Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Địa ly Bài thi thử khoa học xã hội sử địa công dân có đáp án...

Tài liệu Bài thi thử khoa học xã hội sử địa công dân có đáp án

.PDF
18
972
143

Mô tả:

Bài thi thử khoa học xã hội sử địa công dân có đáp án
http://www.facebook.com/Ntruongthai BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 17 trang) Mã đề thi 01 Họ, tên thí sinh: ....................................................................... Số báo danh: ............................................................................ A. MÔN LỊCH SỬ (gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan): Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng. C. Hình thành khối đồng minh chống phát xít. D. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản. Câu 2. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. C. duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ và đồng minh. D. hỗ trợ kinh tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật cho các nước thành viên. Câu 3. Một trong những đóng góp quan trọng của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 là đề ra A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (1947) B. Tuyên ngôn cấm thử vũ khí hạt nhân (1955) C. Tuyên ngôn về thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc (1963) D. Chế độ bảo đảm an ninh của các quốc gia và vì hòa bình, tiến bộ, dân chủ của tất cả các nước. Câu 4. Tháng 6- 1947 diễn ra sự kiện gì ở Mĩ có liên quan đến các nước Tây Âu? A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO. B. Mĩ thành lập khối CENTO. C. Mĩ thành lập khối SEATO. D. Mĩ đề ra “kế hoạch Mác- san”. Câu 5. Từ thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hành tiêu dùng nội địa. D. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. Câu 6. Nội dung học thuyết Truman nhằm thực thi nhiệm vụ nào ở hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì? A. Củng cố các chính quyền phản động và phát triển công nghiệp quốc phòng ở hai nước này. B. Củng cố chính quyền phản động và phát triển kinh tế ở hai nước này. C. Đẩy lùi các phong trào yêu nước và phát triển kinh tế của hai nước này. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 1/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai D. Củng cố các chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở hai nước này. Câu 7. Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ A. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX. B. nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX. C. nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX. D. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 8. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do nguyên nhân nào sau đây? A. Bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt. B. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII- XIX. C. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao. D. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh". Câu 9. Trong những năm 1919 – 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mang Tháng Mười Nga. B. Nguyễn Ái Quôc đến với chủ nghĩa Mac Lê – nin. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đế Hội nghị Vec – xai. D. Nguyễn Ái Quốc Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 10. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã kết hợp đúng đắn vấn đề A. dân tộc và thời đại. B. độc lập và tự do. C. dân tộc và giai cấp. D. tự do và bình đẳng. Câu 11. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động. D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Câu 12. Quá trình phân hóa của Hội VN cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của tổ chức xã hội nào trong năm 1929? A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam Cộng Sản đảng. B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam Cộng Sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 13. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian. (1) Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. (2) Nhật nhảy vào Đông Dương. (3) Thành lập mặt trận Việt Minh. A. (1); (2); (3). B. (2); (1); (3). C. (3); (2); (1). D. (1); (3); (2). Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 2/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai Câu 14. Lý do nào quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh. C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh. D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 15. “Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta , nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tin của dân tộc”. Đó là nội dung của văn kiện nào? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946). B. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng. C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh. D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951). Câu 16. Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của cuộc chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B.Chiến dịch Biên Giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 17. Trong kháng chiến chống Mĩ 1954 – 1975, chiến thắng nào đã mở ra bước ngoặt, cứu nước của nhân dân ta? A. Phong trào Đồng Khởi 1960. B. Chiên thắng Ấp Bắc 1963. C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Câu 18. Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là của A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tổng bộ Việt Minh. D. Cứu quốc quân. Câu 19. Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất? A. Lập hủ gạo tiết kiệm. B.Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói. C.Tăng cường sản xuất. D. Chia lại ruộng đất cho nông dân theo quy tắc công bằng và dân chủ. Câu 20. Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả của những chủ trương và biện pháp để giải quyết A. nạn đói sau Cách mạng tháng Tám. B. nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám. C. vấn đề tài chính sau Cách mạng tháng Tám. D. nạn đói và nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám. Câu 21. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội Đảng lần thứ II là gì? Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 3/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai A. Đánh đổ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ. B. Đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. C. Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới. D. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức. Câu 22. “Thắng lợi này đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành được thắng lợi” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam? A. Việt Bắc thu-đông năm 1947. B. Biên giới thu-đông năm 1950. C. Trung Lào năm 1953. D. Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 23. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc Đổi mới, thành tựu nào là quan trọng nhất? A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế. B. Phát triển kinh tế đối ngoại. C. Kiềm chế được lạm phát. D. Từng bước đưa đất nước thoát khỉ khủng hoảng kinh tế - xã hội. Câu 24. Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là A. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP). B. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển. C. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển. D. áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất. Câu 25. Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới? A. Mĩ thông qua “kế hoạch Mác- san”. B. “Kế hoạch Mác- san” và sự ra đời của khối quân sự NATO. C. Sự ra đời của khối quân sự NATO và Tổ chức hiệp ước Vác- sa-va. D. Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va. Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Giai cấp nông dân. B.Giai cấp công nhân. C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 27. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 – 1924? A. Tham dự đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 28. Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam? A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936). Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 4/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938). C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939). D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941). Câu 29. Trong kháng chiến chống Pháp (1951-1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất? A.Thành lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951). B. Ban hành chính sách về thuế nông nghiệp (1951). C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951). D. Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952). Câu 30. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau Cách mạng tháng Tám? A. Bọn Việt quốc, Việt cách. B. Đế quốc Anh C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước. D. Bon Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 31. Đại hội lần thứ III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì? A. “Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”. C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến ở miền Nam”. D. “Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”. Câu 32. Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954 chủ yếu là A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị, hòa bình. C. dùng bạo lực cách mạng. D. khởi nghĩa giành lại chính quyền. Câu 33. Trong các nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946-1954) nguyên nhân nào quyết định nhất? A. Có một đường lối chính trị, sự đúng đắn của Đảng. B. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng. C. Có hậu phương vững chắc. D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 34. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX nhiều nước Mĩ La Tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước ngoài? A. Thực dân Anh. B. Đế quốc Mĩ. C. Thực dân Pháp. D. Đế quốc Nhật. Câu 35. Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới ? A.Sự hợp tác Xô-Mĩ. B. Sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu. C.Sự chạy đua vũ trang của Mĩ ,Liên Xô. D. Sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật. Câu 36. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-3-1945). B. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 5/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai C. Hội nghị toàn quốc của đảng (từ 13 đến 15-8-1945). D. Đại hội quốc dân Tân Trào. Câu 37. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15-8-1945 đã quyết định vấn đề gì? A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Câu 38. Bài học kinh nghiệm lớn nhất, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là A. không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân. B. sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. C. nắm vững được ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng. Câu 39. Phong trào cách mạng 1936 – 1939 là phong trào mang tính chất A. dân chủ. B. dân tộc. C. dân chủ công khai. D. chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 40. Tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nhất thời kỳ từ 8/1945 đến 12/1946 đó là A. hòa với Trung hoa dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam. B. nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc, yêu cầu Pháp chấp hành Hiệp định Giơ nevơ. C. không chấp nhận tối hậu thư của Pháp, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. D. hòa với Trung hoa dân quốc, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/3 và Tạm ước 14/9, nhượng bộ Pháp nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 6/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai B. MÔN ĐỊA LÍ (gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan): Câu 1. Trên đất liền, các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây, cực Đông của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh A. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. B. Hà Giang, Điện Biên, Cà Mau, Khánh Hòa. C. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. D. Hà Giang, Khánh Hòa, Điện Biên, Cà Mau. Câu 2. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam. C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D. có nhiều khối núi cao đồ sộ. Câu 3. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long do A. mưa lớn, triều cường. B. mưa trên diện rộng. C. sông lớn, mặt đất thấp. D. có đê sông, đê biển bao bọc. Câu 4. Đánh giá nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số đông ở nước ta? A. Có nguồn lao động dồi dào. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống. D. Trở ngại lớn cho phát triển kinh tế. Câu 5. Vùng nào sau đây có số lượng trâu nhiều nhất ở nước ta? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 6. Tài nguyên thiên nhiên quan trọng hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. thuỷ hải sản. B. dầu khí. C. tài nguyên đất. D. tài nguyên rừng. Câu 7. Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào? A. Khai thác than, dầu mỏ và khí đốt. B. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện. C. Thủy điện, nhiệt điện và điện nguyên tử. D. Khai thác nguyên, nhiên liệu than, dầu. Câu 8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là vấn đề tiêu biểu trong phát triển kinh tế của vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9. Tỉnh nào của Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước? A. Kon Tum. B. Đắc Nông. C. Đắc Lắc. D. Lâm Đồng. Câu 10. Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên nhờ vào: A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. mở rộng và đa dạng hóa thị trường. C. sản xuất nhiều hàng công nghiệp nhẹ. D. tạo ra nhiều nông sản có giá trị. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn? A. Hải Phòng, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 7/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai B. Hải Phòng, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. C. Hải Phòng, Nha Trang, Hải Dương, Đà Nẵng. D. Hải Phòng, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta? A. Nguyên, nhiên, vật liệu. B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng. C. Hàng tiêu dùng. D. Thủy sản. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có nhiều tỉnh GDP bình quân tính theo đầu người dưới 6 triệu đồng là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây có lưu lượng nước lớn nhất (theo số liệu đo ở các trạm Mỹ Thuận, trạm Cần Thơ, trạm Hà Nội và trạm Cung Sơn)? A. Sông Đa Rằng. B. Sông Mã. C. Sông Mê Kông (Cửu Long). D. Sông Hồng. Câu 15. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô là do A. nằm ở vùng nội chí tuyến. B. ảnh hưởng của biển Đông. C. ảnh hưởng của gió mùa và địa hình. D. ảnh hưởng hướng của các dãy núi. Câu 16. Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp A. làm ruộng bậc thang. B. bảo vệ rừng và đất rừng. C. ngăn chặn nạn du canh, du cư. D. áp dụng biện pháp nông- lâm kết hợp. Câu 17. Ở nước ta, sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn phù hợp với A. quá trình đô thị hóa. B. năng suất lao động cao. C. lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. D. phát triển nhiều ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Câu 18. Sản xuất lương thực ở nước ta phát triển không phải là do A. đất trồng thích hợp. B. khí hậu đa dạng. C. nguồn nước dồi dào. D. địa hình đa dạng Câu 19. Nước ta có những thuận lợi về tự nhiên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là A. nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch. B. nhiều ngư trường trọng điểm. C. nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. D. nhiều hải đảo có rạn san hô. Câu 20. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển A. mang lại hiệu quả kinh tế cao. B. đa dạng về ngành. C. gắn liền với kinh tế vùng ven biển. D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác. Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay? Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 8/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai A. Đàn trâu lớn nhất cả nước. B. Bò được nuôi nhiều hơn trâu. C. Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. D. Bò sữa được nuôi tập trung ở Mộc Châu. Câu 22. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 2000 2005 2009 Cây công nghiệp hàng năm 542 778,1 861,5 753,6 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 1451,3 1633,6 1936 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2011, NXB thống kê 2012) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm. B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng đều. D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng bằng nhau. Câu 23. Cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển Bắc Trung Bộ có sự thay đổi là do A. sự phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ. B. sự hình thành nhiều cảng biển. C. sự phát triển ngành du lịch biển. D. việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển mạnh. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào? A. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả. B. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả. C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên. D. Hạ Long, Cẩm Phả, Việt Trì. Câu 25. Nguyên nhân làm cho thiên nhiên vùng đồi núi phân hóa Đông - Tây rất phức tạp chủ yếu do tác động của A. gió mùa và độ cao địa hình. B. độ cao địa hình và vị trí địa lí. C. vị trí địa lí và hướng các dãy núi. D. hướng các dãy núi và gió mùa. Câu 26. Đặc điểm khí hậu nào sau đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa. B. Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt nhỏ. C. Phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. D. Mùa đông trời nhiều mây, mùa hạ nắng nóng. Câu 27. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta cao là do A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. các ngành phi nông nghiệp kém phát triển. C. có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. D. xuất khẩu lao động. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 9/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai Câu 28. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất nước ta do A. trình độ thâm canh cao, kỹ thuật tiến bộ B. đất phù sa, dân có nhiều kinh nghiệm. C. diện tích đồng bằng rộng, khí hậu có mùa đông lạnh. D. diện tích đồng bằng rộng, nhiều sông lớn. Câu 29. Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành là A. công dụng của sản phẩm. B. đặc điểm sản xuất. C. nguồn nguyên liệu. D. phân bố sản xuất. Câu 30. Ngành vận tải đường ống nước ta phát triển gắn với sự phát triển của ngành A. giao thông đường biển. B. khai thác dầu khí. C. khai thác than. D. giao thông đường sông. Câu 31. Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, vấn đề cần lưu ý hàng đầu là A. bảo vệ môi trường. B. phát triển cơ sở hạ tầng. C. mở rộng thị trường. D. phát triển công nghiệp năng lượng. Câu 32. Ngành kinh tế biển có tiềm năng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là A. giao thông vận tải biển. B. du lịch biển. C. khai thác khoáng sản. D. đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Câu 33. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2007-2009 (Đơn vị: ha) Năm 2007 2008 2009 Tổng số 2 242 2 156 2 150 Diện tích nước mặn, lợ 1 022 863 935 Diện tích nước ngọt 1 220 1 293 1 214 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2011, NXB Thống kê 2012) Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích nước mặn, lợ và diện tích nước ngọt giảm không đều. B. Diện tích nước mặn, lợ tăng và diện tích nước ngọt giảm. C. Diện tích nước mặn, lợ giảm và diện tích nước ngọt tăng. D. Diện tích nước mặn, lợ và diện tích nước ngọt tăng không đều. Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta? A. Khẳng định chủ quyền biển đảo. B. Góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. C. Phòng tránh được thiên tai. D. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Câu 35. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. B. phát triển trồng rừng, cây công nghiệp hàng năm. C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. D. trồng cây công nghiệp lâu năm cho giá trị cao. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 10/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai Câu 36. Cho biểu đồ Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất nhập khẩu ở nước ta từ năm 2003 đến năm 2008? A. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. B. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. C. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. D. Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm. Câu 37. Nhận định nào sau đây không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng? A. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội. B. Chịu ảnh hưởng của thiên tai. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Câu 38. Để góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới nước ta cần A. phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. B. đẩy mạng phát triển nông sản xuất khẩu. C. thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa. D. thay đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Câu 39. Cho biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2005 Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Mã đề 01-Trang 11/17 Đại học Cần Thơ http://www.facebook.com/Ntruongthai Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005? A. Diện tích rừng trồng tăng không liên tục qua các năm. B. Diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục qua các năm. C. Tổng diện tích rừng giảm liên tục qua các năm. D. Tổng diện tích rừng tăng liên tục qua các năm. Câu 40. Cho bảng số liệu sau: SỐ LƯỢNG TRÂU BÒ, NĂM 2005 (Đơn vị: nghìn con) Cả nước Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Trâu 2922,2 1679,5 71,9 Bò 5540,7 899,8 616,9 (Nguồn: Số liệu Sách giáo khoa Địa lí 12, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 2015) Để thể hiện số lượng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên so với cả nước, năm 2005. Thì dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột và đường. D. Biểu đồ cột. ------------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 12/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai C. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan): Câu 1. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là A. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng. B. các quy luật của xã hội được thể hiện bằng lăng kính của Nhà nước. C. từ ngữ phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa. D. các điều luật, bộ luật, ngành luật phải được ban hành đúng theo quy định của pháp luật. Câu 2. Tính giai cấp của Nhà nước thể hiện ở những phương diện nào? A. kinh tế, chính trị, xã hội. B. kinh tế, văn hóa, xã hội. C. kinh tế, chính trị, văn hóa. D. kinh tế, chính trị, tư tưởng. Câu 3. Người nào sau đây được phép lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm³? A. Người dưới 16 tuổi. B. Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. C. Người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Câu 4. Do có mâu thuẫn từ trước, nhân lúc anh Y không để ý, anh M đã dùng gậy đánh vào lưng anh Y (giám định thương tật 10%). Trong trường hợp này anh M bị xử phạt như thế nào? A. Bị cảnh cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y. B. Xử phạt hành chính anh M và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y. C. Cảnh cáo và phạt tiền anh M. D. Không xử phạt anh M vì tỉ lệ thương tật chưa đạt từ 11% trở lên. Câu 5. “Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”.Theo quy định của pháp luật, đây là người A. không có năng lực hành vi dân sự. B. hạn chế năng lực hành vi dân sự. C. mất năng lực hành vi dân sự. D. chưa đủ năng lực hành vi dân sự. Câu 6. Ông A là một công chức. Nếu ông A vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý sẽ là những hình thức nào? A. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức. B. khiển trách, cảnh cáo, phạt đền, buộc xin lỗi. C. khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. D. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, phạt vi phạm. Câu 7. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở A. công dân bình đẳng về quyền. B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 8. Cho các nhận định sau: (1). Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. (2). Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. (3). Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. (4). Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền thiêng liêng của công dân. Số nhận định không đúng là Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 13/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 9. Chủ tịch C lợi dụng cán bộ A để chiếm đoạt tài sản công ở cơ quan. Khi xử lí C, cơ quan điều tra dựa vào A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. bình đẳng về quyền dân chủ. C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. bình đẳng về trách nhiệm xã hội. Câu 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là A. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật. B. mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình. C. mọi công dân đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội. D. những người có cùng mức thu nhập (trên 60 triệu đồng/năm) phải đóng thuế thu nhập như nhau. Câu 11. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình A. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ. B. không phân biệt đối xử giữa các anh chị em. C. yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. D. sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau. Câu 12. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện như thế nào? A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần. C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc. D. Khi lao động nữ chưa đủ 18 tuổi thì ưu tiên về công việc và điều kiện làm việc. Câu 13. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh miễn là họ phải A. đạt độ tuổi nhất định. B. có sự hiểu biết về lĩnh vực mình kinh doanh. C. yêu thích và đam mê kinh doanh. D. đủ các điều kiện kinh doanh do pháp luật quy định. Câu 14. Cơ quan nào sau đây giải quyết ly hôn cho vợ chồng? A. Ủy ban Nhân dân xã nơi cư trú. B. Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú. C. Cơ quan công an huyện nơi cư trú. D. Hội đồng Nhân dân tỉnh nơi cư trú. Câu 15. Lao động nữ đơn chấm dứt hợp đồng lao động khi A. bị suy nhược cơ thể do làm việc trong thời gian dài. B. áp lực từ gia đình và các công việc hằng ngày. C. sốt, ốm có giấy xác nhận của bệnh viện. D. đang mang thai có giấy xác nhận sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Câu 16. B là học sinh lớp 12, B mong muốn sau khi mình tốt nghiệp THPT sẽ ở nhà kinh doanh và không cần học lên chuyên nghiệp. Hành động kinh doanh của B sau khi tốt nghiệp THPT là A. được phép. Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 14/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai B. không được phép C. không được phép vì chưa được đào tạo về kinh doanh. D. bình đẳng trong kinh doanh. Câu 17. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là A. công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào. B. người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. C. người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó. D. chỉ theo một tôn giáo. Câu 18. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là A. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng. B. các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ. C. các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển. D. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Câu 19. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng. C. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng. D. thực hiện tội phạm. Câu 20. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 21. Xúc phạm người khác nơi đông người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. D. Bất khả xâm phạn về chỗ ở của công dân. Câu 22. Công dân có quyền tự do phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đây là nội dung của quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể. B. đảm bảo về tính mạng, sức khỏe. C. đảm bảo về nhân phẩm và danh dự. D. tự do ngôn luận. Câu 23. Học sinh A mất một số tiền lớn ở trong lớp học. A đã hỏi cácbạn trong lớp nhưng không ai nhận lấy số tiền đó. A báo bảo vệ và các bác bảo vệ lên lớp khám hết tất cả các ba lô trong lớp để xem ai đã lấy cắp tiền của A. Hành động của các bác bảo vệ đã vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể. B. bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. Câu 24. Nghi ngờ nhà của ông A có chứa hàng lậu. Đội quản lý thị trường đã tự tiện vào nhà ông A lục soát. Nếu là ông A thì anh (chị) sẽ xử sự như thế nào cho đúng pháp luật? Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 15/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai A. Ngăn cản kịch liệt đội quản lý thị trường vào nhà. B. Dùng biện pháp vũ lực ngăn họ vào nhà. C. Khóa cửa lại và bỏ đi chỗ khác. D. Không cho họ vào nhà, nếu họ muốn vào nhà khám xét thì phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 25. "Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự." là một nội dung thuộc A. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận. B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận. C. nội dung về quyền tự do ngôn luận. D. khái niệm về quyền tự do ngôn luận. Câu 26. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Trực tiếp. Câu 27. Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì họ có quyền A. khiếu nại. B. tố cáo. C. kiến nghị. D. yêu cầu. Câu 28. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là A. 21/5/1993. B. 21/4/1995. C. 21/5/1994. D. 21/5/1996. Câu 29. Công dân thực hiện quyền tố cáo khi gặp trường hợp A. ông A xây nhà trái phép làm hỏng nhà ông B hàng xóm. B. anh T nhân viên Điện lực đã tự ý ngưng cung cấp điện làm thiệt hại cho cơ sở sản xuất của anh H. C. Chủ tịch UBND xã X ra quyết định ly hôn cho anh T và chị L. D. Chủ tịch UBND xã Y ra quyết định thu hồi đất thổ cư của gia đình liệt sĩ. Câu 30. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền gắn liền thực hiện A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp. C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 31. Trong quá trình khiếu nại lần 2 của công dân thì công dân có thể sử dụng hình thức nào sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật? A. Đăng báo về vụ việc khiếu nại. B. Gây sự và đe dọa người giải quyết khiếu nại. C. Tố cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình. D. Khởi kiện ra tòa án dân sự. Câu 32. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia. C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả. Câu 33. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển. Câu 34. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân? Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 16/17 http://www.facebook.com/Ntruongthai A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Câu 35. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện A. công bằng xã hội trong giáo dục. B. bất bình đẳng trong giáo dục. C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục. Câu 36. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. bảo đảm công bằng trong giáo dục. C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Câu 37. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung của pháp luật. Điều này thể hiện quyền A. học tập. B. sáng tạo. C. phát triển. D. dân chủ. Câu 38. Ngày 20/2/1990 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về A. Quyền con người. B. Quyền trẻ em. C. Quyền thừa kế. D. Quyền dân sự. Câu 39. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là quyền A. phát triển văn hóa. B. tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. C. bảo vệ môi trường. D. quốc phòng, an ninh. Câu 40. Sau bữa trưa ở bờ biển Đồ Sơn, bạn A đã gom rác rồi vứt xuống biển cho nhanh. Hành vi của bạn A là vi phạm hoạt động về A. bảo vệ môi trường biển. B. bảo vệ môi trường khu dân cư gần biển. C. bảo vệ các nguồn nước. D. phục hồi môi trường. ––––––HẾT–––––– Biên soạn và sưu tầm: Nguyễn Trường Thái, sinh viên ngành Luật, Đại học Cần Thơ Mã đề 01-Trang 17/17 ĐÁP ÁN THAM KHẢO A. MÔN LỊCH SỬ (gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan) 1. C 11. D 21. C 31. A 2. C 12. A 22. D 32. B 3. C 13. B 23. D 33. A 4. D 14. C 24. C 34. B 5. B 15. A 25. C 35. D 6. D 16. A 26. C 36. B 7. A 17. A 27. A 37. D 8. C 18. C 28. D 38. C 9. B 19. C 29. B 39. B 10. C 20. D 30. B 40. D 7. B 17. A 27. B 37. D 8. A 18. D 28. A 38. A 9. D 19. A 29. C 39. D 10. B 20. C 30. B 40. D 9. A 19. D 29. D 39. B 10. D 20. B 30. B 40. A B. MÔN ĐỊA LÍ (gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan) 1. C 11. D 21. B 31. A 2. B 12. A 22. A 32. D 3. A 13. B 23. D 33. A 4. C 14. C 24. B 34. C 5. A 15. C 25. D 35. C 6. B 16. D 26. D 36. D C. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan) 1. C 11. B 21. C 31. D 2. D 12. A 22. D 32. C 3. B 13. D 23. A 33. A 4. B 14. C 24. A 34. D 5. B 15. D 25. B 35. A 6. A 16. D 26. C 36. D 7. D 17. C 27. B 37. C 8. A 18. C 28. A 38. B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan