh của các đơn vị, thậm chí một số đơn vị có nguy cơ thua lỗ, phá sản, giải thể. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm ở địa phương chưa thực sự được coi trọng và quan tâm đúng mức. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Các giải pháp Nhằm cụ thể hóa chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm và phù hợp với quy định của Luật Xuất bản, góp phần khẳng định vai trò của hoạt động phát hành xuất bản phẩm trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của địa phương; nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, khoa học và tiến bộ. Huyện Sa Pa cần đặt ra các mục tiêu cụ thể: 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có cửa hàng sách, văn phòng phẩm; 100% các thôn, bản có nhà văn hóa trưng bày ít nhất 30 đầu sách và mở cửa thường xuyên; 100% khách du lịch được phát các ấn phẩm giới thiệu về Sa Pa. Để đạt được các mục tiêu đó, huyện Sa Pa đề ra các giải pháp sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kiện toàn và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chuyên môn về lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm ở địa phương. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách. Huy động các nguồn lực xã hội và cân đối đủ nguồn lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện và UBND các xã. 2. Các kiến nghị với cơ quan cấp trên UBND tỉnh Lào Cai quan tâm và dành nguồn kinh phí nhiều hơn cho hoạt động phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn huyện Sa Pa; - Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai tham mưu UBND tỉnh sớm có cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích hoạt động phát hành xuất bản phẩm phát triển. PHẦN KẾT LUẬN (Học viên hoàn thiện) MỤC LỤC Lời mở đầu................................................................................................2 Chương I. Tổng quan và sự cần thiết khôi phục, duy trì và phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai......................................................................................................................4 Chương II. Thực trạng của mạng lưới phát hành xuất bản trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai...........................................................................6 1. Đặc điểm tình hình địa phương.............................................................6 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu........................................................6 2.1. Thành tựu và nguyên nhân.................................................................6 2.2. Hạn chế và nguyên nhân....................................................................7 Chương III. Giải pháp và kiến nghị.........................................................9 1. Các giải pháp.........................................................................................9 2. Các kiến nghị với cơ quan cấp trên.......................................................9 Kết luận...................................................................................................10 DANH MỤC CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN - Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012; - Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản; Thông tư số 23/2014/TT-BTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản; - Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam; - Kế hoạch số 550/KH-BTTTT ngày 28/02/2018 của Bộ Thông tin và Tuyên truyền về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 trên toàn quốc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan